1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 3, Khách: 3):
  2. VNFan,
  3. R0tho,
  4. hwasin
  1. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.910
    Đã được thích:
    3.982
    Hóa ra bác cũng là dân phượt. Kiểu này có dịp gặp phải làm vài ly.

    Bùi Giáng viết khảo luận thì tôi chỉ đọc cuốn Martin Hedeiger và tư tưởng hiện đại - thú thật là không ấn tượng lắm.

    Bác Sole: miền Nam thời trước 75 đi trước miền Bắc khá xa trong việc dịch văn học hiện đại và triết học ( đặc biệt là các cuốn liên quan tới trào lưu hiện sinh khi đó). Nhưng nói về trình độ dịch, tôi vẫn có cảm giác là các học giả miền Bắc (sau này) dịch tốt hơn nhiều. Nếu bác đọc những cuốn của Hugo, Dos, Lev... bằng bản dịch của cả 2 miền thì sẽ thấy khác.

    Đơn cử, ngay cuốn Nam Hoa Kinh hôm qua hỏi bác, tôi thấy bản Nhượng Tống hay và sâu hơn.Bản Nguyễn Duy Cần có đọc qua, còn bản của cụ Nguyễn Hiến Lê bình chú thì đặc biệt cảm thấy không vào.

    Hoặc, ngay như bản dịch Bố Già của Mario Puzzo, quá nhiều người khen bản của Ngọc Thứ Lang, nhưng tôi vẫn thích bản của Đoàn Tử Huyến - Trịnh Huy Ninh hơn hẳn. Ngọc Thứ Lang chỉ in dấu ấn của mình khi dịch cái tên Godfather thành Bố già , vừa chuẩn vừa duyên.

    Nghe đến sách cũ 2 triệu, chắc bác mò tới gặp Dư 180 Bà Triệu?

    Mà bác Buddha có nhắc tới Dos. Có lẽ, đó là tác giả xuất chúng nhất của văn học thế giới rồi. Hồi trẻ, mới đọc Anh em nhà Karamazov, tôi gần như bị ám ảnh cả tháng.
    Sau này, nghe kể là phim Thằng ngốc, dựa theo tiểu thuyết Thằng ngốc của Dos, được Liên Xô dựng. Tập 1 rất thành công, nhưng tập 2 không bao giờ ra mắt. Đơn giản là cô diễn viên chính nghiền ngẫm vai Natalia sâu quá, đóng xong tập 1 thì nhập tới mức bị điên luôn :D
    MalogsBlood_Buddha thích bài này.
  2. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Phim có phụ đề việt ngữ không? :-D
    Dos thì tôi lượm đủ sẵn ngũ đại danh tác của him rồi, nhưng mới đọc Tội ác và hình phạt thôi. Tôi chưa đọc mấy cuốn kia nên chưa nhận xét được, nhưng nói xuất chúng nhất thì e phải coi lại, ít ra là còn có Nikos kazanzakis, nhà văn Hy Lạp, với Cuộc đời và kinh nghiệm của Alexis Zorba (cuốn này cũng dựng phim và nghe bảo cũng thành công vang dội. tôi đọc bản dịch của Nguyễn Hữu Hiệu, sau này có tái bản - Dương Tường dịch nhưng nghe nói nhảm) Vườn đá tảng - Bửu Ý dịch (cuốn này tôi tìm lâu nay mà chưa mua được), Cám dỗ cuối cùng của Chúa + tự do hay là chết (xb sau giải phóng)

    Tôi phượt nghiệp dư thôi ông Kinh, 2 chuyến. Chuyến đầu ra tới HN, chuyến sau lên tới cột cờ Lũng cú. Giờ ngựa già mỏi vó, đợi chết trên đồi hoang vu đây :-D
    --- Gộp bài viết: 21/09/2015, Bài cũ từ: 20/09/2015 ---
    Haizzz...

    càng đêm xuống
    lòng người càng co thắt lại
    nhịp thời gian nhẩm tính mỗi ban mai

    ngày dài
    hay đêm dài
    hắn thấy mình đứng lại
    nhìn
    hắn thấy mình đứng lại

    ký ức xanh xưa
    nay, không già cỗi
    mà nhợt phai

    lòng nào của quá khứ
    lời nào ở tương lai
    có chút niềm luyến tiếc

    quá khứ của những đau
    quá khứ của những điên
    quá khứ của những sầu
    và thứ quá của những bắt đầu
    tất cả, minh hiển trong nỗi niềm nội tại
    khởi sinh

    đôi lúc giật mình thảm thán
    [vật đổi sao dời]
    còn người, không biết là mình đã bị cưỡng
    xoay vào cùng chiều của quỹ đạo.
    những mối quan hệ
    vốn dĩ đã không còn được sự liền lạc trong hiện tại
    cũng vẫn còn

    đêm.đêm không tên.đêm vỹ cùng.đêm bi ai giữa cội nguồn mất mát
    nhạc - điệu đều - rải buồn
    mỗi ca khúc
    được bao bọc bằng những nốt quan tài
    lấp kín hồn, thần, lẫn xác
    và nguyên áo, y quan
    chưa.hạ.huyệt

    giờ này
    ai, những đau ?
    ai, những đâu ?

