1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Duc___No______________ thích bài này.
  2. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.689
    Đã được thích:
    7.188
    Không biết bác đang nói tôi hay ông megaidep, nhưng mà tôi có ghi rõ ràng mà:

    "Tổng cộng các ngày lễ trong 1 năm của nó chừng 10-15 ngày tuỳ công ty. Cty tư nhân chừng 10-12 ngày, công sở nhà nước hoặc tổ chức trực thuộc liên bang (ví dụ như bưu điện) được 12-15 ngày."

    Chứ còn nói 10 ngày liên tù tì như ở VN thì không có đâu, dù là Giáng sinh hay gì gì nữa.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    vừa xem lại là bác megaidep, e hiểu nhầm là ở Mỹ chỉ đc nghỉ Lễ 2 ngày
  4. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Tui có con bạn lấy chồng Đài Loan (nhưng mà nghèo). Bình thường mọi năm gần Tết là nó xin làm tăng ca ở CTY để kiếm thêm tiền về VN chơi. Năm nay nó ko kiếm được tiền để về chơi. Nó khóc nói là năm nay Đài nó rất chặt, cấm CTY cho công nhân làm thêm giờ. Bên các nước phát triển luật lao động kinh thật!
  5. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Tình trạng của tui Tết này đây :((

    [​IMG]
    Duc___No_______________ thích bài này.
  6. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    Lễ cúng giao thừa là một nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, chính vì thế mỗi một mùa xuân về là các gia đình thường thực hiện cúng đêm giao thừa.

    Nghi thức cúng đêm giao thừa chuẩn nhất


    Lễ cúng giao thừa là một nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết của người Việt ta.

    Cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ Trừ Tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ". Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua”.

    [​IMG]
    Cúng đêm giao thừa mỗi vùng có cách cúng khác nhau (Ảnh minh họa).

    Theo tục lệ cổ truyền, giao thừa được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà".

    Tùy theo vùng miền, địa phương mà có cách cúng giao thừa khác nhau.

    + Nếu ở vùng quê miền đồng bằng Bắc Bộ người dân thường cúng vào thời gian vừa bước sang giờ Tý tức hơn 12h đêm 30 tháng Chạp và lễ cúng giao thừa gồm 2 lễ khác nhau. Đối với gia đình có cây hương ngoài trời cần thắp hương và cúng ngoài sân trước cây hương.

    + Còn ở thành phố chật chội hoặc những căn hộ chung cư, nhà tập thể không có cây hương có thể làm lễ trước ban thờ thần linh của gia đình. Thông thường chủ sự thường thắp 15 nén hương cắm vào bát hương (số 15 tượng trưng cho con số của trời đất giao hoà ) và 5 nén hương vào mâm lễ rồi khấn thành tâm.

    Lễ vật cúng đêm giao thừa

    Mỗi một gia đình sẽ có cách cúng giao thừa khác nhau. Tuy nhiên, lễ vật cúng giao thừa thông dụng gồm những lễ vật sau:


    [​IMG]
    Lễ vật cần có đêm giao thừa (Trong ảnh: Mâm cúng đêm giao thừa ngoài trời của một gia đình gốc Hà thành).

    + Một mâm xôi gà, đĩa ngũ quả, bánh kẹo, hộp mứt, bánh chưng

    + 10 bông hoa cúc vàng (có thể thay bằng hoa Hồng hoặc Huệ)

    + Chè thuốc

    + Đĩa gạo muối

    + Chai rượu được rót ra 5 chén, bát nước, 5 cốc nến

    + Một bộ mũ quan đại vương hành khiển (hàng mã)

    + Tiền vàng...
    Duc___No_______________ thích bài này.
  7. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    Mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại hối hả dọn dẹp, bài trí ban thờ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Sau đây là 6 vật phẩm bắt buộc phải có trên ban thờ mà gia chủ phải lưu ý.

