1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.586
    Ông Ất dạo này xét lại quá nhể, coi chừng được mời lên phường uống trà.
    __Duc___No__________Duc___No_______ thích bài này.
  2. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    569
    Ổng nói vậy không phải không có cơ sở:

    1. Nguyễn Trãi dường như rất hiểu nhà Minh, nhớ có vụ Nguyễn Trãi chọc cho Trương Phụ hay ai đó phải thổ huyết mà chết. Rồi chiến thắng ở Nam Quan Ải cũng do hiểu rõ tính khí Liễu Thăng. 1 quân đội mà khi bị đánh gần tan chỉ còn chưa tới 100 mạng mà chỉ trong thời gian ngắn đã giành lại độc lập thì vai trò của Nguyễn Trãi giống như là 1 phản thần nhà Minh vậy.

    2. Sau thắng lợi cuối cùng, Nguyễn Trãi xin Lê Lợi thả quân Minh về nước chứ không giết sạch. Ừ thì dẫu biết ai cũng bị nhồi sọ dân tộc Việt Nam hiền hòa, đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Nhưng không thể loại trừ khả năng Nguyễn Trãi có tình riêng trong đó.

    3. Sau khi Lê Lợi mất, Nguyễn Trãi bị cô lập, bị ghét bỏ từ chính những đại thần lập quốc nhà Lê. Tôi thì không tin đây chỉ là chuyện phe đảng, mà nó có những nội tình đằng sau. Và không loại trừ khả năng nhóm đại thần lo ngại Nguyễn Trãi còn thân Tàu.

    Mười năm phiêu dạt[sửa | sửa mã nguồn]
    Cuộc đời Nguyễn Trãi từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Lê Lợi ở Lỗi Giang để tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn là một ẩn số. Cho tới nay, chưa thấy được những tài liệu chính xác, đầy đủ về Nguyễn Trãi trong thời kỳ đó. Sử sách không chép cũng như chép không thống nhất và bản thân Nguyễn Trãi cũng không ghi lại điều gì cụ thể [13]. Nguyễn Trãi nói nhiều đến thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) lênh đênh ở nơi chân trời góc biển trong một số văn thơ của ông, áng chừng là để chỉ khoảng thời gian này. Tất nhiên con số mười năm chỉ mang tính tương đối[14].

    • Theo Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sau khi ra hàng quân Minh, Trương Phụ muốn dụ dỗ ông ra làm quan nhưng Nguyễn Trãi từ chối. Trương Phụtức giận, muốn đem Nguyễn Trãi giết đi nhưng Thượng thư Hoàng Phúc tiếc tài Nguyễn Trãi, tha cho và giam lỏng ở Đông Quan, không cho đi đâu.. Ông lòng giận quân Minh tham độc, muốn tìm vị chân chúa để thờ nhưng chưa biết tìm ở đâu, bèn trốn đi. Đêm ngủ ở quán Trấn Vũ cầu mộng, được thần báo cho tên họ Lê Thái Tổ, bèn vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa.
    • Trần Huy Liệu trong sách Nguyễn Trãi cũng ghi lại tương đối giống vậy, nhưng dè dặt hơn, ông nhận xét Hiện nay vẫn chưa đủ tài liệu để khẳng định dứt khoát rằng trong khoảng thời gian từ năm 1407 đến năm 1417, Nguyễn Trãi ở luôn Đông Quan hay có đi đâu không ?. Theo ý kiến khác của Trần Huy Liệu dựa theo các bài thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi đã sang Trung Quốc ở thời gian này, dựa vào các địa điểm trong thơ ông viết:[11], dựa trên một số bài thơ của ông có nhắc đến các địa danh ở Trung Quốc như Bình Nam[a] dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Bình Nam), Ngô Châu, Giang Tây, Thiều Châu Văn Hiến miếu[c](Thăm miếu thờ ông Văn Hiến ở Thiều Châu), Đồ trung ký hữu (Trên đường gửi bạn)...
      [*]Theo Nguyễn Lương Bích trong sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, dựa trên văn thơ của Nguyễn Trãi để lại và một vài ghi chép của Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục nói Nhà Hồ mất, ông về ở ẩnPhạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục viết Nhà Hồ mất, ông tránh loạn ở Côn Sơn, Nguyễn Lương Bích khẳng định sau cuộc kháng chiến thất bại của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi đã đi lánh nạn trong một khoảng thời gian khá dài chứ không hề bị quân Minh bắt giữ. Ông đã từng lánh ở Côn Sơn và sau đó còn chu du ở nhiều nơi khác nữa[15]. Theo Nguyễn Lương Bích:Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

    Chính sử nhà Lê không nói đến việc Nguyễn Trãi bị bắt và hạ ngục. Trong Tang thương ngẫu lục, Dương Bá Cung cho biết Nguyễn Trãi "từng có việc bị hạ ngục rồi lại được tha". Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi có bài "Oan thán" về việc bị hạ ngục cho chúng ta biết rằng Nguyễn Trãi bị bắt vào hồi ông năm mươi tuổi tức vào khoảng năm Thuận Thiên thứ hai (1429) năm Lê Thái Tổ bắt Trần Nguyên Hãn. Rất có thể là Nguyễn Trãi bị nghi ngờ có liên quan đến Trần Nguyên Hãn, nên bị bắt, sau lại được thả ra.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Trãi

    Tạm lấy link wiki do không có thời gian nghiên cứu sâu hơn.

