1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trở lại thực hiện chế độ Tư lệnh - Chính ủy trong quân đội ta

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi quyenlinh66, 25/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Trở lại thực hiện chế độ Tư lệnh - Chính ủy trong quân đội ta

    Hôm nay đọc danh sách ban chấp hành trung ương khóa 10, tôi nhận thấy có rất nhiều chính ủy các quân khu, quân chủng trở thành ủy viên TƯ. Như vậy là quân đội ta đã quay trở lại chế độ Tư lệnh - Chính ủy.

    Việc quay trở lại này có từ bao giờ vậy ? có bác nào có thêm thông tin thì đề nghị cho biết nhé.

    Trích danh sách ban chấp hành trung ương khóa 10 (nguồn VnExpress)

    17 Nguyễn Thành Cung Thiếu tướng, Chính uỷ Quân khu 7

    54 Phương Minh Hoà Thiếu tướng, Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân

    74 Ngô Xuân Lịch Thiếu tướng, Chính uỷ Quân khu 3

    99 Mai Quang Phấn Thiếu tướng, Chính ủy Quân khu 4

    113 Nguyễn Việt Quân Thiếu tướng, Chính ủy Quân khu 9
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có vẻ là chế độ Chính ủy chỉ áp dụng cho các cấp cao (Quân chủng, Quân khu, Quân đoàn...), còn các cấp dưới thì vẫn thế.
    Mà có bác nào để ý không, trong Bộ Chính trị không có Bộ trưởng QP nhưng Thứ trưởng kiêm Tổng tham mưu trưởng QĐ thì có...
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 19:09 ngày 25/04/2006
  3. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Thì Mr TEA sắp về hưu, Mr Light lên thay. Các bác ấy sắp xếp trước rồi!!!
  4. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Trích báo QĐND - vậy là tháng 12 năm ngoái Mr Nguyễn Thành Cung vẫn còn là Phó tư lệnh Chính trị Quân khu 7.
    60 năm LLVT Quân khu 7 (10-12-1945 Ờ 10-12-2005): Lực lượng tin cậy trên vị trí chiến lược
    Ngày 08 tháng 12 năm 2005

    Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống LLVT Quân khu 7, báo Quân đội nhân dân phỏng vấn đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Thành Cung, Bí thư Đảng ủy, Phó tư lệnh Chính trị Quân khu 7 về những nội dung liên quan đến truyền thống vẻ vang, sự phát triển, trưởng thành của LLVT Quân khu trong 60 năm qua.
    PV: Xin đồng chí cho biết nét nổi bật nhất của LLVT Quân khu 7 trong 60 năm qua?
    Thiếu tướng Nguyễn Thành Cung: Là một bộ phận của Quân đội ta nên LLVT Quân khu 7 mang những phẩm chất, truyền thống và những nét đẹp chung của Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, do án ngữ trên một địa bàn chiến lược quan trọng của Tổ quốc, là chiến trường ác liệt trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc nên nét nổi bật nhất của LLVT Quân khu 7 là không ngừng chiến đấu và trưởng thành, xây dựng nên truyền thống vẻ vang: Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, đoàn kết quyết thắng. Sứ mệnh lịch sử đã giao cho Quân khu 7 là nơi mở đầu cuộc kháng chiến Nam Bộ (23-9-1945) và lại là nơi đánh trận quyết chiến chiến lược, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (mùa xuân năm 1975). Nơi đây trong chiến tranh chống Mỹ, lần đầu tiên ở miền Nam, quân và dân ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh (tỉnh Phước Long) khiến địch không thể chiếm lại được. Chiến thắng này có ý nghĩa như Ộđòn trinh sát chiến lượcỢ, giúp Bộ Chính trị có thêm cơ sở để phân tích, khẳng định quyết tâm thực hiện chiến lược giải phóng miền Nam trong năm 1976 hoặc 1975. Quân khu 7 cũng là lực lượng đi đầu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang giúp nước bạn Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng, khôi phục đất nước hồi sinhẦ
    Nơi đây trong 30 năm qua lại là Ộcái nôiỢ của phong trào Ộxây nhà tình nghĩaỢ, tạo lập ỘQuỹ tình thương đồng độiỢ, xây dựng khu dân cư kinh tế - quốc phòng trên vùng căn cứ kháng chiến cũẦ
    Những nét nổi bật ấy đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của LLVT Quân khu trong 60 năm qua
    .............
  5. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Không dám nói nhiều về vấn đề chính uỷ, sợ rằng vi phạm nội qui của diễn đàn chăng. Tuy nhiên vừa qua, các cán bộ trong toàn quân đã được dự các buổi trình bày về công tác chính uỷ trong quân đội. Theo như mình biết thì ở tất cả các học viện, nhà trường, binh, quân chủng, tổng cục, các viện v..v đều sẽ có chính uỷ, các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn... cũng đều có chính uỷ, chính trị viên tới tận cấp tiểu đội.
    Một điểm rất đáng lưu ý là với chính uỷ và tư lệnh thì việc điều hành sẽ như thế nào. Vấn đề này chính là vấn đề mấu chốt nhất. Có một phần rất quan trọng đó là trong trường hợp mà chính uỷ và tư lệnh ko thống nhất được ý kiến thì tư lệnh sẽ có quyết định cuối cùng và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó trước cấp trên. Mình không biết rõ nhưng có lẽ điều này khác với chế độ chính uỷ và tư lệnh hồi xưa chăng.
    Ngày 10/4/2006 thủ tướng chính phủ đã ký quyết định bổ nhiệm chính uỷ rồi. Vào www.chinhphu.vn mà xem.
    Còn chính uỷ các cấp dưới mức thủ tướng bổ nhiệm thì bộ trưởng quốc phòng sẽ bổ nhiệm sau
  6. anhkhoayy