    Với người Việt, không gian thờ tự là nơi thiêng liêng bậc nhất, nơi thể hiện tình cảm giữa các thế hệ và sự tôn nghiêm trong gia đình. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại hối hả dọn dẹp, bài trí ban thờ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

    Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu cách bày biện ban thờ như thế nào cho đúng, cho đủ. Trên ban thờ cần phải có đủ 6 vật phẩm sau: Nhang, đăng, quả, thực, nước, hoa.

    1. Nhang (hương)

    Nhiều người thường thắc mắc, trong một gia đình nên có bao nhiêu bát nhang (bát hương)? Khi nào thì nhổ chân nhang? Cách thắp nhang thế nào cho đúng? Và ý nghĩa của việc làm này?

    Một gia đình chỉ nên có một hoặc ba bát nhang. Nếu gia đình có hai ban thờ thì nên có hai bát nhang nhưng cố gắng càng ít càng tốt. Bởi vì bát nhang chỉ là vật để cắm nhang, nhang dùng để thể hiện tâm thành của mình mà thôi.

    Thông thường người dân sẽ đợi đến ngày 23 tháng Chạp để hóa chân nhang. Tuy nhiên, thực tế không cần phải như vậy. Bởi khi thắp nhang, hương là phần tinh túy, chân nhang và tàn nhang giống như phần thừa. Thế nên, khi bát hương nhiều chân nhang, người dân có thể nhổ bỏ. Khi nhổ chân nhang, người dân không cần thắp nhang mà chỉ cần khấn: “Con lạy thần thổ công, lạy các cụ, hôm nay cho con được bao sái (tức dọn dẹp ban thờ)”. Người nào kĩ tính hơn có thể dùng nước gừng vẩy vào bát nhang để thể hiện cho sự thanh tịnh.

    Khi thắp nhang, người dân thường thắp 3 nén nhưng lưu ý là không nên cắm chụm lại. Bởi ba cây nhang biểu tượng cho quá khứ - hiện tại – vị lại. Cây nhang thứ nhất thắp cho các cụ tổ tiên, tiền tổ đã mất trong đời quá khứ. Cây nhang thứ hai cầu cho đời bình, cho con cháu hiện tại được mạnh khỏe. Cây nhang thứ ba cầu cho cháu chắt tương lai được duy trì và tiếp nối.

    2. Đăng (đèn)

    Trong đời sống hiện đại, nhiều hộ gia đình hay sử dụng nến hoặc đèn điện để thắp sáng ban thờ. Tuy nhiên thì việc này không nên và người dân nên để một đôi đèn dầu trên ban thờ.

    Đèn dầu biểu tượng cho đèn lửa – đại diện cho trí tuệ truyền đời. Nếu hai cây đèn thắp ở chùa thì một cây đại diện cho trí tuệ Phật, một cây đại diện cho trí tuệ chúng sinh. Hai cây đèn ở ban thờ, một cây đại diện cho trí tuệ của tổ tiên, một cây đại diện cho trí tuệ con cháu tại thế. Tất cả đều bình đẳng, tiếp nối nhau đời đời.

    [​IMG]
    Bày biện ban thờ gia tiên là việc làm quan trọng của mỗi gia đình

    3. Quả

    Nhiều người hay thắc mắc hoặc tranh cãi về những loại quả nào sẽ được bày biện trên ban thờ tổ tiên. Mâm ngũ quả vốn bắt nguồn từ câu chuyện Phật giáo.

    Cụ thể đó là 5 loại trái cây mà các tì khưu phải nấu chín hoặc gọt vỏ mới được ăn. Đó là: 1: Loại quả có hạt như táo, hạnh, đào, mận … 2: Loại quả có da như dưa, lê, dâu … 3: Loại quả có vỏ như dừa, hồ đào, thạch lựu … 4: Loại quả có vỏ sần sùi như tùng, bách, tô nhẫm … 5: Loại quả có góc cạnh như ấu, các loại đậu lớn nhỏ …

    Năm loại trái cây trên đây vốn được dùng để cúng dâng trong pháp hội Vu lan bồn, sau dùng để cúng trong nghi lễ thờ Phật, rộng ra, trong lễ tiết cúng tế nói chung.

