1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trở lại Arem

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi KienGiangriver, 28/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KienGiangriver

    KienGiangriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Trở lại Arem

    Trở lại Arem

    Họ là cộng đồng duy nhất sinh sống giữa vùng lõi khu vườn quốc gia Phong Nha ?" Kẻ Bàng ở Bố Trạch, Quảng Bình, nơi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên thiên thế giới. Đó là tộc người Arem, một trong vài tộc người có dân số ít nhất Việt Nam hiện nay. Đã có những thời điểm họ gần như bị ?olãng quên?. Còn giờ đây, chưa đến một năm sau, trở lại thăm bản Arem, tất cả đã đổi thay đến không ngờ?

    Vài câu chuyện cũ
    Khoảng 30 nóc nhà sàn tranh, tre, gỗ đơn sơ, nhiều cái nghiêng ngả, như sắp sập xuống. Những tấm ni lông, chăn chiên căng ra để che gió lạnh lùa vào nhà. Một chiếc máy nổ hoen rỉ trong một cái chuồng ngập đầy phân bò. Một lớp học nhỏ tồi tàn với khoảng hơn 10 đứa trẻ đang ê a, nhưng khi thấy chúng tôi vào, tất cả bỗng... bỏ chạy khỏi lớp, thầy giáo gọi sao cũng không quay lại. Và khi người già cùng đám thanh niên tò mò nhìn theo chúng tôi, thì lũ trẻ nhem nhuốc, áo quần xộc xệch lại bám theo, với một khoảng cách khá xa, trong suốt cả một buổi chiều?

    Đó là hình ảnh của bản Arem đầu năm 2004. Khi đó, phải mất gần 2 tiếng đồng hồ, chiếc xe U Oát mới vượt qua gần 40 km, đưa chúng tôi từ bến phà Xuân Sơn vào đến bản Arem.
    [​IMG]
    Một góc bản Arem mới.

    Arem là một tộc người thuộc dân tộc Chứt, có địa bàn sống chủ yếu ở vùng núi rừng phía Tây huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, thuộc dãy Trường Sơn. Cùng với tộc người Rục, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, người Arem được ?ophát hiện? và định danh về tên tuổi. Khác với người Rục sống khá rải rác, người Arem hiện có chưa đến 200 người và tập trung ở Bản 39 xã Tân Trạch huyện Bố Trạch.

    Trong tiếng dân tộc Chứt: ?oRục? có nghĩa là chỗ, vị trí nước chui xuống đất; ?oArem? nghĩa là vòm, hoặc là mái đá. Trước khi được phát hiện, người Arem chủ yếu sống trong các hang đá và những chỗ có đá nhô ra, xem đó là ?omái nhà? che nắng mưa. Cuộc sống của họ gần giống như thời nguyên thủy trong sử sách?

    Năm 1962, khu định cư người Arem được thành lập với tên chính thức là xã Tân Trạch. Tuy nhiên vào thời điểm đó, cuộc sống của bà con Arem vẫn còn đầy khó khăn. Do nằm sát tuyến đường 20 ?ohuyết mạch? trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nên bản Arem liên tục bị bom Mỹ đánh phá. Người Arem lại bỏ bản vào sống trong rừng núi. Phải đến năm 1993, với sự giúp đỡ của đồn Biên phòng 593 - Cà Roòng, bản Arem được tái lập.

    Bản này thường được gọi là Bản 39, bởi nằm ở cây số 39 trên đường 20. Mặc dù cách huyện lỵ Bố Trạch và đường Quốc lộ 1A chưa đến 80 km, cách khu vực bến phà Xuân Sơn khoảng 40 km, nhưng do đường sá khó khăn, tách biệt, nên cuộc sống của người dân ở Bản 39 vẫn rất khó khăn, tự cung tự cấp nhờ nương rẫy, săn bắn tự do, còn lại thì trông chờ vào trợ cấp của chính quyền.

    Bản mới giữa lòng di sản
    Những ngày đầu năm 2005 này, chúng tôi lại có mặt ở bản Arem. Trong câu chuyện với chúng tôi, già làng Đinh Khe hồ hởi: ?oBản chúng tao đã thay đổi nhiều lắm rồi. Bây giờ ai cũng ở nhà đẹp, lại chắc chắn, không còn lo chuyện sửa nhà. Rồi lại có nước máy về nữa??. Đúng vậy, cách bản cũ chưa đầy 1 km, nằm sát bên đường 20 là bản mới của người Arem, trông từ xa không khác gì một khu nghỉ mát giữa rừng.

