1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 1):
  2. obafemi_martin,
  3. Namdinh80
  1. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Tôi nghe nhiều mà, từ Kiều Hưng đến Phan Muôn, Vũ Dậu...toàn lớp cựu trào. Nhạc ngày trước chơi cũng loảng xoảng nhưng nghe thấm, không hoà âm phối khí hiện đại mà trơn trượt đi đâu như bây giờ.
    Tới đây mua nhà ổn định kiểu gì cũng làm bộ băng cối Akai về nghe cho sướng mới được.
  2. bong3877

    bong3877 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    1.669
    Nhạc xưa nhiều bài phối hay chứ mặc dù chất lượng âm thanh thua xa bây gìơ. Hơn nữa hồi xưa ca sĩ chỉ dc thu 2 đến 3 lần và ko có công nghệ sửa từng câu hát như ca sĩ bây gìơ. Về nam thì có bác Trần Khánh, Kiều Hưng là đầu bảng. Dưói có bác Quý Duong, dưói chút nữa có Tiến Thành, Ngọc Tân, Trung Kiên. Nữ thì đầu bảng là Thanh Huyền, Lê Dung, Bích Liên.
    _Duc___No____________ thích bài này.
  3. hungxongbeng

    hungxongbeng Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2016
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    308
    Dạo này em thấy nhiều người để nhạc chờ bài thời hoa đỏ Thái Bảo hát
    _Duc___No____________ thích bài này.
  4. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    _Duc___No____________ thích bài này.
  5. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39077801

    Theo bài báo này thì em Hương từng làm ở bar seventeen, có nhiều bạn là người Hàn và Triều Tiên, hay đi chơi với chúng nó. Không ngờ bị nó lừa cho vố này đau quá.
    _Duc___No____________ thích bài này.
  6. bong3877

    bong3877 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    1.669
    Ngu thì chết thôi bác ơi. Cuối cùng vịt cũng sánh vai với các cường quốc năm châu đúng như di nguyện năm xưa
    _Duc___No____________ thích bài này.
  7. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.691
    Đã được thích:
    7.188
    Phải, đúng rồi bác. Đời Ngọc Tân khổ. Tài giỏi, kể từ đi hát cho tới làm ăn, nhưng khổ.
    --- Gộp bài viết: 03/03/2017, Bài cũ từ: 03/03/2017 ---
    Em Hương nhà mình có vẻ như bị cả hai bọn Mã + Triều thí tốt thì phải.

    Bọn Triều thì sau khi xong xuôi không tìm đường cho em ấy thoát ngay. Mịe nó bỏ mặc em Hương ở lại chẳng biết làm gì đành phải ra sân bay tự tìm đường. Gặp đúng ngay hiện trường tội phạm thì nó bắt chứ chẳng lẽ thả cho đi.

    Còn bọn Mã thì gặp lũ Bắc Hàn cứng quá chả làm gì được đành đem hai em gái ra tế thần. Có cái thằng Bắc Hàn cũng thả cho nó đi, còn hai đứa con gái này nó biết đếch gì đâu lại đem ra xử. Cho dù nó nhận tiền nhưng chắc gì nó đã biết chất đó độc cỡ nào. Giờ xong chuyện mình mới biết nó độc khủng khiếp như vậy, chứ trước khi vụ việc xảy ra thì bố ai mà biết, huống gì hai em gái lơ ngơ này. Tôi nghĩ nó bị lừa hay ít nhất là bị phỉnh ("em xoa dầu dằn mặt thằng anh kia hộ anh mai anh dẫn đi Singapore chơi"), chứ biết đâu giờ bọn Mã nó chẳng túm được bọn đầu sỏ nó đem cả hai ra làm gương tế thần.
    _Duc___No____________ thích bài này.
  8. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    Các bác nặng lòng với nhạc đỏ và thời bao cấp xa vắng nhỉ. Em không ngờ đấy.

    Thời em bắt đầu biết biết một tí là thấy no đủ rồi xã hội cũng bắt đầu văn minh lên năm 96 97 gì đấy nhà cũng mua được con Dream cao đi.

    Chả hiểu sao tình cảm của em về văn hoá nước nhà nó nhạt nhoà thế em không thích bất cứ cái gì dính dáng đến thời cách mạng kể cả nhạc nhẽo hay thơ văn
    _Duc___No____________ thích bài này.
  9. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.763
    Đã được thích:
    1.525
    Có người thích nhạc đỏ, có người lại thích nhạc vàng, he he :

    http://www.nguoiduatin.vn/ban-nhac-vang-duy-nhat-duoc-luu-hanh-sau-giai-phong-ky-2-a35367.html

    Bản nhạc vàng duy nhất được lưu hành sau giải phóng

    Trước 30/4/1975, miền Nam có đến hàng ngàn bản nhạc được phổ biến, các tác giả mỗi người đều chọn cho mình một cách viết. Tuy nhiên, hầu hết các nhạc sĩ ở miền Nam lúc đó đều còn rất trẻ, thiếu thông tin về cuộc CM của dân tộc

    Thanh niên lớn lên ở vùng địch tạm chiếm, họ không có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tham gia quân giải phóng chiến đấu cứu nước. Họ không còn con đường nào khác, bị bắt buộc gia nhập vào quân đội VNCH.