    hắn
    vẫn đây
    ...
    ...
    ...
    ...
    Malogs thích bài này.
  3. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.708
    Đã được thích:
    1.390
    Nguyễn Huệ có 4 lần đánh Gia Định - căn cứ địa của Nguyễn Ánh, làm cỏ quân Nguyễn, thì Nguyễn Ánh cũng có 3 lần đánh Quy Nhơn - là quê hương của 3 anh em Tây Sơn. Vì vậy sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn có 1 bài cáo kiểu như "Bình Ngô đại cáo", trong đó có câu : "Đánh Quy Nhơn 3 lần trả đòn" !

    Lần thứ nhất vào năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ đã mất được 1 năm. Lúc bấy giờ Nguyễn Nhạc già yếu, chỉ biết bo bo thủ trong thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cho quân vây thành, Nguyễn Nhạc đành cầu cứu triều đình Quang Toản ở Phú Xuân. Quân Tây Sơn của Quang Toản vào, Nguyễn Ánh liền rút lui. Quân Phú Xuân liền nhân dịp đó cướp chính quyền của quân Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc uất ức quá mà chết. Nguyễn Nhạc ko chết trong tay quân thù mà chết vì những người đồng đội, đồng chí một thời của mình. Từ đó trở đi dân Quy Nhơn ko ủng hộ nhà Tây Sơn nữa

    Lần thứ 2 vào năm 1799, nhân dịp nội bộ Quang Toản lục đục, Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn và đã chiếm được thành, đổi tên luôn là Bình Định (ý là ta đã bình định được đất phát tích của kẻ thù), và giao cho em rể là Võ Tánh giữ thành

    Việc mất Quy Nhơn làm kinh động cả triều Tây Sơn ở Phú Xuân. Quang Toản liền cử đại binh vào đánh. 2 đại nguyên soái Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng đem gần như toàn bộ quân tinh nhuệ nhất của cả nước vào vây Võ Tánh ở Quy Nhơn, quyết tâm chiếm lại đất thang mộc. Võ Tánh bị vây khốn trong thành, tuyệt đường lương thảo, khổ cực trăm bề. Năm 1801, Nguyễn Ánh liền cử đại binh ra đánh Quy Nhơn lần thứ 3 để cứu Võ Tánh. Được nhiều người tài giỏi hiến kế, ông ta đã dùng hỏa công thiêu rụi toàn bộ thủy quân Tây Sơn ở trận Thị Nại năm 1801. Trận này còn hoành tráng hơn trận Xích Bích thời Tam quốc nhiều, vì lúc đó kỹ thuật quân sự rất phát triển. Súng đại bác của quân Tây Sơn trên núi bắn xuống biển xối xả làm chết tướng Võ Duy Nghi bên quân Nguyễn. Quân Nguyễn đốt được 2 chiếc tàu siêu khủng Định Quốc (kiểu phương Tây) và vô vàn thuyền lớn nhỏ của quân Tây Sơn. Trận này được coi là "Đệ nhất võ công" của nhà Nguyễn, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Hải quân Nam Kỳ

    Sau trận này, quân Nguyễn tha hồ tung hoành trên mặt biển, thủy quân tinh nhuệ nhất của Tây Sơn đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Nguyễn Ánh đã bỏ trung lộ mà chuyển sang tấn công biên (mặt biển), dùng thủy quân đánh thẳng vào kinh đô Phú Xuân. Quân Tây Sơn bị hở cánh, hở sườn, nhận hết thất bại này đến thất bại khác. Tâm điểm của chiến trường chuyển từ Quy Nhơn ra các vùng khác như Phú Xuân, Thuận Hóa và kết thúc ở Bắc Hà. Nguyễn Ánh cũng phải trả giá là Võ Tánh (em rể) phải tự vẫn trong thành Quy Nhơn khi vẫn bị Trần Quang Diệu vây khốn. Trong thành Bình Định vẫn còn khu lăng mộ Võ Tánh

    Sau khi Quang Trung mất thì Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng chỉ là những ông tướng thụ động, cháy đâu chữa đó. Những người tài giỏi khác như Ngô Văn Sở thì đã chết trong nội loạn, đấu đá thanh trừng lẫn nhau. Bên Nguyến Ánh thì có rất nhiều người tài giỏi. Võ thì có Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Đặng Trần Thường, Võ Tánh, Lê Chất (hàng tướng từ Tây Sơn). Văn thì có Đặng Đức Siêu, Trịnh Hoài Đức. Ngoài ra còn có các quân sư người Pháp chỉ đạo xây thành Gia Định và Diên Khánh theo kiểu Vauban - mẫu thành hiện đại ở châu Âu lúc đó. Vai trò của thủy quân nhà Nguyễn là rất lớn, đã nối liền Gia Định và Thăng Long thành đế hiệu Gia Long

