1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    UNG DUNG TRÊN CON ĐƯỜNG TƠ LỤA ?

    Cho đến thời điểm này, việc đàm phán TPP chưa có bất kỳ tiến triển nào có thể tạm coi là sáng sủa kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định thương mại này. TPP – sân chơi có những quốc gia văn minh, từng được kỳ vọng là chuyến tàu cuối cùng đưa Việt Nam (VN) đi đến thịnh vượng, bây giờ gần như vô vọng. VN – một nền kinh tế hiệu suất đầu tư kém, công nghiệp tồi tàn, khả năng cạnh tranh yếu ớt, tăng trưởng kinh tế kém chất lượng, tương lai sẽ về đâu?

    Trong bối cảnh đó, từ năm 2012, cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, với mục tiêu đưa Trung Quốc (TQ) trở thành trung tâm của thế giới đã được khởi động. Chủ nghĩa ái quốc của Giang Trạch Dân đã được thay thế bằng Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán của Tập Cận Bình.

    CON ĐƯỜNG NÀO CHO VN ?

    Mấy hôm trước đây , VN là một trong những thành viên tham dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017, tổ chức tại tỉnh Hải Nam, TQ. Một trong bốn vấn đề được đưa ra bàn luận tại diễn đàn này là sáng kiến “Một con đường, Một vành đai” (OBOR). OBOR là công cụ về mặt kinh tế mà TQ sử dụng để hiện thực hoá giấc mơ Trung Hoa vĩ đại, từng bước thực hiện tham vọng TQ bá chủ thế giới.

    Hàng loạt chuyên gia kinh tế, thời gian qua đã bàn luận về sự lựa chọn của VN trước OBOR, đặc biệt là khi TPP rơi vào tuyệt vọng. Bài viết này sẽ đưa ra vài suy nghĩ vụn vặt của người viết về OBOR và VN.

    1. CÔNG CỤ KINH TẾ CHO KHÁT KHAO CHÍNH TRỊ

    Trước tiên phải nói về OBOR. Sáng kiến OBOR được Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đưa ra vào nằm 2014. OBOR còn được hiểu là Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên biển và trên bộ kết nối Châu Á và Châu Âu. OBOR sẽ tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn nhất thế giới bao gồm 31 nước tham gia với 4,4 tỷ dân và GDP là 21.000 tỷ USD.

    Để tỏ rõ quyết tâm, TQ ngay lập tức bơm một lượng tiền khổng lồ cho 2 tổ chức định chế, gồm: Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) (50 tỷ USD) và Ngân hàng Phát triển mới (BRICS) (41 tỷ USD). Các định chế tài chính này xây dựng kế hoạch các khoản cho vay, danh mục các dự án nước ngoài, chủ yếu cho vay phát triển cơ sở hạ tầng như cảng biển, giao thông đường bộ, đường sắt… đối với các nước nằm trên con đường tơ lụa.

    Đặc biệt, lãi suất mà TQ sẽ cho các nước tham gia vào Con đường tơ lụa của mình chỉ dao động từ 4-5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với cam kết của TQ khi kêu gọi các nước tham gia thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). TQ cam kết lợi nhuận cho các nước tham gia thành lập AIIB hàng năm là 15%/năm trên số tiền tham gia ban đầu.

    Mặc dù vẻ bề ngoài là chiếc áo kinh tế nhưng thực chất OBOR bao hàm 4 yếu tố : Chính trị - Kinh tế - Văn hóa – Xã hội. Ẩn sau việc hỗ trợ tài chính để giúp các nước tham gia OBOR phát triển hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, TQ muốn dùng sức mạnh kinh tế để chi phối chính trị - văn hóa – xã hội các nước tham gia.

    OBOR còn giúp TQ giải quyết một số vấn đề lớn:

    - Chuyển giao các cộng nghệ, thiết bị, máy móc lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

    - Tiêu thụ hàng hóa, nguyên liệu kém chất lượng, hàng tồn kho.

    - Lan tỏa văn hóa TQ tại các nước tham gia OBOR.

    - Giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng tồn tại suốt nhiều năm qua. Nhiều dự báo cho thấy, trong vòng 2 thập kỷ nữa, TQ dư thừa 30 triệu đàn ông.

    OBOR là một cuộc chơi lớn, một sân chơi lớn do TQ bày ra và đương nhiên TQ là người đưa ra luật chơi. Không thấy có bất kỳ thông tin nào về một hiệp định chung, luật chơi chung nào giữa các quốc gia trong cuộc chơi này. Các nước muốn tham gia vào cuộc chơi buộc phải tuân thủ theo những điều kiện do TQ đưa ra. Thông qua đàm phán song phương với TQ, mỗi quốc gia có thế mạnh riêng, có vị trí khác nhau sẽ hưởng lợi ích hoàn toàn khác nhau.

    OBOR là chính sách ngoại giao đương đại mà TQ sẽ theo đuổi trong 10-15 năm tới với tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc, một bá chủ mới của thế giới. Trước một sân chơi lớn như OBOR, hơn nữa nằm trên con đường tơ lụa, vành đai kinh tế, VN liệu có đứng ngoài cuộc chơi?

    Nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều nhà hoạch định chiến lược đã phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định khuyến cáo. Đa phần đều mong muốn VN tham gia vào sân chơi lớn, chạy trên con đường tơ lụa nhưng cần hết sức thận trọng.

    Vậy VN có nên tham gia OBOR hay không? Cho đến bây giờ, câu hỏi này đã lạc hậu. Tui nghĩ khác các chuyên gia kinh tế. Nhiều thông tin cho thấy, thực chất VN đã đặt chân vào OBOR, đã tham gia cuộc chơi kinh tế phục vụ cho tham vọng chính trị này từ rất lâu rồi. Chân đã nát bấy, máu chảy đầm đìa vì cắm đầu, cắm cổ chạy trên con đường tơ lụa trải đầy đinh.

    2. TẬP TỄNH VÀ XIÊU VẸO

    Hạ tầng yếu kém là một trong những lực cản làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh nền kinh tế của VN. Để phát triển kinh tế, ước tính đến năm 2020, VN cần tới 480 tỉ USD, một con số khổng lồ.

    Thực tế, VN và TQ đã có sự ký kết hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng. Đã có nhiều dự án hạ tầng dùng nguồn vốn vốn vay từ TQ với khoản vay lớn. VN đã vay vốn TQ để làm tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông và Ga Hà Nội- Nhổn. Tuyến CL-HĐ vay TQ 419 triệu USD, đến nay chậm tiến độ 4 năm, dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 9-2017, vốn đầu tư tăng 250 triệu USD. Tuyến đường sắt Ga Hà Nội – Nhổn mới thực hiện được 30% khối lương, dự kiến 2021 mới hoàn thành và vốn dự kiến cũng sẽ tăng 393 triệu USD, tương đương hơn 50% so với dự toán ban đầu. Chưa biết chất lượng ra sao, khả năng hoàn vốn và trả nợ thế nào khi đưa vào khai thác hai dự án trên.

    Tui đã có cuộc trao đổi khá sâu với một quan chức. Vị này nói rằng, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các dự án ở VN thực chất làm trì hoãn sự kinh tế và bất ổn xã hội. Họ kéo dài thời gian thực hiện, làm vốn tăng, gây ô nhiễm, tạo bức xúc trong dư luận, bất đồng trong xã hội.

    Thực tế đã cho thấy, nhiều dự án vay vốn hoặc có sự tham gia của các đối tác TQ thường không mang lại hiệu quả kinh tế, thậm chí còn làm cho nền kinh tế càng chậm phát triển, nợ công tăng cao, gây bức xúc trong xã hội.

    Thế nhưng, Bộ Tài chính đang tỏ ra hồ hởi khi cách đây mấy ngày AIIB tuyên bố cho VN vay vốn đầu tư xây dựng hạ tầng với một điều kiện về mặt kinh tế không thể dễ dãi hơn, đó là Chính phủ VN không cần bảo lãnh. AIIB là định chế tài chính phục vụ cho Con đường tơ lụa của Trung Quốc. Có bữa tiệc nào miễn phí cho VN hay không?

