1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trộm cắp tài sản là vé sổ xố (giá trị xác định thời điểm nào?)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 19/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Trộm cắp tài sản là vé sổ xố (giá trị xác định thời điểm nào?)

    Hôm nay đọc báo thấy có trường hợp sau khá thú vị - thử trình bày ý kiến của bạn xem bạn theo quan điểm nào nhé.

    A và B ở quê lên thành phố làm nghề bán vé số dạo. Cùng thuê nhà trọ ở một nhà.

    8/5/2003 - A về nhà nấu cơm trưa - có để tập vé số mệnh giá 2000đồng/tờ trên giường rồi đi nấu cơm. B sang chơi, thấy thế nảy lòng tham lấy trộm tập vé số này. (tổng cộng trị giá có 236.000 đồng).
    Đến tối trong tập vé số đó có 10 tấm vé trúng số giải độc đắc - tổng trị giá 450.000.000 đồng. Công ty số xố cũng xác định rõ 10 vé số ấy là của chị A bị mất trộm và B đã cầm đi lĩnh thưởng.

    Vấn đề đặt ra là có truy tố B hay không? Bởi nếu coi giá trị tài sản B trộm cắp được (tập vé số = 236.000) thì chưa đến mức truy tố hình sự. Song nếu coi giá trị tài sản của tập vé số bằng 236.000 - 20.000 + 450.000.000 = thì B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Ý kiến của bạn về vấn đề này thế nào? Giá trị của tập vé số trong trường hợp này xác định ra sao?????
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Theo em nếu hành vi trộm cắp xảy ra trước thời điểm mở sổ xố thì thì áp dụng giá trị 236.000. còn nếu xảy ra sau thời điểm mở sổ xố thì áp dụng giá trị 450 triệu
    không biết tính vậy có được không nhỉ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Về tình huống bạn No-fear đã nêu ra, Reme xin có mấy ý kiến trao đổi nh­ư sau:
    Thứ nhất :B không thể bị truy tố theo điều 138 BLHS - Trộm cắp tài sản
    Điều 138 BLHS : " Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm"
    - Trộm cắp tài sản theo quy định tại điều luật này được hiểu là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác và chủ tài sản không hay biết là tài sản của mình đang bị chiếm đoạt. B sang nhà A chơi, nhân lúc A đang nấu cơm không để ý nên đã lấy tập vé số của A - Như vậy B đã có hành vi trộm tài sản .
    - Hành vi chiếm đoạt tài sản đã được thực hiện xong - B đã lấy được tập vé số của A.
    - Mặt chủ quan của tội phạm : Cố ý trực tiếp .
    Như vậy, xét về các mặt : khách thể, chủ thể, mặt khách quan đều đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với tội Trộm cắp tài sản . Tuy nhiên, trường hợp này chưa thoả mãn điều kiện : Giá trị của tài sản trên 500.000đ để có thể cấu thành tội phạm.
    Tại thời điểm B lấy trộm tập vé số của A, giá trị của tập vé số đó = 236.000đ . Trước khi mở thưởng, không ai có thể xác định được trong đó có vé số trúng thưởng hay ko, nếu có thì bao nhiêu vé và mức trúng thưởng cụ thể thế nào. Ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố may rủi và ngẫu nhiên, có thể không trúng vé nào hoặc trúng 10 vé như thực tế. Có thể coi giá trị (nói chung) của tập vé số là : 236.000đ + giá trị vận may - tuy nhiên giá trị vận may này hoàn toàn không thể xác định được trước, nó phụ thuộc vào yếu tố may rủi trong tương lai. Do đó không thể xác định được giá trị của tài sản bị trộm cắp bao gồm cả số tiền (có thể ) trúng thưởng trong tương lai.
    Như vậy, khi xác định giá trị của tài sản, cần phải căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản tại một thời điểm cụ thể. Và trong trường hợp này, giá trị của tập vé số tại thời điểm hoàn thành hành vi trộm cắp là 236.000đ. Giá trị này < 500.000đ, do vậy không đủ điều kiện xét cấu thành tội phạm ==> Không thể truy tố B
    Thứ hai : B có thể sẽ bị truy tố vì tội Chiếm giữ trái phép tài sản (điều 141BLHS) :
    Đối với số tiền trúng thưởng là 450.000.000đ có thể thấy không có căn cứ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của B đối với số tiền này.
    B đã lấy trộm vé số của A và sử dụng chúng để lĩnh thưởng>>>> Hành vi này của B đã xâm phạm tới quyền sở hữu của A, trên cơ sở những quy định của BLDS về sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu, A có quyền kiện B để đòi lại tài sản của mình. Nếu B không tự nguyện trả, B có thể sẽ bị truy tố theo tội danh Chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại điều 141 BLHS.
    Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
    "1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm "

