1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trở lại thực hiện chế độ Tư lệnh - Chính ủy trong quân đội ta

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi quyenlinh66, 25/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Chủ nhiệm tổng cục chính trị có vị trí cao trong quân ủy trung ương tuy nhiên mọi văn bản liên quan tới thăng giáng chức vụ đều phải thực hiện trên danh nghĩa chính quyền tức là phía bộ trưởng
  2. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Đọc kỹ Topic này rồi mới thấy mọi người đều có sự hiểu biết tương đối về BQP. Tôi mạo muội có mấy ý kiến thế này.
    1. BQP và BCA do Đảng trực tiếp quản lý lãnh đạo "toàn diện" vì vậy không nên so sánh 2 bộ này với các bộ dân sự khác
    2. Các bộ khác có Ban cán sự Đảng vì Đảng viên trong các bộ đó sinh hoạt trong Ban cán sự, một số Ban cán sự ( trừ trường hợp cá biệt) sinh hoạt chung trong một Khối Đảng uỷ trực thuộc TW. VD Đảng uỷ khối 1 cơ quan trung ương gồm Ban cán sự của VP TW, VPCTN, VPCP, VPQH và một số cơ quan khác gộp lại. Riêng Đảng uỷ quân sự TW (quân uỷ TW) và đảng uỷ công an TW là trực thuộc TW Đảng nên tương đương với 1 Khối. Chú ý là các Khối có Bí thư các BT này đều tương đương BT hoặc uỷ viên TW. bí thư quân uỷ là TBT, bí thư Đảng uỷ CA là BT Bộ CA
    3. Không nên so sánh Tư lệnh với Chính uỷ. Tư lệnh luôn là cao nhất dù có bị san sẻ quyền lực. Đúng là Chính uỷ và BT QP có bị san sẻ quyền lực thật nhưng là để tránh tình trạng lạm quyền trong quân đội và đảo chính. Theo tôi quyền lực của tư lệnh là 100% và chính ủy là 80% tại các đơn vị. Theo quy chế thì khi có ý kiến khác nhau thì làm theo ý tư lệnh, chính uỷ có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo chính uỷ cấp trên, nếu sai tư lệnh phải chịu trách nhiệm.
    4. Trong QĐ và CA hàm tướng trở lên đều do TW quản lý cán bộ, *************, chính phủ và Bộ Nội vụ chỉ quản lý về hành chính, thủ tục thôi. Tất cả các hàm từ thiếu tướng trở lên đều do Quân uỷ họp xét và đề xuất với TW, Công an cũng tương tự. Sau khi TW đồng ý thì làm thủ tục trình Chính phủ hoặc *************. Hiện nay Thiếu và Trung tướng do Ban bí thư trực tiếp quản lý và Thủ tướng ký QĐ. Thượng và Đại tướng do Bộ chính trị quản lý và ************* ký QĐ.
    5. Từ nay trở đi trong quân đội BT là ủy viên BCT, Chủ nhiệm TCCT là Bí thư Ban bí thư, Tổng TMT là UBTW (hoặc Bí thư BBT nếu bầu trúng). TBT đương nhiên là Bí thư quân uỷ. ************* là Tư lệnh các lực lượng vũ trang (theo hiến pháp)
    6. BT QP không chỉ là BT đơn thuần để quản lý quân đội mà còn là Phó bí thư quân uỷ là ủy viên Bộ chính trị nữa nên quyền lực rất lớn.
  3. PCoptimizer

    PCoptimizer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho tớ hỏi thêm 1 câu :chính xác thì trong bộ Quốc fòng,Chủ nhiệm Tổng cục có thể chi fối được hoàn toàn Bộ trưởng trong những lĩnh vực gì?
  4. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này khó trả lời quá, mặc dù rất dễ trả lời.
    Đơn giản là nếu nói chuyện trong lúc trà dư tửu hậu thì dễ thôi, còn nếu viết lên diễn đàn thì lại là chuyện khác.
    Có thể nói linh tinh một chút nhé:
    Khi nhà vua anh minh thì hiếm khi nào gian thần lộng hành nổi, nhưng khi nhà vua u mê, nghe theo lời gian thần hoặc bị thao túng thì rõ ràng dù ở vị trí cao nhất vẫn không có được thực quyền. Thuận trị tuy là Hoàng đế nhà Thanh nhưng mà quyền lực thì Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn nắm hết.
    Nói linh tinh chút thôi.
  5. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay rảnh rỗi nói thêm vài câu nữa.
    VN áp dụng chế độ chính uỷ thực chất là quay về chế độ 2 thủ trưởng giống như là thời chiến (tuy nhiên đây là thời bình) dụng ý rõ ràng là để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với QĐ, NN quản lý QĐ nếu có cũng chỉ là hình thức thôi. Trên bình diện tối cao chúng ta sẽ thấy Tổng Tư lệnh QĐ theo Hiến pháp là *************, Chính uỷ cao nhất là Tổng Bí thư (ta không gọi là Chính uỷ tối cao mà gọi như cũ là Bí thư Quân uỷ). Như vậy nắm quân đội không bao giờ là 1 người và cũng không bao giờ có chuyện những việc lớn của QĐ do 1 người QĐ. Đứng dưới 2 vị tối cao này là Bộ Trưởng QP vừa là Phó bí thư quân ủy vừa là Phó tổng tư lệnh, các chức danh khác thì lần lưọt. Tôi nghĩ Chủ nhiệm TCCT bây giờ chỉ là Bí thư Trung ương Đảng cũng là điều dễ hiểu.
    Vài lời mạo muội mong được góp ý trao đổi thêm
  6. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ bàn tán nhiều, ai nắm được lòng dân là nắm được QĐNDVN thôi mà. Không có nước, cá làm sao sống được ? Quân đội NDVN có thể không khuất phục trước bất kỳ đối thủ nào nhưng vẫn phải khuất phục trước ai nắm giữ được lòng dân đấy. Cứ thử hỏi các "chú" bộ đội xem mình nói có đúng không? Bảo đảm phải ít nhất 95% thừa nhận mình nói có lý !!!.
  7. PCoptimizer

