1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Tôi thích Bùi Giáng không phải ở thơ, mà ở mảng bình giảng các nhân vật triết gia văn sĩ nước ngoài cũng như văn nghệ sĩ trong nước và những dịch phẩm của ông.
    Về hai tác giả ông giới thiệu thì để lúc nào search xem qua thế nào, chứ tôi trước giờ cảm thích là với Đinh Hùng. Nhiều khi ngồi 1 mình vẫn cứ nghe những âm vang từ "Buổi chiều xuống sầu lên Kim Tự Tháp - Bóng ta đi hoài cảm góc trời này", hay "thuở cô độc hồ trầm tư nổi sóng" còn những nhà thơ khác mỗi người vài bài, kiểu như "Ta thấy hình ta những miếu đền" - Mai thảo...
    Huế tôi có đến thăm thú dăm ba lần, nhưng ấn tượng đến giờ vẫn là cái lạnh tháng 12, năm phượt độc hành từ SG ra HN năm đó. Cái lạnh ở Huế về đêm, u trầm cô tịch đến điếng lòng, làm mình như cá gặp nước...
    Về sách thì chắc giữ đó làm cớ hẹn, vì tôi ở miền nam, chưa biết dịp nào ra thăm Bác, haha
    Lần cập nhật cuối: 20/09/2015
    Malogs thích bài này.
  2. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Thơ Bùi Giáng theo tôi nghĩ là cần có căn bản về Phật học thì mới theo được lối cà rỡn của ông. Có nghe người bạn kể chuyện Nguyễn Tôn Nhan nói với người đó: thơ Bùi Giáng không có gì quá khó hiểu, nhưng em phải chịu khó đào xới lên thì mới có kẹo mà ăn. Ý là bỏ qua những cái kiểu ngôn ngữ cà rỡn cà khịa của ông đi, "muốn ăn phải lăn vào bếp" thì mới "múc" được cái gì.
    Tôi không thích giọng thơ, nhưng tôi vẫn đề cao tư tưởng của ông trong thơ ca.
  3. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Ông tạm xem qua đoạn này trong bài "s.e.x và triều đại" này nè:

    Đó là trường hợp Lê Ngoạ Triều ta đã bàn tới trong cuốn "Bài sử khác cho Việt Nam"

    Tính chất truyền nghiệp lúc đầu có vẻ được xác định nhờ ảnh hưởng của Thái sư Hồng Hiến (+988) “người Bắc, thông hiểu kinh sử… làm quân sư, mưu bàn việc nước..,” cho nên trong quyết định 989 có Thái tử Thau là Đại Vương, hai người phòng hờ chỉ được tước Vương. Thế rồi, Thái tử mất trước (1000), trong quyết định 1004 khi Lê Hoàn thấy mình suy nhược, cấp thời lại có sự thay đổi đáng kể: người thứ ba là Long Việt được làm thái tử, gạt người thứ hai (Ngân/Long Tích) sang bên. Điều đáng lưu ý là kẻ tranh chấp ngang ngửa với Long Việt lại là em, Long Đĩnh, người được sử ghi là “trước xin làm Thái tử, vua có ý muốn cho” nhưng triều đình khuyên đừng bỏ trưởng lập thứ nên thôi. Ưu thế đồng loạt nổi bật của hai người này khiến ta phải xét đến nguồn gốc của họ.
    Theo chứng cớ thoát ra ngoài tính chất kì thị chủng tộc của sử gia Nho thần thì Long Việt, Long Đĩnh cũng là con của một bà phi gốc Chàm hẳn bị bắt trong trận chiến 982. Năm sinh 983, 986 của hai người, tước phong “Vua Cõi Nam” cho Long Việt cũng là chứng cớ phụ. Có thể còn một người thứ ba: Nam Quốc Vương (Long) Mang (sinh 994?), hay thứ tư: Minh Xưởng đi Tống xin Kinh năm 1007 nhưng dấu vết không chắc chắn lắm. Những bình luận đầy thiên kiến của các sử quan về sau càng làm nổi bật tình trạng truyền ngôi có thể gọi là bất thường này. Chúng ta không có chứng cớ nào để hiểu về quyết định của Lê Hoàn trừ việc cho rằng ông đã đặt bà phi Chàm vào địa vị sau mẹ của Thái tử Thau, và cùng với sự kiện không còn Hồng Hiến có uy tín thuyết phục bên cạnh, ông đã làm theo sự thiên ái riêng tư, xa lạ với tính chất kì thị của đời sau, không nệ vào lí thuyết học được. Cuối cùng Long Đĩnh giết anh – như hành động tranh giành quyền lực bình thường của kẻ mạnh ở thời gian vừa qua. Ông sẽ làm vua trong một xứ sở đầy mâu thuẫn mà sự chọn lựa phía nào cũng gây nên chống đối ngấm ngầm cho vị chủ tể cuối cùng của chế độ thủ lãnh Hoa Lư.

