1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trở lại bài ABC về nhiếp ảnh

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi danbeo, 19/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Face

    Face Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người, xin chào bác danbeo, xin chào xin chào
    Em chưa kịp đọc bài bác, đọc được mỗi cái cuối cùng này, em thấy không đúng lắm ạ. Cái này chắc phải để asahinguyen check lại sách vở xem đúng không.
    Em đi, tối em đọc lại nhá.
  2. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Bác Face này chỉ khéo đưa bóng. Vâng tôi xin đíh chính lại một tí: ống kính Micro và Macro là hai loại khác nhau nên không thể nói là "Micro hay Macro" được. Điểm chung của hai loại này là để chụp với khoảng cách rất gần ( dưới 1m) chứ không phải chỉ để chụp vật có kích thước nhỏ. Ví như bác lấy cái ống AF Nikkor ED14mm F2.8D mà chụp mấy cái vật có kích thước nhỏ thì bác thấy được cái gì dù rắng Macro gần nhất là 0,2m. Còn cái chuyện ghép với ống kính zoom thì bác xem lại thử dòng ống kính Micro của Nikkor xem có bao nhiêu cái loại zoom và bao nhiêu cái loại single focal length...
  3. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Bác Face này chỉ khéo đưa bóng. Vâng tôi xin đíh chính lại một tí: ống kính Micro và Macro là hai loại khác nhau nên không thể nói là "Micro hay Macro" được. Điểm chung của hai loại này là để chụp với khoảng cách rất gần ( dưới 1m) chứ không phải chỉ để chụp vật có kích thước nhỏ. Ví như bác lấy cái ống AF Nikkor ED14mm F2.8D mà chụp mấy cái vật có kích thước nhỏ thì bác thấy được cái gì dù rắng Macro gần nhất là 0,2m. Còn cái chuyện ghép với ống kính zoom thì bác xem lại thử dòng ống kính Micro của Nikkor xem có bao nhiêu cái loại zoom và bao nhiêu cái loại single focal length...
  4. tttung

    tttung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Chỉ đính chính đúng một câu thôi. Mặc dù nghĩa tiếng Anh thì ngược nhau nhưng về lens thì Micro với Macro là một, các hãng khác nhau gọi khác nhau thôi ( vd Canon : Macro, Nikon : Micro... ).
    --
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  5. tttung

    tttung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Chỉ đính chính đúng một câu thôi. Mặc dù nghĩa tiếng Anh thì ngược nhau nhưng về lens thì Micro với Macro là một, các hãng khác nhau gọi khác nhau thôi ( vd Canon : Macro, Nikon : Micro... ).
    --
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  6. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Ống kính của Nikon dùng cả hai chữ Macro và Micro đấy bác ạ. Tại bác không phân biệt được thôi. Dòng ống Micro đươc xếp hẳn ra một phần riêng biệt nên bác sẽ thấy có ống kính Micro Nikkor, còn mấy cái có Macro thì có kèm theo trên một số ống kính( thậm chí có cả công tắc dùng Normal-Macro kèm theo).
    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 25/10/2003
  7. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Ống kính của Nikon dùng cả hai chữ Macro và Micro đấy bác ạ. Tại bác không phân biệt được thôi. Dòng ống Micro đươc xếp hẳn ra một phần riêng biệt nên bác sẽ thấy có ống kính Micro Nikkor, còn mấy cái có Macro thì có kèm theo trên một số ống kính( thậm chí có cả công tắc dùng Normal-Macro kèm theo).
