1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trở lại thực hiện chế độ Tư lệnh - Chính ủy trong quân đội ta

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi quyenlinh66, 25/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    ************* làm Tổng Tư lệnh quân đội vì đó là Nguyên thủ quốc gia(nước nào cũng thế. VD Nữ hoàng Anh là Tổng tư lệnh QĐ Anh), CTN là chủ tịch Hội đồng QP và AN nhưng đồng thời cũng là thành viên của Quân uỷ. Theo cơ chế hiện nay mọi vấn đề liên quan đến QĐ đều do Quân uỷ họp bàn và biểu quyết, kết quả biểu quyết sẽ được cơ quan liên quan triển khai thực hiện (Chính phủ, Thủ tướng, CTN, TBT, BQP....)
    Vài lời vậy thôi
  2. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên uy tín của Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp trong quân đội và nhân dân rất lớn. Trần Hưng Đạo còn được phong là Thượng phụ và tất nhiên uy tín và quyền hành so với Võ Nguyên Giáp còn lớn hơn ( so sánh tương đối ) . Tuy nhiên Trần Hưng Đạo vì đức mà không cướp ngôi. Mặt khác mọi người đều biết câu chuyện thử lòng của ông đối với Yết Kiêu, Dã Tượng và các con. Chỉ có Trần Quốc Tản là đồng ý với việc này và bị ông không cho gặp mặt. Nói chung các vua Trần lúc đó
    ( Trần Thành Tông, Trần Nhân Tông ) cũng được lòng dân tuy tài năng không bằng THĐ. Nhưng có một sự trớ trêu của lịch sử : đến thời Trần Minh Tông con thứ của ông là Trần Quốc Chẩn lại bị bỏ đói cho đến chết dù là Quốc Phụ Thượng tể. Đúng là Trần Hưng Đạo, tuy là bậc trí dũng song toàn, nhưng cũng không thể tính cho con mình được. Thật đáng tiếc cho một vị anh hùng dân tộc vĩ đại. Có thể nói cái thế của Trần Hưng Đạo nằm ở giới hạn của việc giành ngôi vua hay chỉ làm bề tôi dù là chỉ dưới một người. Cuối cùng ông đã chọn cách lùi xuống. Không biết đó có phải là sự lựa chọn sáng suốt không ?.
    Còn trường hợp tướng Giáp thì hơi khác. Lúc đó trong chính trường có nhiều sự chi phối. Lê Duẩn là tổng bí thư, Lê Đức Thọ làm trưởng ban tổ chức trung ương. Tướng Dũng, tướng Chu Huy Mân, và một số tướng khác ủng hộ Lê Duẩn cũng có vai trò trong quân đội. Mặt khác tướng Giáp tuy có tài năng về quân sự nhưng các mặt khác không phải là người xuất chúng lắm nên để đảm nhận vai trò lãnh tụ hơi khó, tức là ông không hội tụ đủ điều kiện. Mặt khác ông là đảng viên trung thành với nguyên tắc của ĐCS nên khó có khả năng làm chuyện đó vì lúc đó Lê Duẩn - Lê Đức Thọ vẫn khống chế được BCHTW và BCT. Thực tế số lượng uỷ viên TW là sĩ quan quân đội không bao giờ chiếm đa số ( như đại hội X vừa rồi chỉ chiếm khoảng 10 -12% ).
    Chính vì vậy tướng Giáp chọn con đường nhẫn nhịn là một sự lựa chọn hợp lý : chịu nhịn một thời gian để rồi lưu danh với lịch sử.
