1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trở lại bài ABC về nhiếp ảnh

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi danbeo, 19/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã góp ý, những góp ý của bạn là hoàn toàn chính xác, như đầu đề đã viết là viết cho những người "ABC", nên tôi chỉ nêu những cái cơ bản, cái chung nhất của nhiếp ảnh.
    Về các giá trị của nhiệt độ mầu tất cả đều thừa 1 con số không là do lỗi của phông chữ. Các bài viết đó do dài quá nên tôi soạn trước trong word rồi mới chuyển vào đăng tin, con số 0 cuối cùng đó thực ra là "độ", nghĩa là 5400 độ K, chứ không phải 54000 K.
    Lần nữa chân thành cám ơn bạn.
  2. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Chụp lưu niệm:

    Thông thường các bạn mới chụp ảnh hay mắc một số lỗi và lúng túng khi sắp xếp các nhân vật được chụp. Ảnh lưu niệm không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cũng cần đảm bảo tính mỹ quan, mỹ thuật như sắp xếp thứ tự, bố trí mầu sắc, ánh sáng sao cho hài hoà.
    + Cái đầu tiên tôi muốn nói tới đó là không gian bức ảnh. Phần lớn người mới cầm máy hay có tính ?otham? nghĩa là khi giơ máy lên thì cái gì cũng muốn lấy vào khung hình, nó làm cho nội dung, chủ đề định chụp bị phân tán, ảnh trở nên rối rắm, nhìn vào nó người xem không hiểu bạn định chụp gì. Do vậy hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa số lượng thông tin đưa vào ảnh. Chắc chắn trong khung hình phải có người mình định chụp và người này sẽ là trung tâm của bức ảnh rồi sau đó muốn tả người này đang đứng ở nơi nào thì hãy chọn thêm 1 hay 2 đặc trưng của cái nơi người đó đang đứng để đưa vào ảnh. Đối với thể loại ảnh lưu niệm này tuỳ thuộc việc bạn để phông đằng sau nét hay nhoè mà chọn độ mở của ống kính, thường hình lưu niệm thì cảnh đằng sau cũng sẽ nét.
    + Hướng chụp hình: Khi chụp hình người đang dứng thì nên chụp hất từ dưới lên, người chụp thì ngồi xuống còn người được chụp thì đứng. Chụp kiểu này, người được chụp dường như trông ?ocao? lên, do phần chân gần ống kính hơn nên trông như dài thêm ra còn phần trên thì ngắn lại. Lối chụp này rất phù hợp với người Việt chúng ta vì chiều cao trung bình của dân ta hiện giờ vẫn còn thấp. Nếu chụp chân dung cho những người có khuôn mặt vuông hay tròn thì phải lựa máy vì phần mặt phía dưới trông sẽ to ra khiến cho hai bên hàm càng bạnh thêm, nhất là lại chụp chân dung, khuôn mặt lại càng gần máy ảnh hơn, cằm càng to hơn nữa.
    + Chụp góc rộng bị méo hình: Khi chụp bằng ống góc rộng từ 28 trở xuống là hình dễ bị méo, ví dụ chụp một hàng người đứng dàn hàng ngang, nếu người chụp mà cũng đứng cùng tư thế với họ thì đầu của 2 người ở ngoài cùng sẽ bị méo kéo vểnh lên như muốn chọc ra khỏi bức ảnh. Do vậy trong tư thế này hãy hạ thấp máy ảnh xuống tầm ngang thắt lưng hoặc thấp hơn 1 chút.
    + Tránh vật đè đầu: Lưu ý khi chụp tránh để có vật gì đó đè lên đầu của người được chụp khiến cho người đó như đang mang 1 vật nặng trên đầu. Ví dụ chụp người với cảnh thì tránh các thứ như cột điện, thân cây?..đè thẳng vào đầu người, hoặc 1 đường ngang nào đó như mép phía trên nóc nhà chẳng hạn lại chạy cắt qua giữa đầu hay cắt ngang cổ người được chụp?.
    Còn nữa...
  3. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Chụp lưu niệm:

    Thông thường các bạn mới chụp ảnh hay mắc một số lỗi và lúng túng khi sắp xếp các nhân vật được chụp. Ảnh lưu niệm không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cũng cần đảm bảo tính mỹ quan, mỹ thuật như sắp xếp thứ tự, bố trí mầu sắc, ánh sáng sao cho hài hoà.