    Về Văn hóa – Xã hội, các dự án có vốn vay của TQ, lien quan đến TQ thường kéo theo số lượng lớn công nhân và chuyên gia người TQ đến sinh sống và làm việc. Tại dây bắt đầu hình thành xóm, làng người TQ. For mo sa Hà Tĩnh cũng có một khu dành riêng cho người TQ, Đà Nẵng tích cực xây dựng khu phố TQ, Quảng Nam, Cà Mau và ngay ở Hà Nội cũng có. Người Trung Quốc xuất hiện ở khắp nơi.

    Sự giao lưu giữa người VN và TQ ngày càng gắn kết. Chính sự giao thoa và kết hợp này đã tạo ra những đứa trẻ mang hai dòng máu, một thế hệ trẻ VN mới. Trong những năm gần đây, số lượng người TQ kết hôn và có con với người Việt gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê, đến đầu năm 2015, 120.000 phụ nữ Việt đã lấy chồng TQ (bao gồm cả Đài Loan – TQ). Đến ngày hôm nay, tui dám chắc chắn con số đã hơn rất nhiều. Theo chiều hướng này thì không biết 10 – 20 năm nữa, VN sẽ ra sao, văn hóa chúng ta sẽ thế nào?

    Đừng quên, một trong những vấn đề mà OBOR đặt ra chính là yếu tố con người ,

    3. UNG DUNG TRÊN CON ĐƯỜNG TƠ LỤA ?

    VN đang đói vốn để phát triển hạ tầng. Có một nguồn vốn ưu đãi từ TQ để xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, đương nhiên sẽ có những lợi ích thiết thực. Nhưng, từ ngàn năm nay, tham vọng bành trướng của TQ chưa khi nào dừng lại. Cân nhắc giữa cái được và cái mất trong câu chuyện kinh tế đầy màu sắc chính trị này, thì cái mất nhiều hơn.

    Campuchia là quốc gia được Trung Quốc rót vốn đầu tư mạnh mẽ. Đến giờ, sự phụ thuộc của Campuchia vào TQ là không thể chối cãi. Hình ảnh của Campuchia trên bàn ngoại giao khu vực ngày càng đi xuống. Vì lợi ích kinh tế của mình, quốc gia này phải bảo vệ cho lợi ích TQ.

    Nếu nói đó là lựa chọn của Campuchia thì vẫn còn nhiều ví dụ khác cho thấy, các quốc gia trong khu vực lo láng trước tham vọng bành trướng của TQ. Cảnh giác với TQ, Myanmar đã cho ngưng các dự án hạ tầng liên quan tới nguồn vốn từ TQ. Một dự án đường sắt mà TQ muốn thông qua đó để kết nối đến Ấn Độ Dương với vốn đầu tư 20 tỉ USD, hay dự án đập thuỷ điện phía Bắc Myanmar do TQ đầu tư 3,6 tỉ USD đã bị Myanmar hoãn lại.

    Còn VN thì sao? Để chạy thật nhanh trên con đường tơ lụa trải đầy đinh này, VN chúng ta sẽ phải làm sao? Tui nghĩ, phải mua dép cao su ...
    DucNo__________________ thích bài này.
  2. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    CTCP XÂY DỰNG FLC FAROS (MÃ CHỨNG KHOÁNG : ROS) - NHÀ VÔ ĐỊCH THỔI BONG BÓNG TRÊN TOÀN CẦU

    Ai là nhà vô địch thổi bong bóng trên thị trường cổ phiếu kể từ khi IPO năm 2008 cho đến nay

