1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Tôi thấy bác vẫn chưa phân biệt được cuộc chiến giải phóng dân tộc với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    Đó là hai cuộc cách mạng song song nhưng khác biết. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của " anh bộ đội giải phóng", là điều tất yếu và vĩ đại. Còn cuộc cách mạng XHCN thì tôi không bàn.
    Chuyện đổi tiền cả nước ta cùng phải chịu, nó đúng là nhằm vào giới tư sản, nhưng tôi ko cho đó là trả thù chiến tranh mà là do đường lối chung. Nếu bác nghe nói đến chuyện cải cách ruộng đất, bắn địa chủ ở Miền Bắc thì lính VNCH chỉ bị cải tạo là rất nhân đạo. Lính VNCH chỉ bị đi tù là còn may, nếu là CS Trung Quốc, hay CS Căm ( khơ - me - đỏ) thì chỉ cần 1 cái hố.
    Duc_No__________ thích bài này.
  2. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    TÍN DỤNG B+ (MỨC TIÊU CỰC) : CƠ HỘI NÀO CHO KINH TẾ VN ?

    Đầu tiên tui báo tin không may cho VN, đó là trong động thái mới nhất, ba công ty đánh giá tín dụng là Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings sẽ không xem xét để đánh giá lại trái phiếu của chính phủ của VN và Standard & Poor’s vẫn giữ nguyên mức BB- (ổn định kể từ tháng 6/2012), Moody's đánh giá B1 (giữ nguyên mức ổn định từ năm 2014), trong khi Fitch Ratings xuống cấp trái phiếu chính phủ của VN ở mức B+ (Từ mức BB- ổn định được giữ kể từ tháng 11/2014). Tui không ngạc nhiên là kể từ khi VN được chính thức gia nhập thị trường tài chính thế giới thì mức đánh giá tín dụng trái phiếu của VN kể từ đúng 20 năm thì mức tín nhiệm của VN không tăng mà còn sụt. Đó là Moody's đánh giá ở mức Ba3 (ổn định vào tháng 4/1997), rồi Fitch, S & P chấm điểm AA-, AA, mấy mươi năm trước. Vậy mà bây giờ mức đánh giá đó lại sụt khá rủi ro, đó là chuyên hi hữu cho quốc gia này. Với mức đánh giá tín nhiệm nhưu VN bây giờ thì chẳng thể ai dám cho vay, vì khả năng mất nợ cao, đi vay phải chào mời lãi cao mới vay được. Đó là thành quả của VN quá tệ hại, nhưng người ta cứ vẫn ca hót, và không chịu phấn đấu, nền kinh tế chỉ có thể tiếp cận vốn vay viện trợ và vốn vay ODA chứ không thể vay trên thị trường được.

    Vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế bằng hình thức trái phiếu. Đây là lĩnh vực vay mượn rất chuyên môn, và các tờ giấy nợ đang trôi nổi ở đâu trên thị trường nào tui nói ở đây rất rõ ràng là trái phiếu từng quốc gia đánh giá ở mức độ nào. Trái phiếu VN đến từ tổ chức tư nhân trên thị trường quốc tế là "cực kỳ rủi ro" gần như là mức "rác".

    Trên thế giới hiện nay những ngân hàng tham gia tư vấn môi giới hay đứng ra dàn xếp bảo lãnh các tờ giấy nợ các quốc gia và các doanh nghiệp các nước trên thế giới, kể cả cho vay, nó bao gồm: Citigroup (NYSE: C), Deutsche Bank yết giá tại Frankfurt của chỉ số chứng khoán DAX (FWB: DBK), tại New York mã chứng khoán của Deutsche Bank (NYSE: DB), Barclays Plc (FTSE 100 mã chứng khoán BARC: LN, tại New York NYSE: BCS), PMorgan Chase (NYSE, Dow Jones: JPM), UBS mã chứng khoán tại New York (NYSE: UBS), Bank of America (NYSE: BAC), HSBC, BNP Paribas SA (EPA: BNP), Goldman Sachs (Dow Jones, NYSE: GS), Royal Bank of Scotland, Lloyds Bank (FTSE 100, mã chứng khoán RBS: LN), Société Générale (EPA: GLE), Standard Chartered (LON: STAN), Cre*** Suisse (VTX: CSGN), và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS).