    Tóm lại, cũng có 1 cách để lý giải bí ẩn của Nguyễn Trãi, vì nhà Minh bắt ông Phi Khanh làm con tin nên từ đó về sau có thể Nguyễn Trãi luôn bị uy hiếp. 10 năm đó có thể là do Nguyễn Trãi gật đầu đại với phụ thân sau đó trốn sang Trung Quốc để cứu phụ huynh về.

    Chà, cái này mà làm phim thì thôi rồi!
    __Duc___No________ thích bài này.
  3. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Anh muốn đọc không tui đem ra cho, hay và thú vị lắm
    Ông Phi Khanh không bị bắt, ông chủ động ra hàng quân Minh cùng anh em đằng vợ tức cậu ruột ông Trãi
    Thời đó hàng Minh và làm quan nhà Minh là rất bình thường. Minh nó chả bắt ai cả nó chủ động kêu gọi nhân tài ra làm quan hợp tác với thiên triều, nhân dân theo đông lắm nhất là tầng lớp trí thức. Trương Phụ sau xét lọc đã đưa 10.000 trí thức sang Trung học tập rồi về phục vụ việc cai trị ông Khanh sang Trung trong dịp này.
    Ông Khanh còn viết thư cho ông Trãi khuyên con về hợp tác với Minh. Ông Trãi lúc đầu không chịu nhưng sau bị nhóm hậu Trần dí nên phải về nương tựa nhà Minh.
    Nguyễn Trãi thực tâm và hăm hở cống hiến cho nhà Minh, thái độ vinh dự tự hào khi sang Trung Quốc làm quan. Những bài thơ ông viết cho các quan nhà Minh cử sang cai trị cho thấy tình cảm quyến luyến sâu đậm
    __Duc___No________hoalongtrang thích bài này.
  4. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.560
    Đã được thích:
    1.915
    Tôi thấy học sinh Việt chả trội hơn bản sứ tí nào. Nếu mà có thành tích tốt hơn đa số là vì dành nhiều thời gian học hơn thôi, hs bản xứ nó còn múa, còn thể thao, còn tham gia đủ thứ. HS châu Á chỉ có học văn hoá và học piano :D

    Nói về luyện gà nòi thì Mỹ xách dép cho VN. Cả năm lớp 11-12 tôi ko phải đi học môn nào, điểm đại khái bằng đứa cao nhất trong lớp ở môn đó, chỉ có luyện và luyện. Mỹ thì đừng có mơ chuyện đó, mà bố mẹ hs cũng ko cho phép chuyện đó xảy ra.
    __Duc___No________ thích bài này.
  5. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Chuyên toán tổng hợp ngày xưa, các môn mà không thi tốt nghiệp là bỏ hết, ví dụ Sinh, Hoá, ...

    Toán thì éo nói, học nặng kinh rồi. Cuối năm cứ điểm tổng kết nhân hệ số ghi vào học bạ. Ví dụ 8 thì thành 10.

    Luyện gà chọi thì vn làm trùm. Các thầy có kinh nghiệm thi quốc tế nhiều năm rồi, nên ôn những bài theo hướng đề dễ cho ra, luyện trọng tâm vào. Chứ làm éo gì có chuyện cứ khơi khơi, đi thi dựa vào trí thông minh không.
    __Duc___No________ thích bài này.
  6. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Ngày xưa là bọn tui chuyên luyện các bộ bí kíp của các thầy, chủ yếu là sách từ sách Nga, 1 ít của Pháp rồi các đề thi cũ cac năm. Ko đc làm thực hành nhiều lắm, ăn ké khoa Vật lý của ĐHKHTN chút. Đến lúc thi thì cũng có làm nhiều hơn 1 chút phần mà các thầy phán đoán. Đặc biệt là thi QG và thi chọn đội tuyển đi thi quốc tế đôi khi có lộ 1 2 bài trong đề, và có những năm vì tình trạng này mà hạt giống đỏ bị loại và người ta tổ chức thi lại để cho hạt giống đỏ có cơ hội thứ 2.
    Phần thực nghiệm thi quốc tế vật lý thì đòi hỏi khả năng thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết, 1 kỹ năng bắt buộc đối với người làm nghiên cứu. Phần lý thuyết thường là ko quá đánh đố, nhưng ko có luyện nhiều thì cũng ko có background để nghĩ ra lời giải trong khuôn khổ thời gian thi. Hs chuyên lý VN tuy luyện nhiều nhưng chủ yếu là giải bài tập lý thuyết, hơi thiệt thòi vì ko đc làm thí nghiệm nhiều nên kỹ năng giải quyết phần thực nghiệm yếu hơn các nước mạnh nhiều.
    __Duc___No________ thích bài này.
  7. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Bác nào chuyên môn Triết nhớ sang Âu Mỹ tung hoành cho chúng nó biết thế nào là lễ độ =))
    __Duc___No________ thích bài này.
  8. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Cg có lẽ vì phần thực nghiệm mà tuyển lý hơi lép vế so vs toán khi thi qte.
    __Duc___No________ thích bài này.
  9. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.673
    Đã được thích:
    1.106
    Hay quá.
    Đem ra cho anh em mở rộng tầm mắt đi bồ!
    __Duc___No________ thích bài này.
  10. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Đã bác nào book khách sạn này ở Cần Thơ chưa nhỉ ;))

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    __Duc___No________ thích bài này.

Chia sẻ trang này