    Thường những nhạc sĩ thời ấy chỉ “đi lính” cho có lệ, rồi lo lót để được ở Sài Gòn hoạt động âm nhạc. Sau ngày giải phóng, tất cả những tác giả có tên trong quân đội cũ đều là những người phải đi học tập cải tạo, và nhạc của họ thì không được phép lưu hành.

    Như nhạc của Trần Thiện Thanh, anh là một hạ sĩ quan, nhưng hoạt động chính là một nhạc sĩ. Anh có nhiều bản nhạc lệch lạc viết về người lính VNCH, như những bản “Người ở lại Charlie”, “Anh không chết đâu em”, “Mùa xuân lá khô”, và anh cũng chính là ca sĩ ca nhạc của mình sáng tác thành công nhất. Anh cũng có rất nhiều bản viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương nhưng những bản nhạc đó cũng bị cấm sau 30/4/1975.

    Anh bị cấm hoạt động trên mọi lĩnh vực về âm nhạc, mãi cho đến năm 1984 anh mới được phép hoạt động trở lại, bản nhạc “Chiếc áo bà ba” rất nổi tiếng của anh được viết trong khoảng thời gian này.

    Cũng có những soạn giả không tham gia vào quân đội Sài Gòn nhưng có làm việc cho chính phủ cũ, nhạc của họ cũng bị cấm do có nhiều bản nhạc lệch lạc như các bản: “Chuyến đò vĩ tuyến” “Nắng đẹp miền Nam” của nhạc sĩ Lam Phương, với Trúc Phương thì có những bản “Đò chiều”, “Tàu đêm năm cũ”...

    Có những bản nhạc rất trong sáng, rất dễ thương, viết về những kỷ niệm của thời học sinh như những bản “Nỗi buồn hoa phượng” của Thanh Sơn, bản” “Niên học sau cùng” của Hàn Sinh cũng bị cấm, nói chung các dòng nhạc được viết trước ngày 30 tháng 4.

    Hầu hết đều bị cấm vì không dính dáng đến thời cuộc thì cũng bị xếp vào loại nhạc ủy mị, “nhạc vàng” mà nhạc vàng là nhạc gì, xa xỉ như kim loại vàng hay vàng úa như lá vàng mùa thu, chưa có ai định nghĩa rõ ràng.

    Chỉ có một tác giả duy nhất, Hoàng Phương, anh không dính dáng đến quân đội Sài Gòn, không làm việc cho chế độ cũ, anh chỉ viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương và nhạc của anh đã được phép lưu hành, trong đó bản “Hoa Sứ nhà nàng” là loại nhạc trữ tình, “nhạc vàng”, “nhạc sến” mà sau 30 tháng 4 nó được phép lưu hành ở Sài Gòn.

    Phải nói là, trước ngày giải phóng, đời sống âm nhạc ở miền Nam cực kỳ phong phú, từ giới bình dân đến trí thức, ai cũng có thể chọn những bản nhạc thích hợp với “gu” của mình. Giới trí thức thì chọn dòng nhạc slow, boston của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Dương Thiệu Tước… ai thất tình triền miên thì kiếm nhạc của Đỗ Lễ, Vũ Thành An, … giới bình dân thì chọn dòng nhạc bolero, habanera, ballade của các tác giả Hoàng Phương, Trúc Phương, Lam Phương…

    Dễ dãi hơn nữa thì tìm nhạc của Vinh Sử, Cô Phượng… còn người nào phản chiến, coi cuộc chiến là sự ô nhục, huynh đệ tương tàn thì tìm các “Ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn (sau 30/4 Trịnh Công Sơn cũng gặp nhiều rắc rối bởi “ca khúc da vàng” của anh).

    Ai cũng có thể ca hát, từ đồng quê ruộng rẫy đến thị tứ phố phường, mọi lúc mọi nơi, sáng trưa chiều tối, đám giỗ, đám cưới, đám tang, chỗ nào cũng nghe ca hát, hát có đờn có trống cũng có, vừa đi vừa hát nghêu ngao một mình cũng có...

    Và rồi, những bản nhạc ăn vào máu vào thịt của tầng lớp mê ca hát, đùng một cái bị cấm nghe, cấm hát thì hỏi làm sao mà không buồn cho được. Đây là khoảng thời gian mà nhạc phẩm “Hoa sứ nhà nàng” lên ngôi “nhạc đế”, bản nhạc dễ học, dễ ca, những lời trong bài hát dễ nhớ - bản nhạc điệu bolero (thập niên 60, 70 – thời cực thịnh của dòng nhạc bolero), âm giai chính, cung rê thứ, tiết tấu của bản nhạc không có gì phức tạp, ai cũng có thể ca.

    Hồi đó, trong những đám cưới ở thôn quê, buổi tối thường hay tổ chức văn nghệ, điện chưa có, người ta thắp sáng bằng đèn măng-xông, thanh niên nam nữ kê những cái bàn cho gần lại với nhau.

