1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    Theo tôi nên nghỉ cả năm. Quanh năm cờ bạc ăn chơi thế mới sướng.
    Duc___No______________ thích bài này.
  2. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Nghỉ 1-2 ngày thì nói làm gì, vấn đề là nghỉ 1-2 ngày thì éo phải là Tết nữa :D
    Duc___No______________ thích bài này.
  3. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    Mâm ngũ quả ngày Tết: Những điều có thể bạn chưa biết

    Mâm ngũ quả từ xưa đã chiếm một vị trí quan trọng trong ngày Tết của người Việt. Nó được coi là một “sản phẩm văn hóa” hàm chứa nhiều đạo lý và triết lý nhân văn của dân tộc.
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn được đặc biệt coi trọng. Chính vì vậy, bàn thờ ngày Tết luôn là nơi trang trọng nhất. Nó thể hiện niềm tin, sự tôn kính của con người đối với tổ tiên của mình.

    Mâm ngũ quả bắt nguồn từ tư duy Ngũ hành

    “Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ ngày Tết bắt nguồn từ tư duy Ngũ hành. Trên mâm ngũ quả, người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.

    Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: ớt, hồng, táo tây,… Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn roi, mận hoặc lê,… Với hành Mộc, các loại quả màu xanh như táo, phật thủ, bưởi,… rất được ưa chuộng. Màu đen tượng trưng cho hành Thủy. Cuối cùng là màu vàng, tượng trưng cho hành Thổ, thường người Việt bày lên nải chuối để tượng trưng.

    [​IMG]
    Mâm ngũ quả truyền thống bắt nguồn từ tư duy Ngũ hành.

    Đây là quan niệm bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, trong quá trình du nhập về Việt Nam, những nét văn hóa này được người Việt tiếp thu, đồng thời biến đổi, bồi đắp thêm những yếu tố phù hợp với điều kiện địa lý và văn hóa dân tộc.

    “Là đất nước có nền văn minh lúa nước nên tín ngưỡng thờ phồn thực, mưu cầu sung túc luôn thường trực trong tiềm thức mỗi người con đất Việt. Vào dịp Tết Nguyên Đán, tư tưởng này càng thể hiện rõ trên nhiều phương diện”.

    “Riêng với mâm ngũ quả, người Việt có xu hướng chọn những loại quả có nhiều múi, nhiều móng, nhiều mắt, nhiều hạt, như: quả bưởi, quả na, quả phật thủ,… vừa để bổ sung đầy đủ cho Ngũ hành, vừa để phục vụ tư duy cầu mong số nhiều, cầu mong sự đầy đủ, sung túc”.

    Thêm nữa, người xưa thường chọn quả theo thời tiết, mùa màng với suy nghĩ “mùa nào thức nấy”. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, người ta không còn quá phụ thuộc vào thời tiết mà có thể dùng các loại quả trái mùa, tùy vào điều kiện và nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, màu sắc của những loại quả này vẫn liên quan đến Ngũ hành.

    Sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc

    Ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt và đảm bảo đủ 5 sắc màu.

    [​IMG]
    Mâm ngũ quả của miền Bắc.

    Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có mãng cầu, buồng dừa, xoài,… Các loại quả này khi kết hợp lại, đọc chệch âm đi sẽ thành “cầu vừa đủ xài”. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Đây cũng có thể coi là một yếu tố thêm thắt, thay đổi để phù hợp với tư duy người Nam Bộ.

    Sự khác biệt này trước hết bắt nguồn từ yếu tố địa lý, khí hậu. TS. Đinh Đức Tiến lý giải: “Ở miền Nam, khí hậu nóng hơn nên các loại hoa quả cũng dồi dào, phong phú hơn về số lượng, chủng loại. Thậm chí, người miền Nam còn dùng nhiều loại hoa quả tạo thành hình rồng, phượng, làm nên mâm ngũ quả rất hoành tránh. Nhưng ở miền Bắc, cây trái bị ảnh hưởng nhiều bởi mùa màng nên không phong phú được như miền Nam”.

    [​IMG]
    Mâm ngũ quả miền Nam thường có mãng cầu, buồng dừa, xoài,..

    Thêm nữa, cả hai miền Nam, Bắc đều có sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Nhưng ở miền Bắc, do có sự níu giữ truyền thống nhiều hơn nên mâm ngũ quả không có nhiều khác biệt. Còn đất phương Nam có nhiều dân di cư nên tư tưởng về văn hóa cũng cởi mở, thoáng hơn. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả của người miền Nam phong phú hơn miền Bắc.