    + Cái đầu tiên tôi muốn nói tới đó là không gian bức ảnh. Phần lớn người mới cầm máy hay có tính ?otham? nghĩa là khi giơ máy lên thì cái gì cũng muốn lấy vào khung hình, nó làm cho nội dung, chủ đề định chụp bị phân tán, ảnh trở nên rối rắm, nhìn vào nó người xem không hiểu bạn định chụp gì. Do vậy hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa số lượng thông tin đưa vào ảnh. Chắc chắn trong khung hình phải có người mình định chụp và người này sẽ là trung tâm của bức ảnh rồi sau đó muốn tả người này đang đứng ở nơi nào thì hãy chọn thêm 1 hay 2 đặc trưng của cái nơi người đó đang đứng để đưa vào ảnh. Đối với thể loại ảnh lưu niệm này tuỳ thuộc việc bạn để phông đằng sau nét hay nhoè mà chọn độ mở của ống kính, thường hình lưu niệm thì cảnh đằng sau cũng sẽ nét.
    + Hướng chụp hình: Khi chụp hình người đang dứng thì nên chụp hất từ dưới lên, người chụp thì ngồi xuống còn người được chụp thì đứng. Chụp kiểu này, người được chụp dường như trông ?ocao? lên, do phần chân gần ống kính hơn nên trông như dài thêm ra còn phần trên thì ngắn lại. Lối chụp này rất phù hợp với người Việt chúng ta vì chiều cao trung bình của dân ta hiện giờ vẫn còn thấp. Nếu chụp chân dung cho những người có khuôn mặt vuông hay tròn thì phải lựa máy vì phần mặt phía dưới trông sẽ to ra khiến cho hai bên hàm càng bạnh thêm, nhất là lại chụp chân dung, khuôn mặt lại càng gần máy ảnh hơn, cằm càng to hơn nữa.
    + Chụp góc rộng bị méo hình: Khi chụp bằng ống góc rộng từ 28 trở xuống là hình dễ bị méo, ví dụ chụp một hàng người đứng dàn hàng ngang, nếu người chụp mà cũng đứng cùng tư thế với họ thì đầu của 2 người ở ngoài cùng sẽ bị méo kéo vểnh lên như muốn chọc ra khỏi bức ảnh. Do vậy trong tư thế này hãy hạ thấp máy ảnh xuống tầm ngang thắt lưng hoặc thấp hơn 1 chút.
    + Tránh vật đè đầu: Lưu ý khi chụp tránh để có vật gì đó đè lên đầu của người được chụp khiến cho người đó như đang mang 1 vật nặng trên đầu. Ví dụ chụp người với cảnh thì tránh các thứ như cột điện, thân cây?..đè thẳng vào đầu người, hoặc 1 đường ngang nào đó như mép phía trên nóc nhà chẳng hạn lại chạy cắt qua giữa đầu hay cắt ngang cổ người được chụp?.
    Còn nữa...
  4. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Những điểm cần chú ý khi chụp hình lưu niệm (phần tiếp theo)....
    + Bố trí mầu sắc: mầu sắc cần hài hoà, tránh bên ?onặng?, bên ?onhẹ? như có 5 người trong bức ảnh, 2 người áo vàng, đỏ, 2 người mầu trắng và 1 người mầu hơi tối thì nên để người có mầu tối vào giữa ảnh, 2 người mầu trắng và 2 người áo mầu thì chia đều 2 bên tránh để 2 người áo trắng sang 1 bên và 2 người có mầu còn lại sang 1 bên, làm như vậy mầu sắc mất cân đối không hài hoà về mỹ thuật.
    + Thứ tự xếp người đứng trong hình : Khi có nhiều người chụp cùng trong 1 kiểu ảnh thì phải sắp xếp làm sao trông độ cao của mọi người trong ảnh là đều đều như nhau, to nhỏ cũng như nhau. để đạt được điều này thì ta cũng vẫn vận dụng tính chất ?oai gần máy hơn trông sẽ cao to hơn?, hãy xếp những người được chụp đó theo hình vòng cung, ai to lớn nhất thì đứng vào giữa, ai thấp nhỏ bé cho ra đứng phía ngoài cùng, vì xếp theo hình vòng cung nên những người ở giữa sẽ xa máy ảnh nhất, ngược lại những người ngoài cùng sẽ gần máy ảnh nhất Do vậy đứng từ phía máy ảnh trông vào thì độ cao và ?ođộ rộng ngang? (béo hay gầy) của mọi người trong hình sẽ là tương đối ngang nhau. Trên thực tế khi chụp ảnh ta sẽ gặp những hoàn cảnh thật éo le, bảo người này đứng đây thì họ không đứng cứ muốn len vào giữa, vì ai cũng quan niệm đứng ở giũa sẽ là nhân vật trung tâm quan trọng nhất nên ai cũng muốn đứng vào giữa chứ không muốn đứng ra rìa, phần lớn những người này lại nhỏ bé nên khi có ảnh rồi họ cứ trách ta là không biết chụp, hình của họ bé tí, họ có biết đâu đó là lỗi của chính họ gây ra.
