1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.685
    Đã được thích:
    7.188
    PHải cấm cho nó sợ, mai kia thả ra thì nó sẽ ngoan hơn. Chứ cứ chặt chém mãi nhức đầu lắm
    Cũng như bọn FIFA, liên đoàn nào lùi xùi nói không nghe là nó cấm đá. Dĩ nhiên nếu đem vấn đề ra mổ xẻ kiểu VN thì cấm đá có hại đến cả tỷ người vô tội (cầu thủ, bao nhiêu người hâm mộ), chứ cái thằng làm ra vấn đề chỉ là vài thằng ch óp bu thôi. Nhưng ma phải làm thế để ảnh hưởng đến hầu bao, đến quyền lực chính trị của nó cho nó sợ thì lần sau nó mới ngoan

    Chứ cái Hạ Long cứ để nó làm vô tổ chức, một là chặt chém,hai là ko đảm bảo an toàn nay chết mai chìm mang tiếng
    Duc_No__________ thích bài này.
  2. centaur271188

    centaur271188 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    1.718
    Những ý khác em không bàn, em chỉ muốn nói 1 chút về phần này. Đánh Cam thì có gì sai, cụ thể hơn là còn lựa chọn nào khác đâu; và con rối của Soviet nghĩa là sao :-?
    Duc_No__________ thích bài này.
  3. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Đánh Pôn Pốt ko sai, vấn đề là đánh xong các bác ko rút về ngay còn đóng quân ở đó cơ nên mới bị mang tiếng là xâm lược. Mà Kam vốn ghét Vịt từ lâu đời rồi chứ ko hẳn vì vụ đó!
    Duc_No__________ thích bài này.
  4. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Lịch sử VN có 2 lần thống nhất vào các năm 1802 và 1975, và 2 lần đều có những nét giống nhau :

    1. Trả thù

    Vua Gia Long có nợ máu, có thù diệt tộc với nhà Tây Sơn. Nên sau khi giành được chiến thắng, ông đã dùng đến "tận pháp" để trả thù. Đối tượng trả thù của ông là gia tộc Tây Sơn, và gia đình một số tướng lĩnh cao cấp. Còn lại các quan văn và binh lính thì được tha.

    Sau năm 1975, quân miền Bắc cũng trả thù quân miền Nam bằng các trại cải tạo. Và đối tượng trả thù ko giới hạn trong 1 gia tộc, mà là toàn bộ quân nhân cán chính VNCH (kẻ thù về ý thức hệ)

    2. Thần phục những thứ sắp sụp đổ

    Sau khi lên ngôi thì Gia Long lạnh nhạt với phương Tây, thần phục Trung Hoa, dùng Nho giáo để trị quốc. Đến năm 1840 thì xảy ra Chiến tranh nha phiến, triều đình nhà Thanh phải ký điều ước Nam Kinh nhục nhã, đánh dấu sự suy vong của Khổng giáo. Các vua Nguyễn đời sau ko thức thời nên mất nước

    Sau năm 1975, Lê Duẩn hướng về Liên Xô - thành trì của C.N.X.H, theo đuổi 1 nền kinh tế bao cấp và chế độ hộ khẩu. Hậu quả là đất nước rơi vào nghèo nàn, lạc hậu, lạm phát kinh hoàng. Đến những năm 1989-1991 thì toàn bộ hệ thống X.H.C.N ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ
    Duc_No__________ thích bài này.
  5. centaur271188