    Việc lựa chọn ngũ quả tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng vùng miền, gia đình. “Đã lên bàn thờ tổ tiên, người Việt nên giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống: trên mâm ngũ quả nên có bưởi hoặc phật thủ. Thêm nữa, các loại quả sử dụng trên mâm ngũ quả nên là loại quả sạch, tươi tắn và có mùi thơm”.
    Duc___No______________hoalongtrang thích bài này.
  4. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Không nhất thiết phải nghỉ dài cả chục ngày. Nghỉ 2, 3, 4 ngày cũng ok.

    Hợp lý hơn là số ngày nghỉ của người lao động, ví dụ 1 năm 1 người được 20 ngày nghỉ ngoài nghỉ lễ tết. Số ngày nghỉ đó họ có thể lấy lúc nào cũng được. Như vậy cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí cũng đỡ quá tải, tắc nghẽn, hiệu quả cao hơn, vì người lao động có thể lấy ngày nghỉ của họ vào các thời gian khác nhau, thay vì cả đất nước di chuyển, nghỉ chung một đợt dài như hiện nay.
    Duc___No______________ thích bài này.
  5. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Mới đọc thấy nói ông Triều cũng nghỉ Tết dài như ở Vịt (Hàn thì ko biết thế nào). Thái hay Mông Cổ chỉ nghỉ có 3 ngày thôi (Tết của nó vào ngày khác ko giống mình). Hình như đa số đều nghỉ ngắn. Có lẽ Vịt cũng nên cắt bớt ngày nghỉ đi thôi chứ 8-10 ngày là rất trì trệ!
    Duc___No______________ thích bài này.
  6. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Tôi nhớ 1 nước ở châu Âu (Thụy Điển thì phải ?) còn nghỉ tới 20 ngày trong 1 năm
    Nghỉ nhiều, sau đó đi làm sẽ có hiệu quả cao hơn
    Duc___No______________ thích bài này.
  7. khaile

    khaile Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    594
    Nghỉ Tết thì đúng thôi, Tết Tây hay Ta gộp vào tách ra thì cũng OK, nhưng quan trọng là, nghỉ ra nghỉ làm ra làm.
    Chứ nghe những câu này thì đừng hỏi vì sao tức cành hông:
    - 1 năm em mới về 1 lần (hoặc cả năm mới có 1 cái Tết), nên em muốn nghỉ nhiều nhiều tý.
    - Qua Rằm em mới đi làm lại được.
    - Em còn phụ ba mẹ và gia đình em cái blah blah blah
    - Tết là dịp nghỉ ngơi nạp lại năng lượng ... (làm như cả năm làm 350 x 24 không bằng)
    Duc___No______________halosun thích bài này.
  8. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    Hóa chân hương ngày Tết thế nào cho đúng?

    Theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam, các gia đình thường tiến hành lau dọn ban thờ và hóa chân hương mỗi dịp Tết đến.

    Tuy nhiên, làm thế nào cho đúng vẫn là điều không phải ai cũng rõ.

    Mỗi dịp năm hết Tết đến, các gia đình thường tiến hành lau dọn ban thờ. Đây là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ.

    Thông thường có 2 thời điểm nên lau dọn và tiến hành hóa chân hương, đó là trước lễ cúng Táo quân chầu trời hoặc nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ dọn dẹp bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp).

    [​IMG]
    Ban thờ cần được lau dọn sạch sẽ và tỉa chân nhang gọn gàng. Ảnh minh họa.

    Gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và chuẩn bị hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên và thần linh biết rằng gia chủ chuẩn bị dọn dẹp ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh đi nơi khác một thời gian để con cháu lau dọn.

    Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.

    Về nguyên tắc chúng ta chỉ nên di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không nên xê dịch. Khi lau bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.

    Sau khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương đã tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung.

    Theo quan niệm mới hiện nay, các gia đình có thể tiến hành lau dọn ban thờ sạch sẽ và tỉa chân hương gọn gàng cho nơi thờ cúng được trang nghiêm, thanh tịnh mà không nhất thiết phải chờ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch như dân gian. Điều quan trọng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

    Ngày nay, không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ theo phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.

    Phần quan trọng nhất là bàn thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được. Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ theo phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.

    Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

    Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

    Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

    Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.

    Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

    Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt; cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.

    Trên đây là tập tục của người xưa ghi chép lại trong các thư tịch cổ, những công việc tỉ mỉ khi chăm sóc bàn thờ gia tiên cũng là cách để tăng thêm phần không khí ngày Tết. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên không hẳn tất cả những tập tục trên còn phù hợp. Xin nêu lại tập tục cổ nhân như một cách để bạn đọc tham khảo, thêm phần hiểu biết về phong tục tập quán của người xưa trong những ngày xuân đang tới với hi vọng mọi người sẽ gặp những may mắn mới, thành công mới.

    Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?

    Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất.
    Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.

    Thần Phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên.

    [​IMG]
    Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet.
    Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.

    Quan niệm phong thủy thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.

    Sắp đặt ban thờ theo phong thủy
    Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.
    Bàn thờ thần Phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.

    Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.

    Ban thờ có thờ chung thần Phật và bài vị tổ tiên thì thần Phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.

    Tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần Phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát

    Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.

    Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.

    Số lượng thờ thần Phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
    Bát hương thờ thần Phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: thờ Phật và Quan Âm chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.

    Lưu ý những điều cấm kỵ trong sắp đặt bàn thờ
    Người xưa quan niệm có rất nhiều cấm kị tại vị trí đặt ban thờ: Không được dựa vào trụ nhà, không được có cửa sổ bên cạnh...
    Ban thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.

    Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.

    Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt. Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.

    Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.

    Nếu ban thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải, nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn sơn đỏ để tránh tranh chấp nhau.

    Ban thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho rằng ban thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu ban thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.

    Ban thờ không được xung với đường đi: Ban thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.

    Ban thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu ban thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà gặp nhiều bệnh tật đau đớn.

    Nếu ban thờ đối diện với nhà bếp dễ khiến nguời trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đặt đối diện với cầu thang, chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn đổ máu. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
    Ngày Tết là thời điểm quan trọng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết và cũng không được phép quên trang hoàng nơi thờ cúng. Công việc này thông thường bắt đầu từ ngày 23/12 âm lịch, thời điểm tiễn táo quân lên thiên đình bẩm báo công việc ở hạ giới trong năm theo phong tục Việt Nam.

    Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
    Mâm ngũ quả được mỗi gia đình bày trên ban thờ vào dịp Tết không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ đến tổ tiên và thần linh mà còn là sự gửi gắm ước nguyện một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.
    Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.

    Còn lý do nên chọn 5 loại quả có màu sắc khác nhau bởi lẽ nó thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương mang về kính lên tổ tiên. Nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.

    [​IMG]
    Mâm ngũ quả gần 10 loại quả được bày biện đẹp mắt cùng với đôi dưa hấu có 4 chữ “Vạn sự - Như ý” được khắc chữ tỉ mỉ và tinh tế.
    Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

    Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.

    Các loại quả thường được trọng dụng như: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi,…. Đều là những thứ quả đặc trưng với khí hậu của miền Bắc.

    Quả phật thủ - bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình, hoặc bưởi: mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim

    Quả chuối: tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc

    Quả sung hoặc quả mây: tượng trưng cho sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ

    Quả quất, quả hồng: biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa

    Quả lê hoặc dưa lê: tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy

    Ngoài ra, có thể chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.

    Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung

    Miền Trung ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm.

    Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

    Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

    Mâm ngũ quả của miền Nam tuy không được bày, bố trí theo quan niệm ngũ hành nhưng cũng có những kiêng kị nhất định. Miền Nam tuyệt đối không chọn chuối để bày vì nó phát âm khá giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó và không may mắn.

    Quýt cũng là loại quả cấm kị vì có câu “quýt làm cam chịu” hay lê, táo được coi là “lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại”.

    Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “Cầu - Sung - Vừa - Đủ - Xài”.

    Ngoài những mâm ngũ quả được bày biện theo truyền thống thì hiện nay nhiều mâm ngũ quả được trang trí cách điệu, theo phong thủy với những họa tiết, bài trí sống động và không kém phần độc đáo.

    Bảo quản và lựa chọn quả

    Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

    Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, thường được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn.

    Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.

    Có cây cảnh này ngày Tết, chẳng khác trồng vàng trong nhà
    Tết Đinh Dậu 2017 gia đình bạn nên trồng cây cảnh nào cho hợp với gia chủ để tăng tài hút lộc về?