    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 25/10/2003
  8. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Với tiêu chí là " trở lại ABC về nhiếp ảnh", bài viết này nhằm giúp cho những người chưa biết gì về nhiếp ảnh, loại đối tượng này có thể biết ít, nhiều và thậm chí không biết tí gì về ngoại ngữ, do vậy ngay từ đầu tôi đã khẳng định sẽ trình bầy một cách rất bình dân để mọi người cùng hiểu với kiến thức sẽ chung nhất, những cái cơ bản nhất chứ không đi sâu vào phân tích tỷ mỷ từng phần. Vì với những người mới học, trước hết họ cần nắm được những cái chung, khái quát của nhiếp ảnh, từ cái căn bản đó sẽ dễ dàng nhanh chóng tiếp cận tới các vấn đề khác sâu hơn, mang tính chuyên môn hơn. Ngôn từ dùng trong bài là ngôn từ thuần nhất tiếng Việt, nếu phải bắt buộc dùng từ nước ngoài để diễn đạt thì tôi đều có chú thích tiếng Việt đi kèm, đây có thể là tính lập dị của tôi bởi tôi không ưa dùng "nửa nạc, nửa mỡ", điều này có thể sẽ làm mất đi tính trong sáng của tiếng Việt mà "đất mẹ" thì luôn ở trong tim mỗi chúng ta, chúng ta tự hào và luôn hướng về đất mẹ, bởi vậy hãy kiêu hãnh là người Việt nam và hãy giữ gìn bản sắc dân tộc.
    Câu tôi dùng trong bài: ".... ống kính Macro hay Micro...." không có nghĩa 2 loại này là một bởi trong cả đoạn đó tôi chỉ đề cập tới cái chung của 2 loại ống kính nên cho dù "cái này hay cái kia" thì cũng đều mang tính chung đó. Ống kính Macro và Micro thật ra là 2 loại ống kính khác nhau. Nói ống Macro và micro là để chụp vật thể ở khoảng cách dưới 1 mét là không đúng, nếu đúng như vậy thì chả nhẽ tất cả các vật cách xa máy ảnh từ 1,01 mét đều không thể chụp được chăng. Bởi vậy, lần nữa nhắc lại vì để những người mới bỡ ngỡ vào "nghề" có thể đọc và hiểu được nên tôi không không đi sâu vào từng loại, tôi chỉ nêu những cái chung vì cả 2 loại ống kính này đều dùng để chụp những vật thể có kích thước nhỏ như trong lĩnh vực ảnh quảng cáo khi chụp nhẫn, hộp thuốc, đồ mỹ nghệ hay chụp lại con tem ..... Để đạt hiệu quả gần tương tự như vậy trong điều kiện không có 2 loại ống kính trên ta có thể dùng ngay ống có tiêu cự dài đang dùng, đảo ngược đầu của nó và chụp. Lưu ý phải đảm bảo "mấu nối" giữa ống kính và thân máy thật chắc chắn, nếu không ảnh có thể bị nhoè hoặc nguy hiểm hơn là hỏng ống kính. Trường hợp này cần dùng chân cho máy được kê chắc chắn.
    NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
    *Độ nhạy của phim:
    Là độ nhạy bắt sáng của phim thường được ký hiệu: ASA, ISO, DIN..., 100 Asa = 100 Iso = 20 Din. Phim có độ nhậy bắt sáng càng cao thì độ mịn càng kém, và ngược lại phim có độ nhạy thấp thì cho độ mịn cao. Độ nhạy trong khoảng t ừ 20 đ ến 60 ASA là phim có độ nhạy thấp. 100, 200 ASA là phim có độ nhạy trung bình, thông thường ta dùng phim này, vừa phù hợp với ánh sáng hay gặp lại vừa cho độ mịn tương đối ổn. Từ 400 ASA trở lên là phim có độ nhạy cao, thường dùng nơi có ánh sáng yếu, hoặc chụp thể thao vì trong hoàn cảnh này tốc độ di chuyển của đối tượng chụp rất nhanh phải chụp ở tốc độ cao thì mới "bắt chết" đối tượng chụp được.
    *Nhiệt độ màu: đơn vị tính là Kelvins(K), đây là nhiệt độ của ánh sáng, nó phản ánh sắc độ của vật chụp, mỗi nguồn sáng khác nhau có 1 nhiệt độ màu khác nhau và do vậy khi chụp mầu sắc cho ra cũng khác nhau. Ánh sáng cho mầu sắc trung thực nhất đó là ánh sáng ban ngày, (daylight) hay còn gọi "ánh sáng trắng", nó có nhiệt độ màu khoảng 54000k. Tuy nhiên trong một ngày tuỳ từng thời điểm khác nhau thì nhiệt độ màu của ánh sáng cũng khác nhau. Buổi sáng trước 9h, nhiệt độ màu là trên 60000k, Từ 9h ® 12h = 52000k ® 57000k, Buổi chiều từ 13h ® 16h = 45000k ® 4000k. Còn khi hoàng hôn 16h ® 18h thì nhiệt độ màu từ 40000k ®2.5000k. Nếu nhiệt độ màu từ 60000k trở lên (ánh sáng đèn tuýp) thường cho sắc xanh của Neon, từ 5.2000k ® 5.8000k (ánh sáng đèn điện tử (flash)) cho màu trung thực, còn từ 4.5000k trở xuống (ánh sáng đèn vàng (đèn tóc tròn)) thì cho sắc vàng đỏ.