    Những ngôi nhà sàn được thiết kế xinh xắn, sườn nhà làm bằng bê tông cốt thép, vách gỗ dày dặn... 42 ngôi nhà được xây xong từ giữa năm 2004, còn 2 ngôi nhà mới đang trong giai đoạn hoàn thiện. Con đường chính giữa bản đã được rải nhựa, thấp thoáng quanh đường là những vườn cải nở hoa vàng rực?

    Tháng 7-2003, cùng với việc Vườn quốc gia Phong Nha ?" Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, vấn đề ổn định và phát triển bản Arem đã được chính quyền huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình hết sức chú trọng. Bởi, vùng lõi của khu di sản Phong Nha ?" Kẻ Bàng có diện tích khoảng 600 km2 thì riêng xã Tân Trạch đã chiếm trên 350 km2, mà xã Tân Trạch duy nhất có một bản Arem với 194 người.

    Trong số 194 người đó, 134 là người Arem chính gốc (chiếm gần 90% số người Arem hiện có ở Bố Trạch cũng như cả nước), số còn lại thuộc các tộc người khác như Ma Coong, Sách, Mày (đều thuộc dân tộc Chứt). Ngoài ra còn có 5 người Vân Kiều và 2 người Kinh sinh sống, đăng ký hộ khẩu ở đây.

    [​IMG]

    Trẻ em Arem tụ tập xem ti vi vào cuối buổi chiều tại trụ sở UBND xã.
    194 con người của 44 hộ sinh sống gần như biệt lập hoàn toàn giữa vùng lõi của khu di sản thiên nhiên Phong Nha ?" Kẻ Bàng. ?oPhải lo cho bà con thôi! Chuyện trước đây thì đã rồi. Bây giờ không thể để cho họ cứ tự do phá rừng, du canh du cư?? ?" anh Trần Tiến Sỹ, Trưởng Ban Quản lý các dự án huyện Bố Trạch đã nói với chúng tôi như vậy.

    Được biết, 42 ngôi nhà đầu tiên được xây dựng từ số tiền 840 triệu đồng do Thành ủy và UBND TPHCM trao tặng. Chính Bí thư Thành ủy ***************** đã đến tận nơi này cắt băng khánh thành bản mới. Tiền làm đường bê tông, trường học, nhà y tế, trụ sở UBND xã được cấp từ ngân sách địa phương.

    Tất cả đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Để đảm bảo nguồn nước cho cả bản, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư 4,3 tỷ đồng để xây dựng một hệ thống hồ chứa nước suối và gần 13 km đường ống dẫn nước về tận bản.

    Một hệ thống pin điện mặt trời được lắp ráp hồi tháng 10-2004. Tết này, ngoài việc đã có 2 tivi 21?T?T xem qua Anten Parapol, bản Arem đã có điện thoại liên lạc qua vệ tinh. Lũ trẻ giờ đã không còn chạy theo chúng tôi nữa, mà tập trung tại hội trường ủy ban xã để xem ti vi. ?oLên lớp học xong là chúng chạy về trụ sở xã để xem ti vi ngay. Tụi nó bây giờ sướng hơn chúng tao trước đây nhiều quá!? ?" Chủ tịch xã Đinh Đu nói vậy với chúng tôi.

    Để giúp bà con bản Arem thực sự ổn định cuộc sống, cuối tháng 11-2004 vừa rồi, Thành ủy và UBND TPHCM lại tiếp tục ủng hộ bản Arem 210 triệu đồng. Số tiền này sẽ dùng vào việc mua bò và những giống lúa, ngô mới cho tất cả 44 hộ ở bản Arem. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Sỹ khẳng định: ?oNếu không có sự giúp đỡ từ TPHCM, chúng tôi khó mà xoay xở được với bản Arem.

    Địa phương thì nghèo, các nguồn trợ cấp, giỏi lắm là đảm bảo cho bà con có cái ăn.?. Còn xã đội trưởng Đinh Lầu, khi trò chuyện cùng chúng tôi trên con đường bê tông giữa bản đã ?okhoe? rằng: ?oNhà tao sắp có bò rồi. Chính quyền mua cho tao. Năm nay được mùa rẫy, nhà tao rất nhiều ngô và nếp. Tết này tao sẽ gói 100 đòn bánh tét! Nhà tao sẽ không lo thiếu cái ăn ngày Tết như trước nữa đâu??.