    Nói chung trong chính trị , sự kết hợp của nhiều yếu tố mới làm lên sức mạnh nhất là khi muốn có một sự thay đổi lớn lao. Uy tín trong nhân dân là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Vấn đề là đáp ứng những lợi ích của công chúng và sự tích luỹ trong nội tại bản thân để luôn là sự lựa chọn của nhân dân trong những thời điểm quyết định của lịch sử, khi đòi hỏi những cố gắng phi thường và một bản lĩnh chính trị vững vàng. Nói chung các anh hùng dân tộc không chỉ của VN mà còn là của các nước đều xuất hiện vào những thời khắc mà lịch sử dân tộc đó cần có bàn tay chèo lái vững vàng hay là sự thay đổi một cơ cấu xã hội đã lạc hậu, tha hoá. Nói chung những người đó đều đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, thoả mãn một hay một số khát vọng nào đấy của họ nhưng để thay đổi cả một cơ cấu xã hội mang tính toàn diện và mở ra một con đường sáng mang tính cách mạng thì ít người có khả năng đảm đương được. Khi đó họ không những chỉ làm vừa lòng nhân dân mà còn phải gạt bỏ những trở lực rất lớn từ nhiều phía, từ ngay cả trong nội bộ nhân dân và cả từ các thế lực bên ngoài. Điều đó đòi hỏi cần hội tụ đủ các phẩm chất và khả năng về nhiều mặt đồng thời đôi lúc dám đi ngược dòng chảy nếu điều đó là cần thiết, tất nhiên cần một bản lĩnh rất lớn và một sự can đảm.
  3. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi phân tích công lao của một con người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất khó.
    Ở đây tôi nói là phân tích nghiêm túc để tìm sự thật chứ không phải như đám Hải ngoại - nghe chúng phân tích về ông Võ Nguyên Giáp nhiều khi tưởng chúng thương ông Võ Nguyên Giáp nhưng thực ra chúng thương gì ông Giáp - chúng muốn bôi nhọ tất cả các ông Giáp, ông Duẩn, ông Thọ lẫn cuộc kháng chiến của dân tộc.
    Theo tôi chúng ta cũng tránh gán mọi thứ công cho ông Võ Nguyên Giáp cũng như cho ông Lê Duẩn hay ông Lê Đức Thọ. Cũng như tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm "ý tưởng" với "quyết định" vậy.
    Cuộc kháng chiến chống Mỹ là một cuộc chiến đặc biệt - không có trong sách giáo khoa quân sự - là một cuộc chiến mà nếu chỉ có các tướng lĩnh thì sẽ không bao giờ có chiến thắng được. Đó là một cuộc chiến của quân sự - chính trị - ngoại giao.
    Tôi rất quý tướng Giáp và tin là lịch sử rất công bằng. Cuộc kháng chiến chống Pháp là một cuộc chiến thiên về quân sự khi mà chúng ta đối địch với một nước Pháp ở rất xa - đang kiệt quệ về chiến tranh - đang dàn quân chiếm giữ nhiều thuộc địa. Ta đã thắng bằng chiến tranh - do vậy vị trí của tướng lĩnh quân đội mà tướng Võ Nguyên Giáp là tiêu biểu - rất quan trọng.
    Nhưng vào cuộc chiến chống Mỹ thì khác hẳn - ta phải đối mặt với nước Mỹ mạnh hơn nhiều lần, cuộc đối mặt này lại rất đơn độc - cả thế giới đều chú tâm quan sát.
    Hơn 500.000 quân Mỹ - chưa tính quân chư hầu tay sai cùng với tất cả vũ khi hiện đại nhất và chúng sẵn sàng dùng cả vũ khí nguyên tử nếu chúng thấy bị thua mất mặt. Điều đó cho thấy không thể có cuộc chiến như thông thường mà là một cuộc chiến bất bình thường.
    Trong cuộc chiến này các tướng lĩnh, sỹ quan cũng đã khác so với thời chống Pháp. Họ không còn là những người chỉ huy mù chữ, lần đầu đối mặt với kẻ thù nữa. Rất nhiều người đã được đi học tập ở các Học viện nước ngoài - ngoài ra họ còn được tôi luyện trong chiến trường rất ác liệt.
    Do đó quan hệ công việc giữa họ với tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh khác cũng sẽ khác so với thời chống Pháp. Không thể trách họ khi hàng ngày đối mặt với trực thăng vận - thiết giáp vận rồi ra miền Bắc gặp những ông chưa từng biết các chiến thuật đó như thế nào.
    Đọc hồi ký của ông Nguyễn Hữu An khi ông về làm tham mưu trưởng quân khu Hữu ngạn thì thấy rõ. Do vậy hồi ký của ông Trần Văn Trà với kinh nghiệm của người chỉ huy lăn lộn trên chiến trường B2 trong quan hệ với các tướng lĩnh ngoài Hà nội cũng nói lên phần nào điều đó.
