1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    tôi trích dẫn bên thắng cuộc của Huy Đức ra vì Mod cũng nhắc đến quyển này:
    Tuy nhiên, người đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn giải pháp chống lạm phát vào đầu năm 1989 là ông Đỗ Mười.
    Theo ông Trần Xuân Giá: “Khi còn làm thường trực Ban Bí thư, ông Đỗ Mười đã lắng nghe các chuyên gia. Tháng 6-1988, ngay sau khi được bầu làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông triệu tập tôi, Phan Diễn, lúc đó là phó Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Hồ Tế, thứ trưởng Bộ Tài chính trực tiếp làm việc cạnh ông như một nhóm đặc nhiệm. Chống lạm phát là một quá trình chuẩn bị lâu dài, chúng tôi được cử đi nhiều nước, gặp nhiều tổ chức quốc tế để tham khảo ý kiến. Thực ra, lúc đầu cũng muốn dựa vào Liên Xô. Nhưng, chuyên gia Orlov lúc ấy cũng nói: Liên Xô chỉ có kinh nghiệp chống lạm phát từ thập niên 1920, khi Lenin còn sống”.

    Sau khi nhận ra không còn có thể trông cậy vào Liên Xô, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước phương Tây và các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhưng, theo ông Trần Xuân Giá: “Cũng không thể học phương Tây vì giải pháp mà họ đưa ra không có cách nào thực hiện được. Người Đức đề nghị phải phá giá đồng Việt Nam từ 2.800 đồng/USD xuống còn 20.000 đồng/USD. Giải pháp của Ngân hàng Thế giới cũng đề nghị phá giá tới 16.000 đồng/USD. Để thực hiện theo các phương án này cần có năm tỷ USD trong khi ngân sách quốc gia gần như trống rỗng”. Tình thế bắt buộc phải tự dựa vào chính bản thân mình.

    Một trong những chuyên gia chống lạm phát giai đoạn này, Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, kể: “Ông Đỗ Mười là con người hành động, khi đó ông chưa chú ý lắm tới lý luận. Nhờ thế, ông vượt qua mặc cảm khi chọn một phương án bị chỉ trích là không chủ nghĩa xã hội. Ông Mười cũng tập hợp các chuyên gia, ông nói với chúng tôi: ‘Thôi nhé, nghe quan chức mãi rồi mà không có lối ra, các anh mời cho tôi các nhà khoa học’. Một nhóm hai mươi người gồm Chế Viết Tấn, Trần Đức Nguyên, Đào Xuân Sâm, Võ Đại Lược, Hà Nghiệp, Lê Đức Thuý, Nguyễn Văn Nam… được hình thành. Ông ngồi hai ngày với chúng tôi. Chúng tôi thì nhất quyết thuyết phục ông rằng giải pháp để chống lạm phát mà các chuyên gia Việt Nam đưa ra là dựa trên chính sách kinh tế mới của Lenin. Đã là của Lenin thì ông Đỗ Mười tin tưởng”. Theo ông Trần Xuân Giá, những ngày ấy đi đâu ông Đỗ Mười cũng nói đi nói lại: “Lạm phát, nói nôm na một câu là in tiền nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế”. Rồi ông giải thích: “Tôi già rồi, vừa làm vừa học, phải nói ra miệng thì mới nhớ được”.

    Trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam, một phương án đã được chấp bút bởi ông Lê Đức Thuý, theo đó: Đình chỉ in tiền, các ngân hàng bắt đầu phải vay lấy mà cho vay, ngân sách phải thu lấy mà chi chứ không còn dựa vào việc phát hành tiền nữa. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được nâng lên 12% theo lý thuyết “cưỡi sóng”, cao hơn mức lạm phát 10-11%/ tháng. Nâng giá đôla bằng thị trường tự do 5.000 đồng/USD. Cho kinh doanh vàng bạc tự do. Tháo khoán cho hàng phi mậu dịch, người Việt Nam đi nước ngoài được mang hàng về thoải mái (trước đó mỗi người chỉ được mang một tủ lạnh, hai nồi áp suất, hai bàn là…). Phương án này không dễ tìm được sự đồng tình, ngay cả với một người trong nhóm đặc nhiệm là ông Trần Xuân Giá.

    Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam: “Ông Thuý mang phương án này sang trình bày bên Vật giá, Ngân hàng, liền bị hai cơ quan này phản đối. Ông Võ Đại Lược sang trình bày bên Bộ Tài chính, cũng bị các chuyên gia bên Bộ Tài chính cười nhạo. Đưa ra Hội nghị Trung ương, ông Nguyễn Văn Linh không ủng hộ “nghị quyết hoá”. Hà Nghiệp dự thảo một nghị quyết khác để Bộ Chính trị thông qua, ông Linh cũng bảo không cần. Nhưng ông Đỗ Mười vẫn quyết định. Đầu tiên, ông cho làm thí điểm ở Hải Phòng. Thí điểm thành công, ngày 16-3-1989, mới công bố cho áp dụng trên cả nước”.
    bác mod đọc hết chương này mới thấy tài năng của cụ Thập. mặc dù học vấn của cụ thấp nhưng khả năng tiếp thu học hỏi và đổi mới lại cực cao. Cao hơn nhiều ông học cao hiểu rộng thời đó.
    http://www.vinadia.org/ben-thang-cuoc-huy-duc-quyen-ii-quyen-binh/chuong-16-thi-truong/
  2. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Lúc đấy không đổi mới cũng chả được. Sắp chết đói đến nơi rồi :-)

    Nhìn công trạng thì giờ đa số dân Bắc Hàn vẫn thấy nhà anh Ủn ỉn có công lớn nhất đối với đất nước.

    Nhưng nếu đặt ngược lại vấn đề, nếu lãnh đạo thật sự "giỏi" và có trình độ quản lí kinh tế vĩ mô "tầm quốc tế" phản ứng kịp thời, thì đất nước có thụt sâu như thế không để rồi sau đó đến một ông nông dân học vấn không cao lắm cũng có thể lèo lái ra được :-D

    Một ông nông dân có thể tìm tòi làm ra cái máy đập lúa và được cả nước việt nam ca ngợi tinh thần sáng tạo, giỏi giang. Nhưng dù sao thì tầm nhìn và trình độ hiểu biết, kinh nghiệm của ông ý cũng không đủ sâu rộng để làm nên được cái xe Mercedes phức tạp với hơn 1 triệu chi tiết. Đấy chính là so sánh giữa trình độ và tầm nhìn của việt nam với thế giới :-)

    Giỏi hay không chỉ là tương đối và tuỳ vào người nhìn :-)
  3. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Thì đúng rồi, ko thể so sánh trên bình diện thế giới, nhưng giờ đặt ngược lại, cho 1 ông tầm cỡ thế giới sang Vịt xem ổng làm được gì? Hay ổng lại giơ 2 tay lên trời giống như có lần ông Lý Quang Diệu kêu bó tay với Vịt rồi đó :P
  4. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    xin lỗi nhé! giai đoạn đó Lý Quang Diệu qua Việt nam cũng chết chứ đừng có nói. Lúc ấy Việt nam ngoài bắc thì Trung Quốc vây chặt biên giới bắn phá ác liệt, trong nam thì đóng quân ở Cam diệt Khơ me đỏ. Đất nước thì 1 đống ông nông dân làm cách mạng bảo thủ trì trệ mà lại nắm quyền uỷ viên trung ương luôn chống phá đổi mới. Quốc tế thì Mỹ cấm vận, Lien Xô và xã hội chủ nghĩa thì đang bờ vực sụp đổ. Khu vực thì Asean coi Việt như kẻ thù.
    Vậy phải truy nguồn gốc ông nào gây ra tình trạng đó: ông Lê Duẩn. Nhưng ông ta lại có cái khó của ông ta. Để xảy ra tình trạng trên vì ông ta đã làm 1 việc mà cả Châu á không ai làm được. Thống nhất 1 quốc gia tách làm hai vì chiến tranh. từ thế yếu mà đánh bại cả 1 đế quốc Mỹ hùng mạnh thống nhất được đất nước. Nếu thống nhấ đất nước mà dễ thì sao Trung Quốc không thống nhất được Đài Loan? nam bắc Triều tiên sao không thống nhát. Ấn Độ thống nhất pakistan và băng la desh. Indo thống nhất với Đông Ti Mỏ. Malay thống nhất lại với Sing... Điều đó khiến không chỉ Mỹ mà cả người anh em Trung Quốc tức giận, giật dây Khơ me đỏ ở phía nam bản thân thì đem quân đánh phía bắc. Mỹ thì cấm vận Asean thi nghi ngờ. Ông ta không dùng chính sách bao cấp thì lấy gì mà chống với Khơ me đỏ phía nam và Trung Quốc phía bắc. Ông ta đóng quân ở cam 10 năm là diệt tận gốc Khơ me đỏ và cài cắm người của ta vào để cho tình hình Cam được yên ổn mà mình cũng yên ổn phía tây nam. mặc dù điều đó gây 1 số hậu quả giai đoạn 19980-1988
    để gây ra tình trạng đó là lỗi của ông Lê Duẩn, cũng như việc sau này bác Thập ngăn không cho bác Kiệt lên chức Bí thư sau năm 1997. Đó cũng là lỗi về quan điểm về cách nhìn. Thế giới có gì hoàn hảo cả Cũng như chẳng ông nào hoàn hảo. Chỉ có điều ông ta đã làm khá tốt trong hoàn cảnh đó thì tôi khen ngợi. mặc dù học vấn ông ta đúng là không cao, xuất thân công việc cũng chẳng vẻ vang gì
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.585
    TBT át quyền Đảng thì cả lịch sử VN chỉ có 1 người thôi.