    + Xử lý bóng đen sau đầu người khi chụp bằng đèn điện tử (flash): Khi chụp ảnh bằng đèn flash gắn trên máy bao giờ cũng để lại những bóng đen sau đầu trông rất xấu. Khắc phục tình trạng này bằng cách dùng thêm 1 đèn flash nữa (đèn nhại) chiếu xiên ở 1 bên vào, hoặc nếu không dùng ngay đèn trên máy đánh vào tấm phản quang nào đó như trần nhà, mảng tường sáng bên cạnh chỗ đứng ??khi chiếu đèn vào các tấm phản quang này thì nhớ mở thêm cửa sáng từ ½ đến 3/2 nữa.
    + Chụp trong phòng rộng như hội nghị: Nếu chụp trong các gian phòng lớn như hội trường?.cần tận dụng hết tất cả các nguồn sáng đang có ở nơi đó như mở tất cả các cửa sổ, bật tất cả các đèn chiếu sáng đang có trong phòng đồng thời kết hợp với việc cân bằng ánh sáng giữa đèn flash và ánh sáng hiện có trong phòng?
  5. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Những điểm cần chú ý khi chụp hình lưu niệm (phần tiếp theo)....
    + Bố trí mầu sắc: mầu sắc cần hài hoà, tránh bên ?onặng?, bên ?onhẹ? như có 5 người trong bức ảnh, 2 người áo vàng, đỏ, 2 người mầu trắng và 1 người mầu hơi tối thì nên để người có mầu tối vào giữa ảnh, 2 người mầu trắng và 2 người áo mầu thì chia đều 2 bên tránh để 2 người áo trắng sang 1 bên và 2 người có mầu còn lại sang 1 bên, làm như vậy mầu sắc mất cân đối không hài hoà về mỹ thuật.
    + Thứ tự xếp người đứng trong hình : Khi có nhiều người chụp cùng trong 1 kiểu ảnh thì phải sắp xếp làm sao trông độ cao của mọi người trong ảnh là đều đều như nhau, to nhỏ cũng như nhau. để đạt được điều này thì ta cũng vẫn vận dụng tính chất ?oai gần máy hơn trông sẽ cao to hơn?, hãy xếp những người được chụp đó theo hình vòng cung, ai to lớn nhất thì đứng vào giữa, ai thấp nhỏ bé cho ra đứng phía ngoài cùng, vì xếp theo hình vòng cung nên những người ở giữa sẽ xa máy ảnh nhất, ngược lại những người ngoài cùng sẽ gần máy ảnh nhất Do vậy đứng từ phía máy ảnh trông vào thì độ cao và ?ođộ rộng ngang? (béo hay gầy) của mọi người trong hình sẽ là tương đối ngang nhau. Trên thực tế khi chụp ảnh ta sẽ gặp những hoàn cảnh thật éo le, bảo người này đứng đây thì họ không đứng cứ muốn len vào giữa, vì ai cũng quan niệm đứng ở giũa sẽ là nhân vật trung tâm quan trọng nhất nên ai cũng muốn đứng vào giữa chứ không muốn đứng ra rìa, phần lớn những người này lại nhỏ bé nên khi có ảnh rồi họ cứ trách ta là không biết chụp, hình của họ bé tí, họ có biết đâu đó là lỗi của chính họ gây ra.
    + Xử lý bóng đen sau đầu người khi chụp bằng đèn điện tử (flash): Khi chụp ảnh bằng đèn flash gắn trên máy bao giờ cũng để lại những bóng đen sau đầu trông rất xấu. Khắc phục tình trạng này bằng cách dùng thêm 1 đèn flash nữa (đèn nhại) chiếu xiên ở 1 bên vào, hoặc nếu không dùng ngay đèn trên máy đánh vào tấm phản quang nào đó như trần nhà, mảng tường sáng bên cạnh chỗ đứng ??khi chiếu đèn vào các tấm phản quang này thì nhớ mở thêm cửa sáng từ ½ đến 3/2 nữa.
    + Chụp trong phòng rộng như hội nghị: Nếu chụp trong các gian phòng lớn như hội trường?.cần tận dụng hết tất cả các nguồn sáng đang có ở nơi đó như mở tất cả các cửa sổ, bật tất cả các đèn chiếu sáng đang có trong phòng đồng thời kết hợp với việc cân bằng ánh sáng giữa đèn flash và ánh sáng hiện có trong phòng?
  6. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    bác cho hỏi là sự khác biệt chủ yếu giữa máy số và máy cơ thì như thế nào? nếu mà là mua máy số thì chụp được các bức ảnh đẹp ko?
    Trong các hãng máy số thì nhãn nào bác có thể giới thiệu được? Cái này có được ko bác? có chụp được ảnh đẹp như của các bác ko?
    OLYMPUS Camedia C 4000 Zoom. 4,0 triệu điểm ảnh, 3 optical Zoom, 3,5 digital Zoom.