    Tuy nhiên, về thẩm lượng trái phiếu và quyết định "lãi suất trái phiếu", hay "yield", để phân biệt với lãi suất ngân hàng là "interest rate" thì các ngân hàng này không tham gia thẩm lượng đánh giá rủi ro vay nợ, mà họ nhờ đến các công ty thẩm định trái phiếu, hay lượng cấp tín dụng thì trên thế giới có 4 công ty đủ uy tín, và chiếm đến 97% các tờ giấy nợ thế giới qua tay họ thẩm lượng rủi ro, nó bao gồm: Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings và AM Best.

    Khi một quốc gia phát hành trái phiếu đi vay và phải học thuộc định nghĩa "trái phiếu là một khoản vay". Đó là như sự hiểu biết của tui thì trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (đó là trái phiếu chủ quyền tối thượng của quốc gia). Nôm na là trái phiếu này khi đi vay thì phải có trách nhiệm hoàn trả, tức là bắt buộc phải trả nợ, dù phải bán nước cũng phải trả, có nghĩa là trả qua thuế hoặc lạm phát, như in tiền ra trả ... nên đừng nghĩ là sẽ được giảm nợ, hay giảm lãi hay than khóc vì khó khăn kinh tế ... và phải trả tiền lời theo lãi của thị trường, với lợi suất cao thấp sẽ được quyết định thông qua sự thẩm định của các tổ chức đánh giá tín dụng, lẽ tất nhiên VN sẽ nhờ một số ngân hàng quốc tế có uy tín làm trung gian và mời các công ty tư vấn có kinh nghiệm làm cố vấn cho việc phát hành giấy nợ, tức trái phiếu để vay tiền.

    Vì vậy, câu hỏi đầu tiên trước khi nhà đầu tư mua một trái phiếu của một doanh nghiệp hay của chính phủ của một quốc gia cần vay tiền mà nhà đầu tư cho vay thì họ sẽ suy tính là khi họ cho vay, họ có đảm bảo là nhận lại được tiền lãi và vốn khi đáo hạn hay không? Khi ấy, nhà đầu tư họ sẽ cần tới các công ty xếp hạng tín dụng để đánh giá trái phiếu doanh nghiệp hay quốc gia đó đi vay. Chẳng hạn trong tháng Giêng năm 2010, khi VN phát hành trái phiếu lần thứ hai thì nhờ 3 ngân hàng quốc tế như Citigroup, Barclays, và Deutsche Bank đứng ra làm trung gian và phải mời công ty tư vấn Allen & Overy của Mỹ làm cố vấn cho việc phát hành các tờ giấy nợ, tất nhiên sau đó quyết định "lãi suất" thì do các công ty thẩm định tài chính thẩm định và mọi phí tổn vay mượn thì VN phải trả tiền hoa hồng cho họ tư vấn nghiệp vụ này.

    Nói chung, trên thị trường tài chính này có các công ty xếp hạng tín nhiệm trái phiếu như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings và AM Best. Cấp bậc xếp hạng trái phiếu có 22 mức xếp hàng, từ AAA cho đến D. Cụ thể Standard & Poor’s, Fitch Ratings xếp hạng cấp bậc cao nhất thì có mã ký hiệu giống nhau là AAA (tương ứng xếp hạng của Moody's là Aaa). Đây là mức đánh giá trái phiếu có mức cao nhất, đáp ứng mạnh mẽ các cam kết tài chính và khả năng trả nợ an toàn nhất nên cũng dễ vay khi phát hành trái phiếu và trả lãi vay thấp nhất. Loại trái phiếu này nó bao gồm những nước: Mỹ, Úc, Canada, Đan Mạch, Đức, Hồng Kông, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ,..

    Xuống tới cấp AA +, AA, AA- (tương ứng Aa1, Aa2, Aa3). Đây cũng là loại rất an toàn, nó cho thấy các công ty, hay chính quyền các quốc gia phát hành trái phiếu có một sự chắc chắn đáp ứng các nghĩa vụ cam kết tài chính của họ về trả nợ tốt. Và xuống thấp hơn là A +, A, A- (A1, A2, A3). Nói chung những quốc gia nào có mức xếp hạng tín nhiệm từ AAA xuống A thì đi vay trả tiền lời rất thấp, vì họ có khả năng trả nợ như Pháp, Phần Lan, Kuwait, UK, Hàn Quốc,…

    Khi tới loại B là có rủi ro thì cũng từ ba chữ B hoa đi xuống. Cụ thể đối với loại trái phiếu ký hiệu BBB +, BBB, BBB- (tương ứng Baa1, Baa2, Baa3 mà Moody's đánh giá). Những trái phiếu loại này vẫn hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng các cam kết về nghĩa vụ tài chính trả nợ, nhưng vẫn gặp bất ổn nếu điều kiện kinh tế gặp bất lợi, như tác động của lạm phát, GDP tăng trưởng thấp vì kinh tế phụ thuộc vào yếu tố tài nguyên như dầu thô sụt giá chẳng hạn.

