1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    nhìn kiểu ghế ngồi thì e nghĩ là Hạ viện Anh
    __Duc__No______ thích bài này.
  2. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Có thể là ngu hơn nghị sỹ Anh Mỹ nhưng chắc chắn ko ngu hơn thằng này.
    __Duc__No_________Duc__No______ thích bài này.
  3. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.673
    Đã được thích:
    1.106
    Chắc là do 1 tay họa sĩ Ăng Lê vẽ? Tụi Tây lông là chiên za lôi bộ máy nhà nước ra làm trò giễu.
    __Duc__No_______, __Duc__No______halosun thích bài này.
  4. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Better than Whitney :x

    __Duc__No_________Duc__No______ thích bài này.
  5. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    lịch sử Việt nam từ cuối thế kỷ 15 cho đến đầu Tk 19 hơn 300 năm là cuộc nội chiến khủng khiếp của 4 nhà Mạc Lê Trịnh và Nguyễn. Điều thú vị là 4 nhà này đều có mối quan hệ huyết thống và liên hệ chặt chẽ với nhau trong một mối quan hệ vừa cộng sinh vừa tranh đấu, cuối cùng cả 4 dòng máu kết hợp lại cùng nhau tạo thành 1 câu chuyện thú vị về huyết thống các triều đại.
    câu chuyện chính thức bắt đầu.
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Lê và Nguyễn sự kết hợp lần thứ nhất:

    theo gia phả dòng họ Nguyễn thì tổ tiên họ NGuyễn phải tính từ Nguyễn Bặc thời Đinh có đánh nhau với Lê Hoàn nhưng vì xa quá nên xin nêu từ NGuyễn Công Duẩn người mở màn cho dòng Nguyễn Gia Miêu ở Thanh Hóa. Cũng là tổ tiên của các chúa NGuyễn và vua Nguyễn sau này
    Nguyễn Công Duẩn theo Lê Lợi khởi nghĩa từ lúc còn hội thề Lũng Nhai. Theo gia phả họ NGuyễn Lúc Bình Định Vương Khởi Nghĩa, ông cùng anh là Nguyễn Dã theo giúp và lập được nhiều chiến công. Năm Bính thân (1416) sau ngày hội Lam Sơn, ông đả cung cấp cho nghĩa quân 3500 thạch thóc. Năm Mậu tuất (1418) khi nghĩa quân thất thế lui giữ Linh Sơn (Núi Chí Linh) lương thực thiếu thốn, ông đã cung cấp 5,300 thạch thóc để nuôi quân và còn đem binh giải vây, đuổi giặc sang tận đất Lào được phong là Trợ Thuận Hầu, Bắc Vệ Quân Đội Truởng.

    Năm Bính ngọ (1425) khi Bình Định Vương tiến đánh Nghệ An, ông đã cung cấp 5.500 thạc thóc và 500 bao muối. TRong các trận Ninh Kiều, Tốt Động (1426) và Xương Giang, Chi Lăng (1427) ngài đã hoàn thành tốt đẹp công việc vận chuyển lương thực và vũ khí.

    Khi giữ cửa Lê Hoa (một cửa ải ở tỉnh Lào Kai) chống nhau với giặc, tướng Minh là Mộc Thạnh sợ ông như cọp nên gọi ngài là Hổ Đầu Tướng Quân.

    Năm Mậu Thân (1428) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công, vua Lê Thái Tổ tuyên dương như sau " Nhà ngươi không lười điều binh, tiến lương, vào ra nguy hiểm không quản sống chết. Nhớ công ngươi bẻ gãy ngọn giáo, làm quằn lưỡi gươm quân thù, thừa thắng đánh giặc, một mình rong ruổi đông tây, ngăn sông phá núi để lo nạn nước. Công lao ngươi mọi người đều biết, thật là cảm kích!".