    Đường lên Arem giờ không còn khó khăn, gian khổ như trước. Đường 20 đang được mở rộng và trở thành đường nhựa rộng chừng 8 mét, còn 16 km đường từ phà Xuân Sơn vào đã xong và dự kiến trong nửa đầu năm 2005 này, 23 km đường còn lại vào tới bản Arem sẽ hoàn thành. Đường 20 mới sẽ còn vượt xã Thượng Trạch, đến với nước bạn Lào. Nằm bên con đường 20 huyền thoại, anh hùng, bản Arem đang thay đổi từng ngày, từng giờ; bà con Arem đang có cuộc sống ngày một tốt hơn...

    TRẦN LƯU
    Nguồn: http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2005/thang1/32457/
  2. KienGiangriver

    KienGiangriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Khi người A Rem rời hang đá...
    [​IMG]
    Y Đan - cô gái xinh nhất bản A Rem chưa chịu cho trai bản "bỏ của" - đang địu cháu
    TT - A Rem nghĩa là vòm đá, mái đá. Những vòm, mái đá ấy được người Arem (Quảng Bình) xem như mái nhà che nắng, che mưa trong suốt đời sống khốn khó của họ.
    Năm 1956, khi lần đầu tiên người ta phát hiện người A Rem, dân tộc này chỉ còn 18 người. Rồi vì chiến tranh, người A Rem lại chạy vào sống trong các hang đá, đến năm 1992 tìm lại họ cũng chỉ có tổng cộng 98 người. Dạo đó nhiều người đồn thổi nói rằng đó là người rừng, ma rừng vì từ trước đến nay những người đi rừng chỉ thấy bóng họ chập chờn trong những hang đá giữa rừng sâu...
    Tài sản của dòng họ
    Tôi hết sức bất ngờ và cảm động khi tận mắt nhìn thấy những mái nhà tôn đỏ của tộc người A Rem quần tụ bên nhau. Trước mỗi ngôi nhà phấp phới bay lá cờ đỏ sao vàng tít trên ngọn cây vều khẳng khiu mà dẻo dai đến lạ.
    Chị Y Chu - chủ tịch hội phụ nữ xã - khoe: ?oNgày 1-3-2004 khi vào cắt băng khánh thành 42 ngôi nhà này cho dân bản A Rem vào ở, ông ***************** - ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM - còn tặng bà con mỗi nhà một lá cờ Tổ quốc để treo. Những lá cờ ấy đã được bà con treo liên tục từ năm ngoái đến nay mà vẫn không rách, không phai màu. Ông bí thư hứa không bao giờ ông quên tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào A Rem?.
    Y Chu đi chân đất, miệng ngậm điếu thuốc vấn hình sâu kèn, ngực địu đứa trẻ chưa đầy một tuổi. Cách đây sáu năm, chồng Y Chu là Đinh Nhuôn khi hấp hối đã trăng trối: ?oSau khi ta mất, mày sẽ lấy cháu ruột ta là Đinh Rầu?. Hiện Đinh Rầu đang làm chủ tịch mặt trận tổ quốc xã, đã có ba con với Y Chu.
    Kể lại câu chuyện ly kỳ này, Y Chu nói: ?oMặc dù Đinh Rầu ít tuổi hơn ta và đã có vợ, ba con nhưng được chú cho thì lấy vì đây là ?otài sản? của chú để lại. Mặt khác Đinh Rầu phải có trách nhiệm gìn giữ ?otài sản? trong dòng họ chứ. Khi chồng còn sống ta là vợ cội, Đinh Rầu gọi bằng thím. Bây giờ lấy nhau Đinh Rầu không gọi ta là thím mà gọi... vợ ngọn?. Y Chu đưa mắt cười thật vô tư rồi quay sang bật lửa châm thuốc hút tiếp. Chị nói với tôi: ?oĐó là tục nối dây của đồng bào A Rem ?othủ trưởng? ạ?.
    Y Chu tự hào: ?oLàm thân con gái A Rem sướng lắm đó. Phụ nữ nào đẻ được con gái họ rất mừng vì có con gái là có lễ ?obỏ của?, lễ ?omượn vợ? và còn được làm ?otài sản? quí bên nhà chồng. Thế mà Y Đan, 16 tuổi, vừa học xong lớp 5, xinh gái nhất bản vẫn chưa chịu cho người ta ?obỏ của? mặc cho lễ ?obỏ của? đã được ngấm ngầm thông báo trước sẽ lớn nhất từ xưa đến nay - 10 triệu đồng kèm theo mười hũ rượu, năm nén bạc cơ đấy!?.