    Không nên ghép họ vào khuôn mẫu quan hệ thông thường như cuộc kháng chiến chống Pháp vì đây là một cuộc chiến bất bình thường.
    Câu nói sau của ông Lê Duẩn nói lên sự đặc biệt về chiến lược của cuộc chiến chống Mỹ (trích lời của con ông Lê Duẩn)
    Cha tôi từng nói trong Thư vào Nam rằng chúng ta không bao giờ thắng được Mỹ ở nấc thang đỉnh cao của chiến tranh, nghệ thuật của mình là kéo Mỹ xuống thang và thắng ở nấc thang cuối cùng. Không làm nhục nước Mỹ thì chúng ta mới thắng được và Mỹ mới chấp nhận cái thắng đó.
    Rõ ràng trong cuộc chiến có tính đặc biệt, đặc thù chiến trường như vậy - trên một khía cạnh nào đó các tướng lĩnh như tướng Võ Nguyên Giáp cũng có phần "lạc hậu" do phần nào ông cũng ở xa chiến trường. Điều này khác với thời chống Pháp khi ông luôn luôn đi trực tiếp chỉ huy tất cả các chiến dịch lớn.
    Chỉ khi vào năm 1975 khi cuộc chiến đang ở "nấc thang cuối cùng" và trở lại là một cuộc chiến quân sự bình thường, một tổng tấn công cần sự phối hợp toàn diện giữa các chiến trường - lực lượng. Khi đó vai trò của tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh quân sự khác như ông Văn Tiến Dũng lại trở nên nổi bật.
    Được quyenlinh66 sửa chữa / chuyển vào 12:22 ngày 13/05/2006
  4. nguyensaigon89

    nguyensaigon89 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí nầy coi bộ hằn học với '' Đám '' hải ngoại lắm hỉ .
    Bôi nhọ chi bằng việc cho đại tướng đi làm trưởng ban canh Đẻ hỉ .
    Đúng là người Việt hải ngoại chẵng thương gì ông Giáp , nhưng nói chung họ cũng chẵng có gì gay gắt với ông như số đông các tướng VC khác .
  5. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Rồi các thế hệ sau nữa sẽ phải đưa ra được những phán xét cuối cùng, sẽ công bằng hơn, khách quan hơn những gì chúng ta đang nói ở đây.
    Quả thực khó có thể nói khách quan khi nhiều nhân chứng lịch sử vẫn còn sống, nhiều người thân cận với những nhân vật lịch sử quan trọng vẫn còn ở những cương vị chủ chốt. Lịch sử do con người viết nên và nhiều khi ở những thời điểm gần sự kiện quá, chúng được viết rất "con người".
  6. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên uy tín của Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp trong quân đội và nhân dân rất lớn. Trần Hưng Đạo còn được phong là Thượng phụ và tất nhiên uy tín và quyền hành so với Võ Nguyên Giáp còn lớn hơn ( so sánh tương đối ) . Tuy nhiên Trần Hưng Đạo vì đức mà không cướp ngôi. Mặt khác mọi người đều biết câu chuyện thử lòng của ông đối với Yết Kiêu, Dã Tượng và các con. Chỉ có Trần Quốc Tản là đồng ý với việc này và bị ông không cho gặp mặt. Nói chung các vua Trần lúc đó
    ( Trần Thành Tông, Trần Nhân Tông ) cũng được lòng dân tuy tài năng không bằng THĐ. Nhưng có một sự trớ trêu của lịch sử : đến thời Trần Minh Tông con thứ của ông là Trần Quốc Chẩn lại bị bỏ đói cho đến chết dù là Quốc Phụ Thượng tể. Đúng là Trần Hưng Đạo, tuy là bậc trí dũng song toàn, nhưng cũng không thể tính cho con mình được. Thật đáng tiếc cho một vị anh hùng dân tộc vĩ đại. Có thể nói cái thế của Trần Hưng Đạo nằm ở giới hạn của việc giành ngôi vua hay chỉ làm bề tôi dù là chỉ dưới một người. Cuối cùng ông đã chọn cách lùi xuống. Không biết đó có phải là sự lựa chọn sáng suốt không ?.