    PCoptimizer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hội đồng Uốc fòng an ninh họp hành theo kiểu Xuân thu nhị kì,QUân uỷ trung ương thì có thường xuyên hơn.Xem cơ cấu bây giờ thì thấy rõ sự lủng củng :CT nước lại làm Tổng tư lệnh.Vạn bất đắc dĩ có xảy ra chiến tranh,thì chính Tổng tư lệnh,chứ không fải Bí thư Quân uỷ mới là người có quyền quyết định cuối cùng.Chả lẽ trong trường hợp chiến tranh,Tổng bí tyhư lại fải tuân lênhj CT nước hay sao?Làm sao có câu chuyện như vậy được.Bởi thế,chỉ cần nhìn vào cơ cấu thì thấy rõ sự lúng túng và bất hợp lí ở mức độ nào đó trong cách fân bổ quyền lực của các giới chức cấp cao rồi.
    Mà nếu tôi không lầm thì năm 78,khi cụ Duẩn thay cụ Giáp làm Tổng tư lệnh thì trước đó,cụ Duẩn đã là Bí thư Quân uỷ trung ương rồi thì fải,không biết là có đúng không?
  8. PCoptimizer

    PCoptimizer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Biết ngay là sẽ có bác trả nhời như thế này mà.U nói chuẩn rồi,nhưng đó là chuyện "tế nhị",chớ tớ chỉ hỏi theo kiểu ngang bằng sổ thẳng thôi,tức là theo điều lệ hoạt động(hay là 1 cái điều lệ nào đó có nội dung tương tự) thì như thế nào thôi,U thân ạ
    Tiếc là không còn sẹo để vốc tặng U nữa,chớ còn không thì....Mà U là đàn ông con zai,vác cái em xì-ta nữ xếch-xi kia vào nick để làm gì nhỉ?Nhìn cái biểu tượng giới tính cứ soi thẳng xuống đất thế kia thì cứ gọi là....
    Được PCoptimizer sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 09/05/2006
  9. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề Bí thư Quân ủy trung ương trong kháng chiến chống Mỹ là một vấn đề tuy rõ ràng nhưng cực kỳ khó nói. Chắc mọi người cũng hiểu lý do vì sao.
    Vừa rồi các bạn có xem mấy tập phim về Đại thắng mùa xuân của Truyền hình quân đội sản xuất không. Cho tới chiến thắng lịch sử 30.4.1975 đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ cương vị BÍ THƯ QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG.
    Các cuốn hồi ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng, cũng nói rõ điều này cùng nhiều hồi ký của nhiều tướng lĩnh khác nữa.
    Nhân chứng lịch sử vẫn còn cực kỳ nhiều người còn sống. Sự thật thì ko thể phủ nhận được.
    Đại tướng Giáp là người hết lòng vì đại cục của đất nước. Đại tướng là người tổng chỉ huy quân đội, nắm hàng vạn hùng binh, được các tướng lĩnh và chiến sỹ vô cùng yêu mến, nếu chỉ vì một giây phút nào đó đại tướng nghĩ tới quyền lợi bản thân của mình thì các bạn hãy thử tượng tượng xem điều gì sẽ xảy ra.
    Mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng hãy nghĩ mà xem hai nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp có điểm chung. Vì đất nước, cả hai sẵn sàng quên đi bản thân mình.
    Trần Quốc Tuấn có thể cướp ngôi nhưng ông đã không làm. Và ông đã mãi mãi đi vào lịch sử.
    Mình đã sử dụng từ ngữ hết sức khéo léo, không đả động gì tới chính trị cả, nếu admin thấy không được thì cứ xóa đi.
  10. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ chuyện này rõ ràng, Bí thư Quân ủy trung ương cho tới đại hội 4 là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Chỉ có một điều là trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ có quân đội tham gia - còn có rất nhiều lực lượng như công an, thanh niên xung phong, dân quân, du kích, giao thông vận tải, ngoại giao .. là những lực lượng không thuộc quân đội.
    Do vậy chỉ đạo chung cuộc kháng chiến chông Mỹ là Bộ Chính Trị- ban chấp hành Trung ương. Không nên cho mọi công lao là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và tất nhiên không phải ông là người chịu trách nhiệm cho mọi sai lầm nếu có.

Chia sẻ trang này