    Nói vậy nhưng Y Chu vẫn lộ vẻ rầu rầu khi chính chị là bà đỡ duy nhất của bản nhưng đã bao lần không cứu được những đứa trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng do tay chị cắt rốn bằng cật nứa. Đã thế trẻ con A Rem mới sinh được vài ba ngày đã phải ngồi vào trong địu để mẹ địu đi nương rẫy nên tỉ lệ tử vong thường chiếm một nửa tỉ lệ sinh.
    Tục thờ ma mót
    Biết chúng tôi đến thăm bản, già làng Đinh Đe cho người đi tìm về nói chuyện. Già Đe bưng ra một hũ rượu cần đặt giữa chiếu rồi bước đến quì trước cột nhà thờ ma mót chắp hai tay khấn bằng tiếng A Rem. Trung tá Phú - người bộ đội biên phòng có nhiều năm gắn bó với người A Rem, cùng đi với tôi vào bản - cho biết: ông già đang báo cáo với ma mót để ma mót chứng kiến hôm nay có khách quí đến chơi nhà, gia chủ muốn mời khách cùng uống một hũ rượu cần. Khi ấy hũ rượu đã được cắm cần, nước suối đã đổ đầy miệng hũ và một cái que nhỏ đang đặt ngang trên miệng hũ rượu.
    Trung tá Phú đưa tay cầm lấy cái que nhỏ thay cho sự nhận lời mời của gia chủ. Từ đó hũ rượu thuộc quyền khách và do khách ưng mời ai uống tùy ý. Thấy tôi băn khoăn khi cả bản không ai giải thích được hai từ ?oma mót? nghĩa là gì, vì sao đồng bào A Rem lại có tục xem tất cả thổ thần, tổ tiên, ông bà mình đều nằm trong cái cột ma mót ấy, già Đe nói ?otừ xa xưa đã nghe ông bà truyền lại như vậy nên ta chỉ biết có từng đó thôi?.
    Cách cột nhà thờ ma mót là ô cửa sổ, gọi là ?ocửa sổ ma?. Đây là cửa để người A Rem đưa xác chết trong nhà ra chôn ngoài ?orừng ma?. Người A Rem từ khi còn ở trong hang đá cũng như cho đến giờ đều rất sợ ma rừng. Sau khi chôn người chết xong, họ chạy thật xa, thật nhanh và không cất một tiếng khóc than vì sợ ma rừng ?otheo tiếng? về theo!
    Và sứ mạng bảo vệ rừng
    Câu chuyện của trung tá Nguyễn Thành Phú - đồn trưởng đồn biên phòng 593 - đã giúp tôi hình dung phần nào 50 năm trước, khi lần đầu tiên được tin có ?ongười rừng sống trong hang đá?. Các cán bộ huyện Bố Trạch ngày đó đã băng rừng vào hang Va, hang So Đũa và hang Bồng Cù ở sâu trong vùng rừng Phong Nha - Kẻ Bàng hàng chục cây số để vận động 18 người A Rem trong cảnh ăn lông ở lỗ ra khỏi các hang đá, nhưng hễ nghe động là từng cụm người A Rem bỏ chạy thục mạng vô rừng sâu.
    Tiếp đến năm 1982, cán bộ huyện Bố Trạch lại lội rừng vào thuyết phục bằng được người A Rem ra sống định canh dọc đường 20 thuộc xã Tân Trạch, nhưng bốn năm sau cả bản người A Rem bỏ trốn vào hang đá. Đến lúc bộ đội biên phòng đồn Cà Roòng 593 vô hang năm1992 vẫn thấy người A Rem ăn mặc rách rưới và sống theo từng cụm nhỏ trong các hang đá ẩm ướt.
    Khác với những lần trước, bộ đội biên phòng cắt cử từng tổ bám trụ từng hang, chia đều quần áo, gạo, thuốc và cùng ăn ở với đồng bào cho đến khi vận động được gần 98 người ra sống định cư tại bản 39 bây giờ. Theo trung tá Phú, do dịch sốt rét và dịch tả cộng với sự cận huyết do tục ?onối dây? của họ nên mãi tới năm 2005 cả bản 39 mới có 42 hộ, 185 khẩu.