    centaur271188 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    1.718
    Cam ghét VN từ lâu đời thì em biết, cơ mà không liên quan lắm tới vụ đang nói :-? Ngay cả việc đánh xong phải cắm chốt em cũng không thấy có gì sai, vậy chứ đánh xong rút về rồi sao hả bác, Khmer Đỏ lại lên nắm chính quyền, lại xây dựng quân đội, lại thảm sát khiêu khích ở biên giới Tây Nam, mấy năm sau lại phải đánh tiếp? 8->
    Duc_No__________ thích bài này.
  6. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Xin lỗi bác chắc ở ngoại quốc, nên có phần ác cảm với "anh bộ đội giải phóng". Nếu quân đội CS không thắng liệu Việt Nam có thống nhất không? Quân VNCH có thắng được không? Không bao giờ.
    Tại sao lại như vậy. Thứ nhất vì động cơ chiến tranh của các bác không có. Các bác đứng về phe Mỹ. Còn quân đội CS đứng về phe chính phủ dân bầu năm 1946. Quân miền bắc dương cao ngọn cờ độc lập, còn quân Miền Nam chiến đấu vì lý tưởng chính trị. Mà 1000 năm nay, độc lập dân tộc là mục tiêu hàng đầu của dân tộc Việt Nam. Người Miền Nam theo CS rất nhiều. Các đơn vị đặc nhiệm như : Biệt Động Sài Gòn, Đặc Công Rừng Sác, là người miền Năm chứ. Mặt trận dân tộc giải phòng Miền Nam có 50 nghìn quân, là người Miền Nam. Ngược lại, VNCH có thu phục được người Bắc vào du kích đánh lại quân CS không, người Bắc có đào hầm cho biệt kích VNCH không.
    Rõ dàng ý dân đã hướng về chính quyền CS, ý dân là ý trời, trời muốn diệt VNCH.
    Thứ hai, cứ cho là các bác thằng đi, thì khoảng vài triệu quân Trung Quốc sẽ tràn xuống nện các bác ngay. Thế cuộc sẽ như Triều Tiên, Syria. Vậy chiến tranh kết thúc là đáng mừng, còn ân hận gì.
    Chuyện cho sĩ quan VNCH vào trại cải tạo có đúng không. Giả sử các bác chiếm được miền bắc. Liệu các bác có để các cán bộ CS sống yên hay là các bác đem ra chém như Ngô ĐÌnh DIệm đã làm năm 60. Tôi thấy chính quyền CS đã làm rất nhân đạo trong việc này. Các bác nên cảm ơn chính quyền CS đã không giết để các bác ra nước ngoài. Nếu là CS Trung Quốc thì nó cho vào trại giam, đào một cái hố là xong.
    Lần cập nhật cuối: 08/04/2017
    Duc_No__________ thích bài này.
  7. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Ko bác. Tôi là người HN, và hiện nay vẫn đang sống ở HN. Cũng như bao nhiêu người khác, từ thời nhỏ tôi được học lịch sử theo chương trình SGK của nhà nước C.N.X.H. Hồi sinh viên tôi còn thi Olympic môn C.N.X.H Khoa học ở trường cơ. Nhưng càng về sau, khi nhìn vào thực tiễn cuộc sống, tôi đã thay đổi về lập trường chính trị

    "Quân miền Bắc giương cao ngọn cờ độc lập" --> tôi thấy quân miền Bắc bị phụ thuộc TQ từ năm 1950 rồi. Thời ấy VN làm CCRD, ông H cho cả cố vấn TQ dự các cuộc bộ của Bộ CT. Ông H muốn tha cho bà Nguyễn Thị Năm - 1 địa chủ kháng chiến. Nhưng cố vấn TQ cứ ép, nói rằng "Hổ đực hay hổ cái thì cũng ăn thịt người" cuối cùng ông H phải ký quyết định xử tử bà Năm - một người mẹ đã cưu mang rất nhiều Đang viên CS cao cấp. Thế thì độc lập ở chỗ nào ?

    Trước 1975, đúng là có 1 bộ phận nhân dân miền Nam hướng về CS, chính vì thế mà VNCH mới thua. Nhưng sau 1975, người dân miền Nam đã nhìn ra bộ mặt thật của chế độ mới qua những chính sách của họ : cải tạo (thực chất là trả thù), 3 lần đổi tiền, đánh tu sản, cải tạo công thương nghiệp, ... Chính vì thế mà có đến 3 triệu người đã vượt biên ra nước ngoài. Đây là cuộc bỏ phiếu bằng chính sinh mạng của mình
    --- Gộp bài viết: 08/04/2017, Bài cũ từ: 08/04/2017 ---
    Tôi chẳng ác cảm gì với mấy anh bộ đội, vì họ thực ra chỉ là những người lính. Tôi phê phán mấy ông lãnh đạo ấy. Vì mấy ổng mà hận thù dân tộc kéo dài suốt 40 năm nay, phí phạm nguồn lực và tài nguyên đất nước. 1 đất nước rừng vàng biển bạc, đầy nhân tài mà giờ phải thua Singapore mấy chục năm, 1 hòn đảo hầu như chả có tài nguyên gì !
    Duc_No__________ thích bài này.
  8. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Các bác có thể tham khảo câu chuyện này :

    Người đàn bà một thời danh tiếng

    I. Tay trắng thành Bà chủ.

    Súng đã nổ, và Bà Nguyễn đã chết.
    Các thành viên của đội hành quyết, xách súng chạy thục mạng vào rừng, ôm nhau khóc nức nở.
    -Tại sao lại bắn Mẹ Nguyễn ?. Tại sao ?. - Họ bàng hoàng hỏi nhau.
    Hai trong số năm người của đội hành quyết sau đó phát cơn điên, chữa mãi không khỏi. Ba người còn lại thì hai ông gần đây đã chết vì tuổi tác, vì bệnh tật. Người cuối cùng tên Tuấn, năm nay 64 tuổi, tóc bạc như phấn, lưng lại hơi còng và Tết năm nào cũng trốn nhà ra đi.
    Ông đi đâu ?. Ông về đúng cái chỗ ngày trước bà Nguyễn đã gục xuống. Thắp hương trên mộ bà, sì sụp khấn vái.
    Bà ơi ! Con không bắn Bà đâu ! Không phải con ! Khô ... ô...ng ph...ai... ải . Ông gào lên và nức nở như con nít.
    Ông vẫn nhớ như in cái phút giây khủng khiếp ấy ...

