1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện với cô gái Việt là Sinh Viên tiêu biểu của Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi genisys, 29/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. genisys

    genisys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2001
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với cô gái Việt là Sinh Viên tiêu biểu của Mỹ

    Trò chuyện với cô gái Việt là SV tiêu biểu của Mỹ

    20:28'' 29/04/2004 (GMT+7)


    (VietNamNet) - Trò chuyện về chuyện học hành, kinh doanh và... bài luận về chiến tranh Việt Nam với Vũ Thị Thuỳ Vân, người vừa được trao danh hiệu "Sinh viên danh dự" - một danh hiệu học tập cao nhất dành cho sinh viên ĐH của Mỹ, và được ghi danh vào cuốn The National Dean''s List ghi nhận những sinh viên giỏi nhất.

    [​IMG]

    Vũ Thị Thùy Vân của ngày hôm trước...
    Trước đó, Vũ Thị Thùy Vân học ở trường THPT dân lập Nguyễn Siêu (Hà Nội). Đến năm lớp 12, Vân nhận được học bổng giao lưu văn hóa và theo học tại Mỹ. Bố hay gọi Vân là Vivian, gợi đến tên của diễn viên đóng vai Scarlett trong bộ phim "Cuốn theo chiều gió".
    Sinh 1984, hiện Vân học cùng lúc hai trường ĐH tại Mỹ: là sinh viên năm thứ ba của Khoa Quản trị kinh doanh trường Cochise College (Mỹ), đồng thời theo học ngành Công nghệ thông tin của trường Wayland.
    Năm học 2003-2004, Thùy Vân đã lọt vào danh sách những sinh viên có thành tích cao trong học tập với mức điểm 3,76/4, đại diện cho 2.500 trường và viện ĐH trên toàn nước Mỹ.
    Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu lúc 10 giờ đêm (theo giờ Mỹ), khi Vân vừa rời phòng máy tính với vị trí trợ giảng của trường, kết thúc một ngày học tập và làm việc căng thẳng:
    Chào Vân! Công việc của em sao "căng" thế?
    - Một tuần em đi học sáu ngày, làm thêm năm ngày, ngoài ra còn chạy giấy tờ cho Công ty "VivianVan" của mình nữa. Thường thì em đi học buổi sáng, đến 10g thì đi làm, 14g chiều ăn trưa, đi học từ 14gh30 đến 17g, sau đó đi làm tiếp đến 21g30. Em học chính ở trường C, còn trường W chủ yếu học trực tuyến qua mạng (online). Công việc Công ty để đến cuối tuần làm, bài tập thì tranh thủ làm những lúc không có ai đến phòng máy tính...
    Em làm trợ giảng cho giáo viên dạy công nghệ thông tin đã được hai năm nên được giao quản lý một phòng máy tính của trường. Trường có khoảng 30 khóa học khác nhau, ngoài khoá học chính, có những lớp máy tính buổi sáng và tối dành cho các sinh viên chưa thạo. Cũng có người đã tốt nghiệp ĐH rồi nhưng trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu, phải trở lại trường đăng ký khoá học khoảng vài tháng. Hàng ngày, giáo viên có giờ dạy thì đăng ký với em, rồi phân công xem những sinh viên nào cần kèm riêng. Giáo trình học cũng đơn giản: C++, hoặc Java. Mỗi ngày, em làm hai ca, mỗi ca khoảng hai giáo viên vào dạy, mỗi giáo viên dạy khoảng 40 sinh viên. Thường thì em kèm khoảng 15 sinh viên mỗi lớp. Chủ yếu là sinh viên trong độ tuổi 25-40.
    Từ đâu, danh hiệu "Sinh viên danh dự" và chuyện được ghi danh vào cuốn "The National Dean''s List"?
    - Trước hết, em nhận được thư mời của Nhà xuất bản The National Dean''s List. Em chỉ nghe loáng thoáng về họ thôi, vì họ ở tít bang Texas mà!. Khoảng một năm gần đây, khi em là thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) Học sinh giỏi toàn cầu thì mới nghe nói tới...
    - Nhà xuất bản này biết em như thế nào mà gửi thư mời nhỉ?
    - À, để được lựa chọn, mỗi sinh viên phải là thanh viên của một trong những CLB học sinh giỏi, tức là đạt ít nhất 3,5/4 điểm mỗi học kỳ. Em trở thành thành viên của CLB PHI THETA KAPPA (tên tiếng Hy Lạp của CLB Học sinh giỏi toàn cầu). CLB này có khoảng hai triệu thành viên. Các thành viên đều có cơ hội như nhau để được lựa chọn. Chẳng hiểu tại sao họ chọn em, chắc tại bốc thăm (cười). Nhà xuất bản The National Dean''s List có khoảng mười thành viên, mỗi thành viên là mười CLB, PHI THETA KAPPA là một thành viên trong đó.
    Trong thư mời, họ muốn mình chọn ra một thầy cô giáo có ảnh hưởng tốt nhất tới sự nghiệp học hành...
    - Vậy em đã chọn ai?
    - Ông thầy của em dạy môn Kinh doanh, tên Bruce Richardson. Nói chung là tìm được thầy giáo giỏi của trường mà chịu khó bỏ thời gian để trao đổi và chia sẻ văn hóa giữa hai đất nước sau chiến tranh là điều em nghĩ ít người có được, bởi nhiều người Mỹ khá bảo thủ, cho rằng chiến tranh Việt Nam không phải là lỗi của họ.
    Nghe nói Vân có bài luận về chiến tranh Việt Nam, gây xôn xao cả bang Arizona?

