1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Nếu chỉ dựa vào giấy tờ thì hình như bây giờ cg ko cấm :D. Còn thời phong kiến thì bác dựa vào văn bản giấy tờ hay thực tế vậy?
    __Duc___No_ thích bài này.
  2. anhtrai81

    anhtrai81 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    566
    Bác ko nghe ông giám đốc công an HCM đầu bạc bạc từng phát biểu à. Công an ko được trinh sát và điều tra đảng viên, trừ khi có lệnh
    __Duc___No_ thích bài này.
  3. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    “ĐẠO VĂN” BỘ TRƯỞNG - PHÙNG XUÂN NHẠ

    Giáo dục là khởi nguồn của mọi điều, là gốc rễ sự hưng thịnh của một quốc gia, là nền móng của mọi sự phát triển. Một học giả phương tây đã từng nói:

    “Ở bất kỳ một quốc gia hay trong một xã hội nào bất kể hạng người nào cũng có thể trở nên xấu xa. Tuy nhiên có ba loại người không thể trở nên xấu xa đó là giáo viên, bác sĩ và thẩm phán.

    Giáo viên trở nên xấu xa sẽ khiến cả một thế hệ học trò lầm lỡ, bác sĩ trở nên xấu xa sẽ coi mạng người như cỏ rác, thẩm phán trở nên xấu xa sẽ làm mất đi sự công bằng của pháp luật. Nếu ba kiểu người này trở nên xấu xa, xã hội sẽ bị đảo lộn. Đạo đức, luân thường về cơ bản là chẳng còn”.

    *************

    Nói một cách công bằng, ngành giáo dục đã có rất nhiều sai sót trước khi có bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Nhưng, chưa bao giờ lại thê thảm dưới thời của Nhạ, Vì sao?

    Một vị tư lệnh đứng đầu 1 ngành vô cùng quan trọng như giáo dục luôn cần năng lực, tâm lực lẫn uy lực. Điều mà hoàn toàn không thể tìm thấy ở ông Nhạ. Không có bất kỳ một quyết sách nào ghi dấu ấn cá nhân. Điều tiên quyết khẳng định tầm vóc một chính khách, một thầy giáo mẫu mực đầu ngành.

    Không phải đổ lỗi tất cả cho ông. Nhưng sự bệ rạc của ngành giáo dục hôm nay, có hình bóng rất lớn của ông. Và nữa, đối với một tư lệnh mà tác phong ăn nói còn không chuẩn (đạo văn) làm sao cấp dưới nể sợ.

    Thượng bất chính, hạ tất loạn. Trên làm sao thì dưới hao hao làm vậy. Đến nước điều giáo viên đi tiếp khách; đến nước ăn cắp cả hộp bài thi gốc, tức là giáo dục đã trở thành địa hạt lục lâm thảo khấu, vô pháp vô thiên. Nó dự báo rằng, một khi ông còn ngồi ghế bộ trưởng, sự tồi bại sẽ còn gia tăng.

    Những nỗ lực của ông Nhạ, cũng chỉ hăm hăm bảo vệ cho chính bản thân ông. Nói như một cái máy vô hồn, rỗng tuếch. Miễn sao cố xua hậu quả đi càng xa trách nhiệm của mình càng tốt.

    Là một bộ trưởng, có nghĩa ông Nhạ đang là thầy của tất cả. Và ông đang truyền dạy tấm gương ích kỷ, tư lợi, thủ đoạn và bất chấp cho bao nhiêu con người, từ cô thầy đến học trò.

    Khi cứ cố mặc một chiếc áo quá rộng, người ta đâu còn thấy gì nữa và vấp ngã. Cái vấp ngã của giáo dục sẽ là domino vì đó là môi trường truyền thụ nhân cách. Cái hỏng của một con người dẫn dắt có thể dẫn đến sự mục ruỗng của cả một ngành, thậm chí là cả một thế hệ. Không chỉ tổn thương giáo dục, nguồn năng lượng tiêu cực mà bộ trưởng gieo vào xã hội là vô cùng lớn.

    Nếu cảm thấy đủ nên dừng lại. Biết dừng đúng lúc để gìn giữ cho mình và người xung quanh đó mới là con người. Đó mới là tâm thế của người làm giáo dục, và là của một thằng đàn ông có nhân cách.