    Còn trường hợp tướng Giáp thì hơi khác. Lúc đó trong chính trường có nhiều sự chi phối. Lê Duẩn là tổng bí thư, Lê Đức Thọ làm trưởng ban tổ chức trung ương. Tướng Dũng, tướng Chu Huy Mân, và một số tướng khác ủng hộ Lê Duẩn cũng có vai trò trong quân đội. Mặt khác tướng Giáp tuy có tài năng về quân sự nhưng các mặt khác không phải là người xuất chúng lắm nên để đảm nhận vai trò lãnh tụ hơi khó, tức là ông không hội tụ đủ điều kiện. Mặt khác ông là đảng viên trung thành với nguyên tắc của ĐCS nên khó có khả năng làm chuyện đó vì lúc đó Lê Duẩn - Lê Đức Thọ vẫn khống chế được BCHTW và BCT. Thực tế số lượng uỷ viên TW là sĩ quan quân đội không bao giờ chiếm đa số ( như đại hội X vừa rồi chỉ chiếm khoảng 10 -12% ).
    Chính vì vậy tướng Giáp chọn con đường nhẫn nhịn là một sự lựa chọn hợp lý : chịu nhịn một thời gian để rồi lưu danh với lịch sử.Nói chung trong chính trị , sự kết hợp của nhiều yếu tố mới làm lên sức mạnh nhất là khi muốn có một sự thay đổi lớn lao. Uy tín trong nhân dân là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Vấn đề là đáp ứng những lợi ích của công chúng và sự tích luỹ trong nội tại bản thân để luôn là sự lựa chọn của nhân dân trong những thời điểm quyết định của lịch sử, khi đòi hỏi những cố gắng phi thường và một bản lĩnh chính trị vững vàng. Nói chung các anh hùng dân tộc không chỉ của VN mà còn là của các nước đều xuất hiện vào những thời khắc mà lịch sử dân tộc đó cần có bàn tay chèo lái vững vàng hay là sự thay đổi một cơ cấu xã hội đã lạc hậu, tha hoá. Nói chung những người đó đều đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, thoả mãn một hay một số khát vọng nào đấy của họ nhưng để thay đổi cả một cơ cấu xã hội mang tính toàn diện và mở ra một con đường sáng mang tính cách mạng thì ít người có khả năng đảm đương được. Khi đó họ không những chỉ làm vừa lòng nhân dân mà còn phải gạt bỏ những trở lực rất lớn từ nhiều phía, từ ngay cả trong nội bộ nhân dân và cả từ các thế lực bên ngoài. Điều đó đòi hỏi cần hội tụ đủ các phẩm chất và khả năng về nhiều mặt đồng thời đôi lúc dám đi ngược dòng chảy nếu điều đó là cần thiết, tất nhiên cần một bản lĩnh rất lớn và một sự can đảm.
    Đọc hai đoạn trên đủ biết được bạn là người ủng hộ ai rồi, và dĩ nhiên qua những thông tin trên internet và báo chí nước ngoài bạn cũng thấy rõ là vẫn có những trở lực quá lớn để những giá trị thực sự được công nhận.
    Tuy nhiên tôi thấy rằng, đất nước Hàn Quốc nơi mà tôi từng sống nhiều năm, giới trẻ chỉ biết tới Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Bạn tôi học tại các nước phương Tây và Châu Á khác cũng cho biết như vậy.
    Chắc chắn rằng nhiều thế hệ sau này sẽ có những nhận định và phán xét xác đáng.
  7. lgec1308

    lgec1308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hình như các pác đi hơi xa chủ đề rùi thì fải! Chúng ta đang nói về vấn đề trở lại chế độ Chính ủy - Chính trị viên trong Quân đội mà.
    Về vấn đề kia, nếu các pác còn hứng thú, chúng ta nên tách ra riêng 1 chủ đề cho tiện.
  8. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    hihi tại em ko đọc kỹ nên ko bít là trong đây đã có chủ đề này rồi, nên em lại khơi ra một cái chủ đề tương tự, hihi xin lỗi các bác
  9. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Các bác ko bàn tiếp chủ đề này à

Chia sẻ trang này