1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trở về chiến trường xưa!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi home124, 14/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Trở về chiến trường xưa!

    - Biên soạn: Lưu Vĩ Lân
    Sách dùng để tham khảo các dữ kiện nằm trong nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, đặc biệt là các cựu binh từng tham chiến trong chiến tranh Việt Nam

    * Rất xin lỗi nếu đã có mem nào post cuốn này rồi, nếu thế thì confirm giúp để tớ ngừng post nhá. Trân trọng cám ơn.

    Chương I - DMZ
    Đà Nẵng - Nam Ô - Red Beach II:
    Bãi Đổ Bộ Đã Được Chọn


    Sáng ngày 8 tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn 9 Viễn chinh Thuỷ quân lục chiến Mỹ - The 9th Marine Expe***ionary Brigade (9MEB) - đổ bộ lên bãi biển Nam Ô, Đà Nẵng (mật hiệu của bãi đổ bộ - là Red Beach Two). Sự kiện này đánh dấu chính thức sự dính líu trực tiếp của lực lượng vũ trang Hoa Kì vào cuộc chiến Việt Nam.

    Sau khi những "người nhái" làm sạch bãi đổ bộ, 1400 thuỷ quân lục chiến Mỹ từ tàu "há mồm" LVTPs và LCM đạp sóng đổ bộ lên đầu cầu Read Beach Two, người đầu tiên đạp chân lên bãi cát Nam Ô là hạ sĩ Garry Powers. Cuộc triển khai quân chỉ mất 65 phút và đẹp như một bài diễn tập. Các chàng tân binh Thuỷ quân lục chiến mơ ước đến những cuộc đổ bộ hào hùng và dữ dội của binh chủng họ như trong cuộc đổ bộ Normandie, hoặc chiến dịch "nhảy cóc" tái chiếm các hòn đảo trong cuộc chiến Thái Bình Dương.
    Ở Red Beach Two thay vì những phát đạn, họ đã nhận được những vòng hoa từ các cô nữ sinh dẫn đầu bởi ông "thị trưởng" Đà Nẵng. Họ ngỡ ngàng và linh cảm điều không bình thường trong cuộc chiến tranh sắp tới.