    Theo phong thủy, có nhiều loại cây cảnh mang lại may mắn và tài lộc, sức khoẻ của gia đình. Cây đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể trị bách quỷ, biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Khi đón năm mới, nên trồng đào trước cửa nhà. Cây quất thường được dùng để trang trí nhà ngày Tết. Nên chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

    Cây lựu

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Cây lựu thích hướng về ánh nắng mặt trời, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cộng với màu đỏ của trái, thạch lựu cảnh rất đẹp để trang trí cho căn nhà. Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, nhiều người tin rằng nếu có loại cây này, tin tốt lành sẽ đến.

    Cây mận

    Vài năm gần đây, cây mận (hay còn gọi là cây doi) được đưa vào trồng cảnh. Trái cây màu đỏ, như mang đến lộc, vận may cho gia chủ.

    Biểu tượng này tượng trưng cho những may mắn lớn, sự hòa hợp giữa các thành viên trong nhà, hoặc công ty, và quan trọng hơn nữa – nó còn tăng cường vận may về tài chính cho gia đình hoặc công ty.

    Cây quất

    Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”, cây quất thường được chọn để tranh trí trong nhà vào ngày Tết. Người ta thường chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng đều, sai quả thể hiện sự phù trú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Năm Đinh Dậu 2017 thuộc cung Chấn, hành Mộc, gia chủ tuổi Dậu "chơi" cây đào, quất cũng thuộc về Mộc sẽ “thi giã mục ca”, nghĩa là "muốn thành công thì ra giữa trời đất ca hát". Đối với gia chủ tuổi Dậu, cây cối mùa xuân để ở trong nhà sẽ làm cho gia chủ "ra giữa đất trời ca hát", thành công trong mọi việc.

    Tuy nhiên, chuyên gia phong thuỷ lưu ý, gia chủ tuổi Dậu chỉ nên đặt đào, quất trong nhà khoảng 3 tháng mùa xuân, nếu đặt lâu dài có thể trở thành “nông cạn”, ví như cây cảnh trong nhà thì “nội thất thành ngoại thất”, con người gia chủ sẽ cảm thấy sốt ruột và chỉ muốn ra ngoài đường chứ không muốn ở nhà.

    Hoa Trạng nguyên

    Hoa Trạng nguyên thường nở nhiều vào dịp cuối năm vì vậy loại hoa này được sử dụng để chơi Tết là rất lý tưởng. Màu đỏ thắm của hoa Trạng nguyên thể hiện cho sự may mắn và phát tài, phát lộc. Loài hoa này hợp với những người tuổi Ngọ, Mùi, Sửu, Thân.

    Cây sung

    Cây sung lại mang mong muốn có sự sung túc, tròn đầy. Nhiều gia đình thay vì chọn các loại cây quen thuộc, mua chậu sung cảnh làm đẹp cho không gian sống. Vì thế đây cũng là một loại cây cảnh phù hợp để trưng bày dịp Tết Đinh Dậu.
    Duc___No______________ thích bài này.
  9. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.689
    Đã được thích:
    7.188
    Mỹ tuỳ cty chứ không phải chỗ nào cũng giống nhau. Phần lớn cty tư nhân nghỉ Giáng sinh 2 ngày, Tạ ơn 2 ngày, còn lại tết tây và các ngày lễ khác 1 ngày.
    Tổng cộng các ngày lễ trong 1 năm của nó chừng 10-15 ngày tuỳ công ty. Cty tư nhân chừng 10-12 ngày, công sở nhà nước hoặc tổ chức trực thuộc liên bang (ví dụ như bưu điện) được 12-15 ngày.
    Duc___No______________ thích bài này.
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    E đọc báo thấy bẩu Tàu có 2 kì nghỉ lớn: Tết truyền thống và lễ Quốc Khánh, mỗi kì nghỉ 1 tuần, vậy mà hiệu quả lao động của Tàu thì chắc không phải bàn cãi nữa, giờ nó là 1 trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới rồi.

    Đổ thừa tại nghỉ dài ngày nên kinh tế kém thì khá buồn cười.

    Các bác có thể cung cấp thêm thông tin hay không chứ ở tấm hình này nói là Mỹ nó nghỉ Lễ cũng tầm 10 ngày chứ đâu phải chỉ có 2 ngày như bác nào nói phía trên nhỉ?

    [​IMG]
    Duc___No______________ thích bài này.

Chia sẻ trang này