    anhkhoayy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Sau khi Đại Hội Đảng 10 kết thúc sẽ diễn ra phiên họp Quốc Hội quyết định lại danh sách thành viên Chính Phủ . Bầu lại ************* , Thủ tướng chính phủ . Nhưng theo thông tin báo chí đang trích lời bác Đào Duy Quát thì như thế mà .
    Sau APEC sẽ bầu lại các bác ạ . Tụi hải ngoại nó còn nói chính xác ai sẽ lên Thủ Tướng ai lên Chủ Tịch nữa cơ . :(
    Hôm trước khi Đại hội kết thúc em chát với thằng bạn Sĩ quan thì chắc chắn khoá này Bộ Trưởng Trà về hưu vì cũng đã quá tuổi > 70 rồi mà bác . Đồng chí Tổng Tham Mưu Phùng Quang Thanh sẽ vào TW lên chức Bộ Trưởng . Đại hội Đảng toàn quân đã xác định như thế mà . Còn đồng chí Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị thì chưa biết có thể vẫn là giữ nguyên nhưng chắc chắn phải là Ủy viên TW .
    Công nhận là có khác với những ĐH trước là Tư lệnh Quân Khu thường là Uỷ viên TW . Nhưng Đh 10 này thì lại hoàn toàn mới toàn là Chính Uỷ chứ ko phải là Tư lệnh các Quân Khu .
    Như thế cho thấy là Công tác Đảng trong Quân Đội rất quan trọng . Lênin cũng có nói về vấn đề này trong tư tưởng của Lênin .Còn tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh em chưa được đọc nên chưa biết hihi . Qua đấy công tác tư tưởng cực kỳ quan trọng trong các đơn vị quân đội .
    To bác Chiasang . Phó chỉ huy về chính trị vẫn áp dụng từ lâu mà . Ngày xưa bố em còn là sĩ quan bố em là Trung Đoàn Phó phụ trách Kỹ thuật , con 1 chú nữa là Trung Đoàn phó phụ trách Công tác Chính Trị , công tác Đảng mà . Còn chú Trung Đoàn Trưởng ngồi chơi .