    Trong những chiến dịch cuối cùng, vai trò của Võ Tánh kìm chân đại quân Tây Sơn ở Quy Nhơn là rất lớn, tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, sớm chấm dứt cuộc nội chiến. Có thơ rằng :

    Quy Nhơn, Võ Tánh quyên sinh
    Đài cao đốt lửa, chiếm thành Tây Sơn
    Lần cập nhật cuối: 21/09/2015
    hoalongtrang, Malogs, gft4691 người khác thích bài này.
  4. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Tiếc là điện ảnh nước nhà kém quá, tài nguyên sử Việt đâu hiếm tích hay...
    Điện ảnh khá hơn thì phần nào bọn nhỏ không dốt sử như giờ
  5. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.288
    Đã được thích:
    2.245
    Tôi thấy sau mở cửa thì lớp nghệ sỹ của mình lụn bại đi thì phải, vài thập kỷ mà không có lấy một nhà văn hoá tầm cỡ nào, đến nỗi cái gì cũng nhờ đến một tay học toán phát biểu ý kiến.
    Trọc phú thì nhiều mà tinh hoa tư sản thì ít, dẫn đến sản phẩm thời đại là văn hoá cũng tủn mủn, lai căng, tăm tối sao đó.
    Malogs thích bài này.
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.645
    Đã được thích:
    2.903
    tran Thị nại này nếu không co sự anh dũng quyết tử của Lê Văn Duyệt thì quân Nguyễn Ánh không thắng nổi đâu, Đại bác bắn như mưa, tướng Võ di nguy bị ăn 1 phát đạn bay đầu, tướng của nhà Nguyễn ông nào cũng khiếp không dám tiến. Lê văn duyệt chém bay đầu ông tướng ra lênh toàn quân tiến lên đốt được thuyền của Tây sơn
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.635
    Đã được thích:
    4.613
    Các loại hỏa khí Tây Sơn đều tầm ngắn cả, lại không bắn được lâu, chỉ cần có máu liều vượt qua được chế áp lúc đầu là ăn.
  8. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.645
    Đã được thích:
    2.903
    pháo nó nổ rầm trời thằng chỉ huy bên cạnh bị ăn một phát đại bác bay mẹ cái đầu tướng thằng nào thằng nấy run như cầy sấy lính thì chết quá nhiều thằng, Gia long thấy chết nhiều quá phất cờ ra hiệu Lê Văn Duyệt lui nhưng ông này máu liều nổi lên quyết tâm xông tới, thấy thằng tướng bên cạnh không dám tiến ông ta lập tức chém bay đầu nhờ vậy mà lòng quân mới quyết tâm tiến lên. Làm gì mà dễ ăn thế?
    Trận này đánh từ đêm hôm 15 mà đến chiều hôm 16 mới thắng. Vũ văn dũng đâu phải hạng xoàng, quân ông ta đông hơn lại được vị thế địa lợi là đánh thủ ở nơi thông thuộc địa thế. nếu không nhờ gió mùa thuận lợi có thể thiêu được thuyền Tây Sơn thì quân Nguyễn Ánh không thắng trận này đâu
    Thiet_Moc_ChanMalogs thích bài này.
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.635
    Đã được thích:
    4.613
    Thì vũ khí của Nguyễn Ánh cũng lởm tương đương, toàn tầm ngắn thôi, nên mới phải đánh xáp lá cà lâu thế. Nhà mình lâu nay nâng bi Tây Sơn quá mức nên nâng tầm lên thành vũ khí hủy diệt, bách chiến bách thắng blah blah blah.

    Đến thời Tây nó đánh vào toàn lựu pháo với súng đạn nhọn, chưa thấy quân nó đâu mà quân mình đã đổ như chuối rồi.
  10. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    face của ông Lê Nguyễn đây, mấy bài về Nguyễn Huệ - Gia Long trôi hơi bị xa, ai quan tâm chịu khó lục lại nhé
    https://www.facebook.com/lenguyenpd?fref=ts

    cuốn sách mới được tái bản của ông:

    [​IMG]

    Trên này có ông nào từng xem bộ truyện tranh Siêu nhân Tây Du chưa nhỉ ? Tôi đọc cùng thời với Hesman, Teppi, khoảng 1997. Nội dung là trái đất bị bọn ngoài hành tinh xâm chiếm, có 1 thằng nó mong ước đc làm đồ đệ tôn ngộ không có phép thuật để đánh tụi này ra khỏi trái đất. Có nhà khoa học chế tạo ra máy thời gian giúp nó quay ngc về quá khứ để gặp TNK, thế nào lại bay nhầm đến tương lai, gặp đượ lũ khỉ ,đánh nhau với chúng, rồi ...bal bla...
    Tôi nhớ mãi mà chưa gặp lại được, hình như là truyện của Nhật
    Ngoài ra đây là bộ tôi còn theo cho tới zờ :P
    http://mangak.net/chu-be-rong-ryuuroden-chap-256/
    có vẻ gần về cuối rồi
    Lần cập nhật cuối: 21/09/2015
    Malogs thích bài này.

Chia sẻ trang này