    Có lẽ đình đám nhất không phải Facebook Inc ( mã chứng khoáng NASDAQ : FB) - trang mạng xã hội lớn nhất thế giới với nhiều tỷ người theo dõi, cũng không phải General Motors Company (mã chứng khoáng New York : GM), hay Visa (Dow Jones: V), hoặc Tesla Inc (NASDAQ: TSLA), hay các đại gia kinh doanh bất động sản của TQ nổi tiếng vô địch thổi bong bóng như China Housing and Land Development Inc, Shui On Land, Vanke ... Mà đó chính là CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) mới là nhà vô địch bơm bong bóng to nhất thế giới trong một thời gian ngắn, bất chấp việc chính phủ VN yêu cầu dừng thi công dự án FLC Hạ Long, và chính quyền UBND TP Hạ Long ra lệnh đình chỉ dự án dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC to lớn này, nhưng giá cổ phiếu của nó vẫn tăng như tên lửa dù bán hàng không bao nhiêu. Một điều lạ là FLC vẫn bỏ ngoài tai cứ thi công nhiều lần thì đúng là rất lạ là phải có thế lực nào rất lớn đứng sau Trịnh Văn Quyết này mới dám chống lại lệnh từ chính phủ.

    Cũng bất chấp tên công ty này đổi tên nhiều lần vì tai tiếng và xóa dữ liệu hồ sơ mà bồi bút báo quốc doanh này quảng cáo như: “Rất tiếc, Chúng tôi không tìm thấy nội dung này”. Chỉ duy nhất tờ Tuổi Trẻ là đánh thẳng vào Trịnh Văn Quyết.

    Chỉ trong một thời gian ngắn giá cổ phiếu CTCP Xây dựng FLC Faros đã có thể tăng lên 1.226% trong 12 tháng

    Về hồ sơ trong lịch sử chào sàn, hay IPO đình đám nhất nước thì hiếm công ty nào thành công như Facebook Inc (NASDAQ: FB), trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook này trở thành một trong những IPO lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ trong tháng 5/2012 cho đến nay thì giá giá trị cổ phiếu của FB chỉ tăng được 212,16%, tức là chưa được 5 năm.

    Đối với Tesla Inc (NASDAQ: TSLA), nhà vô địch thổi bong bóng trên sàn NASDAQ thì kể từ khi IPO vào ngày 29/6/2010 thì tính đến thời điểm này, giá cổ phiếu của Tesla đã chỉ tăng được 523,40% giá trị, và giá cổ phiếu chỉ tăng mạnh nhất gây rúng động trên toàn thế giới cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu, đó là khi trong 2 năm 2012-203 giá trị cổ phiếu của Tesla tăng đến mức 417,48% giá trị. Hiên nay vốn hóa thị trường của gần 48,70 tỷ $, tức là vượt qua vốn hóa thị trường của hãng xe Ford Motor Company (NYSE: F) hơn 3,5 tỷ $.

    Công ty dịch vụ tài chính VISA (tháng 3/2008, IPO bán 406 triệu cổ phần giá 44 USD, thu được 17,9 tỷ USD), là công ty có ảnh hưởng toàn cầu có mặt trên mấy tẳm quốc gia, giá cổ phiếu kể từ IPO cho đến nay dù tăng liên tục nhưng nó chỉ thổi bong bóng được 223,12% với thời gian đã 9 năm.

    Trong khi hãng chế tạo xe hơi General Motors Company (NYSE: GM) trong tháng 11/2010, làm mới cổ phiếu là IPO bán ra 478 triệu cổ phần giá 33 USD, thu được 15,8 tỷ USD, dù rằng GM đã từng làm bá chủ thế giới ngành công nghiệp sản xuất xe hơi cả 1 thế kỷ nay trước khi bị Toyota vượt mặt năm 2006 thì kể từ IPO làm mới cổ phiếu thì giá của nó có hiệu xuất rất tệ hại, đó là chỉ tăng được 24,06%.

    Nếu General Motors Company (NYSE: GM) là công ty của VN nó sẽ được bảo hộ và có lẽ giá cổ phiếu của nó sẽ tăng được 100.000% (100 ngàn/nghìn phần trăm).