    Đối với trái phiếu BB+, BB, BB- (tương ứng Ba1, Ba2, Ba3), xuống nữa là B +, B, B- (B1, B2, B3). Đây là loại trái phiếu bắt đầu có rủi ro, các nghĩa vụ cam kết về tài chính không chắc chắn. Tới cấp nguy ngập có thể vỡ nợ là loại C, và rủi ro nhất là loại D. Cụ thể là loại trái phiếu ký hiệu CCC +, CCC, CCC- (Caa1, Caa2, Caa3), xuống thấp dần là CC (Ca), C và D, là loại trái phiếu vô giá trị tức "junk bonds", trái phiếu rác. Các mức trái phiếu rác là từ cấp B-, CCC+, CCC- CC, C,....

    Điều tồi tệ không may là những quốc gia nào nào bị chấm điểm B thì trái phiếu bị coi là có tính đầu cơ cao là có rủi ro và đi vay trả lãi đắt. Còn loại C cho đến D thì khỏi cần trả lãi hay đi vay nữa. Giữa các mã số A hay B hay C hay D đó, các công ty như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings họ còn đánh "dấu cộng" hay "dấu trừ" để có thang điểm khuyến khích tinh vi hơn, gồm có chừng 22 mức mà còn kèm theo cụm từ nhắc nhở để khuyến cáo như "negative" (tiêu cực), hoặc "stable" (ổn định), hoặc khuyến khích nâng đỡ là "positive" (tích cực).

    Vào ngày 7/11/2014, Bộ Tài chính VN đã phát hành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ USD, mà theo diễn giải của Bộ Tài chính là: "mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm". Đây là đợt phát hành trái phiếu có mức lợi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đó vào năm 2005, và 2010.

    Cụ thể về mức vay năm 2005, đây là lần đầu tiên VN phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, để huy động vốn 750 triệu USD, vay trong hạn kỳ 10 năm với lợi suất là 7,125% trên thị trường tài chính New York. Lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ hai là năm 2010 trên thị trường Singapore để huy động 1 tỷ USD cũng có hạn kỳ 10 năm và lợi suất trái phiêu là 6,755%. Đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế nếu chủ nợ thiếu tin tưởng trong việc trả nợ của VN thì họ đòi lợi suất cao hơn, vì thực tế các tờ trái phiếu khi lưu hành trên thị trường thì lợi suất sẽ tăng giảm tùy mức khả tín và độ rủi ro, và giới đầu tư họ có thể bán lại các tờ trái phiếu đó cho nhà đầu tư khác.

    Chẳng hạn, đợt phát hành trái phiếu năm 2010, khi lưu hành trên thị trường tài chính thì lợi suất là lợi suất trái phiêu là 6,755%, nhưng sau đó lại cao hơn, lên tới 6,955%, là do mức tin cậy thấp hơn khi đó VN bị lạm phát trên hai con số. Nếu thấy lạm phát của VN mà không giảm xuống, các chủ nợ họ sẽ bán tháo các tờ trái phiếu của VN, hoặc họ sẽ tăng lãi suất lên .

    Trước đó là trái phiếu của Vinashin do chính chính phủ VN bảo lãnh bị quỹ đầu cơ "Hedge Fund" Elliott Management Corporation quản lý hai quỹ đầu tư "Hedge Fund" là Elliott Associates LP và Elliott International Limited, mua lại trôi nổi trên thị trường, khi Vinashin đi vay $ 600 triệu của họ và trả tiền lãi 35 cent khi vay 1 USD, tức là với lãi suất 35% ... Không toi mới là lạ

    Nói chung, để nhanh chóng ước lượng các rủi ro, các công ty như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings thường phải cân nhắc rất kỹ vào các một số yếu tố sau đây:

    Cụ thể, họ căn cứ vào các yếu tố như: GDP, tăng trưởng GDP, thị trường chứng khoán, tỷ lệ lạm phát, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất, dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài, các khoản cho vay khu vực tư nhân, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nợ chính phủ so với GDP, giá trị ngân sách chính phủ, chi tiêu của chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp ... để thẩm định tương đối chính xác về nền kinh tế nước đó khi họ cân nhắc đánh giá trái phiếu và khả năng trả nợ.