    Căn cứ vào nhiệt độ mầu thì hiện trên thị trường có 2 loại phim: Phim có ký hiệu Daylight (phim chụp cho ánh sáng ban ngày tự nhiên, ánh sáng trắng) và Phim dùng cho đèn Tunsram (đèn có sắc thái vàng đỏ, bóng điện vàng) nên khi mua phim thì cần lưu ý cho đúng loại nếu không khi chụp sẽ sai mầu. khắc phục tình trạng này người ta chế tạo ra các kính lọc để chuyển đổi nhiệt độ màu của các nguồn sáng. VD: từ nguồn sáng có nhiệt độ màu 6.3000k sang 5.4000k hay từ 4.3000k thành 5.4000k.
    Ánh sáng ngược, ánh sáng thuận:
    Ánh sáng ngược là ánh sáng mà nguồn sáng được chiếu từ phía sau lưng của đối tượng chụp như mặt trời chiếu sau lưng chiếu lên. Ánh sáng thuận (hay xuôi sáng) là ánh sáng phát ra từ phía người chụp
  9. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Với tiêu chí là " trở lại ABC về nhiếp ảnh", bài viết này nhằm giúp cho những người chưa biết gì về nhiếp ảnh, loại đối tượng này có thể biết ít, nhiều và thậm chí không biết tí gì về ngoại ngữ, do vậy ngay từ đầu tôi đã khẳng định sẽ trình bầy một cách rất bình dân để mọi người cùng hiểu với kiến thức sẽ chung nhất, những cái cơ bản nhất chứ không đi sâu vào phân tích tỷ mỷ từng phần. Vì với những người mới học, trước hết họ cần nắm được những cái chung, khái quát của nhiếp ảnh, từ cái căn bản đó sẽ dễ dàng nhanh chóng tiếp cận tới các vấn đề khác sâu hơn, mang tính chuyên môn hơn. Ngôn từ dùng trong bài là ngôn từ thuần nhất tiếng Việt, nếu phải bắt buộc dùng từ nước ngoài để diễn đạt thì tôi đều có chú thích tiếng Việt đi kèm, đây có thể là tính lập dị của tôi bởi tôi không ưa dùng "nửa nạc, nửa mỡ", điều này có thể sẽ làm mất đi tính trong sáng của tiếng Việt mà "đất mẹ" thì luôn ở trong tim mỗi chúng ta, chúng ta tự hào và luôn hướng về đất mẹ, bởi vậy hãy kiêu hãnh là người Việt nam và hãy giữ gìn bản sắc dân tộc.
    Câu tôi dùng trong bài: ".... ống kính Macro hay Micro...." không có nghĩa 2 loại này là một bởi trong cả đoạn đó tôi chỉ đề cập tới cái chung của 2 loại ống kính nên cho dù "cái này hay cái kia" thì cũng đều mang tính chung đó. Ống kính Macro và Micro thật ra là 2 loại ống kính khác nhau. Nói ống Macro và micro là để chụp vật thể ở khoảng cách dưới 1 mét là không đúng, nếu đúng như vậy thì chả nhẽ tất cả các vật cách xa máy ảnh từ 1,01 mét đều không thể chụp được chăng. Bởi vậy, lần nữa nhắc lại vì để những người mới bỡ ngỡ vào "nghề" có thể đọc và hiểu được nên tôi không không đi sâu vào từng loại, tôi chỉ nêu những cái chung vì cả 2 loại ống kính này đều dùng để chụp những vật thể có kích thước nhỏ như trong lĩnh vực ảnh quảng cáo khi chụp nhẫn, hộp thuốc, đồ mỹ nghệ hay chụp lại con tem ..... Để đạt hiệu quả gần tương tự như vậy trong điều kiện không có 2 loại ống kính trên ta có thể dùng ngay ống có tiêu cự dài đang dùng, đảo ngược đầu của nó và chụp. Lưu ý phải đảm bảo "mấu nối" giữa ống kính và thân máy thật chắc chắn, nếu không ảnh có thể bị nhoè hoặc nguy hiểm hơn là hỏng ống kính. Trường hợp này cần dùng chân cho máy được kê chắc chắn.
    NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
    *Độ nhạy của phim:
    Là độ nhạy bắt sáng của phim thường được ký hiệu: ASA, ISO, DIN..., 100 Asa = 100 Iso = 20 Din. Phim có độ nhậy bắt sáng càng cao thì độ mịn càng kém, và ngược lại phim có độ nhạy thấp thì cho độ mịn cao. Độ nhạy trong khoảng t ừ 20 đ ến 60 ASA là phim có độ nhạy thấp. 100, 200 ASA là phim có độ nhạy trung bình, thông thường ta dùng phim này, vừa phù hợp với ánh sáng hay gặp lại vừa cho độ mịn tương đối ổn. Từ 400 ASA trở lên là phim có độ nhạy cao, thường dùng nơi có ánh sáng yếu, hoặc chụp thể thao vì trong hoàn cảnh này tốc độ di chuyển của đối tượng chụp rất nhanh phải chụp ở tốc độ cao thì mới "bắt chết" đối tượng chụp được.
    *Nhiệt độ màu: đơn vị tính là Kelvins(K), đây là nhiệt độ của ánh sáng, nó phản ánh sắc độ của vật chụp, mỗi nguồn sáng khác nhau có 1 nhiệt độ màu khác nhau và do vậy khi chụp mầu sắc cho ra cũng khác nhau. Ánh sáng cho mầu sắc trung thực nhất đó là ánh sáng ban ngày, (daylight) hay còn gọi "ánh sáng trắng", nó có nhiệt độ màu khoảng 54000k. Tuy nhiên trong một ngày tuỳ từng thời điểm khác nhau thì nhiệt độ màu của ánh sáng cũng khác nhau. Buổi sáng trước 9h, nhiệt độ màu là trên 60000k, Từ 9h ® 12h = 52000k ® 57000k, Buổi chiều từ 13h ® 16h = 45000k ® 4000k. Còn khi hoàng hôn 16h ® 18h thì nhiệt độ màu từ 40000k ®2.5000k. Nếu nhiệt độ màu từ 60000k trở lên (ánh sáng đèn tuýp) thường cho sắc xanh của Neon, từ 5.2000k ® 5.8000k (ánh sáng đèn điện tử (flash)) cho màu trung thực, còn từ 4.5000k trở xuống (ánh sáng đèn vàng (đèn tóc tròn)) thì cho sắc vàng đỏ.
    Căn cứ vào nhiệt độ mầu thì hiện trên thị trường có 2 loại phim: Phim có ký hiệu Daylight (phim chụp cho ánh sáng ban ngày tự nhiên, ánh sáng trắng) và Phim dùng cho đèn Tunsram (đèn có sắc thái vàng đỏ, bóng điện vàng) nên khi mua phim thì cần lưu ý cho đúng loại nếu không khi chụp sẽ sai mầu. khắc phục tình trạng này người ta chế tạo ra các kính lọc để chuyển đổi nhiệt độ màu của các nguồn sáng. VD: từ nguồn sáng có nhiệt độ màu 6.3000k sang 5.4000k hay từ 4.3000k thành 5.4000k.
    Ánh sáng ngược, ánh sáng thuận:
    Ánh sáng ngược là ánh sáng mà nguồn sáng được chiếu từ phía sau lưng của đối tượng chụp như mặt trời chiếu sau lưng chiếu lên. Ánh sáng thuận (hay xuôi sáng) là ánh sáng phát ra từ phía người chụp
  10. Assari

    Assari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
    Bác Dần béo ơi, nghe bác giảng giải về cách chụp ảnh em hiểu ra nhiều điều, thấy dễ hiểu quá, có khi hôm nào mình phải gạp nhau trực tiếp đi nhỉ

Chia sẻ trang này