    Mr Ten tay trái cầm chủ trương tay phải cầm thượng phương bảo kiếm đã bao phen hộ giá cho Đảng, là điển hình của cán bộ một thời.
  6. thrall_d

    thrall_d Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    1.191
    Thống nhất làm gì cho nó khổ vậy bác. Giờ mà Đài thống nhất về TQ, Nam Hàn về với Bắc Hàn thì tội cho Đài với Nam Hàn quá. Ngay cả Hongkong mới được thống nhất thôi thì giờ đã banh chành.
  7. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Bác Át lát: ngay trong Bên thắng cuộc, Huy Đức cũng từng nói rất nhiều tới những hạn chế cho VN mà cụ Thập mang lại, đặc biệt là vụ hiệp định Việt - Mỹ . Và lưu ý bác: với VN, trong một giai đoạn, cơ chế cố vấn dành cho các Cụ đã nghỉ, lại tạo ra những Thái thượng hoàng có vai trò cực cực lớn, chứ không phải là TBT.

    Sách nào cũng chỉ để tham khảo thêm một cách nhìn. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều hồi ký, phân tích, tư liệu... đều cho rằng cụ Thập, cùng cụ từng làm ở đồn điền cao su :D là 2 Thái thượng hoàng gây trở ngại lớn nhất cho đà Đổi Mới của VN.
    anhtrai81 thích bài này.
  8. khanhlq

    khanhlq Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Bài viết:
    1.131
    Đã được thích:
    853
    Bác có bao h tự hỏi tại sao nguyên nhân lịch sử một dân tộc lại phải chia cắt làm hai, làm ba không? Lòng người của họ có hướng về nhau không, có muốn sum họp anh em không hay họ muốn chia cắt mãi mãi?
  9. khanhlq

    khanhlq Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Bài viết:
    1.131
    Đã được thích:
    853
    Em đồng ý với bác về vai trò của các Cụ theo những giai đoạn lịch sử là khác nhau. Tuy nhiên Ông Cụ em nghĩ nên so sánh với Lê Lợi thì hợp lý hơn. Bởi vì cả hai đều là lãnh tụ đã giành lại độc lập cho dân tộc trong thời điểm bị giặc ngoại xâm chiếm đóng. Nếu nói thêm về tư tưởng của Ông Cụ thì em nghĩ nên có một cách nhìn toàn diện chứ không đơn giản như cách nhìn hiện nay.
  10. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Tui thì tui nghĩ được cái này thì mất cái kia. Nếu ko thống nhất được chắc giờ Vịt sẽ y như Triều: dân miền Nam giàu có nhưng miền Bắc sẽ đói khổ hơn bây giờ nhiều. Thôi thì anh em miền Nam không được giàu có sung sướng như mong đợi nhưng giúp cho anh em miền Bắc đỡ khổ :D

Chia sẻ trang này