    Chẳng hạn như "nợ nước ngoài, nợ chính phủ so với GDP", họ xét quốc gia đó vay nợ trước đấy bao nhiêu và hàng năm hàng tháng phải trả nợ là bao nhiêu tiền, cả vốn lẫn lời. Nói chung, nếu đã mắc nợ nhiều thì sẽ rất khó vay thêm, nếu vay được thì trả lãi đắt vì rủi ro trả nợ thấp.

    Trường hợp như "tăng trưởng GDP". Nếu họ xét quốc gia đó hàng năm hàng quý có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao ổn định thì Standard& Poor’s, Moody's, hoặc Fitch thông báo cho các nhà đầu tư muốn mua trái phiếu, tức cho vay, họ sẽ an tâm vì khả năng trả nợ "chưa có rủi ro", nếu thấy tích cực trong dài hạn thì lãi vay sẽ hạ xuống. Tuy nhiên, nếu họ xét thấy tăng trưởng GDP của quốc gia đó thiếu ổn định và đáng nghi, hay tăng trưởng thấp, các cơ quan đánh giá tín nhiệm sẽ cảnh báo các nhà đầu tư hay chủ nợ họ sẽ gặp rủi ro mất nợ vì khả năng bất ổn định nền kinh tế này. Vì tăng trưởng GDP thấp thì làm thế nào quốc gia đó lấy đâu ra tiền trả nợ.

    Đối với việc đánh giá "dự trữ ngoại hối". Họ xét tới yếu tố ngoài việc thanh toán ngoại trái, tức là trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, thì quốc gia đó còn phải nhập khẩu bao nhiêu, tức là sẽ còn phải chi ra bao nhiêu ngoại tệ so với nguồn dự trữ ngoại tệ sẵn có trong kho dự trữ ngoại hối. Nói chung, ho sẽ đánh giá dự trữ ngoại tệ quốc gia đó còn đủ tài trợ cho mấy tuần hay mấy tháng nhập khẩu, nếu dưới ba tháng là có rủi ro, và khó vay tiền, hoặc nếu đi vay cũng phải trả lãi đắt đỏ.

    Về yếu tố "cán cân thương mại", tức họ sẽ đánh giá khả năng xuất khẩu quốc gia đó để có ngoại tệ nhiều hay ít, cũng như phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường sẵn có của đối tác, thí dụ như nếu như trường hợp bất ổn kinh tế của TQ hiện nay, cũng như việc TQ phá giá đồng (RMB) của họ thì VN càng khó bán hàng và dễ nhập siêu thì càng rủi ro cao, và càng dễ bị hạ thấp tín nhiệm, vì bị cả rủi ro tín dụng nếu VN phá giá đồng nội tệ (VND) là hết tiền trả nợ vì hay bị nhập siêu, vì nạn bội chi ngân sách, lẫn rủi ro ngoại hối, là phải trả nợ nặng lãi hơn vì tỷ giá đồng nội tệ hay bị trượt giá.

    Hiệu ứng ngược lại, nếu VN có các thị trường xuất khẩu được đánh giá ổn định trong dài hạn, đối tác xuất khẩu của VN có độ tin cậy cao thì rủi ro càng ít thì dễ đi vay,... Đây chỉ là vài lý do trong hàng trăm lý do mà các cơ quan thẩm định tài chính phân tích và đi đến kết luận cho giới đầu tư cân nhắc khi cho VN hay các quốc gia khác vay tiền.