    Lúc đó, viên đội trưởng đội hành quyết hô liền ba mệnh lệnh:
    -Nâng súng !
    -Lên đạn !
    -Kẻ thù phía trước, bắn !

    Ỏ gốc cây trước mặt, bà Nguyễn giật nẩy lên. Máu và tiếng Bà Nguyễn rất rành rõ:
    -Hồn tôi sẽ nhập vào cây rừng và chứng kiến cuộc đời của các người.
    Viên đội trưởng tiến về phía người bị bắn, đếm to như hét:
    -Một, hai, ba, bốn, một phát không trúng đích.
    Rồi Y rút khẩu súng ngắn ra, gí sát vào tai bà nguyễn bóp cò.
    “Một phát không trúng đích”. Bao nhiêu năm qua ông Tuấn cứ đinh ninh phát súng bắn trượt kia là của ông. Ông vịn vào điều rất mong manh kia để an ủi lương tâm mình mà sống cho đến bây giờ.
    Vì tò mò, tôi cũng đã một lần trốn nhà, bỏ tết, bám theo ông Tuấn lên cái bãi bắn ấy.
    Tôi vịn vào cây rừng, rồi rụt phắt tay lại, hoảng hốt như vịn vào một người đàn bà đang run rẩy.
    Gió thì thầm. Tán lá thầm thì ...

    “Có phải bà Nguyễn đấy chăng ! Bà nói đi ! hãy nói thật nhiều, nhưng đừng khóc, thưa bà”.
    Chuyện cũ. Vâng ! Lâu lắm rồi, xưanhư một giấc mơ thời thơ ấu. Nhưng tôi vẫn muốn kể lại vì bà Nguyễn là một nhà doanh nghiệp tài ba. Không. Còn một lý do nữa, Tôi yêu bà. Dù bà sinh trước tôi một thế hệ, nhưng chắc chắn là tôi yêu bà.
    Trời ơi ! Nếu tôi sinh cùng thời với bà, hẳn ngày ấy tôi cũng được lĩnh năm viên đạn vào ngực như bà và điều đó với tôi là một niềm hạnh phúc, một hạnh phúc vô bờ.
    Bà ơi ! Tận bây giờ người Hải phòng vẫn thường nhắc tên bà đấy. Người ta vẫn thường trầm trồ về bà. Người ta nắc nỏm khen một bà chủ vật liệu xây dựng giàu có nhất Hải phòng.

    Tôi đã nhiều lần xuống chợ Sắt, đứng ở nơi xưa bà đã đứng, những lối xưa bà đã từng đi.
    Nơi bà lập nghiệp lần thứ hai – cái miền trung du xa xôi ấy, tôi cũng đã đến. Ở đó, không biết tự lúc nào và không rõ ai đã xây cho bà một ngôi đền nhỏ, những bác nông dân quê mùa không biết tạc tượng, chỉ mình tôi tạc tượng bà trong tim tôi.

    Người ta sinh ra chưa phải là triệu phú. Bà Nguyễn cũng vậy. Hai cụ thân sinh của bà Nguyễn là những người buôn bán nhỏ, không nghèo nhưng cũng chẳng phải là giàu. Như phần đông những người con gái thời ấy, bà Nguyễn lấy chồng sớm. Chồng bà là anh con trai độc nhất của một chủ vựa nước mắm. Cả một đời ông bố trần lưng ra lao động kiếm tiền để cho anh con trai tiêu xài, phá tán. Có lần, anh chở hai thuyền buôn nước mắm lên Hà nội bán, rồi lên phố Khâm thiên chơi một tháng ròng và về nhà với hai bàn tay trắng và cặp mắt lờ đờ như chuột say khói. Sau khi bố mất, anh là người “có tài” trong một thời gian ngắn ngủi đã đẩy cả cơ nghiệp tới chỗ phá sản hoàn toàn. Bà Nguyễn phải giơ đôi vai bé nhỏ gánh lấy cơ nghiệp của nhà chồng, nuôi năm miệng ăn (chồng, mẹ chồng, hai con và bản thân mình). Bà mở một quán ăn nhỏ, bán ngẩu pín, thịt chó, rượu trắng và bún rối.
    Chỉ khi Pháp xây dựng nhà máy xi măng Hải phòng, bà Nguyễn mới đổi hướng kinh doanh.
    -Tây nó làm nhà bằng gì ?. – Bà Nguyễn hỏi các bác thợ xây.
    -Bằng xi măng và sắt.
    Thế là bà Nguyễn chuyển sang buôn sắt, vì bà thấy cả nước nam ta chưa cómột nhà máy nào làm ra sắt cả. Mới đầu, kho sắt của bà mới chỉ có vài ba tấn, rồi lên hàng chục, hàng trăm tấn. Về sau, bà Nguyễn thành bà chúa sắt. Những con tàu khổng lồ chở sắt từ Pháp sang cập bến cảng Hải phòng và những chiếc xe cam nhông ùn ùn chở sắt về kho bà Nguyễn.