  7. trantuan31

    trantuan31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ MỘT NGƯỜI CHỈ HUY GẮN VỚI CHẾ ĐỘ CHÍNH ỦY, CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI
    Thượng tướng LÊ VĂN DŨNG
    Bí thư TƯ Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
    Trong suốt hơn 60 năm lãnh đạo Quân đội, Đảng ta luôn luôn kiên định nguyên tắc ?oĐảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân?, thường xuyên chú trọng xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị. Kinh nghiệm lãnh đạo và thực tiễn xây dựng Quân đội đã khẳng định vai trò, vị trí công tác đảng, công tác chính trị, chế độ chính ủy, chính trị viên có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu lực lãnh đạo của Đảng, đến chất lượng chính trị và sức chiến đấu của Quân đội. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên toàn quốc tháng 3-1948, Bác Hồ viết: ?oTư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị tốt thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ thì bộ đội ấy không tốt?...
    Trong tình hình mới, Quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại càng đòi hỏi phải tăng cường công tác đảng, công tác chính trị. Trang bị vũ khí, phương tiện càng hiện đại, thử thách của chiến tranh càng ác liệt, càng đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải có trình độ giác ngộ về chính trị, có phẩm chất, tinh thần và ý thức tổ chức kỷ luật cao. Yêu cầu tăng cường công tác đảng, công tác chính trị ngày càng cấp bách khi các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện chiến lược ?oDiễn biến hoà bình?, bạo loạn lật đổ nhằm phá hoại độc lập dân tộc và CNXH, tập trung xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; mưu toan ?ophi chính trị hóa? Quân đội, vô hiệu hóa các tổ chức đảng trong Quân đội, nhằm từng bước xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi Quân đội ta tiếp tục thực hiện toàn diện các chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân lao động sản xuất, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là ở các địa bàn biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, có đạo... Tình hình trên đặt ra yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tập trung sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, bảo đảm cho Quân đội thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, của Tổ quốc, của Nhà nước XHCN và của nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Vì vậy, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) xác định ?ophải tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang nhân dân ở các cấp, các ngành?. Thực hiện chủ trương đó, ngày 20-7-2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 51-NQ/TW về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là chủ trương lớn có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
    Nội dung thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội được Nghị quyết Bộ Chính trị xác định: Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao cho những quyền hạn trong phạm vi chức trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ các hoạt động của đơn vị theo phạm vi chức trách, nhiệm vụ. Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên phải phục tùng sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp. Theo chức trách, chính ủy, chính trị viên là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, đồng thời phải hướng toàn bộ hoạt động của mình vào việc tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, xây dựng Quân đội về chính trị, tăng cường kỷ luật, củng cố đoàn kết nội bộ, đoàn kết Quân ?" Dân, nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, chăm lo xây dựng các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy và các tổ chức quần chúng vững mạnh. Người chỉ huy có trách nhiệm chấp hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và nghị quyết của cấp ủy cấp mình về toàn bộ hoạt động quân sự của đơn vị. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, người chỉ huy phải kịp thời báo cáo với cấp ủy cấp mình về nhiệm vụ được cấp trên giao, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo để cấp ủy thảo luận quyết định. Khi có tình huống khẩn trương, người chỉ huy phải chủ động quyết đoán, xử lý kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ, sau đó phải kịp thời báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, người chỉ huy cấp trên và cấp ủy cấp mình về quyết định của mình.
    Chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy phải thường xuyên chủ động quan hệ chặt chẽ với nhau, trên tinh thần đoàn kết thống nhất, tin cậy, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ; cùng chăm lo xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện; phải kịp thời thông báo và trao đổi cho nhau biết các nghị quyết, chỉ thị và mệnh lệnh của cấp trên, thống nhất đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương và biện pháp lãnh đạo; xây dựng kế hoạch, phân công tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra việc thực hiện của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hi!!! Chiangshan.
    Theo tớ, sắp tới ở VN có thể sẽ có bộ trưởng bộ quốc phòng xuất thân từ dân sự?Còn việc quay trở lại chế độ chính uỷ có lẽ là để củng cố lại quyền lực thôi.
    Vấn đề giữa các "nghị quyết" với hiến pháp và pháp luật còn nhiều điểm chưa được thống nhất lắm... vụ này còn phải bàn nhiều.
    Ở ĐHĐ ông Phạm Thế Duyệt nói: Chúng ta còn cần phải có "Luật Đảng" mới đủ. Vậy là phải hợp pháp hoá điều lệ đảng à?
    Nhớ vụ lão ĐĐB khi bị quốc hội chất vấn trả lời không được, mang mác "uỷ viên" ra đỡ thấy mà buồn quá!
    Tại sao ở đây anh em không mở diễn đàn chống "thù trong" nhỉ? chỉ thấy toàn bàn về "giặc ngoài" thôi. Chiangshan và anh em nghĩ gì về đề nghị này của tớ?
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 01:10 ngày 26/04/2006
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Cũng là một cách xây dựng kỷ cương quân đội bác ạ. Diễn đàn chống thù trong thì cũng hay đấy, nhưng phải cái thiếu thông tin, khó thể kiểm chứng và dễ bị phạt vạ...
  10. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Chính trị viên thì xưa nay vẫn còn, đó là sỹ quan phụ trách công tác chính trị. Cậu tớ làm chức này, chuyên giám sát người khác, giám sát địa bàn đóng quân đơn vị. Chú nào nhậu xỉn, đạo đức không tốt là bị gọi lên giảng bài liền.

Chia sẻ trang này