    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 24/09/2003
  4. lemieuxdeA3

    lemieuxdeA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý với ý kiến thứ nhất của bác, còn ý kiến thứ hai thì theo e cũng không thể truy tố theo tội danh ''Chiếm giữ tài sản trái phép '' được, tại tài sản ở đây đâu có phải :''bị giao nhầm hoặc do tìm được, bắt được'', mà là do ăn cắp được.
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất : Về nguồn gốc tài sản - 450 triệu đồng tiền trúng thưởng.
    Chẳng hạn nói : chiếc xe đạp đó là do ăn cắp được ==> B đã thực hiện hành vi ăn cắp chiếc xe đạp đó .
    Còn nếu nói : Chiếc xe đạp đó là mua bằng tiền ăn cắp ==> B không ăn cắp xe đạp mà có được nó bằng cách sử dụng tiền ăn cắp.
    Tương tự, nếu bác nói : 450triệu đó là do ăn cắp được ==> tức là B đã ăn cắp 450triệu. 450tr đương nhiên to hơn 500 ngàn ==> chả có lý do gì để ko truy tố B vì tội trộm cắp tài sản cả!
    Và như vậy, nếu câu đầu tiên bác bảo rằng đồng ý với ý kiến thứ nhất của tôi đồng thời câu cuối cùng lại khẳng định "mà là do ăn cắp được" thì bác đã tiền hậu bất nhất.
    Thứ hai : B phạm tội gì nếu không trả lại 450triệu tiền trúng thưởng
    Tôi vẫn giữ nguyên ý kiến của mình : B không bị truy tố với tội danh "Trộm cắp tài sản" do số giá trị của tập vé số (tại thời điểm phạm tội) dưới 500.000đ. Tuy nhiên , nếu chủ sở hữu hợp pháp của tập vé số yêu cầu B phải trả lại số tiền trúng thưởng mà B không trả lại thì sẽ bị truy tố theo điều 141BLHS - Tội chiếm giữ trái phép tài sản.
    Tôi đồng ý với lemieux rằng 450tr đó không phải là "giao nhầm, tìm được, bắt được" , tuy nhiên nếu nói rằng "do ăn cắp được" thì không chính xác. 450 triệu đồng B có được là đã sử dụng tập vé số ăn cắp được đem đi lĩnh thưởng chứ không phải 450triệu đó do B ăn cắp được (dù nguồn gốc sâu xa là từ hành vi ăn cắp).
    Dấu hiệu cơ bản của hành vi phạm tội theo điều 141BLHS là : cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi người đó yêu cầu được nhận lại tài sản . Và "giao nhầm, tìm được, bắt được" chỉ là các dấu hiệu nhằm chỉ ra nguồn gốc của việc có được tài sản của người phạm tội.
    Theo ý kiến cá nhân tôi thì trong điều luật này , "giao nhầm, tìm được, bắt được" chỉ là những dấu hiệu nhà làm luật đưa vào mang tính chất bổ sung, không phải là dấu hiệu bắt buộc . Do đó chỉ cần xét đủ các dấu hiệu cơ bản thì có thể truy tố khép vào tội Chiếm giữ trái phép tài sản. Vì vậy, trong trường hợp này tuy không phải là "giao nhầm, tìm được, bắt được" như dự liệu trong điều luật nhưng vẫn có thể áp dụng điều 141 về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.
    Một ví dụ khác về tội chiếm giữ trái phép tài sản :
    A cho B thuê ôtô , thời hạn là 2 năm, trả tiền trước. Sau 2 năm, hợp đồng chấm dứt, A yêu cầu B giao lại xe. B không thực hiện >>>> Ở đây không phải là " giao nhầm, tìm được, bắt được" nhưng B hoàn toàn có thể bị truy tố vì tội chiếm giữ trái phép tài sản .
    -----------------
    Đó là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, nếu Lemieux ko đồng quan điểm, thì theo bác là tội gì trong các tội xâm phạm sở hữu ???
    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông...
  6. lemieuxdeA3

