1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.236
    Đã được thích:
    2.689
    Tôi tin là ko ai cho làm, bộ KHĐT phải đợi bác Vinh về mới dám trình, chứ bác còn tại vị thì xin lỗi, không bao giờ cho làm.
    6 quả đập dù cột nước thấp, tuốc bin ngang cũng ảnh hưởng rất lớn đến thủy văn địa chất, địa hình... từ Tuyên Quang xuống toàn bán sơn địa, đồng bằng, dân cư đông đúc, ảnh hưởng như vậy đâu phải nhỏ. Chính phủ sẽ bác đề xuất của Bộ KHĐT, tuy nhiên tôi đánh giá anh Chí Dũng - Bí thư Ninh Thuận đi công du về năng lực kém quyết đoán. Nhẽ anh sợ đội Ninh Buồn :D
  2. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.431
    Đã được thích:
    5.745
    Tôi nói thật với các ông cố gắng cho các con cháu ra nước ngoài mà sống, còn không thì liều chết xanh cỏ đỏ ngực cho nó vào nhà nước, vào Đảng để mà ăn bám xã hội, chứ tầm chục năm nữa những thằng ủng hộ Vũng Áng, Bôxit với cả vụ thuỷ điện này nó chết cmn hết rồi, còn con cháu nó ôm tiền ra nước ngoài hết rồi, còn lại dân đen ở lại hít khói bụi với làm thuê cho Tàu nhé.

    Cả thế giới nó lên án tẩy chay thuỷ điện còn mấy thằng ngu thích "đi tắt đón đầu" lại muốn rước công nghệ của 50 năm trước về để làm cơ đấy. Đ muốn chửi cũng phải xin phép mod cho một câu :"Đ** cả lò những thằng nào vẽ ra và ủng hộ cái dự án này"
  3. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Cơm bụi, bán cho khách đi đường dọc theo Quốc lộ 1 A đoạn Kỳ Anh. Nhân viên bưng bê, rửa bát, lau dọn...là nữ và kiêm vụ kia luôn. Xe khách đỗ ở quán, khách ăn cơm bụi xong có nhu cầu thì vào tiếp nhà trong. Nhiều quán khuyến mại, khách được free tiền cơm luôn.

    Cái này lên báo nhiều rồi. Có ông lái xe còn chém là đông khách quá, có những em vừa tranh thủ để cho khách xxx phía dưới, vừa ăn bánh mì để lấy sức.
  4. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.664
    Đã được thích:
    1.889
    Kể một chuyện ma.

    Có người đến thăm nhà bạn. Khách vào trong nhà thấy chủ nhà đang hí hoáy gì đấy, thấy có người, chủ nhà ném vội thứ gì đó vào góc tường.

    Bỗng cái thứ đấy bò lồm cồm đầu ngoe nguẩy, thứ đó là sợi dây thừng biết cử động.

    Một thời gian sau nghe tin đám ma người chủ nhà đó treo cổ chết.

    Người ta bảo nhau là cái sợi dây thừng đấy là con ma thành tinh chuyên treo cổ người. Bèn đến nhà chặt nó ra thì sợi thừng phun phì máu.
    DytCuNgoaiThangNam thích bài này.
  5. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Cái chính là sông Hồng chỉ có một. Cho một công ty vào thầu thì sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, ai cũng phải sử dụng tuyến đường này của họ. Trong khi đó độc quyền không bao giờ là tốt, vì họ có quyền áp giá cả theo ý họ.

    Thứ hai nữa, nếu nhìn vào vốn sở hữu có thể thấy phần lớn vốn xây dựng sẽ là đi vay. Đi vay có nghĩa là công ty phải trả lãi vay ngân hàng. Tiền trả lãi + lợi nhuận của công ty ở đâu ra, dĩ nhiên từ thu phí -> phí đánh vào dân sẽ cao. Mà dân lại không có sự lựa chọn khác nếu để một công ty bao hết cả hệ thống sông hồng.