    Hãy nhớ rằng, hầu hết các thị trường có mức giá cổ phiếu bất động sản bơm bong bóng, nó cho thấy dấu hiệu sự đổ vỡ của nền kinh tế là không tránh khỏi, và gói vào đó là tỷ lệ nghịch đảo của nợ xấu ngân hàng gia tăng. Đó là chỉ dấu tiên báo GDP của VN sút giảm dù tăng trưởng tín dụng cho vay của quốc này thuộc loại cao ngất ngưỡng Top đầu của thế giới, vì kinh tế mải mê bơm tín dụng vào bất động sản để tạo ra giá trị ảo thì kinh tế đình đốn là không có gì lạ. Đó là bởi vì tín dụng và bóng bóng bất động sản chôn vùi vào đó không sản xuất hay tiêu dùng thì lấy đâu là tăng trưởng cao được. Nó chỉ tăng trưởng cao khi giai đoạn người ta xây cất thôi. Nhưng xây xong bán không được thì hậu quả khó lường, dù cổ phiếu có tăng ảo như tên lửa.

    (*) Tesla Inc (NASDAQ: TSLA), nhà vô địch thổi bong bóng trên sàn NASDAQ thì kể từ khi IPO vào ngày 29/6/2010.
    DucNo__________________ thích bài này.
  3. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Tôi không am hiểu về kinh tế lằm. Nhưng cái mà tôi hiểu là buôn cái gì, bán cái gì để thu được mấy đồng lãi về nuôi vợ, con. Những vấn đề kinh tế vĩ mô, năm ngoài tầm của mình. Việc đó, các ông từ cấp bộ trở lên mới phải lo, chứ mình thân con kiến sao gánh nổi trái núi.
    Người Việt ta đã trải qua thời kỳ chiến tranh, bao cấp, thuộc địa. Từng chết đói, mà dân tộc ta vẫn tồn tại, sinh sôi, vậy là mừng rồi. Còn khó khăn nào lớn hơn những khó khăn mà dân tộc ta từng trải qua đây.
    Theo tôi, chúng ta vẫn nên sống lạc quan kể cả khi sống trong nghịch cảnh. Đừng nghe người ta nói rồi làm bậy, như bên Ucraina, Syria kết quả rồi có ra sao, chiến tranh không bao giờ thúc đẩy được kinh tế phát triển. Chỉ có hòa bình ổn định mới mong có cuộc sống tốt.
  4. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Một quốc gia mà người dân bị ru ngủ mọi thứ để người dân ít quan tâm hơn đến chính trị thì cũng bó tay, dù đất nước đó có các nhà kinh tế giỏi, hay thậm chí các nhà khoa học, và giới phân tích nước ngoài giúp đỡ thì nó vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh là không có gì lạ cả .

    Bởi đơn giản vì chính trị và thể chế nó quyết định mọi thứ, còn kinh tế và tài chính nó sẽ quyết định mọi việc cho đất nước .

    Hãy nhớ rằng, ở VN, tất cả những thứ đầu tư "độc hại" như "quả đấm thép" , hay nạn ô nhiễm môi trường ở VN thì hầu hết các dự án kinh tế đó đều được quốc tế can ngăn, nhất là VN được ưu ái bởi sự khuyến cáo của các giáo sư , tiến sĩ đại học Mỹ như Đại học Harvard đã từ rất lâu, nhưng vì thể chế và lãnh đạo duy ý chí nên họ đã không nghe ai và cuối cùng bước đi lệch lạc trong chiến lược phát triển kinh tế của chính đất nước . Đơn giàn như bây giờ chẳng hạn mọi vấn đề của VN mà ai cũng hiểu rằng mọi quyết định về kinh tế lẫn chính trị do ông TBT Nguyễn Phú Trọng - Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng) thì ông cũng chỉ có đặt vấn đề quan trọng lên hàng đầu là tuyên truyền chủ nghĩa Marx-Lenin và xây dựng đảng chứ không thể đặt vấn đề quan trọng khác lên hàng đầu là đưa nền kinh tế ra khỏi sự trì trệ nhiều chục năm, dù ai có nói về chiến lược phát triển đất nước gì gì đi nữa thì cũng bằng thừa , vì lão không phải là nhà tư duy thị trường và thiếu hẳn những bộ óc tư vấn dám vạch thẳng những nhược điểm để đưa nền kinh tế nước nhà đi lên thế nhưng những người được chọn lại là những người học lý luận chính trị cao cấp, đoàn viên thanh niên ... là những người được ưu ái về chủ nghĩa Marx-Lenin. Ai cũng thấy hầu hết các vụ tham nhũng và phá hoại đất nước khi báo chí phanh khui ra thì đọc ra hồ sơ đều là những người được ưu ái đã có lý luận chính trị cao cấp hay kể cả cấp tốc môn học đó, như việc bổ nhiệm “thần tốc” bà Quỳnh Anh ( hot girl xứ Thanh) cũng đã kịp cho đi học cấp tốc ưu ái môn học gì đó mà ra ... rất hài .