    lemieuxdeA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Quả thật là em thấy rất vui khi được tranh luận với các bác về Luật Hình sự mặc dù không phải chuyên ngành của em. Em xin được trình bày ý kiến như sau:
    - Thứ nhất em vẫn bảo vệ quan điểm đây không phải Tội ăn cắp và Tội chiếm giữ tài sản trái phép. Tại vì dấu hiệu hành vi ở đây không đúng, tài sản ở đây không phải bị "giao nhầm, tìm được, bắt được" mà có được, còn nếu nói đây chỉ là dấu hiệu bổ sung thì không có căn cứ gì cả.
    - Thứ hai, theo ý kiến của em thì trường hợp này chúng ta có thể truy tố với tội danh Công nhiên chiếm đoạt tài sản Điều 137 BLHS

    - Thứ ba, cái trường hợp mà bác đưa ra cũng không phải Tội Chiếm giữ trái phép tài sản, tuỳ thuộc vào hành vi của bên B khi đã Hết hạn Hợp đồng ta có thể truy tố theo một trong hai tội danh sau: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 140 hoặc Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Điều 137
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Theo quan điểm của tôi - B phải bị truy tố theo điều 138 BLHS 1999. Sở dĩ khẳng định như vậy bởi lẽ cần phải dựa vào ý chí của B khi thực hiện hành vi ăn trộm tập vé số. Nếu B trộm tập vé số ấy rồi đem đi bán cho người khác - thì xác định rõ ràng giá trị là 236.000.
    Tuy nhiên, hành vi của B cho thấy ý chí của B là muốn trúng số thể hiện ở điểm sau:
    B muốn trúng số nếu không sau khi trộm đã mang đi bán cho người khác.
    B đã đổi vé số trúng thưởng lấy 450.000.000 đồng (tài sản phát sinh từ tài sản trộm cắp).
    Sở dĩ quan điểm của tôi như vậy bởi lẽ vé số là một loại tài sản đặc biệt, có thể phát sinh "lợi tức". Giá bán ghi trên tờ vé số chỉ là mệnh giá khi bán cho người mua. B trộm vé số có thể vì nhiều mục đích - bán lại hoặc chờ may rủi trúng thưởng... Trong trường hợp này, B đã giữ lại và trúng thưởng --> đi lĩnh thưởng.
    Vậy rõ ràng giá trị tài sản bị trộm phải là 450.000.000 chứ khôgn phải là 236.000 đồng. Đúng không?
    Nếu nói như lemieudeA3 thì không phải: Nếu quy cho B tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản - bởi lẽ chủ thể phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thực hiện hành vi chiếm đoạt khi mà chủ sở hữu tài sản dù biết nhưng bất lực hoặc không thể ngăn cản hành vi chiếm đoạt. Ấy mới là công nhiên cơ mà?
    Quan điểm của tôi là B phạm tội trộm cắp 450.000.000.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 01/10/2003
  8. lemieuxdeA3