    [​IMG]

    Và Thùy Vân hôm nay: Cô "sinh viên danh dự" này đang mơ làm nhà tâm lý học, chuyên về... tâm lý học tội phạm!
    - À, thầy giáo có giao đề tài phỏng vấn ba người ở ba thế hệ khác nhau để học hỏi và tìm hiểu xem suy nghĩ của họ giống và khác nhau như thế nào. Em chọn ông ngoại, bố em và mẹ nuôi em: ba người, ba tư tưởng và hoài bão khác nhau nhưng có điểm chung là đều mất người thân trong chiến tranh và có những nỗi đau riêng.
    Ông ngoại em tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó đến chống Mỹ. Sống cả đời trong thời bom đạn, ông em không mong gì hơn là gia đình đoàn tụ và mọi người mạnh khỏe.
    Bố em sống trong thời kỳ chống Mỹ. Bố em sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng cuối cùng mất hết, anh của bố mất ngoài chiến trường, chính vì thế mơ ước duy nhất của bố em là thực hiện được nguyện vọng của bà nội em: tìm được mộ của người bác em đã hy sinh.
    Điều mà em nhấn mạnh trong bài hùng biện là: Ba thế hệ đều phải tham gia chiến tranh, họ đều sống và chiến đấu hết mình, nhưng cuối cùng thù hận không phải là điều chính. Mọi người đều nhận ra rằng căm thù không xóa được nỗi đau, điều duy nhất có thể làm được là sống thật tốt, giáo dục thế hệ trẻ để chiến tranh không xảy ra.
    Thực ra, bài luận của em so với học sinh Việt Nam thì thường thôi, bởi vì chúng ta đã trải qua thời kỳ đó. Nhưng so với sinh viên Mỹ, họ chưa bao giờ nếm mùi chiến tranh, không hiểu được thế nào là mất mát, cho nên họ không thể hiểu được nỗi đau của một bà mẹ mất đi tám - chín người con. Thầy giáo của em đăng lên báo của trường và giới thiệu em với ông thượng nghị sĩ của bang Arizona để nói chuyện. Ông này từng là phi công trong chiến tranh Việt Nam.
    Học ở Mỹ có khác gì ở Việt Nam?
    - Ở bậc Trung học, học sinh được chọn môn yêu thích chứ không bắt buộc học 12 môn như ở bên mình. Tuy nhiên, họ yêu cầu trong vài năm Trung học, mỗi học sinh phải học đủ ba năm Toán, bốn năm tiếng Anh, ba năm các môn Khoa học, ba năm môn Thể dục, hai năm môn Lịch sử, Luật, Kinh tế. Còn học ĐH thì thực hành nhiều, cho nên sinh viên thường biết họ cần gì trước khi đi xin việc làm!
    Ở Việt Nam, nói chung là không hiểu bài thì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô sau khi tan lớp. Bên này, thầy giáo có đến vài ngàn học sinh, chả hơi đâu họ dành cả buổi để giảng cho mình. Vì vậy, sinh viên phải cố gắng gấp đôi để hiểu ngay bài trên lớp, tan học thì đi thực hành vì ngoài bài tập, thầy cô bắt đi thị sát thực tế nên cũng mệt...
    -Theo học và làm thêm "căng" thế, thời gian đâu để "xoay" cho công ty nữa?
    - Em học Quản trị kinh doanh nên cũng muốn "xông xáo" thực tế. Công ty cũng mới thành lập, chủ yếu buôn bán nến thơm, đồ thổ cẩm, vải lụa và đồ gốm sứ. Bố mẹ chuyển đồ sang đây, em mua quần áo gửi về cho cửa hàng của gia đình.
    - Hỏi "công thức" một chút, nhưng trả lời không "hô khẩu hiệu" nhé: Mục tiêu của em sau khi học là gì?
    - Mục tiêu của em là nắm được nhiều kinh nghiệm để về giúp đỡ công ty của bố em. Còn mơ ước của em là trở thành nhà... tâm lý học. Trong khi em học Quản trị kinh doanh với Công nghệ thông tin, thì mơ ước này có lẽ trở về nước lại... thất nghiệp mất. Em khoái ngành Tâm lý học tội phạm, nhưng chắc khó có việc để xin. Nên thôi, kinh doanh vậy!
    - Cảm ơn Vân!.