    Bài học của xứ Venezuela thì ai cũng thấy ra là lãnh đạo nào quốc gia đó, xưa kia trái phiếu của xứ Venezuela từng có giá ở cấp aaa (Moody'sđánh giá năm 1976), và cấp AA (S & P đánh giá vào năm 1977-1982), và kéo dài một thời gian thịch vượng, là tài sản của Venezuela rất có giá. Venezuela là quốc gia gọi là Cộng hòa Venezuela. Một quốc gia chạy dọc theo bờ biển Caribbean của Nam Mỹ. Nó giáp với Brazil, Colombia và Guyana. Đất nước này có diện tích khoảng 916.000 km vuông (tương ứng với 353.841 dặm vuông), bao gồm khu vực Esequibo, và có một dân số 31.775.371dân (nguồn WB chấp nhận thống kê về dân số Venezuela báo cáo tại LHQ).

    Venezuela là quốc gia có trữ lượng dự trữ dầu thô đã được kiểm chứng khá chắc chắn từ thanh viên OPEC là gần 3001 tỷ thùng dầu thô, và nó được các tập đoàn dầu khí năng lượng hàng đầu của Mỹ và Âu châu, trung Quốc như Exxon Mobil, Chevron, ConocoPhillips, BP, Royal Dutch Shell, PetroChina, kể cả tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga là Gazprom (bao gồm Gazprom Neft), Rosneft,...xác nhận đánh giá. Trong khi khí đốt tự nhiên lớn hơn cả Iran. Quốc gia này trong quá khứ từng đứng trước Saudi Arabia, nhưng vì bị chính trị và thế chế nó ru ngủ kể từ khi khi Hugo Chavez lên cầm quyền, với chính sách kinh tế kiểu Chavismo, theo đặc sản xã hội chủ nghĩa, với việc xóa bỏ sở hữu kinh tế tư nhân, và quốc hữu hóa hầu hết các doanh nghiệp tư doanh và nước ngoài, và ru ngủ người dân với việc cung cấp bán giá xăng dầu siêu rẻ cho dân chúng Venezuela tha hồ tiêu xài lãng phí với giá xăng dầu rẻ hơn nước lọc để họ ít tập trung quan tâm về chính trị hơn mà ít ai thấy ra rằng cái giá phải trả đó là tài nguyên dầu lửa, khí đốt, các mỏ vàng đó là tài sản của quốc gia chứ không phải của Hugo Chavez, đó là họ đang tiêu xài trên chính tài sản của họ. Nhóm tay chân của Hugo Chavez cứ thế mà vét tài nguyên đem bán được 10 đồng thì lấy 7 đồng còn 3 đồng “tài trợ” giá xăng dầu rẻ, hậu quả đất nước này khai thác cạn kiệt tài nguyên, các mỏ vàng và mỏ đồng bị nước ngoài lấy hết, đẩy đất nước tan tành thay vì đứng trên cường quốc Saudi Arabia. Đó là hậu quả khi của Hugo Chavez đã tập trung chính trị và tay chân thân tín bất tài vô năng lực của bộ máy cầm quyền để chỉ có thể bảo vệ chế độ, kể cả bổ nhiệm nhân vật Nicolás Maduro không có năng lực làm tổng thống, và tất nhiên nội các của ông Tổng thống Nicolás Maduro này toàn những kẻ cơ hội tham lam vô tội vạ thì hậu quả tồi tệ là không tránh khỏi.