    lemieuxdeA3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thì đúng là trong trường hợp này chủ sở hữu tài sản dù biết nhưng bất lực hoặc không thể ngăn cản hành vi chiếm đoạt.
    Hơn nữa nếu anh nói nó phạm tội ăn cắp thì trường hợp em tặng vé số cho Sếp của e và Sếp e trúng thưởng 100 triệu thì e cũng phạm tội đưa hối lộ à. Tất nhiên khi e tặng sếp là e phải hy vọng sếp trúng rồi.
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hành vi trộm cắp của B là lén lút - lúc chị A xuống nhà nấu cơm thì B mới lấy - đấy đâu phải là công nhiên mà chính xác là trộm cắp.
    Hành vi đi lĩnh thưởng của B chị A không biết (chỉ được biết sau khi cơ quan điều tra phát hiện ra) - cũng chẳng thể nói B công nhiên trong trường hợp này được.
    Rõ ràng hành vi đi lĩnh thưởng của B có mối quan hệ và tính toán từ trước - Trộm cắp vé số - so trúng thưởng - đi lĩnh thưởng. Từ đầu đến cuối nhằm có được một khoản tiền 450.000.000 bất chính - Tôi giữ nguyên quan điểm phạm tội trộm cắp.
    Bạn lemieu nêu ra trường hợp tặng sếp vé số, tuy nhiên - nếu bạn tặng sếp một vài tờ thì đây là quan hệ cho tặng quy định trong Luật dân sự. Nếu động cơ hối lộ chắc hẳn phải tặng sếp hàng ngàn tờ vé số cùng lúc - lúc ấy khả năng bị truy tố tội hối lộ là có chứ không phải là không có.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất : Có phải là Công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không ?
    Em xin nêu 1 ví dụ (mấy cái này các bác biết cả rùi) để tiện so sánh:
    Về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản :
    A đang ở trên mái nhà để sửa mái, B đi ngang qua nhà A , thấy trước sân có dựng một chiếc xe đạp và không khoá. Thấy A đang ở trên cao, xung quanh vắng vẻ, B liền lấy chiếc xe đạp và phóng đi, A nhìn thấy nhưng ngay lúc đó không làm gì được .
    Như vậy, B đã công khai chiếm đoạt tài sản của A trong hoàn cảnh A không có điều kiện ngăn cản. (giả sử giá trị của chiếc xe đạp là 700.000đ)
    Như vậy :
    - Chiếc xe đạp thuộc sở hữu hợp pháp của A và A là người đang chiếm hữu chiếc xe đạp đó.
    - B đã công khai chiếm đoạt chiếc xe đang nằm trong sự chiếm hữu của A.
    - Cho dù A có nhảy từ mái nhà xuống hay không, đuổi theo có tóm được B và lấy lại chiếc hay không thì tội phạm cũng đã hoàn thành. B đã phạm tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điều 137BLHS.
    Trường hợp trộm vé số và mang lĩnh thưởng :450 triệu không phải B có được do thực hiện hành vi chiếm đoạt bởi :
    - A chưa từng chiếm hữu số tiền trúng thưởng 450tr - mặc dù A đúng là người có quyền sở hữu (do vé số thuộc sở hữu hợp pháp của A).
    - B không thực hiện hành vi "công khai chiếm đoạt" từ A - B nhận từ công ty xổ số.
    So sánh với ví dụ trên về tội công khai chiếm đoạt tài sản, có thể thấy hai trường hợp này hoàn toàn khác nhau, hành vi của B không phải là "Công nhiên chiếm đoạt tài sản"
    Đặt giả thiết ngược lại : Nếu là phạm tội công nhiên chiếm đoạt - tội này có cấu thành hình thức - Như vậy thì chỉ cần B mang vé số đi lĩnh thưởng ===> đã là công nhiên chiếm đoạt, không cần biết B lĩnh thưởng về có trả lại cho A hay không. Như vậy : nếu A có yêu cầu B trả lại tiền và B trả lại/ hoặc ko đợi A yêu cầu B tự nguyên mang trả (hối hận í mà) thì Tội phạm cũng đã hoàn thành, B vẫn có thể bị truy tố vì tội Công nhiên chiếm đoạt TS ===> Vô lý