    Hạ Anh (thực hiện)
  2. hhv

    hhv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2001
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    0
    đọc xong cứ bò ra mà cười cái bọn báo lá cải, đọc xong định nhảy vào post đã thấy anh Hoàng Post rồi, dạo này gặp anh Hoàng khó quá, hết email với nhắn tin mà vẫn ko gặp được
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Kệ người ta đi. Dù sao bài báo này cũng có tác dụng khuyến học đối với các bạn trẻ trong nước.
    [j/k] Chán nhỉ GPA 4.0/4.0 của trường xịn hơn mà chẳng bao giờ được lên cái đó nhỉ hay là thời của tôi Mỹ còn ghét Việt Nam quá [/j/k]
    Chúc các bạn vui!
  4. Bunny

    Bunny Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.075
    Đã được thích:
    0
    Nam 3 DH, GPA = 3,76/4, Phi Beta Kappa Len bao sao suong the??? Kha^m fuc qua'' Phai lien he voi ba.n na`y de xin chu ki moi duoc
  5. Guest

    Guest Guest

    Faint ! Faint !Faint !
  6. pimlowee

    pimlowee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này cứ thắc mắc mãi chả biết hỏi ai. GPA 3.76/4.00 thì cùng khoá tôi ngày xưa cũng có một số chú, mà là MBA chứ không phải under. Ngửi có mùi nhưng dzô đây mới biết chắc là mùi thật. Đúng là bó tay
  7. Muthafuka

    Muthafuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    các bác vớ vẩn nhỉ, có gì mà bảo là củ chuối? Vào được Phi Beta Kappa không phải là dễ, tên được đưa lên National Dean''s List cũng khó. Chính vì các bác hoặc bạn các bác có GPA trong range đấy mà không được mời vào nên các bác mới phải hiểu là người ta có một cái gì đấy mà các bác không có được.
  8. Muthafuka

    Muthafuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    dành cho các bác nào không biết nhé Phi Beta Kappa là một society có rất nhiều chapters ở các trường đại học ở Mỹ. ở trường các bác em không biết phải làm sao chứ như ở trường em, muốn được xét vào PBK, bác phải được giáo sư đại diện cho chapter của PBK nominate.
    3.76/4.0 nói dễ không dễ, nói khó không khó, nhưng phải đặc biệt thế nào thì mới được nominate vào PBK, các bác hiểu chứ ạ?
  9. genisys

    genisys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2001
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    xin thưa là ở nước Mỹ có đến hàng chục cái Phi Beta Kappa hay lít d gì đấy. Gửi thư mời vào rồi, đóng tiền là được published, vãi hàng thế. Toàn những bọn chuyên tìm cách kiếm tiền của học sinh, lấy danh sách rồi gửi thư mời ra nhập... GPA có 3 chấm bọ mà cũng khoe khoang. Còn cái "tên tiếng Hy Lạp của CLB Học sinh giỏi toàn cầu" hì hì nghe lame đ chịu được
  10. pimlowee

    pimlowee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Quả là tôi không biết thực, mà nghe bác gì giải thích cái "đặc biệt" cũng chả hiểu nổi (ngu nó khổ thế đấy). Nghe bác genisys giải thích ở đây thì mới vỡ ra được ít nhiều:
    1. Hóa ra mấy thằng vẫn khoe với tôi nó có Phi Bêta... của nợ gì đấy thì không phải là kí hiệu dùng trong Vật lý, mà là tên CLB học sinh giỏi toàn cầu.
    2. Để có cái Phi Bêta... của nợ gì đó thì cần phải có cái "đặc biệt"
    3. Cái "đặc biệt" đó có thể là GPA, là tiền, hay là một cái của nợ nào đó nữa nhưng nhất thiết phải đặc biệt.
    4. Cái "đặc biệt" đó càng nhiều càng tốt, đã chứng minh đúng trong trường hợp biến số GPA và đang tìm cách chứng minh với biến số là tiền.
    Có gì xin các bác chỉ giáo thêm.

Chia sẻ trang này