    http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/dat-nuoc-xu-nghe/***-va-trieu-dai-i
    Malogs thích bài này.
  4. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.288
    Đã được thích:
    2.245
    Cụ Bùi Giáng nổi vì phong cách dị mà thực tế tôi không nhớ bài nào của cụ cả.
    Có dạo tôi vào Nam tìm sách cũ thì thấy trong này nhiều sách liên quan đến học thuật hơn, không như ngoài Bắc chủ yếu sách của Liên Xô cũ ta thắng địch thua, tiếc là ít thời gian để lùng quá. Mà sách cũng đắt gớm, loanh quanh 2,3 cuốn cũng tiền triệu.
    Blood_Buddha thích bài này.
  5. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Bọn buôn sách cũ nó đầu cơ rồi chiêu trò đủ kiểu nên giá sách mới thế, vài năm trước nghe nói sách cũ còn rẻ hơn sách mới. Sách BG bây giờ như cuốn Trăng Châu Thổ cũng tầm 2 triệu. Tôi mua cuốn photo cũng 300k rồi. Sách mới bây giờ, về văn chương, nếu là dịch giả mới thì không chất lượng bằng, còn sách về triết thì cũng bị cắt xén cả, mà tái bản cũng hạn chế.
    Liên Xô thì có Dostoevski viết văn lên tầm triết gia rồi. Vai trò của ông trong triết học, tôi cảm giác ở khía cạnh nào đó cũng như paul cézanne trong hội họa lập thể
    Malogs thích bài này.
  6. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Có giai thoại khi ông điên cuồng rực rỡ, là khoảng thời gian nghiên cứu kinh gì đó, mà vấn đề đó, theo tôi hiểu là vì chưa đủ trí-phước lực nên mới bị như vậy. Sau thời kỳ đó thì là điên giả thôi.
    Về bà Kim Cương và bài thơ nước đái đó, nên hiểu cũng chỉ là mượn tên nghệ sĩ để nói đến kinh Kim Cang, và vài giọt nước đái, tôi hiểu là muốn nói đến giọt cam lồ. Nên mới có lần BG mới quát với Kim Cương: Một triệu năm sau khanh cũng chưa hiểu thấu tình yêu của Trẫm!
    Nên người nghĩ ông điên thì thấy hài hước, mắc cười.

    Trong những thiên tài của Việt Nam, ngoài BG, tôi thấy có 2 đại nhân vật nữa mà tôi thường nói đùa là "quái vật" là Phạm Công Thiện và Thầy Tuệ Sỹ. Có giai thoại (hình như) năm 15t, PCT được Quách Tấn giới thiệu vào chùa Hải Đức ở Nha trang, và để đền ơn được nhà Chùa nhận cho ăn ở, ông hứa với trong vòng 6 tháng, sẽ đọc được kinh Phật bằng tiếng Hán (khi đó ông vẫn đang là con chiên bên Ki tô giáo)
    Và thực sự ông đã làm đúng lời hứa.
    Lần cập nhật cuối: 20/09/2015
  7. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Ông tìm vài cuốn sau:
    Cốt tủy đạo Phật - suzuki - Trúc Thiên dịch
    Sáu cửa vào động thiếu thất - Trúc Thiên dịch
    Thiền luận - suzuki - Trúc Thiên dịch cuốn 1, thầy Tuệ Sỹ dịch 2 cuốn sau.
    Thiền đạo tu tập - Chang Chen Chi (Trương Trừng Cơ) cuốn này sách mới có tái bản. Ông này là người tu Thiền và cả mật (nhập thất ở Tây tạng)
    Giới thiệu Chứng Đạo Ca - Trúc Thiên (thầy là cư sĩ tại gia, nhưng thuộc dạng ngọa hổ tàng long. Tôi rất kính nể và thích đọc dịch phẩm cũng như những bài viết của thầy)
    Quán Thế Âm bồ tát tín luận - cư sĩ Đạo Tín
    Duy lực Ngữ lục - thầy Thích Duy Lực
    Lúc nào thuận tiện tôi share cụ thể hơn sau.

    Còn về giáo lý căn bản ông cứ tìm hiểu về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị nhân duyên. Tìm hiểu thêm về Bát nhã tâm kinh - trên youtube có nhiều thầy giảng. Bài kinh này rất quan trọng và cần thiết.
    Thỉnh thoảng nên đọc sách của Dalai lama, Trí Hải sư cô (Tạng thư sống chêt). Ngoài ra tìm đọc về Hư Vân hòa thượng, Hám Sơn đại sư (đường mây trong cõi mộng) Cuộc đời vì đạo pháp của các ngài khiến cho chúng ta cảm thấy kính ngưỡng vô cùng
    Lần cập nhật cuối: 20/09/2015
    Malogs thích bài này.
  8. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Ông chỉ cần biết những gì trong thời đại này đều đã được tiên lượng cả. Cứ tìm hiểu đi, nếu thật tâm muốn biết. rồi sẽ dần dần có câu trả lời cho mình.
  9. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Dĩ nhiên
  10. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Hiện tại tôi không biết. Tôi không đọc của thầy Nhất Hạnh. Về những câu hỏi về tôi, thì tôi là kẻ sơ cơ học Phật

Chia sẻ trang này