    Như vậy, không thể là Công nhiên chiếm đoạt TS được .
    Thứ hai : Có phải là trộm cắp tài sản hay không ??
    Giá trị của tài sản bị trộm cắp phải được xác định theo giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm diễn ra hành vi . Và tại thời điểm đó giá trị là : 236.000đ, mức này dưới 500.000đ do đó không thể cấu thành tội Trộm cắp tài sản.
    Đặt giả thiết ý kiến của bác No-fear là đúng:
    B giữ lại với mong muốn trúng số khi mở thưởng và B đã trúng 450.000.000===> theo bác là phải xác định giá trị = 450tr đúng không ah ? Vậy :
    - Nếu trúng thưởng nhiều hơn/ hoặc chỉ trúng có 200.000đ thì sao ??
    - Hoặc nếu không trúng thưởng thì sao ah ? Tập vé số lúc này vô giá trị ( = 0Vnd)
    Thế thì xét theo cái giá trị "lợi tức" nào, tại thời điểm nào ? Ăn cắp vào 1 thời điểm, xác định giá trị của tài sản lại vào một thời điểm khác ==> Nếu mà làm theo cách của bác thì hoá ra là hành vi trộm cắp diễn ra vào ban sáng, còn có tội hay không/tội to hay tội bé phải đợi cái công ty xổ số mở thưởng vào 18h45'''' thì mới biết được đúng không ah ? hehehh, thế thì hoá ra ông quan toà cũng phải chờ đến giờ "Kết quả đi " ???
    Theo iem, với tội trộm cắp , người ta không cần biết là kẻ trộm sẽ dùng tài sản đó vào việc gì , tội trộm cắp được coi là hoàn thành khi kẻ trộm lấy được tài sản . Giá trị của tài sản là độc lập với ý chí/hành vi phạm tội của con người, không thể coi giá trị của tài sản = 236.000đ nếu B mang bán lại/tặng cho còn là 450.000.000đ nếu B giữ lại để lĩnh thưởng. Tại thời điểm B lấy cắp, không một ai - và tất nhiên là cả B có thể biết được rằng trong đó có vé số trúng 450triệu, nên không thể quy là B ăn cắp 450tr. Do vậy, mục đích trực tiếp của B chỉ là ăn cắp tập vé số - ăn cắp 236.000đ. ==> Không đủ để khép B vào tội trộm cắp.
    Thứ ba : Vậy B phạm tội gì ?
    - Nếu A yêu cầu B trả lại tiền và B thực hiện y/c đó ==> B chả phạm tội gì cả .
    - Nếu B không trả lại : B phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản . Tiền trúng thưởng lẽ ra phải được cty xổ số trả cho A - là người sở hữu hợp pháp của tập vé số, nhưng B lại đã sử dụng tập vé số ăn cắp được để lĩnh thưởng. B đã chiếm hữu số tiền đó một cách bất hợp pháp , A yêu cầu B trả lại , B không thực hiện ===> Phạm tội Chiếm giữ trái phép tài sản.
    Còn "giao nhầm, bắt được, tìm được" là những dấu hiệu nói về cách thức B có được tài sản . Chỗ này điều luật được xây dựng theo phương pháp liệt kê, và liệt kê thì không bao giờ được coi là phương pháp tối ưu, vì các quan hệ xã hội đa dạng , phức tạp và luôn biến đổi, không bao giờ có thể liệt kê đầy đủ được các tình huống, các trường hợp, do vậy nếu liệt kê theo cách này có thể làm thu hẹp phạm vi điều chỉnh của điều luật đối với một số hành vi.
    Tuy ở đây không có các dấu hiệu "giao nhầm, bắt được, tìm được" nhưng về bản chất của hành vi là phù hợp với điều luật : Chiếm hữu trái phép đối với tài sản của người khác, khi người đó yêu cầu đã không thực hiện .
    Xin nói thêm: trong trường hợp này em xác định tội danh 1 phần theo phương pháp loại trừ, vẫn thấy rằng "Chiếm hữu trái phép tài sản của người khác" là không thuyết phục 1 cách tuyệt đối (do cách thức quy định của luật), nhưng theo ý kiến cá nhân em nó là hợp lý nhất trong tất cả các tội xâm phạm sở hữu .
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 01/10/2003

Chia sẻ trang này