    Thực tế nâng cấp hệ thống đuờng thuỷ ở sông hồng không phải là ý tưởng tồi, ví dụ nạo vét cho tầu cỡ lớn đi được. Nhưng tôi nghĩ rằng những dự án thế này nhà nước nên tự làm thì tốt hơn, sẽ giảm chi phí cho dân. Công trình phúc lợi thì nhà nước sẽ ăn lãi ít hơn là tư nhân.
  6. kosodo

    kosodo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    553
    copy từ FB

    1.- Về bản chất, thì đập dâng hay đập thủy điện, tuy tên gọi khác nhau, nhưng đều có chức năng như nhau: Tích nước (bản thân chữ"dâng" đã nói lên điều này), tạo sự chênh áp của cột nước, để chạy máy phát điện. Với điều kiện địa hình đồi núi cao, lưu vực hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn, người ta thường làm đập thủy điện cao và hẹp. Với địa hình gần đồng bằng, không hoặc ít đồi núi, lưu tốc dòng chảy nhỏ, lưu vực rộng, chỉ có thể làm đập dâng để xây thủy điện cột nước thấp. Với đập thủy điện, do độ chênh cao về thế năng, nên có thể lắp đặt máy phát ngay tại đập thủy điện. Còn với đập dâng, phải làm đường ống dẫn nước, để tăng lưu tốc dòng chảy, trước khi vào máy phát.

    2.- Lưu tốc dòng chảy tự nhiên càng cao, thì hiệu quả kinh tế làm thủy điện càng cao. Nên đa số các nhà đầu tư, đều nhắm đến thượng nguồn các con sông lớn và "hung dữ", để làm thủy điện. "Hết nạc mới vạc đến xương". Hoặc những quốc gia không có điều kiện đồi núi cao, thì phải tính làm thủy điện cột nước thấp, với chi phí tốn kém hơn, chứ không phải thủy điện cột nước thấp (đập dâng) là một công nghệ hiện đại, tiên tiến gì cả. Ở Việt Nam, hiệu quả đầu tư thủy điện của Sông Hồng thấp nhiều, so với sông Đà, sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Đắk Krông, sông Hinh ... - Nên miếng "xương" này, mới chưa bị dòm ngó, xâu xé cho đến hôm nay. Trừ nhà máy thủy điện Thác Bà, nơi dễ "ăn" nhất, được xây dựng cách đây đã hơn nửa thế kỉ.

    3.- Với tổng công suất 228 MW của 6 nhà máy thủy điện, trong dự án của Xuân Thành, thì mỗi nhà máy cũng đều chỉ nằm trong nhóm thủy điện vừa và nhỏ, thường hiệu quả đầu tư không cao. Đặt giá bán điện 1.900 đ/kw để tính toán, trong khi giá bình quân thực tế (mặc dù có sự độc quyền cao của ngành điện) đang ở mức 1.400 đ/km - Là một rủi ro lớn với nhà đầu tư.
    Việc xây dựng giá bán khá cao, để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án, là cái bẫy phổ biến, dẫn tới lỗ "khủng" triền miên và sự sụp đổ, đắp chiếu của một chuỗi các dự án đầu tư "khủng", với hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ đồng vừa qua, như Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Bauxite Tân Rai, Nhân Cơ, 10 nhà máy sản xuất Ethanol làm xăng sinh học (mặc dù đã lobby, để Chính phủ ra nghị định, bắt buộc dùng xăng sinh học trên cả nước từ 2017), gang thép Thái Nguyên mở rộng v.v...
    Xuân Thành chỉ mới tính là nhà sản xuất điện, chưa phải nhà truyền tải, phân phối, để được hưởng giá đó. Thông thường giá sản xuất điện, chỉ chiếm cỡ 1/4, so với giá bán sau truyền tải và phân phối. Chưa kể giá bán năng lượng hóa thạch xuống thấp, trong thời gian dài như vừa qua, cùng với tốc độ phát triển nhanh của điện mặt trời, điện gió, năng lượng sóng biển, điện địa nhiệt - Sẽ là những thách thức không nhỏ với thủy điện. Xuân Thành sẽ lại đặt vấn đề trông đợi vào sự trợ giá của nhà nước (từ tiền thuế của dân), ngay từ khi lập dự án ? Vậy đất nước và người dân sẽ thu được lợi ích gì ???