    Làng tôi bấy giờ, hơn tám trăm hộ, đậu trên một cồn *** sắt lớn. Bởi tổ nghiệp chúng tôi làm nghề nấu sắt. Quốc sử chép rằng: “ Làng Nho lâm, Diễn châu, Nghệ an là trung tâm luyện sắt đầu tiên của người Việt cổ”. Làng tôi sống nhờ nghề sắt, đóng thuế cho nhà vua cũng bằng sắt. Sắt nấu ra, đổ thành cục, thành thỏi, rèn thành liềm, hái, giáo, móc, ...*** sắt thải ra, đổ thành cồn, đóng, gò bãi thành thổ cư của cả làng.
    Bà tôi kể rằng: “Lần đầu nhìn thấy thanh sắt Tây, cả làng tôi suốt mấy đêm liền không ai ngủ được. Những lò than vẫn cháy. Cả làng vẫn hồng rực lên. Quặng trong nồi hông vẫn chảy ra, sáng đến nhức nhối cả con mắt, nhưng chẳng để làm gì nữa cả. Loại sắt thứ cấp, nấu bằng nồi hông ấy không bán được nữa”. Từ đó, làng tôi làng tôi chuyển sang nghề nông và buôn chữ, ăn cháo, ăn khoai, chặt roi rèn con cháu học hành để sau này có cả mấy chục giáo sư, tiến sĩ.

    Thanh sắt tây của bà Nguyễn trùm chợ Sắt đã về làng tôi năm xưa đấy. Cả tôi, cả ông bà cụ kỵ của tôi không ai biết mặt bà, nhưng chính bà đã buộc cả làng tôu phải đổi nghề, bới đất mà sống, mút cá gỗ mà đi thi.

    Cũng không phải chỉ người làng tôi phải đổi nghề. Thời đó, ở đất Bắc này, nhiều người phải đổi nghề, sập tiệp vì đã dại dột cạnh tranh với bà Nguyễn trong nghề buôn bán sắt thép. Bà là nhà buôn tài giỏi và độc đoán, không cho phép ai qua mặt, là người đàn bà sắt thép nhất, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. .

    II. Ra đi từ đổ vỡ.

    Có thể lấy cuộc đời bà Nguyễn để làm ví dụ cho số mệnh. Với người con gái, lấy chồng là việc hệ trọng nhất. Nếu lấy phải một anh chồng hư hỏng, đời người đàn bà sẽ tan nát. Số mệnh đã đặt lên vai bà Nguyễn cái gánh nặng nề nhất ấy là ông chồng. Đức lang quân của bà Nguyễn không biết làm gì cả ngoài việc hút thuốc phiện và chơi cô đầu. Vợ càng giầu, ông càng hút khoẻ và chơi khoẻ. Ngày ông ngủ li bì để tối lại lỉnh đi. Ông về nhà trong tiếng gà gáy xao xác, áo quần xộc xệch, tóc tai rối bù, người sực mùi son phấn đàn bà. Rồimột hôm, ông mang về nhà một cô đầu trẻ, sống với nhau tự nhiên như vợ chồng. Cô gái làng chơi ranh ma vớ được gã đàn ông dại gái cứ bám riết lấy, không chịu nhả ra. Bà Nguyễn đành chịu thua vì đây là tình trường chứ không phải là thương trường. Và bà Nguyễn ra đi, mang theo cả hai đứa con trai mà bà yêu quý còn hơn cả con chiên yêu Chúa. Bà mẹ. Khi yếu lòng, chỗ dựa vững chắc nhất là đứa con.