    Tui hoàn toàn không ác cảm với bộ trưởng. Nhưng thưa ông! Tui thật sự lo lắng cho những đứa trẻ phải ở trong cái môi trường giáo dục dưới bàn tay của ông. Càng kéo dài, tương lai càng hỗn loạn, tăm tối. Nhân cách con người càng xuống cấp trầm trọng, luân lý xã hội bị đảo lộn, ông-thằng bị đánh tráo, giới trẻ VN hiện tại sống mất phương hướng đề cao giá trị quyền lực và đồng tiền, thờ ơ với xã hội ... Tất cả đều có dấu ấn không nhỏ của giáo dục mà ra, nơi xuất phát điểm - nơi đào tạo nhân cách cơ bản con người.

    Với tui, từ chức cũng là yêu nước, Thưa ngài bộ trưởng.
    __Duc___No______ thích bài này.
  4. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Anh thích giấy tờ thì có giấy tờ
    Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 7/7/2007 thể hiện lãnh đạo của đảng Cộng sản đối với các cơ quan quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng.
    Chị thị 15 có quy định: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt… thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”
    Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng Chỉ thị 15 – đây là sự thừa nhận của Thiếu tướng Phan Anh Minh.
    Thời phong kiên hai bộ luật Hồng Đức và Gia Long chưa từng có điều khoản nào bao kê cho kẻ cầm quyên phạm pháp như vậy nhé
    __Duc___No_LackOfMoney thích bài này.
  5. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Ok bác. Hôm trc xem qua hiến pháp thấy có nói chung chung Đ phải dưới PL nhưng chắc là cái này đúng rồi. Nhưng còn vế sau?
    __Duc___No_ thích bài này.
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    LUẬT HÌNH THƯ
    Triều Lý (1009-1225) là nhà nước quân chủ đầu tiên của nước ta ban hành bộ luật thành văn với tên gọi Hình Thư (năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông). Bộ luật này hiện nay không còn, tuy nhiên, những chiếu chỉ còn lưu lại vẫn thể hiện một số nội dung cốt lõi.

    Ngoài các tội về “thập ác”, tội tham nhũng cũng được luật pháp đặc biệt quan tâm. Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban chiếu: “Những người thu quá số thuế quy định sẽ bị ghép vào tội ăn trộm. Người dân tố cáo việc đó được miễn dịch 3 năm. Người ở kinh thành mà cáo giác nhận thưởng bằng hiện vật thu được”
    Luật còn quy định “ai ở kho lụa nhận riêng một thước lụa bị phạt 100 trượng, nhận từ một tấm trở lên bị phạt trượng theo tấm kèm 10 năm khổ sai”.

    Ngoài hình phạt chính, các quan ăn hối lộ từ một đến 9 quan tiền bị phạt 50 quan, từ 10 đến 19 quan thì bị phạt từ 60 đến 100 quan. Của hối lộ một phần trả lại chủ, một phần sung vào kho.
    LUẬT HỒNG ĐỨC
    Lê Thánh Tông được đánh giá là vị vua anh minh. Một trong những việc làm của ông được lịch sử đánh giá cao là cho xây dựng bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật) gồm 722 điều. Đây là bộ luật thành văn hoàn chỉnh còn được lưu lại đến nay. Trong 722 điều, có trên 40 điều liên quan chống tham nhũng.

    Điều 138 của luật Hồng Đức quy định: “Quan lại tham ô từ một đến 9 quan tiền, bị cách chức; từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày; từ 20 quan trở lên, bị chém. Ăn lễ từ một đến 9 quan phải phạt 50 quan; từ 10 đến 19 quan phạt từ 60 đến 100 quan; từ 20 quan trở lên phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”.

    Vua Lê Thánh Tông chủ trương chống tham nhũng, chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất sống. Nạn tham nhũng tàn phá đất nước bị đẩy lùi.

    Song song với chống quan lại ăn của hối lộ, đút lót, vua ban sắc dụ những ai mượn cớ để vòi vĩnh, được biếu xén, đi lại, chè chén, cầu kết bạn với người đảm trách pháp luật đều phải bắt giam, xét tội. Khi đã tham ô, việc định tội không phân biệt hay căn cứ giàu nghèo, chức trọng hay hèn kém.

    Luật còn có một số quy định như quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản; không đưa quan lại về quê hương bản quán trị nhậm; không được tậu đất, vườn ruộng, nhà tại nơi cai quản; không được lấy người cùng quê làm giúp việc; người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một nơi.
    LUẬT GIA LONG
    Cũng như thời Lê, dưới thời nhà Nguyễn, tội tham nhũng cũng bị trừng trị rất nghiêm khắc. Trong 400 điều của luật Gia Long (ban hành năm 1815), 79 điều quy định về các tội liên quan đến tham nhũng.

    Điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất 70 trượng, cao nhất là treo cổ. Điều 111 quy định: “Quan lại dùng chức vụ vô cớ bắt trói người và tra khảo họ nơi tư gia (không kể có thương tích hay không thương tích) thì tăng hơn người thường hai bậc tội. Nếu nạn nhân chết, người ấy bị xử treo cổ”.

    Trong số các vua triều Nguyễn, Minh Mạng nổi tiếng nghiêm khắc với những quan lại tham nhũng. Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1823, viên lại Phủ Nội vụ tên Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng, bị phát hiện. Theo luật, tội này sẽ bị chém đầu, nhưng xét thấy trước đây có ít nhiều công trạng nên Bộ Hình giảm xuống thành bắt đi đày viễn xứ.

    Minh Mạng không chấp nhận đề nghị giảm án. Vua ra lệnh phải đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu, cho mọi người trông thấy mà sửa mình.

    Cuối năm 1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, người này đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở kho. Nhưng để răn đe nghiêm hơn, vua Minh Mạng ra chỉ dụ “chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận”.

    Cũng theo Đại Nam thực lục, năm 1822, Quảng Đức và Quảng Trị bị thiên tai nên gạo đắt, triều đình cho phát 25.000 hộc để bán cho dân. Người lính quản lý kho thóc ở kinh là Đặng Văn Khuê phụ trách phát thóc, nhưng mỗi hộc thóc lại thiếu một ít. Vụ việc bị phát giác, vua Minh Mạng giao bộ Hình tra xét. Án xong tâu lên, vua Minh Mạng liền ra lệnh chém.

    Cũng dưới thời Minh Mạng, năm 1821, Phó tổng trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý (cha vợ Minh Mạng) cũng bị xử tử vì tham nhũng tới 30.000 quan tiền.

    Ngoài những bản án rất nặng, thời nhà Nguyễn, các quan tham nhũng của dân đều bị tịch thu tài sản, đem xử chém trước dân chúng nhằm thị uy.
    Như vậy luật xưa chưa bao giờ có chút ưu đãi nào cho quan lại cầm quyền như luật nhà sản
    __Duc___No_LackOfMoney thích bài này.
  7. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.247
    Đã được thích:
    2.696
    Làm căng như vậy được là nhờ tầm tam phẩm đã ăn lộc hàng trăm hộ. Chứ giờ lương lãnh đạo to cao nhất nhì 16tr phụ cấp tổng chắc 26tr thì còn thua thằng kỹ sư hạng bét làm cho tư bản thì làm sao mà chính đáng được?
    __Duc___No_ thích bài này.
  8. anhtrai81

    anhtrai81 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    566
    Không đồng ý với bác. Ngày xưa làm căng được là vì có trùm cuối là Vua. Coi như thiên hạ là của Vua đó. Nếu tham nhũng đục khoét, phá hoại thì trùm cuối chả được lợi gì. Vua làm căng thì dân nó đỡ loạn. Tuy nhiên không phải lúc nào Vương quyền cũng đủ quyền lực để kiểm soát tính hình. Thời điểm Vuơng quyền mạnh thì luật pháp sé nghiêm. Nhưng nếu Vuơng quyền yếu kém hơn quyền lực của quan lại thì lại ngược lại, tham nhũng sẽ tràn lan.
    Vịt ngan ta thì đang ở trong tình trạng ko có trùm cuối, quan quyền đang bá đạo, chính vì vậy nên có những sắc lệnh như chỉ thị 15 tạo điều kiện cho quan lại tha hồ đục khoét, tham nhũng. Tình hình này chỉ chấm dứt khi quyền lực tập trung về một mối, quan lại lúc đó chỉ là thằng làm thuê, không đủ tuổi mà lộng hành.
    __Duc___No_ thích bài này.
  9. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Dù gì thì cơ chế lương thế thì bố thằng nào nó chịu làm (chưa nói chuyện tinh giản hệ thống). Hi vọng vụ số hoá cp đẩy nhanh.
    __Duc___No_ thích bài này.
  10. Sieu_nhan_Cong_Phuong

    Sieu_nhan_Cong_Phuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2018
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    273
    Vậy tức là thời nay luật nghiêm hơn.
    __Duc___No_ thích bài này.

Chia sẻ trang này