    Người dân có thể cúng quả gì cũng được miễn sao gia chủ thành tâm muốn cúng dường chư thánh thần và tổ tiên. Điều quan trọng là khi thực hiện việc này, tâm phải thanh tịnh thì đồ cúng mới thanh tịnh.

    4. Thực

    Thực được hiểu theo hai nghĩa là đồ cúng (gồm đồ chay và đồ mặn) và tấm lòng thành thực khi dâng cúng đồ ăn lên tổ tiên. Tuy nhiên, việc bày biện đồ cúng cần phải được lưu ý những điểm sau:

    Thứ nhất, ban thờ là chỗ các cụ về nghỉ ngơi nên người dân không nên bày đồ mặn trên đó. Ban thờ chỉ nên bày xôi, chè hoa quả thôi.

    Thứ hai, với những gia chủ muốn cúng đồ (cả đồ chay và đồ mặn) thì nên bày trên một chiếc ghế đặt dưới ban thờ.

    5. Nước

    Nước biểu tượng cho sự gột rửa, thanh lọc và thanh tịnh. Trên ban thờ, người dân nên đặt hai chai nước hoặc hai chóe nước nhỏ hai bên.

    6. Hoa

    Nhiều người cũng thường tranh cãi nên bày hoa gì trên ban thờ? Tuy vậy, người dân có thể bày những loại hoa mình thấy đẹp nhất (bất kể là hoa gì) lên ban thờ tổ tiên. Vì đó là những loại hoa mình thấy đẹp nhất nên việc cúng dường thánh thần, tổ tiên cũng có ý nghĩa nhất.

    Duc___No_______________ thích bài này.
  8. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    Văn khấn Lễ Tất niên chiều 30 Tết là nghi thức tiễn năm cũ và là khoảnh khắc sum họp thiêng liêng của mỗi nhà. Dưới đây là bản văn khấn Lễ Tất niên chuẩn nhất.

    Lễ Tất niên không chỉ là nếp sống tâm linh của người Việt, mà còn là thể hiện tấm lòng thành của con người đối với tổ tiên, trời đất. Lễ Tất niên tại gia thường được tiến hành vào chiều 30 Tết.

    Trước khi tiến hành lễ này, các gia đình lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa cho tươm tất.

    Ngoài bài văn khấn Lễ Tất niên, người ta còn chuẩn bị mâm lễ cúng Tất niên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)... Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

    [​IMG]
    Đọc văn khấn Lễ Tất ngày 30 Tết là nghi thức tiễn năm cũ, cầu mong bình an cho năm mới

    Dưới đây là bài văn khấn Lễ Tất niên 2017

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Kính lạy:

    - Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

    - Ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần.

    - Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

    - Các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

    - Chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại.

    Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ..............(2)

    Tín chủ (chúng) con là:..................................................................................

    Ngụ tại:........................................................................................................

    Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

    Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

    Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

    Cẩn cáo.

    Duc___No_______________ thích bài này.
  9. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    khấn thì khấn Nam Mô A Di Đà Phật (nương tựa vô lượng quang Phật)
    lạy thì lạy thần nào đấy
    có vẻ gì đó nó mâu thuẫn
    trước giờ gia đình tôi chưa từng khấn như vậy, chỉ đơn giản là kính mời ông bà tổ tiên về thăm gia đình
    Duc___No_______________ thích bài này.
  10. ongtrumdatquang

    ongtrumdatquang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2013
    Bài viết:
    2.118
    Đã được thích:
    1.322
    Các cụ đã chuẩn bị Tết đến đâu rồi. Quê em 30 Tết còn mưa lạnh, nhìn cảnh mà buồn quá :((:((:((:((
    Duc___No_______________ thích bài này.

Chia sẻ trang này