    Ba mẹ con bà Nguyễn dắt díu nhau lên trung du. Bà không đi ở ẩn. Cũng không chạy trốn nỗi bất hạnh. Bà không thuộc loại người yếu mềm. Khí chất bà mạnh mẽ, tính cách bà cứng cỏi, đầu óc bà minh mẫn, con người ấy không dễ sụp đổ. Bà Nguyễn lên trung du là để dựng một cơ nghiệp khác.
    Vào năm 1993 này, tôi đã dành nhiều ngày khảo sát lại vùng đồn điền của bà Nguyễn khi xưa. Hai ngàn tám trăm hec ta đất đồi ấy là cơ ngơi của bà.Bây giờ, những quả đồilúp xúp ấy ngút ngàn chè xanh, còn những khoảng ruộng bậc thangở thung lũng thì mơn mởn lúa xuân. Còn năm Ất Dậu, khi bà Nguyễn lên đây, vùng đất này còn hoang dại mù mịt. Những quả đồi cớm bóng cây, ẩm ướt và đầy sên, vắt. Đêm ngủ trong căn nhà mới dựng tạm, còn ngái mùi tre bương, bà nguyễn chốc chốc lại giật mình thon thót bởi tiếng con trăn gió quăng mình rào rào trên tán lá, tiếng con hổ đói mồi tóp tép đâu đó sau chái nhà.

    Việc đầu tiên của bà Nguyễn là cứu đói. Bà tung tiền ra mua thóc gạo, khoai sắn và kêu gọi bà con nông dân: “Đừng đi ăn mày, hãy đi phát rừng, đốt rẫy và nhận thóc gạo về mà nuôi nhau”. Hàng chục ngàn người nghe lời bà đi khai hoang, mở đất. Một mình bà chống lại nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Một tay bà tổ chức khai khẩn cả một vùng bán sơn địa mênh mông và màu mỡ. Bà cho tậu hàng đàn trâu bò. Bà dựng từng dãy lán trại chứa người làm thuê. Bà tổ chức cấy lúa, trồng sắn, trồng mía. Rồi bà nhập thiết bị từ Pháp về làm đường kính. Hạt đường kính đầu tiên của Việt nam ra đời ở đây. Nơi còn nguyên vẹn cả một nền bê tông rộng rãi và kiên cố mà thời gian và mưa gió không xoá được. Và bà buôn gỗ, khai thác tre, nứa, chở về xuôi bán. Bà giàu lên nhanh chóng. Thóc gạo chứa đầy những dãy kho lớn. Tiền lèn chặt các két sắt. Công việc kinh doanh cuốn hút bà, lấn át cả nỗi sầu muộn riêng tư trong lòng bà. Chỉ về đêm, khi các con bà đã ngủ say, bà một mình một đèn, một bóng, nỗi trống vắng mới có cơ len lỏi vào tâm hồn bà, hành hạ bà đến giàn dụa nước mắt. Những lúc ấy, bà thấm thía nỗi bất lực của đồng tiền. Người ta sinh ra đồng tiền để phục vụ con ngừơi, có nghĩa lf đồng tiền nhỏ hơn con người. Nếu không có con người, đồng tiền trở nên vô nghĩa. Những lúc ấy, bà Nguyễn nghĩ nhiều về hai đứa con trai của bà. Chúng sẽ ra sao nếu cả đời chúng chỉ biết có tiền ?. Bà rọi đèn, lặng im ngắm chúng ngủ. Hai gương mặt bừng sáng kia chả lẽ lại chỉ biết có đồng tiền ?. Không . Chúng phải được sống cho đẹp hơn, phải biết đến hoài bão, lý tưởng. Có một đêm, bà Nguyễn đã nghĩ về hai đứa con như vậy. Và bà quyết định cho chúng vào bộ đội. Nước nhà vừa độc lập. Kẻ thù đang lao vào xâu xé. Làm trai thời buổi này mà không đi giữ nước thì sống làm gì ?. Bà Nguyễn đã chọn hướng đi cho các con bà, và một khi bà đã quyết, có nghĩa điều đó sẽ trở thành hiện thực.

    Sau ngày tiễn hai con tòng quân. Bà Nguyễn ốm mất mấy hôm. Bà bị hẫng hụt như vừa bị đánh mất cái gì đó vô cùng quý báu. Bao năm qua bà chăm bẵm các con. Giờ chúng ra đi, như con chim đủ lông đủ cánh bay vào bầu trời. Cánh tay tuổi tác của bà không với tới được. Chúng đã thuộc về bầu trời thăm thẳm, rộng lớn kia, không còn là của riêng bà nữa. Chúng có thể trở về và cũng có thể không trở về. Chiến tranh như trận cuồng phong và thân phạn con người như chiếc lá nhỏ, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bứt ra khỏi thân cành và cuốn đi, cuốn mãi đi trong cõi mịt mù. Nhưng điều đó, chỉ thoáng nghĩ thôi, bà Nguyễn đã sợ đến vã mồ hôi hột.