    - một câu hỏi nữa, tớ thấy có các bức ảnh rộng, tức là mở được ra hai bên. Có phải là họ dùng một ống kính đặc biệt ko? hay máy đó chắc cũng đắt tiền?
  7. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    bác cho hỏi là sự khác biệt chủ yếu giữa máy số và máy cơ thì như thế nào? nếu mà là mua máy số thì chụp được các bức ảnh đẹp ko?
    Trong các hãng máy số thì nhãn nào bác có thể giới thiệu được? Cái này có được ko bác? có chụp được ảnh đẹp như của các bác ko?
    OLYMPUS Camedia C 4000 Zoom. 4,0 triệu điểm ảnh, 3 optical Zoom, 3,5 digital Zoom.
    - một câu hỏi nữa, tớ thấy có các bức ảnh rộng, tức là mở được ra hai bên. Có phải là họ dùng một ống kính đặc biệt ko? hay máy đó chắc cũng đắt tiền?
  8. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    - Đừng nói là máy cơ và máy số mà hãy nói là máy số với máy phim nhựa truyền thống. Cái khác chủ yéu là máy dùng phim thì hình ảnh được lưu giữ trên phim còn máy số thì hình ảnh được chuyẻn đổi thành tín hiệu số và lưu trữ dưới dạng file. Các phần còn lại đều giống nhau không khác gì cả, mọi thao tác khi chụp cũng đều như nhau. Từ nhận xét này có thể kết luận dùng máy số chụp vẫn cho ra các bức ảnh đẹp như máy dùng phim
    - Tròng dòng máy ảnh nên dùng 1 trong 2 loại Canon hoặc Nikon, vừa thông dụng, phổ biến khi sử dụng vừa kinh tế mỗi khi nâng cấp máy, dịch vụ sửa chữa bảo hành cũng thuận tiẹn hơn so với các dòng khác như sony, pnasonic........Tôi chưa được xem cái máy bạn nêu trên, nhưng cá nhân tôi thấy ống kính của olympus không đẹp bằng 2 loại nêu trên nếu cùng chụp trong 1 điều kiện như nhau.
    - Với loại ảnh rộng mà bạn nêu, thực tế có laọi máy đó để chụp với góc 360 độ nhưng thông thường dùng luôn máy 35mm chụp cho kinh tế rồi gép các ảnh nhỏ lại với nhau sẽ được khổ rộng lớn, hoặc dùng góc rộng chụp rồi cúp bớt phía trên phía dưới đi cũng cho ra kiểu ảnh như thế.
  9. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    - Đừng nói là máy cơ và máy số mà hãy nói là máy số với máy phim nhựa truyền thống. Cái khác chủ yéu là máy dùng phim thì hình ảnh được lưu giữ trên phim còn máy số thì hình ảnh được chuyẻn đổi thành tín hiệu số và lưu trữ dưới dạng file. Các phần còn lại đều giống nhau không khác gì cả, mọi thao tác khi chụp cũng đều như nhau. Từ nhận xét này có thể kết luận dùng máy số chụp vẫn cho ra các bức ảnh đẹp như máy dùng phim
    - Tròng dòng máy ảnh nên dùng 1 trong 2 loại Canon hoặc Nikon, vừa thông dụng, phổ biến khi sử dụng vừa kinh tế mỗi khi nâng cấp máy, dịch vụ sửa chữa bảo hành cũng thuận tiẹn hơn so với các dòng khác như sony, pnasonic........Tôi chưa được xem cái máy bạn nêu trên, nhưng cá nhân tôi thấy ống kính của olympus không đẹp bằng 2 loại nêu trên nếu cùng chụp trong 1 điều kiện như nhau.
    - Với loại ảnh rộng mà bạn nêu, thực tế có laọi máy đó để chụp với góc 360 độ nhưng thông thường dùng luôn máy 35mm chụp cho kinh tế rồi gép các ảnh nhỏ lại với nhau sẽ được khổ rộng lớn, hoặc dùng góc rộng chụp rồi cúp bớt phía trên phía dưới đi cũng cho ra kiểu ảnh như thế.
  10. danbeo

    danbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Trong bài viết về Ống kính Micro và macro tôi có đề cập đến việc đảo ngược đầu ống kính có tiêu cự dài, lúc đó ta sẽ được 1 kết quả gần tương tự như khi chụp bằng macro, micro. Khi bài viết đó dược gửi lên có nhiều người đã vào tranh luận và yêu cầu gửi hình lên, xong những bức hình tôi chụp bằng cách đảo đầu đó đã không còn. Nay tình cờ tìm thấy bức hình dưới đây minh hoạ cho kiểu chụp đó, xin gửi tới các bạn để tham khảo. Ống kính tác giả dùng trong hình là Nikon AF 24-85 độ mở 3,5-4,5 .

Chia sẻ trang này