1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trời nồm ...thật khó chịu ->đây có phải cách giải quyết tối ưu ???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi arch_dhxd, 29/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arch_dhxd

    arch_dhxd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Trời nồm ...thật khó chịu ->đây có phải cách giải quyết tối ưu ???

    Bí quyết chống nồm của các biệt thự kiểu Pháp
    Các biệt thự do người Pháp xây tại Hà Nội trước đây không chỉ mát về mùa hè, ấm về mùa đông mà còn không bao giờ bị ẩm ướt khi trời nồm.

    Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Châu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có một căn phòng lớn trong ngôi nhà biệt thự do người Pháp xây dựng. Hè 2006, ông cải tạo nhà, chuyển từ nhà 1 tầng thành 2 tầng. Để làm điều này, ông phải hạ thấp nền nhà từ cốt cao 75 cm xuống còn 5 cm, đồng thời nâng trần nhà cao thêm.

    Khi hạ nền, tiến sĩ Châu nhận thấy nhà này được thiết kế với nền bằng cát vàng (dày khoảng 45 cm) và xỉ than (khoảng 25 cm). Vì vậy, mặc dù phá bỏ nền cũ, ông vẫn quyết định làm nền mới cũng theo cách trên: Đào sâu xuống cốt âm 50 cm, sau đó đổ một lớp cát vàng 30 cm, tiếp tục là lớp xỉ than 20 cm, trên cùng lát bằng gạch lát bình thường.

    Kết quả thật mỹ mãn, trong những ngày nồm vừa qua nền nhà tiến sĩ Châu vẫn khô ráo trong khi nhà cô em ngay bên cạnh (chung tường) lại rất ướt. Ngay cả bức tường chung thì ở phía nhà ông Châu khô còn phía bên nhà cô em chảy sũng nước.

    Để chống lại ẩm ướt, có thể có nhiều giải pháp khác nhưng theo tiến sĩ Châu, có thể áp dụng giải pháp khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được: Đó là thiết kế nền nhà bằng vật liệu truyền nhiệt tốt chứ không phải vật liệu cách nhiệt tốt như một vài bài báo đã nêu.

    Vì hiện tượng ẩm ướt nền nhà là do chênh lệch nhiệt độ giữa nền dưới và bề mặt trên nền, làm hơi ẩm trong không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà. Nôm na như khi ta để một cốc kem hoặc cốc nước lạnh ở trên bàn, sau vài phút sẽ thấy mặt ngoài cốc ngưng tụ thành nước, chứ không phải do nước từ trong cốc ngấm ra hoặc từ sàn nhà ngấm lên như nhiều người lầm tưởng.
  2. hi_hau05k7

    hi_hau05k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    RẤT CÁM ƠN BẠN.BÀI VIẾT CỦA BẠN RẤT THỰC TẾ,RẤT HỮU ÍCH CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG NGÀNH.MONG BẠN PHÁT HUY THẬT NHIỀU ĐỂ MỌI NGƯỜI CÓ THÊM KINH NGHIỆM XỬ LÝ NHỮNG ĐIỀU BẤT LỢI CỦA TỰ NHIÊN
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tôi nhớ nền nhà lát bằng gạch (loại gạch bông Bách Khoa ấy) mùa nồm cũng ít/ hầu như không bị ẩm.
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Gạch bông gạch búp gạch hoa loại gì thì loại, cứ ở tầng 1 là rịnh mồ hôi hết .
  5. arch_dhxd

    arch_dhxd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    hic ...ko phải bài của mình ...đọc trên vnexpress rồi paste lại hỏi mọi ng có kinh no thôi.
    xem trên diễn đàn có ai kinh nghiệm chia sẻ lại mà ...mà họ đi đâu hết ấy nhở ???
  6. nhom_ngo_gi

    nhom_ngo_gi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu ở xứ nhiệt đới như VN thì nền nhà làm cách nhiệt làm gì nhỉ. Ở các nước phương Tây do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông mới phải dùng đến phương pháp này để tránh các hiện tượng cầu dẫn nhiệt.
  7. trankts

    trankts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    12
    Giải thích của ông tiến sỹ tên Châu kie là sai rồi . Bạn chôn 1 cục sắt trong nhà, vào ngày nồm cục sắt ướt hay khô??? (Sắt là vật liệu truyền nhiệt tốt). Giải thích điều gì cũng phải chứng minh bằng khoa học nhất là lĩnh vực vật lỹ kiến trúc nhé.
  8. trankts

    trankts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    12
    Nên nhớ than xỉ là vật liệu cách nhiệt nhá!
  9. wifix9

    wifix9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, Tiến sĩ Châu không biết cát dày 50cm và xỉ có khả năng cách nhiệt nhỉ?
    Thử lát gạch lên nền đất sét (dẫn nhiệt) xem nền có ướt nhẹp không!!
    Vật liệu bề mặt hấp thụ nhiệt tốt (không tạo sự chênh lệch nhiêt độ để dẫn đến đọng sương), vật liệu phía dưới cách nhiệt tốt (để không dẫn nhiệt độ lạnh của đất lên bề mặt) sẽ không bao giờ bị nồm.
    Hiện tượng nồm xảy ra khi trời lạnh đột ngột chuyển thành nóng.
    Báo chí ngày xưa viết đúng hơn!
  10. trankts

    trankts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    12
    Tớ học từ lâu lắm rồi vân còn nhớ nôm na thế này:
    Nguyên lý của sự ngưng đọng là khi độ ẩm khu vực đạt đến bão hoà, vật nào có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường thì ngưng đọng hơi nước . Khi trời đang lạnh mà ấm lên đột ngột thì nhiệt độ không khí nóng lên, nhiệt độ nền nhà nếu dẫn nhiệt tốt xuống đất thì lạnh hơn nhiệt độ không khí dẫn đến ngưng đọng (nồm). Nếu cách nhiệt tốt với đất thì mặt nền nhà sẽ nhanh chóng ấm lên theo nhiệt độ không khí, không còn chênh lệch và hết nồm.Bởi vậy nên trời nồm mà mở cửa, bật quạt trần làm bay hơi bề mặt sàn, làm giảm nhiệt độ bề mặt sàn thì lại càng nồm.
    Viết sai chỗ nào thì mọi người góp ý chứ đừng mắng tớ nhé!

Chia sẻ trang này