    Song, bà nguyễn không giống những người đàn bà khác. Những khổ đau phiền muộn không đánh gục được bà, vả lại, bây giờ bà đã là bà chủ đồn đìên. Ngày trước, ở Hải phòng, bà buôn sắt thép, bà Nguyễn chỉ có hai chục người làm. Còn bây giờ, đồn điền của bà hơn hai ngàn người. Gồm nông phu, thợ sơn tràng và các công nhân của xí nghiệp mía đường. Cả guồng máy đồ sộ này trông mong vào sự quán xuyến của bà.Vâng bà, mọi sự sẽ bế tắc và đổ vỡ. Lúc đó bát cơm manh áo của cả cái đồn điền sẽ bị đe doạ, lại nữa vài năm gần đây đã mọc thêm nhiều đồn điền khác của các ông chủ Tây. Những nhà doanh nghiệp mũi lõ từ bên kia đại dương đã lục tục kéo nhau sang đây, khai khẩn vùng bán sơn địa màu mỡ và khai thác sức lao động rẻ mạt của người Việt nam chân đất. Đằng sau các ong chủ Tây ấy có phủ toàn quyền, có mật thám, cảnh sát và những binh đoàn lê dương... Ỷ thế mạnh, các ông chủ tây lăm le đè bẹp các chủ đồn điền An Nam. Chỉ nội việc đó thôi, đã khiến bà Nguyễn điên máu. Bà âm thầm thách thức tất thảy. Không có quân đội, cảnh sát và chính quyền thực dân đứng phía sau. Bà Nguyễn chỉ có tấm lòng, chút tài năng làm giàu và hơn hai ngàn người Việt nam da vàng máu đỏ. Họ là đồng minh bền chặt của bà. Hơn nữa, bà với họ có chung một tên gọi thiêng liêng - đồng bào.


    III. Ba lần bất hạnh


    -Con ơi, Mẹ bây giờ trở nên thừa thãi quá !
    Ấy là tiếng khóc của bà Nguyễn khi nhận được tin đứa con nuôi đã hy sinh ngoài mặt trận. Tiếng kêu xé ruột khiến cả đồn điền rưng rưng.
    Rồi bà Nguyễn ốm liệt giường suốt sáu tháng trời. Song đồn điền của bà vẫn làm ăn hưng phát. Lúa vẫn trĩu bông, chè vẫn xanh ngát các sườn đồi và tháng heo may, đồn điền vẫn thơm ngát mùi mật mía.
    Sau khi bình phục, bà Nguyễn biến đồn điền của mình thành hậu cứ của các trung đoàn bộ đội chủ lực . Bà cho lập những khu lán trại thênh thang, đủ sức chưa hàng ngàn người. Các chiến sĩ trên đường ra trận, dừng chân tại đồn điền của bà, có cơm ăn, có nước muối ngâm đôi chân phồng rộp. Sáng mai, khi họ lên đường, bà Nguyễn gửi theo mỗi chiến sĩ một chiếc khăn bông và một nắm cơm. Bà thương các chiến sĩ như con đẻ. Họ gọi bà là mẹ Nguyễn.
    Các chủ đồn điền người Pháp lục tục xách va li về nước. Các nhà tư sản người Việt cũng rủ nhau vào Nam. Ấy là khi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp sắp sửa kết thúc. Người ta đồn rằng sau khi đã đánh đuổi được giặc pháp ra ngoài bờ cõi. người ta sẽ đánh đến những người giàu. Bà Nguyễn không tin điều đó. Lẽ nào lại như vậy ?. Giàu có đâu phải là tội ác. Nếu làm giàu là tội lỗi thì đất nước này còn nghèo đến bao giờ ?. Lại nữa, bà Nguyễn càng tin hơn ở sự đóng góp của bà cho cuộc kháng chiến. Nếu không giàu, bà lấy đâu ra hơn một trăm cây vàng để hiến cho cach mạng trong những ngày đất nước còn khó khăn ??. Nếu không giàu, bà lấy đâu ra hàng trăm tấn gạo để nuôi quân suốt mấy mùa chiến dịch ?. Bà là người sống đầy tự tin. Nếu thiếu niềm tin và sự tự quyết hẳn bà không giàu được như thế.
    Ngày chiến thắng, các binh đoàn từ rừng tú kéo về xuôi, tiếp quản thủ đô. Bà Nguyễn mổ bò, giết lợn, nấu bao nhiêu là cơm, chuẩn bị đón các chiến sĩ.
    Nhưng các đoàn quân cứ đi qua, đi qua.