    Đối với VN cũng vậy, một quốc gia có tiềm lực đầy đủ hội đủ tiêu chí để trở thành siêu cường quốc trong khu vực từ rất lâu, nhưng khốn nỗi làm sao mà phát triển được khi hãy nhìn sự tham lam bổ nhiệm quan chức thì làm sao mà khá được khi họ cứ đặt lợi ích vơ vét cho thật nhiều của cải, rồi bổ nhiệm người nhà và tay chân thân quen cho thật đông trước khi hạ cánh để có sự bao che tài sản tham nhũng thì làm sao mà phát triển được, bởi vì họ chỉ nghĩ đến chuyện bản thân nhóm lợi ích chứ không thèm để ý đến những lợi ích quốc gia ...
    DucNo__________________maxnguyen1992 thích bài này.
  5. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.560
    Đã được thích:
    1.915
    Bác tưởng mỗi VN trải qua chiến tranh, thuộc địa à?
    --- Gộp bài viết: 04/04/2017, Bài cũ từ: 04/04/2017 ---
    Những điều bác bdnuocnam post đều đúng cả, tầng lớp elite trong xã hội VN đều biết và hiểu cả. Chỉ có điều là thằng nào cũng chỉ vì lòng tham của cá nhân mình mà lờ đi.
  6. maxnguyen1992

    maxnguyen1992 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    931
    Đã được thích:
    525
    Bạn là thứ mà mấy thằng Tham Nhũng nó khoái nhất.
  7. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    2 bác @megaidep@maxnguyen1992 cứ yên tâm . Tui viết không phải cho những thành phần như thế đọc và cũng chẳng cần phải câu like làm gì ở đây .
    Lãnh đạo VN tầm nhìn cũng khoảng 5m tương đương cho 5 năm nhiệm kỳ là hết thế nên phần nhiều bá tính cũng chẳng hơn gì . Họ chưa thấy cái hậu quả mà không chỉ chính họ sẽ phải gánh chịu mà ngay cả con và thậm chí là cháu cũng sẽ phải chung vai gánh vác.

    Hoàng Trung Hải hiện là bí thư thành uỷ Hà Nội nhưng năm 2010 khi còn là PTT dưới thời ba Dũng đã ký kết văn bản ghi nhớ giữa VN & Vênzuela thành lập liên doanh khai thác dầu . Đó là liên doanh giữa tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí VN (PVEP) và tổng công ty dầu khí Venezuela (CVP) - hiện là công ty con của Petroleos de Venezuela (PDVSA) nhằm triển khai để khai thác dầu nặng trong diện tích của dự án tại lô Junin 2 thuộc bang Monagas , Venezuela với vốn ban đầu 2009-2014 là 1,825 tỷ Mỹ kim với tỷ lệ PVEP 40% và CVP là 60% . Tui nhớ không lầm là khi đó các lãnh đạo của petrovietnam - tập đoàn dầu khí VN (đây là doanh nghiệp quốc doanh độc quyền) rất hồ hởi , dõng dạc tuyên bố đủ điều này thì trữ lượng ước đoán 1,466 tỷ thùng dầu và mẻ đầu tiên là tháng 09/2012 cho đến năm 2016 có thể khai thác khoảng 200,000 thùng dầu mỗi ngày . Nhưng ôi thôi chưa đầy 2 năm sau ngày ký kết thì petrovietnam đã nhục nhã bỏ của chạy lấy người vì thua lỗ nặng nề . Tại sao lại thua lỗ như vậy ?- đơn giản vì thiếu kinh nghiệm phân tích tỷ giá hối đoái trên thị trường tài chánh quốc tế khi mà Venezuela chính thức buông xuông đồng VEF vào tháng 03/2013 ... Vài vị CEO của Petrovietnam đã phải xộ khám nhưng trớ trêu kẻ ký kết năm đó thì giờ đây đã trở thành lãnh đạo 1 trong những thành phố lớn nhất VN - Hà Nôi . Vậy tương lai nào cho HN khi "kẻ huỷ diệt" nắm quyền sinh sát ?

    Ở VN , có những chuyện thật tưởng như đùa .