    4.- Quốc lộ (thủy lộ) Sông Hồng khổng lồ, với chi phí lưu thông chỉ bằng 2-3/10 so với đường bộ, chưa bị thu phí và đề nghị được đầu tư với cơ chế BOO (xây dựng, sở hữu, kinh doanh) vĩnh viễn - Mới là đích chính, mà con bạch tuộc khổng lồ Xuân Thành nhắm tới.
    Tại sao chi phí thấp như vậy, mà các doanh nghiệp vận tải và các chủ hàng lại thờ ơ với vận tải thủy ? Lí do đầu tiên là đường thủy thường quanh co, thời gian vận chuyển kéo dài - Không đáp ứng tần suất quay vòng phương tiện, thời gian quay vòng vốn và tiến độ sản xuất kinh doanh của các chủ hàng. Chưa kể điều kiện kho cảng và đường kết nối vào cảng đường thủy, thường không mấy thuận tiện. Chi phí bốc dỡ cao, thời gian lâu (đa số hàng rời), phí cảng vụ cao. Càng lên thượng nguồn, do độ chênh cao địa hình, khiến dòng chảy siết, đòi hỏi tầu thủy phải có công suất lớn, chi phí cao - Đây là lí do chính, khiến giao thông thủy trên Sông Hồng, từ hạ lưu lên thượng lưu, hiện chủ yếu dừng lại ở Việt Trì. Với các mặt hàng phổ biến là than, đá, cát, sỏi, được khai thác từ các mỏ gần cảng sông biển, thậm chí ngay trên các lòng sông.

    5.- Khi Xuân Thành đầu tư đại dự án này, với âm mưu chia cắt toàn bộ Sông Hồng, từ chỗ lưu thông miễn phí, đến việc lập được 6 trạm thu vé bắt buộc - Liệu có tính được độc quyền thu phí vận tải và chuyển tải qua 6 chặng đập dâng thủy điện, sẽ đẩy lên mức 6-7/10 chi phí vận tải đường bộ ? Vận tải thủy khi đó, liệu có còn hấp dẫn ? Người, phương tiện tham gia giao thông thủy, từ chỗ gần như không mất tiền hiện nay, liệu có chịu nổi "vé" lưu thông của Xuân Thành ? Hay chỉ "bóp cổ" được những chủ hàng siêu trường siêu trọng hoặc do tính đặc thù, buộc phải dùng vận tải thủy ?
    Chưa kể đến vấn đề, liệu sự chia cắt Sông Hồng thành 7 khúc như vậy, có phá vỡ phòng tuyến Sông Hồng, lưu thông chi viện nhanh chóng, kịp thời, cho các tỉnh phía Bắc - Trong trường hợp có chiến tranh - Như phòng tuyến Sông Cầu, khi xảy ra chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979 hay không ???

    6.- Nếu làm 6 nhà máy thủy điện trên Sông Hồng, chi phí nạo vét luồng lạch ở hạ lưu Sông Hồng và cửa biển có thể sẽ giảm - Vì hầu như không còn phù sa bồi đắp về xuôi - Liệu có bị Xuân Thành "hóa giá" thành chi phí nạo vét bồi lắng trước các đập dâng và hạch toán vào phí giao thông thủy, giá điện, để độc quyền thu, mà không cần xin ngân sách nạo vét từ Nhà nước ?

    7.- Những nông lâm ngư dân, toàn bộ hai bên lưu vực Sông Hồng, có còn chủ động được sản xuất nông lâm ngư nghiệp ? Có chịu nổi cảnh chạy chọt, van xin Xuân Thành cấp nước lúc thời vụ cần, mà chưa chắc đã được chấp nhận, ngay cả khi có sự can thiệp từ Thủ tướng chính phủ - Như thực tế đã từng xảy ra ở nhà máy thủy điện miền Nam ? Có chịu nổi phí cấp nước của Xuân Thành ? Nếu buộc phải giải nghệ, thì hàng chục triệu người sẽ làm gì để kiếm sống ?