    Rồi rượu trà, rồi ca hát, ngày xưa nghèo, nhạc cụ ngon lành lắm cũng chỉ lèo tèo được hai cây đàn thùng, một tân và một cổ, những bài ca cổ thời mới giải phóng không nhiều lắm, nhưng dầu sao cũng đỡ, cũng có cái mới, cái lạ để mà ca, “Cô gái tưới đậu” , “Chuyến xe Tây Ninh”, “Dòng sông quê em”...

    Là những bài ca cổ chủ lực của hồi mới giải phóng, các tay chơi cổ còn chơi một số trích đoạn của những tuồng cải lương “Lan và Điệp”, “Đời cô Lựu”… của soạn giả Trần Hữu Trang, đôi khi họ xé rào chơi luôn “Đêm lạnh chùa hoang” hay “Tướng cướp Bạch Hải Đường” cũng không ai nói gì. Nói chung, trào lưu ca cổ sau ngày giải phóng cũng không có gì thay đổi lớn.

    Còn về tân nhạc, như đã nói, nhạc cũ thì bị cấm, còn nhạc mới thì lạ lẫm, thanh niên thời ấy chưa tiếp thu được nhiều, phong trào văn nghệ quần chúng tuy có rộng rãi nhưng đó là nhạc hùng, kêu gọi thanh niên xuống đường tranh đấu, kêu gọi toàn dân đứng lên phá tan xích xiềng nô lệ.

    Trong tiệc cưới hỏi mà kêu gọi thanh niên xuống đường, kêu gọi toàn dân đứng lên hoài, riết rồi nghe cũng quen, nhạc mới, những bản dễ ca thì không nhiều, như bản “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” hay “Vàm Cỏ Đông”, những bản nhạc này hồi đó thanh niên cũng thuộc lòng để có dịp đem ra trình diễn.

    Và nhạc phẩm “Hoa sứ nhà nàng” là bản “nhạc vàng” sau ngày 30/4 còn sót lại, thanh niên nam nữ tuổi mới vào yêu ai cũng thích, dễ ca, dễ nhớ, ai không thuộc thì nhờ bạn bè chép cho để có mà ca mà hát với bạn bè.

    “Hoa sứ nhà nàng” là nhạc phẩm không thể thiếu trong những tiệc vui, trong những lần họp mặt, sau vài tuần rượu “chén đệ chén huynh”, tất cả đám thanh niên đều muốn mình là ca sĩ, “nghệ sĩ” so lại dây đàn, ai đăng ký trước ca trước, người nào đăng ký trễ ca sau, đơn ca, rồi song ca “Đêm đêm ngửi mùi hương …”.

    Suốt cả chương trình, thôi thì, ai gõ đũa được thì gõ đũa, ai đánh được muỗng thì...cắccắccắc…cắc cum…cắc cùm…cắc cum.. Đám thanh niên khi đã ngà ngà say, “Hoa sứ nhà nàng” không còn được đơn ca hay song ca nữa, tất cả đều trở thành ca sĩ, mỗi người một chất giọng... Họ nhắm mắt, say sưa luyến láy theo tiếng nhạc của…muỗng đũa và cây đàn ghi ta có từ năm một ngàn chín trăm hồi đó.

    Chính cảm ứng từ bản nhạc vàng duy nhất được phép lưu hành sau ngày giải phóng, tác giả của nó – nhạc sĩ Hoàng Phương – đã tiếp tục sáng tác để cho ra đời dòng nhạc Gò Công nổi đình nổi đám sau đó ít lâu.
    _Duc___No____________ thích bài này.
  10. bong3877

    bong3877 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    1.669
    Cũng chẳng phải nặng lòng hay yêu nước mà đơn giản chỉ là kỉ niệm tuổi thơ. Nhớ lại buổi sáng tầm 5h đài phát bài Đi lên trong ánh bình minh là cả lũ dạy đi đá bóng vỉa hè. Rồi cứ tối đến nghe đài có nhạc hiệu câu chuyện cảnh giác... nhớ mãi. Nên đôi khi muốn tìm lại tuổi thơ lại vào mạng nghe lại các bài hát cũ, các nhạc hiệu chương trình do đài phát thanh phát trước đây cũng thấy bồi hồi
    --- Gộp bài viết: 03/03/2017, Bài cũ từ: 03/03/2017 ---
    Nếu so sánh 2 dòng nhạc thì rõ ràng nhạc vàng áp đảo nhạc đỏ về số lượng người nghe và thích vì nhạc vàng bình dân dễ hát hơn. Nhạc đỏ thì mang tính hàn lâm và đòi hỏi ca sĩ phải đc đào tạo bài bản mới hát đc. Hơn nữa nhạc đỏ đa số mang tính tuyên truyền hay cổ vũ phong trào trừ một số bài. Tôi đã từng gặp 1 ông tướng quân đội về hưu nhưng chỉ thích nghe nhạc vàng, còn 1 bà đồng nát thì suốt ngày tiếng chày trên soc bom bo.
    _Duc___No____________ thích bài này.

Chia sẻ trang này