    Khi thảm hoạ môi trường của For Mo Sa mới xảy ra thì chính bộ trưởng bộ công thương Trần Tuấn Anh lại tiếp tục "đề xuất" xây dựng siêu dự án thép tại Cà Ná của tập đoàn Hoa Sen với mức đầu tư 10.6 tỷ Mỹ kim với sự bảo đảm chắc như đinh đóng cột :"Tôi sẵn sàng từ chức nếu dự án Cà Ná xảy ra hệ luỵ .." . Thế nhưng hôm tuần qua , khi dự án đập chứa nước hạ lưu sông Dinh khởi công xây dựng với vốn đầu tư 700 tỷ tại Ninh Thuận thì lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận chỉ tuyên bố năm 2019 sẽ hoàn thành và sẽ trở thành hồ chứa nước ngọt để cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân , cấp nước cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân , cấp nước bổ sung cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Nam , Ninh Phước mà hoàn toàn không đề cập tới chuyện cấp nước cho khu liên hợp thép Cà Ná mà trước đó đã xác định là phục vụ cho thép Cà Ná ... Động thái này cho thấy dự án siêu thép Cà Ná đã bị loại bỏ mà không thông báo . Làm quái gì cái hồ chứa vài triệu mét khối nước đủ sức rửa sạch ô nhiễm do nhà máy thép tạo ra ?Lại xả ra biển như For mo sa nữa à ?

    Chưa dừng lại đó , Trần Tuấn Anh lại tiếp tục ném đá dò đường "dề xuất" xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với vốn 5 tỷ Mỹ kim tại Long An , sát biển Cần Giờ , cặp nách Sài Gòn ? Mùi hôi thối lẫn bụi bẩn từ nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang sẽ chả là gì nếu cái nhà máy nhiệt điện chạy bằng than kia khởi công. Trần Tuấn Anh - Ông là ai ? Xin thưa , đó là con trai của cựu ch ủ t ịch nước Trần Đức Lương . Kỳ họp quốc hội tới , chắc chắn 100% dự án này sẽ được mang ra trình bày và với bổn cũ :"Tôi sẵn sàng từ chức nếu xảy ra hệ luỵ .."

    Đấy VN toàn nhân tài ...
    DucNo__________________ thích bài này.
  8. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Ng Việt mình từ xa xưa đã rèn luyện đánh nhau rất giỏi. Nhưng phát triển kinh tế lại là câu chuyện khác. Quan trọng là có vượt qua ngưỡng của mình để lên 1 cấp độ mới không. Không thể cứ bám lấy cái chuyện đánh nhau giỏi được.
    Đúng là chính phủ, nhà nước nào cũng có vấn đề, tầng lớp lãnh đạo nước nào cũng có lợi ích nhóm, ít nhiều. Quan trọng là ở nước văn minh người ta ăn thì người ta vẫn coi trọng việc phát triển cái chung hơn, và quan trọng nữa là người ta cũng có tầm nhìn, có đội ngũ tư vấn giỏi... để không bị lừa.
    Cái này mình cũng chỉ biết nghe thôi. Vì không hiểu sâu biết tận như người trong cuộc. Còn để nói thì chỉ biết đúng là có mấy vấn đề là dân thì cũng phải lo thật, đó là nợ công cao và các tập đoàn lớn làm ăn không hiệu quả, hay báo lỗ, ko biết tiền đi đâu? Ví dụ nếu tiền đó để tập trung phát triển nền tảng công nghệ, khoa học kỹ thuật thì có phải tốt hơn không khi các nước mạnh đều tập trung nghiên cứu để vượt lên nhờ vào sự phát triển công nghệ mới? Nghe bên anh em điện tử, cơ khí ca thán bài ca muôn thuở muốn công nghiệp phụ trợ phát triển thì mới phát triển điện tử, cơ khí bên cạnh Tàu được mà nản.
    DucNo____________________ thích bài này.
  9. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    DucNo____________________ thích bài này.
  10. maxnguyen1992

    maxnguyen1992 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2010
    Bài viết:
    931
    Đã được thích:
    525
    DucNo____________________ thích bài này.

Chia sẻ trang này