    Bà Nguyễn chạy ra đường đon đả mời chào:
    -Mời các con vào nghỉ chân đã. Cơm nước mẹ nấu sẵn cả rồi.

    Im lạng. Những cặp mắt vô hồn, nhìn bà lạnh băng. Đâu rồi những nụ cười cởi mở cùng những ánh mắt ấm áp của các chiến sĩ ? Đâu rồi những tiếng “chào mẹ Nguyễn” tíu tít và tin cậy ?. vì sao mà cả những đứa từng đã nhận bà là mẹ nuôi, từng được bà cho ăn, cho tiền , giờ đi qua cũng ngoảnh mặt đi ?. Bà đã có lỗi gì ?.
    Một đoàn quân nghỉ chân gần trạm đón tiếp của bà Nguyễn nhưng chẳng ai vào. Khó khăn lắm bà Nguyễn mới được phép của cấp chỉ huy nói vài câu với những người lính.
    Các con ! Bao lâu nay mẹ xem các con như các con của mẹ. Đứa nào cũng là con trai của mẹ. Mẹ dựng lán trại để các con nghỉ chân, mẹ tích trữ gạo thịt để khi các con về thì có cái mà ăn. Nếu mẹ có thiếu sót gì thì các con cứ nói thật để mẹ sửa. Các con đừng để bụng và lạnh lùng như thế, mẹ tủi thân lắm.
    Cả đoàn quân lặng im, trơ như đá.
    Viên chỉ huy ra lệnh:
    -Nghiêm ! đi đều bước .

    Bà Nguyễn đứng nhìn theo đoàn quân đi xa dần, xa dần. Nước mắt bà lặng lẽ trào ra, làm nặng trĩu trên gò má sạm nắng. Chưa bao giờ bà thấy đau khổ và hoang mang như bây giờ. Trời sinh ra bà để làm bà chủ, bà khao khát làm giàu như các thi sĩ khao khát làm thơ và các nhà chính trị khao khát làm cách mạng. Chẳng lẽ điều đó là tội ác ?.
    Có cái gì đó lạnh buốt chạy dọc sống lưng rồi lan ra khắp cơ thể khiến bà Nguyễn rùng mình. Bà mơ hồ linh cảm thấy tai hoạ đang đến gần.
    Lúc này, nếu bà nguyễn chạy vào Nam thì chắc chắn vẫn còn kịp. Song bà Nguyễn quyết không chạy. Là người của kháng chiến, hết lòng vì kháng chiến, bà không muốn biến mình thành con thú bị săn đuổi. Vả lại, khi niềm tin đã bị phản bội thì bà có sống thêm nữa cũng chẳng để làm gì. Người ta đã không thể sống thiếu niềm tin. Là người trọng sự thuỷ chung, bà nguyễn biết tin và sẵn sàng chết vì niềm tin.

    Và, súng đã nổ !
    Duc_No__________ thích bài này.
  9. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Cái này mới cho thấy 2 ông công tử (hào hoa vs hà nội) hoàn toàn trái ngược nhau này :D 1 ông thì bị nhồi sọ, còn ông kia thì ghê gấp 10 ông Thiet_Moc_Chan luôn :D
    Duc_No__________ thích bài này.
  10. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Câu chuyện tiếp theo ("tôi" ở đây là 1 tác giả khác nhé) :

    "Gần mười năm trước, khi còn ở Trung Quốc, thời gian ở Bắc kinh, Tôi có dịp trò chuyện với mấy người - những nhân chứng lịch sử - họ, những người, mà những năm giai đoạn của Cach mạng văn hoá Trung quốc, là thành viên của những tiểu tổ công tác - Hồng vệ binh - những thanh thiếu niên xung kích của cach mạng vô sản. Như chính họ tự nhận, giờ đây, trong buổi trò chuyện này, họ buồn bã nói, trong niềm ân hận xót xa, rằng họ là những người tham gia trong một lần đấu tố Chu tịch nước công hoà nhân dân Trung hoa Lưu Thiếu Kỳ và vợ. Lần ấy, cầm trong tay cuốn Mao tuyển - Mặt trời rạng Đông - họ hô to Mao chủ tịch muôn năm, rồi xông vào nhằm “kẻ thù của cach mạng” mà đấm mà đá. Họ kể, ngày đó, chúng tôi hỉ hả lắm, Tôi tát được vào mặt ông Lưu Thiếu Kỳ một cái rõ mạnh, tôi cảm giác lúc đó, cánh tay tôi ê ẩm. Anh phải biết, sức trai tuổi 16/17, tôi khoẻ lắm, vậy mà Tôi đánh mạnh đến nỗi đau cả tay – có thế mới thể hiện được Tôi là đoàn viên thanh niên xung kích, chỗ dựa của cách mạng. Rồi ngay sau đó, Tôi lao vào đạp cho Bà Lưu một cái. Tôi thấy Bà chúi xuống. Và Tôi cuồng lên hét to: Giết, giết ...giết hết bọn tu bản bóc lột, giết hết bè lũ phản đong, ...