    8.- Vựa lúa đồng bằng Sông Hồng ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải dương, Hải Phòng, nuôi sống toàn bộ miền Bắc trước đây - Liệu có tồn tại, trước khả năng xâm nhập mặn và hạn hán, không kém gì đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ? An ninh lương thực của Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào ? Việc làm, đời sống của hàng chục triệu nông ngư dân này, sẽ được giải quyết như thế nào ?

    9.- Muốn vay được 70 % vốn thương mại, trong tổng số gần 25.000 tỉ đồng đầu tư cho dự án, thì buộc Xuân Thành phải có vốn điều lệ lên tới 7.300 tỉ đồng, trong khi hiện nay, công ty chỉ có 1.200 tỉ đồng. Lại kêu gọi người khác ? Chưa rõ "người khác" sẽ là ai ? Nếu là nước ngoài, mà lại là láng giềng "hữu nghị, 4 tốt, 16 chữ vàng", đã được hai Đảng "dầy công vun đắp"; Với sự chiếm lĩnh thầu 90 % các dự án lớn của Việt Nam, phá hỏng nền kinh tế Việt Nam, phá hoại đất nước Việt Nam, thời gian qua - Chưa đủ để chúng ta lo lắng hay sao ?
    Nếu trên 80 % vốn điều lệ là Xuân Thành sẽ đi vay của Trung Quốc, hoặc nhượng cổ phần cho Trung Quốc - Thì khác nào Trung Quốc nhờ Xuân Thành đứng danh nghĩa, để lập dự án này cho Trung Quốc ?
    Cần phải yêu cầu Xuân Thành chứng minh bằng văn bản, các cam kết của đối tác tham gia vốn điều lệ, xem họ cụ thể là ai ? - Trước khi chấp thuận dự án (nếu có). Chưa kể Trung Quốc luôn có "bài", nhờ các đối tác Việt Nam hoặc nước thứ ba, đứng tên lập dự án, sau đó chuyển nhượng lại. Đó là chưa kể câu hỏi: 70 % vốn vay thương mại để làm dự án này, sẽ là từ nguồn nào ?

    10.- Câu hỏi cuối cùng và lớn nhất là: Căn cứ pháp lý nào, cho phép biến toàn bộ tài nguyên thiên nhiên chung của đất nước, thành độc quyền hưởng thụ của một nhóm lợi ích ???
  7. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.236
    Đã được thích:
    2.689
    Tôi thấy mấy ông viết dài vụ này là những ông khoa học thuần túy, 1 người có cái nhìn tạm gọi là tổng hợp sẽ không mất công nhiều như thế. Đã ko khả thi nhìn thấy rồi phân tích làm gì, thể hiện hả :D
  8. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Nhiều khi phải ngôn ngữ khoa học rành rọt như vậy thì các bác ấy mới không mị dân được.
    ___Duc_No___________ thích bài này.
  9. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Vấn đề là sao vụ này lại đưa ra xem xét được?
  10. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Thấy các bác bàn vụ thủy điện sông Hồng, công nghiệp hóa, ô nhiễm xin đưa vài ý

    Dự án trên sông Hồng

    Tôi chưa đánh giá tác động của dự án : Tốt hay xấu vì còn phụ thuộc cụ thể hồ sơ và dự án của doanh nghiệp do đây mới chỉ là bước ý tưởng, chưa ai lập, đánh giá dự án. Các dự án ảnh hưởng lớn đến công chúng thì phải được đánh giá rất kỹ. Ở một số nước thì dự án công phải công bố trước công chúng, Tổng thống, Thủ tướng, Thị trưởng duyệt sai cũng phải trả giá. Ở Việt Nam chưa làm được như vậy nhưng những ý tưởng, dự án kiểu này khó có thể được thông qua nếu không đưa ra Quốc Hội.