    Đối với việc VN vay lãi bằng USD trong nước, thậm chí là 0%, và lãi vay cho doanh nghiệp ngắn hạn là 3 - 3,5%, và bây giờ là mức vay trên 6-7,5%, thậm chí là vào tháng 7/2016 ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc có cơ sở ở VN cho doanh nghiệp VN vay với sự đảm bảo của chính phủ V N khi vay 100 triệu $ thì phải trả lãi 8%-9%/năm thì thật ấn tượng, trong nước thì đòi lãi suất 0% bằng đồng Mỹ kim , thận chí đòi người gửi phải trả phí là lãi âm, và cái NHNN VN này dưới thời Nguyễn Văn Bình này còn đòi bắt người dân của họ ký thác USD nhưng khi rút tiền ra phải lấy tiền Việt (VND) , kế hoạch này bị hủy bỏ vì lo sợ dân chúng rút hết USD ra thì cả hệ thộng ngân hàng sụp đổ ... Đây là lãi vay hoàn toàn khác với lãi vay trên thị trường quốc tế. Và lãi vay này do chính NHNN VN hay ngân hàng thương mại ấn định, và còn tùy thuộc người dân họ có ký thác gửi để cho vay dài hạn hay không để VN có thanh khoản, đó là quyết định của người dân và người ký thác, và lãi vay này NHNN VN hay các ngân hàng thượng mại phải trải lại nguyên vẹn cho thân chủ ký thác bằng ngoại tệ nếu họ bảo lưu lấy ra đồng tiền họ gửi, chính vì thế NHNN VN hay các ngân hàng thương mại không thể lấy số ngoại tệ đó trả nợ nước ngoài mà trả cho người ký thác bằng tiền VND mà phải trả cho người ký gởi bằng USD, trừ trường hợp người ký thác bán ngoại tệ cho NHNN VN hay các ngân hàng thượng mại. Đây là trường NHNN VN đang thi hành "chống đô la hóa" bằng việc khuyến khích người dân bán ngoại tệ USD để chuyển đổi ra VND hưởng lãi suất cao ... thì thật đúng là sống trong thế giới "con lừa".
  3. vxkhoa

    vxkhoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    201
    Tôi thấy chắc bác cũng lớn tuổi mà đánh giá vấn đề đơn giản quá, lấy sự kiện để đánh giá cả một vấn đềquá nhanh chóng, trong khi thông tin bây giờ rất đầy đủ, không như hồi xưa thiếu thốn thông tin để phải tin bất cứ quan điểm nào nhận được.

    Về vụ Cải cách ruộng đất, tôi đồng ý với bác là có sai lầm. Nhưng điều này đã được công khai xin lỗi sửa sai ngay từ năm 1956, cách chức Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương..., theo số liệu là phục hồi danh dự và trả lại tài sản khoảng 70-80% số người bị kết án. Tất nhiên tôi không cho như thế là đủ để khắc phục sai phạm, nhưng theo bác hoàn cảnh như vậy có thể sửa sai gì hơn, chẳng lẽ lại xử bắn toàn bộ đội lãnh đạo à? Còn việc VN có phụ thuộc vào TQ trong giai đoạn từ 1956-1975 hay không thì thông tin đã quá đầy đủ rồi, tôi chắc không phải trích dẫn lại cho bác.

    Còn vụ vượt biên thì tôi không hiểu bác lấy đâu ra con số 3 triệu? Tất cả con số thống kê đều chỉ khoảng 1 triệu, trong đó có đến 3/4 là người Hoa chứ không phải người Việt. Tất cả điều này diễn ra trong một hoàn cảnh khó khăn tổng thể như căng thẳng Việt-Trung, bao vây cấm vận của Mỹ, hậu quả khủng khiếp sau chiến tranh 30 năm, 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới lớn...tạo nên khó khăn kinh tế rất lớn cho đất nước, chứ tôi không cho là đi vì phản đối cộng sản là nguyên nhân chính. Ngay cả Bên thắng cuộc của Huy Đức cũng viết về điều này, dân ra đi vì khó khăn kinh tếquá phải đi, chứ không liên quan gì đến chính trị cả.
    Duc_No__________ thích bài này.
  4. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    tranh luận những chuyện này có bị xích cổ ko các bác?
    --- Gộp bài viết: 09/04/2017, Bài cũ từ: 09/04/2017 ---
    truy cậl bằng dt bị cái quảng cáo nó che hết màn hình. khắc phục cách nào vậy các bác?
    Duc_No__________ thích bài này.
  5. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.689
    Đã được thích:
    7.188
    Cái này phải nói trong thread context mới hiểu được. Bác kia đang nói là vì sao giai đoạn cuối 70s đầu 80 quốc tế hết thiện cảm với VN và chúng ta bị cô lập. Bác ấy nói chỉ là vì vấn đề vượt biên. Tôi mới nói là không phải đơn giản như vậy mà còn nhiều thứ khác nữa. Ở đây ko nói đúng hay sai, chỉ đang nói những thứ ảnh hưởng đến hình ảnh & PR - public relationship. Lúc đó chúng ta làm nhiều thứ macho, duy ý chí, không khôn khéo nên hậu quả là bị cô lập nặng nề.
    Duc_No__________ thích bài này.
  6. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.689
    Đã được thích:
    7.188
    Bác so sánh khập khiễng rồi. Miền Bắc muốn thống nhất nên "Nam tiến", chứ miền Nam không muốn. Bởi họ không muốn "Bắc tiến", thống nhất dùng vũ lực, nên câu hỏi tu từ về "nếu VNCH thắng sẽ ra sao" hoặc "TQ có tham chiến hay không", không có cơ sở trả lời.
    Tuy vậy nếu nói về mặt giả thuyết thì chắc chắn chính quyền thống nhất của VNCH sẽ nhân văn hơn. Bác chắc sẽ ko đồng ý, nhưng tôi nghĩ vậy.