    Ông được thăng làm Phụng Trực Đại Phu Đô Đốc thiêm sự, Đô Kiểm Sự, lãnh việc quân dân ở huyện Tống Sơn và được vua ban cho gần 500 mẫu ruộng, được xếp vào hàng Khai Quốc Công thần bình Ngô và được ban quốc tính Lê.
    Nguyễn Công Duẩn có 1 con trai là NGuyễn Đức Trung tập ấm chức của cha thời Lê Nhân Tông được phong là Điện tiền chỉ huy sứ thống lĩnh cấm vệ quân.
  7. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Nguyễn Đức Trung nhờ thống lĩnh cấm vệ quân nên có vai trò cực kỳ quan trọng. sau sự biến Lê Nghi Dân giết chết Lê Nhân Tông. Ông cùng các đại thần là Khai phủ nghi đồng tam ty nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nhập nội kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự Á thượng hầu Lê Lăng, tư mã tham dự triều chính Đình thượng hầu Lê Niệm, Tổng tri ngự tiền hậu quân Á hầu Lê Nhân Thuận, Tổng tri ngự tiền trung quân Quan nội hầu Lê Nhân Khoái, tổng tri ngự tiền thiện trạo doanh quân Quan phục hầu Trịnh Văn Sái, Thiêm tri Bắc đạo quân dân bạ tịch Trịnh Đạc, thiết đột tả quân đại đội trưởng Nguyễn Yên. Nhập nội đại hành khiển Lê Vĩnh Trường, Điện tiền ty chỉ huy Lê Yên, Lê Giải phát động binh biến, chém bầy tôi thân cận của Nghi Dân là Phạm Đồn, Phan Ban ở nghị sự đường, nắm lấy cấm binh, đóng chặt cửa thành, sai Lê Ninh Thuận bắt vây cánh và phế Thiên Hưng làm Lệ Đức hầu (厲德侯), rước con út của Thái Tông Văn hoàng đế là Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi, tức là hoàng đế Lê Thánh Tông.
    vì nhớ ơn tôn phò này mà Lê Thánh Tông lập con gái ông là Nguyễn Thị Hằng làm Trường lạc Hoàng hậu, bà này sinh ra vua Lê Hiến Tông sau lên làm vua, bà này còn là bà nội của 2 vua Lê là Uy Mục và Tương Dực. Sự kết hợp huyết thống của 2 họ Lê Nguyễn lần thứ nhất đã thành
    __Duc__No_________Duc__No______ thích bài này.
  8. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.673
    Đã được thích:
    1.106
    Hay quá cụ!
    __Duc__No_________Duc__No______ thích bài này.
  9. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Lê Uy Mục vì ghét bà nội là Trường lạc Hoàng hậu lúc trước không lập ông vì nói là con 1 phụ nữ thấp hèn nên lẽn vào cung giết luôn thái hậu Nguyễn Thị hằng và giết gần hết tôn thất nhà Lê. chỉ Tương Dực chạy thoát làm binh biến phế Uy Mục và giết luôn lên ngôi báu. Lúc này 1 nhân vật thứ hai xuất hiện là Mạc Đăng Dung.
    Đăng Dung xuất thân là cháu 7 đời của Đĩnh chi. Vì tổ 4 đời là mạc Thúy đưa đường quân Minh làm đến Đại Thần nhà Minh nên khi Lê Lợi lên ngôi truy sát kẻ hợp tác với nhà Minh tổ tiên ông là Mạc Tung chay sang Trung Quốc sau đó chạy về Hải Phòng lập nghiệp. Mac Tung sinh Mạc Bình Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương nay là Kiến Thụy hải Phòng sinh Mạc Hịch. Hịch sinh ra Đăng Dung vốn làm nghề đánh cá
    Mạc Đĩnh Chi theo sử toàn thư quê ở xứ làng Bàng Hà và Ba Điểm. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 đã theo hàng quân Nguyên. Nhà Trần sau chiến thắng đã trị tội cả làng, bắt dân làm lính hầu cho các vương hầu nhà Trần, không cho làm quan, nhưng sau này năm 1304, Mạc Đĩnh Chi vẫn được ứng thi và làm quan.
    như vậy làng của Mạc Đĩnh Chi từng hàng quân NGuyên không biết gia đình cụ Chi có hàng không nhưng đến cháu là Mạc Thúy hàng quân Minh đến chắt 7 đời là Mạc Đăng Dung cũng đầu hàng nộp đất cho nhà Minh, có lẽ vì ảnh hưởng truyền thống gia đình
    __Duc__No_______ thích bài này.
  10. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Đăng dung nhờ có sức khỏe mà thi đỗ võ cử nhân Mạc Đăng Dung đã trúng Đô lực sĩ xuất thân (còn được gọi là Võ trạng nguyên), được sung vào đội quân Túc Vệ cầm dù theo vua. Trong hàng ngũ võ quan nhà Lê, theo sử gia Lê Quý Đôn, Mạc Đăng Dung tỏ ra là người thật thà ngay thẳng. Năm 1508, Mạc Đăng Dung được phong làm Đô chỉ huy sứ vệ Thần Vũ.
    Trong quá trình biến loạn giữa các triều vua Lê Uy Mục rồi đến Tương Dực. rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi ra như Trần cao Trần Chân... Mạc Đăng Dung là võ tướng đánh dẹp, lúc này ông có quan hệ mật thiết với Nguyễn Hoằng Dụ. là trụ cột của dòng Nguyễn Gia Miêu. Dụ là con của NGuyễn Văn Lang cháu gọi Nguyễn Đức Trung là ông nội và là cháu ruột gọi Nguyễn Công Duẩn là ông cố.
    Mạc Đăng Dung đã 2 lần cứu cho Nguyễn Hoằng Dụ thoát chết:
    Đại Việt thông Sử của Lê Quý Đôn chép rằng năm 1516 sau khi dẹp xong loạn Trần Cảo, Trịnh Tuy và Nguyễn Hoằng Dụ mâu thuẫn, thanh toán nhau ngay tại Thăng Long. Nguyễn Hoằng Dụ đánh Trịnh Tuy không thành bèn xuống thuyền lánh vào Thanh Hóa. Bấy giờ thông gia của Mạc Đăng Dung là Trần Chân, phe cánh của Trịnh Tuy gửi thư khuyên Mạc Đăng Dung đang trấn thủ Sơn Nam nên chặn giữ lại. Nhưng Mạc Đăng Dung không giữ để cho Nguyễn Hoằng Dụ đi thoát.

    Đầu năm 1517 vua Lê Chiêu Tông nghe lời Trần Chân sai Nguyễn Công Độ đem quân bộ, Mạc Đăng Dung đem quân thủy đuổi Hoằng Dụ chạy vào huyện Thuần Hựu. Hoằng Dụ hội quân chống nhau với triều đình, ông gửi một bức thư và bài thơ cho Mạc Đăng Dung khuyên Đăng Dung đừng bức bách mình. Mạc Đăng Dung nhận được thư và thơ đó liền đóng quân không tiến đánh. Hoằng Dụ được toàn quân chạy về.
    tháng 4 năm 1527 Đăng Dung phế truất Lê Cung Hoàng tự mình lên ngôi vua. Ông là nhân vật thú vị nhất trong lịch sử Việt Nam khi giành ngôi báu thay đổi vương triều dòng họ nhờ cây Định Nam Đao thay vì xài thanh đoản kiếm cha mẹ ban cho giấu ở lưng quần như tất cả các triều đại trước đó và sau đó
    __Duc__No_______ thích bài này.

Chia sẻ trang này