    Sống định cư, người A Rem phải tập đủ thứ, tập cầm cuốc, cầm dao, tập trồng cây, học cách ăn uống đồ nấu chín, cách nuôi gia súc, học cả cách sống trong những ngôi nhà của riêng họ. Mà cũng rất khó khăn, nhiều lần cán bộ định canh định cư tỉnh Quảng Bình và chiến sĩ bộ đội biên phòng đã phải đi tìm người A Rem, vì chỉ sau một biến cố nào đó, cả bản lại bỏ trốn vào rừng, vào lại những hang đá ẩm ướt giữa rừng Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Khi được hỏi, họ đều hoảng hốt cho rằng thần rừng sẽ trừng trị họ nếu bỏ rừng, bỏ hang mà đi. Như năm 1991, một trận dịch làm đến 20 người A Rem mất mạng, họ cho đó là sự trừng phạt của thần linh nên kéo nhau vào lại hang đá; cán bộ lại vào theo và động viên họ trở lại bản. Con đường từ hang đá bước vào nhà của tộc người A Rem sao quá truân chuyên!
    Cái gì người A Rem cũng phải học, chỉ duy nhất một việc họ không cần học mà làm tốt, thậm chí là rất tốt so với các dân tộc phía tây Quảng Bình, đó là giữ rừng!
    Để bảo vệ vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (rộng 85.000ha, một tài sản quí hiếm của quốc gia, vì không chỉ là rừng mà còn là nơi ẩn mình của hệ thống hang động Phong Nha - được quốc tế công nhận là hệ thống hang động nước đẹp nhất thế giới và Tổ chức Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới), ban quản lý đã triển khai nhiều dự án, trong đó có việc khoán cho người dân sống trong các vị trí xung yếu việc chăm sóc và bảo vệ một diện tích 10.000ha.
    40 hộ A Rem cũng tham gia chương trình này và ai cũng ngạc nhiên khi họ nhận tới 1.000ha. Trong khi nhiều khu vực khác rừng vẫn bị khai thác, khu vực của người A Rem rừng không chỉ được bảo vệ gần như nguyên vẹn mà người A Rem còn trồng thêm cả rừng. Tôi hỏi: ?oThế tiền công trả cho người A Rem đi giữ rừng có cao không??. Già làng ậm ừ: ?oThì cũng có tiền đấy, mỗi tháng người A Rem ta được cán bộ nhà nước trả cho 3,5 triệu đồng, cũng có tiền mua gạo, mua muối cho bà con...?.
    Tôi nhẩm tính: 3,5 triệu đồng chia đều 1.000 ha rừng, vậy cứ mỗi ha rừng bảo vệ 365 ngày, bà con được nhận 50.000 đồng và lại chia đều cho 40 hộ tham gia giữ rừng thì mỗi hộ chỉ được vài chục ngàn!?. Nhưng người A Rem chỉ được trả bằng lương thực chứ không trả bằng tiền, đây là cách để người A Rem tồn tại và không phải đói vì tệ uống rượu.
    Không hiểu vì lý do gì mà từ khi rời khỏi hang đá, khỏi những khu rừng rậm, cái gì người A Rem học cũng chậm, lâu thích ứng với các điều kiện sống, chỉ riêng việc làm quen với rượu và uống rượu thì lại rất nhanh! Đàn ông, người già uống rượu đã đành, đàn bà, con nít cũng tập uống rượu, họ uống rất khỏe và nhiều người hầu như lúc nào cũng say. Uống có thể đến bỏ cơm, bỏ làm, uống từ sáng đến khuya, uống đến kiệt sức mà chết.
    Tôi nhớ năm 1996, khi lần đầu tiên đặt chân lên Tân Trạch thăm bản người A Rem, khi ấy con đường 20 ?oquyết thắng? vẫn còn là đường rừng, tôi đã chứng kiến một người A Rem đã uống rượu liền tù tì nhiều năm, không cần ăn cơm, uống cho đến kiệt sức, suy gan mà chết. Do đó việc chuyển thẳng gạo đến tay người A Rem là một việc làm hợp lý!
    Lần này, tôi rời bản A Rem với nhiều thông tin vui: con đường 20 đã mở rộng 8m, hơn 20km còn lại vào tận bản sẽ làm xong trong năm 2005 và tương lai còn vươn xa hơn nữa, vượt qua Thượng Trạch đến tận nước Lào bên kia dãy Trường Sơn. 11 em nhỏ người A Rem được đưa về thành phố Đồng Hới để học trường dân tộc nội trú đã có những kết quả khả quan trong học tập - đây chính là những hạt giống ươm mầm cho người A Rem trong tương lai?
    VŨ TOÀN

    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78144&ChannelID=89

Chia sẻ trang này