    Quả thật, người lính Thuỷ quân lục chiến Mỹ sẽ không bao giờ quên được vùng I chiến thuật (I Corps Tactical Zone - ICTZ) bắt đầu từ Nam Ô này cho đến vùng Phi Quân sự DMZ (Demilitarized Zone)
  2. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Hình ở đây Bác ạ
    http://ttvnol.com/forum/gdqp/1057051/trang-60.ttvn
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Bãi biển Nam Ô cách thành phố Đà Nẵng 12km về phía Bắc. Đi trên quốc lộ 1 từ thành phố Đà Nẵng hướng ra đèo Hải Vân để đi Huế, bạn sẽ qua ngã tư Thanh Khê nơi có tượng đài bằng đồng kỉ niệm Mẹ Nhu (một bà mẹ anh hùng), tiếp đến là ngã ba Huế. Sau đó, bạn sẽ gặp một Phật đài lớn nằm bên phải quốc lộ thuộc xã Hoà Mỹ, tượng Phật này tương tự như tượng Phật thích ca ở Vũng Tầu, được xây dựng vào đầu những năm 70. Rồi bạn đi vào Hoà Khánh, một thị tứ của huyện Hoà Vang, nơi toạ lạc trường Bách Khoa Đà Nẵng. Trước 1975, đây là căn cứ Hoà Khánh, nơi đóng quân của Sư đoàn 3 Quân đội Sài gòn. Sau nữa là những đồi cát trắng mà bên trái là những bãi tha ma cũ, bên phải là đường ray xe lửa xuyên Việt, ở đoạn này, bạn đã thấy thấp thoáng Vịnh Đà Nẵng bên tay trái. À vâng, bạn đã đến Red Beach Two!
    Trước năm 1975, vùng đất này còn hoang vu, nỏ chỉ tương đối hấp dẫn bởi có một bãi tắm rất đẹp cũng gọi là bãi tắm Nam Ô và pháo Nam Ô. Ngày nay (1993) ở đây hầu như đã được đô thị hoá với nhiều nhà máy, khu dân cư mọc lên ven trục lộ. Và tại bãi biển của sáng 8/3 hai mươi tám năm trước nay toạ lạc một kho hàng lớn của nước Lào. Hàng của nước Lào quá cảnh tại cảng Đà Nẵng được tập trung ở đây trước khi được chuyển vào nội địa Lào qua ngả đường 9 - Nam Lào. Bãi đổ bộ Nam Ô hay Red Beach Two hiện nay chỉ như vậy.
    Cát trắng và gió biển có bao giờ lưu lại dấu vết gì ?
    Vì vậy, chọn cuộc du khảo đầu tiên về thăm lại chiến trường xưa ngay tại điểm này, dù sao cũng chỉ là một nghĩa cử tượng trưng cho người cựu quân nhân Hoa Kì như cuộc đổ bộ hai mươi tám năm về trước, bởi 3500 thuỷ quân lục chiến đầu tiên của lữ đoàn 9MEB đến Đà Nẵng thực sự bằng vận tải cơ C130 đáp xuống sân bay Đà Nẵng hoặc các vận tải hạm cập vào cảng Tiên Sa rất lý tưởng ở bán đảo Sơn Trà (còn gọi là Monkey Mountains).
    Còn cuộc đổ bộ đạp sóng bằng tàu há mồm thật ra chỉ để duy trì một truyền thống Thuỷ quân lục chiến và là hành động răn đe mà thôi.
    Vùng I chiến thuật, theo cách gọi của người Mỹ và chính quyền Sài gòn là nguyên dải đất vùng Trung Trung Bộ Việt Nam kéo dài từ vĩ tuyến 17 qua Đông Hà - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Chu Lai - Quảng Ngãi., phía Tây giáp với Hạ Lào và cao nguyên Poloven. Dãy Trường Sơn chiếm hầu hết đất đai vùng này chỉ một dải đồng bằng nhỏ hẹp dọc theo duyên hải. Hiện nay, vùng đất này thuộc các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Thời chống Pháp, vùng đất này thuộc Quân khu 5, tháng 4 - 1966 Bộ chính trị chỉ đạo Quân uỷ Trung ương thành lập Quân khu Trị Thiên tách khỏi Quân khu 5. Như vậy, ở phía Bắc vùng I chiến thuật (tính từ đèo Hải Vân trở ra thuộc quân khu Trị Thiên và phía Nam thuộc quân khu 5.
    Chưa hiểu vì lý do gì mà người Mỹ giao cho binh chủng Thuỷ quân lục chiến của họ chiếm đóng ICTZ trong cuộc leo thang chiến tranh Việt Nam. Có lẽ họ nghĩ rằng với đồi núi chập chùng giống Triều Tiên và rừng già giống Guadalcanal là nơi Thuỷ quân lục chiến từng lâm chiến nên họ có kinh nghiệm hơn chăng?
    Trở lại cuộc đổ bộ ngày 8.3.1965 đó, sau khi Lữ đoàn 9 Viễn chinh TQLC lập xong đầu cầu ở Đà Nẵng, họ bị đổi tên thành Lực lượng đổ bộ số 3 Thuỷ quân lục chiến (The 3rd Marine Amphibious Force) đóng quân chủ yếu tại sân bay Phú Bài cách thành phố Huế 15km.
    Phía Nam ICTZ - tức khu 5 - dp Sư đoàn I TQLC (The 1st Marine Division biệt danh "Old Breed") chiếm giữ từ Đà Nẵng đến Chu Lai. Đến hết tháng 4.1967, theo đà căng thẳng của cuộc chiến Sư đoàn "Old Breed" nhiều kinh nghiệm được điều ra vùng Phi . quân sự (DMZ). Tướng Westmoreland vội vàng sát nhập 3 Lữ đoàn bộ binh để hình thành lực lượng đặc nhiệm Oregon (Army Task Dorce Oregon còn gọi là sư đoàn America) thay thế "Old Breed" bảo vệ phía Nam ICTZ
    Như vậy, về cơ bản, tướng Westly - tên gọi thân mật của Westmoreland - đã hoàn thành xong công việc bố trí cho một cuộc chiến "đẫm máu, vô nghĩa và vô giá trị nhất" @ E. Kenedy của binh chủng TQLC và của danh dự người quân nhân Mỹ tại ICTZ. Sau này, có lúc vào năm 1968, binh chủng Kỵ binh bay Air Cavalry (mobile) được điều đến giải cứu Khe Sanh hoặc năm 1969 đụng trận Hamburgur Hill, còn thì toàn bộ cuộc chiến ở đây là của Thuỷ quân lục chiến.

Chia sẻ trang này