    Giờ đây, họ luôn tự hỏi rằng, tại sao hồi ấy mình lại làm như vậy. Vợ Chồng Lưu Thiếu Kỳ cũng là người, hơn nữa, ông ta là ch tịch nước. Ông ta thực là người của nhân dân, của đất nước Trung Hoa, sống chết với vận mệnh của đất nước Trung Hoa. Đến bao giờ, danh dự và phẩm giá của ông mới được hoàn trả nguyên vẹn ?

    Rồi khi bộ đội Việt Nam tiến quân sang Cam pu Chia, lật đổ chính quyền Pol pot – Yêng xa Ry, và tôi cũng đã được chứng kiến một cuộc hỏi cung kỳ lạ. Tù binh là một cậu bé trạc 14 – 15 tuổi, khi hỏi đến Cháu tên là gì, quê cháu ở đâu, Bố Mẹ còn không ?. Thằng bé oà lên khóc, tiếng khóc nức nở, ngằn ngặt, như tủi thân, lại như vừa hối hận, đau khổ. Sau đó, cháu kể: Chính tay cháu đã dùng búa đinh, nện thẳng cánh vào đầu của chính Bố Mẹ cháu, chỉ vì phải theo lệnh Ang Ka. Rằng, Ang Ka bảo, Bố Mẹ cháu là lũ trí thức, hại dân hại nước. Phải giết hết đi để làm cach mạng đại đồng, cho đất nước Cam pu Chia giàu và mạnh, một đất nước Cam pu Chia của tương lai.

    Tại sao ?. Tại sao lại như vậy. Qua ba mẩu chuyện trên, chúng ta có quyền tự hỏi ! Tại sao những người lương thiện, từ những người nông dân chất chất, thực thà và chất phác, suốt đời chỉ biết mảnh ruộng với con trâu, với cái làng quê nhỏ nhoi, heo hút trong câu chuyện của bà Nguyễn. Những người thanh thiếu niên, tuổi chưa đến 18, cái tuổi chưa phải chịu những hình phạt của pháp luật. Những đứa bé, chân đất mắt toét, ngày ngày chỉ mới biết nũng nịu cha mẹ, đòi quà, đòi đồ chơi. Mà đôi tay đã nhuốm máu, đã dúng tay vào tội ác ?

    Tội ác !!!. Tội ác có nhiều loại, kể sao cho xiết. Nhưng có một loại tội ác, mà khi nó được thực hiện, thì những thảm cảnh, những biến cố long trời lở đất, những thứ mà Trời không dung, đất không tha như ở trên sẽ xảy ra. Đó chính là loại: TỘI ÁC TÀY TRỜI.

    TỘI ÁC TÀY TRỜI, đúng như tên gọi, có nghĩa như một loại tội ác lớn nhất trong tất cả các loại tội ác, loại tội ác mà lịch sử phải ghi chép cho đầy đủ để không bao giờ quên, mọi dân tộc đều phải ghi nhớ để tránh cho muôn đời sau phải chịu hậu quả của những tội ác này. Vậy thì loại tội ác này thể hiện như thế nào ?. Nó thể hiện rất đa dạng, nhưng điển hình dưới những dạng dễ thấy nhất như sau:

    -Giết người hàng loạt, mà những người bị giết không có sức phản kháng hay tự vệ.
    -Kìm hãm sự phát triển của một dân tộc.
    -Đầu độc một hay nhiều thế hệ của một đất nước.
    .....

    Qua ba thể hiện trên của loại tội ác tày trời, chúng ta thấy ngay một tính chất nhất quán của loại tội ác này. Đó là loại tội ác này muốn thực hiện được, tất phải dựa vào quyền lực. Vì thế, những kẻ thực hiện loại tội ác này chính là những kẻ, hay tập hợp những kẻ nắm giữ quyền lực đó. Họ phải là những Phi thường nhân !

    Để nghiên cứu về Phi thường nhân, trong lịch sử Việt Nam cận đại, có xuất hiện một Phi thường nhân. Theo những biến động của lịch sử, và cũng là quốc vận. Phi thường nhân này biến hoá rất rõ rệt, gắn chặt với những thay đổi của quốc vận"
    Duc_No__________ thích bài này.

Chia sẻ trang này