    Phân tích sơ bộ lợi ích như sau:

    Về lợi ích chủ đầu tư: Nếu dự án lập theo phương thức BOO thì rất nguy hiểm và nhà đầu tư chỉ có lợi, không thiệt do độc quyền:
    1- Khống chế toàn bộ tuyến đường thủy
    2- Khống chế lượng cát của toàn bộ miền Bắc
    3- Khống chế hoạt động du lịch
    4- Tiền đầu tư 70% vay, chỉ cần lập dự án có tổng mức đầu tư cao chút (ví dụ chi thực 1 tỷ USD lập lên thành Tổng đầu tư 2 tỷ USD) thì đầu tư xong là nhà đầu tư có tiền 400 triệu USD, toàn bộ rủi ro ngân hàng và nền kinh tế chịu. Điểm 4 này tôi đánh giá hơi tiêu cực nhưng ở Việt Nam thì không ít dự án công bị đội vốn.

    Rủi ro nhà đầu tư :
    1- Rủi ro tài chính, nhưng nếu nhà đầu tư câu kết "lợi ích nhóm" thì duyệt Tổng mức đầu tư cao như điểm 4 ở trên thì không bị rủi ro tài chính, thậm chí có lời ngay khi triển khai dự án.
    2- Rủi ro chính trị, xã hội : Bị nhóm bị ảnh hưởng bất lợi phản đối, đây là rủi ro lớn nhất nhưng đối với dự án tư nhân theo đuổi tài chính, nếu duyệt tổng mức đầu tư cao thì không ngại vì dừng dự án công thì cả nước thiệt, họ không sao.

    Lợi ích quốc gia
    1- Nếu quản lý tốt thì có thể làm sông Hồng sạch hơn, quản lý nước thải, vận tải tốt hơn.
    2- Tạo tiềm năng du lịch
    3- Về điện thì không đáng kể do quy mô và độ dốc của sông Hồng.
    4- Thu thuế từ dự án

    Thiệt hại quốc gia
    1- Nếu làm không tốt, không đánh giá đầy đủ tác động thì ảnh hưởng môi trường là cái giá khổng lồ không gì bù đắp được vì sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến Thủ đô và một số thành phố lớn.
    2- Quốc gia gánh toàn bộ rủi ro tài chính nếu dự án bị đội vốn do có sự câu kết của "nhóm lợi ích" như phân tích ở trên.
    3- Nếu thực hiện không tốt bất ổn chính trị, xã hội rất lớn do lợi ích hàng triệu người bị ảnh hưởng. Điểm này là đáng sợ nhất với chính trị gia nên chẳng ai dại gì mà VỘI VÀNG duyệt dự án này.
    4- Nguồn thu từ tài nguyên nếu không quản lý tốt sẽ thất thoát
    5- Công chúng chịu chi phí vận tải, chi phí vật liệu đắt đỏ hơn
    6- Nhà đầu tư bỏ quá ít tiền (vài tỷ USD) mà khống chế yết hầu vận tải, vật liệu của cả miền bắc là quá rủi ro cho quốc gia.
    ...

    Đồng ý với bạn Mcqueen 2 điểm : Đại dự án lớn kiểu này chỉ có thể được thông qua nếu :
    1- Lợi ích quốc gia của dự án và ảnh hưởng môi trường phải rõ ràng. Dự án phải được tổ chức quốc tế có uy tín lớn về khoa học đánh giá, không thể để tư vấn trong nước thẩm định. Thẩm định trên nhiều khía cạnh cả tài chính, kinh tế, xã hội, môi trường.
    2- Dùng vốn ODA và được một nước phát triển có quan hệ chính trị tốt với Việt Nam tư vấn như Nhật, Hàn
    3- Do Chính phủ chủ trì triển khai, tư nhân tham gia phải làm hình thức BOT tuyệt đối không BOO.

    Kết luận : Hiện dự án ở dạng ý tưởng, tôi không đánh giá là tốt hay xấu nhưng báo chí cứ đưa ra, làm loạn cả lên và ông nhà báo đã thành công khi có nhiều VIEW. Theo tôi, dự án này không ai dám quyết định trừ Quốc Hội và khó có thể được chấp nhận trong vòng 10 năm tới.
    Malogs thích bài này.

Chia sẻ trang này