    Còn đoạn "Tôi thấy chính quyền CS đã làm rất nhân đạo trong việc này. Các bác nên cảm ơn chính quyền CS đã không giết để các bác ra nước ngoài. Nếu là CS Trung Quốc thì nó cho vào trại giam, đào một cái hố là xong" thì quá cực đoan. Làm tôi nhớ chuyện Trần Thủ Độ đào hầm chôn sống vương triều nhà Lý ngày nào. Không thể trách bác vì có lẽ bản chất người Việt như vậy, thù dai và tàn bạo? Chứ còn nói đến nhân đạo, bác nhìn sang nội chiến Mỹ ấy, xem đánh nhau xong họ đối xử với nhau ra sao. Đấy mới là nhân đạo.
    Bác may mắn được đứng bên kẻ thắng cuộc nên nói "nhân đạo", chứ nếu trời sinh ra bác không may sống ở miền Nam, bị bắt lính, xong bị đi cải tạo, vợ con bị đày đọa, lúc đó bác sẽ nghĩ khác ngay.
    Còn một điều nữa: Trong một thời gian rất lâu không ai được "để ra nước ngoài" hết nhé. Người vượt biên bị bắt bớ, tù đày, hành hạ nhục mạ đủ kiểu đấy bác. Vì phải đi trốn tránh trên những con tàu xập xệ nên mới có bao nhiêu người chết chìm trên biển, chết thảm dưới tay cướp biển. Chỉ từ năm 90 trở đi LX sụp đổ các ông mới phải quị lụy trước Mỹ & Tàu để sống, từ đấy mới hiền từ hơn một chút, mới có các chương trình nhân đạo cho ra đi hợp pháp. Bác sống những năm 70-80 sẽ thấy người vượt biên bị chửi bị đối xử không bằng con chó, chỉ khá hơn người đã ở trong trại cải tạo thôi.
    "Nhân đạo"? Bất nhân thì có.
    Duc_No__________hoalongtrang thích bài này.
  7. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.689
    Đã được thích:
    7.188
    Dù có sửa sai nhưng người chết thì không thể làm sống lại được, và lòng tin đã mất không thể lấy lại được.
    Chưa kể sửa sai chỉ một chiều thôi, còn những vụ đàn áp khác, ví dụ như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, đì Phùng Quán, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng cầm ... thì kéo dài đến 30 năm.

    Về số người vượt biên, wiki (https://en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_boat_people) ghi là 2tr, cộng với chừng vài trăm ngàn-1tr người chết - mất tích (số chết thì không thống kê được, có nơi ghi đến 50%). Một cách khác để phỏng đoán là nhìn vào số người Việt định cư trên toàn TG. Trước 75 con số này rất nhỏ, gần như 0. Hiện giờ là chừng hơn 3tr. Tính ngược lại theo đà tăng dân số thì số người đặt chân lên các nước ngoài ban đầu là chừng gần 2tr.

    Về lý do thì đúng là ko thể nói "tôi không thích chủ nghĩa CS" khƠi khơi. Thường là có nhiều lý do cộng lại: đời sốn g khổ, có tiền không có gì mua, không được cho phép làm ăn, làm gì cũng mất tự do (thời xưa khó lắm bác nào chưa trải qua ko hình dung được đâu), thanh niên thì bị bắt lính đi Campuchia, không thì bị đi kinh tế mới, con em ngụy quân ngụy quyền thì ko được vào đại học, không có việc làm, bịnh tật ko có chỗ chữa trị. Toàn là những lý do trời ơi nhưng rất thiết yếu. Tất nhiên ko ai nghĩ sâu xa chủ nghĩa này nọ, họ chỉ nghĩ ngày xu*a khác, giờ bộ đô.i vào là tự nhiên nảy ra bao nhiêu thứ đó, nên phải đi. Có câu cây cột đèn nếu biết đi nó cũng đi nữa là.
    --- Gộp bài viết: 09/04/2017, Bài cũ từ: 09/04/2017 ---
    Cơ bản là lúc đó Lê Duẩn chẳng biết ngoại giao là cái khỉ gỉ, chỉ biết ngoại giao bằng cây súng thôi. Chứ còn nếu mềm mỏng, biết người biết ta, biết tận dụng cơ hội, thì đã có thể tái thiết lập quan hệ ngoại giao từ cuối những năm 70 với Mỹ. Sau đó từ từ từng bước cho TG thấy tội ác của bọn Khme đỏ, thì mình làm gì cũng không sợ. Cái chính là phải danh chính ngôn thuận
    Đằng này đưa quan^n sang đánh úp nó thì dĩ nhiên bọn Tàu sẽ rêu rao "VN xâm lược!". Cộng thêm bị cô lập thì có cãi cũng chẳng ai tin. Nên thiệt đơn thiệt kép
    Duc_No__________centaur271188 thích bài này.
  8. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Mấy bác có tranh luận thì dẫn link là được, không cần copy nguyên về đây. Và lại càng không cần copy những thứ rác rưởi sặc mùi bồi bút và cảm tính.

    Chẳng hạn, cái mà Thiết Mộc Chân copy về, ai quan tâm một chút đều hiểu đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) trong Cải cách ruộng đất . Nhưng Thiết Mộc Chân chỉ giúp ai là tác giả của cái đoạn sặc mùi văn chương như thế? Họ ở cạnh bà Năm thời điểm ấy à mà biết rõ từng chi tiết lâm ly như vậy?


    Tranh luận thì lấy những thông tin đủ xác tín về học thuật, chứ đừng lôi cảm xúc vào. Trường hợp bà Năm cách đây vài năm, nhân triển lãm về Cải cách ruộng đất, tôi do công việc nên có được đọc một sốtài liệu liên quan, đặc biệt là tài liệu do Hội sử học sưu tập. Bà là người bị oan, nhưng diễn biến phiên xử không có đoạn lâm ly ai oán thế đâu ạ.

    P/s: Còn 2 bác hoakhanh và centaur271188 nếu quan tâm tới chiến tranh biên giới Tây Nam thì có thể tìm trên mạng cuốn Anh em thù hận (Brother Enemy) của nhà báo Nayan Chanda. Các thông tin được trích dẫn trong đó hi vọng sẽ giúp các bác nhìn rõ hơn về cục diện của VN và Cam giai đoạn từ 1975, cũng như hiểu được tính toán của các bên.
  9. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    cải cách ruộng đất chỉ sửa sai hình thức. Con cháu địa chủ đều bị ghi lý lịch và ko có cơ hội vào đảng hay vào đại học những năm sau đó.
    Lần cập nhật cuối: 09/04/2017
    Duc_No__________ thích bài này.
  10. vxkhoa

    vxkhoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    201
    Các vụ việc nêu trên đã xảy ra 50-60 năm, và tôi đồng ý với bác việc cần rõ ràng minh bạch hóa vì nhu cầu tìm kiếm sự thật là thiết yếu. Nhưng trong từng vụ cụ thể, chẳng hạn CCRĐ đang bàn thì đã xin lỗi, đã phạt, đã sửa sai với tất cả những người có thể, đến 60-70% số người, mà các bác vẫn còn tiếp tục thù hằn, giữ mãi trong lòng, "lòng tin đã mất không thể lấy lại được" thì tôi thực sự không biết nói thế nào nữa. Nếu giờ đây người trong nước vẫn tiếp tục thù hằn 2 triệu mạng người chết trong nạn đói 45, rồi tố cộng diệt cộng, rồi Mỹ Lai, rồi ném bom miền Bắc, rồi Linebaker thì cuộc sống sẽ như thế nào? Chưa kể đến tội ác nước Đức, nước Nhật to lớn đến thế trong WWII, sau 60-70 năm người Do Thái, Ba Lan, Nga...còn tiếp tục thù hằn thì thế giời sẽ như thế nào.
    Duc_No__________ thích bài này.

Chia sẻ trang này