1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trọng lực nhân tạo !

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi mirage2310, 05/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Trọng lực nhân tạo !

    Em vừa xem chương trình Race to mars trên Discovery, nội dung về chuyến hành trình từ Trái đất tới Sao hoả năm 2030 trên một con tàu vũ trụ gồm 5 người, trong đó có đoạn người ta chế được trọng lực nhân tạo bằng cách cho con tàu nằm ngang ra và quay quanh trục của nó, trên thực tế thì có thể nào làm trọng lực nhân tạo được ko các bác ?
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Làm được mà bạn. Họ dựa vào lực li tâm của một vật thể quay tròn.
    Mọi vật trên mặt đất đều chịu một lực hút với gia tốc bằng g = 9.8m/s2. Trên không gian con người không chịu một lực hút nào lớn tới như vậy, nên muốn có một lực tương tự, người ta làm quay con tầu xung quanh trục. Khi đó phi công sẽ bị lực ly tâm làm cho họ ''văng'' về phía vỏ tầu và vì vậy có thể đứng được trên vỏ tầu (đầu huớng vào tâm).
    Giả sử tầu có bán kính là 3 m. Vậy để tạo một gia tốc ly tâm tương đương g, tầu phải quay quanh trục với vận tốc góc W được tính theo:
    Vì a = W^2*R = 9,8 =>
    W = SQRT(9,8/3) = 1,807 radian
    hay tầu phải quay 1 vòng trong thời gian 3,47 giây.
    Tuy nhiên phương pháp này sẽ tạo được gia tốc thay đổi từ chân lên tới đầu. Ở chân do R lớn nhất lên ''lực hút'' cũng lớn nhất và lực này giảm dần lên tới đầu.(giảm tuyến tính).

    Dù sao trong chuyến bay tới sao Hỏa dài đằng đẵng, có tí trọng lực nhân tạo (mặc dầu không giống như thật), các nhà du hành vẫn thấy thoải mái hơn là suốt ngày đêm phải lơ lửng ở trong tầu.
    [​IMG]
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    "Bánh xe" của von Braun​
    [​IMG]
    Từ những năm 1950, Wernher von Braun và các cộng sự đã dự định xây dựng trạm không gian dạng ?obánh xe?, có khả năng quay để tạo ra ?otrọng lực nhân tạo?. Theo thiết kế, trạm không gian sẽ hoạt động trên độ cao cách mặt đất khoảng 1075 dặm, là bước đệm để con người chinh phục Mặt Trăng. Tuy nhiên, sau khi chương trình Apollo được phê duyệt, dự án xây dựng trạm không gian dạng ?obánh xe? của Braun đã bị huỷ bỏ.
    ====
    Lược dịch từ:
    http://apod.nasa.gov/apod/ap960302.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 01:18 ngày 30/04/2008
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có 1cách tạo "mặt đất nhân tạo" đơn giản trên vũ trụ. Nền trạm không gian làm bằng sắt nhiễm từ, còn áo phi hành gia cũng làm bằng...sắt !?
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cách này không khả thi bởi một số lý do:
    1/ Tạo 1 từ trường lớn như vậy, có thể nó sẽ ảnh hưởng tới các thiết bị tối tân trên tầu vũ trụ.
    2/ Lực hút sẽ thay đổi theo bình phương khoảng cách từ chân tới áo, khoảng cách này khá nhỏ nên sự thay đổi sẽ lớn. Ví dụ anh ta đang đứng, chịu 1 lực hút tương đương với trọng lượng thân mình, nếu anh ta nằm xuống ''đất'' lực hút có thể gấp 4 gấp 5 và không thể tự đứng dậy được
    3/ Cuối cùng nhưng quan trọng nhất là lực ''hút'' này chỉ tác động vào áo giáp sắt mà không tác động vào từng thớ thịt, mạch máu của du hành gia, có nghĩa là thực ra anh ta vẫn ở tình trạng không trọng lượng và chỉ có cái áo giữ anh ta xuống sàn mà thôi.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cách này không khả thi bởi một số lý do:
    1/ Tạo 1 từ trường lớn như vậy, có thể nó sẽ ảnh hưởng tới các thiết bị tối tân trên tầu vũ trụ.
    2/ Lực hút sẽ thay đổi theo bình phương khoảng cách từ chân tới áo, khoảng cách này khá nhỏ nên sự thay đổi sẽ lớn. Ví dụ anh ta đang đứng, chịu 1 lực hút tương đương với trọng lượng thân mình, nếu anh ta nằm xuống ''''đất'''' lực hút có thể gấp 4 gấp 5 và không thể tự đứng dậy được
    3/ Cuối cùng nhưng quan trọng nhất là lực ''''hút'''' này chỉ tác động vào áo giáp sắt mà không tác động vào từng thớ thịt, mạch máu của du hành gia, có nghĩa là thực ra anh ta vẫn ở tình trạng không trọng lượng và chỉ có cái áo giữ anh ta xuống sàn mà thôi.
    [/quote]
    Theo tớ biết thì ta có thể điều chỉnh độ từ....
    cái đoạn vàng ấy nên xem lại....Hồng huyết cầu bằng gì ?
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tớ biết thì ta có thể điều chỉnh độ từ....
    cái đoạn vàng ấy nên xem lại....Hồng huyết cầu bằng gì ?
    [/quote]
    Hồng huyết cầu đúng là bằng săt Fe, nhưng ở dạng hợp chất nên ko nhiễm từ đâu. Kô tin đồng chí lấy 1 nam châm cực mạnh đặt cạnh xem mấu có bị hút theo nên không nhá. Mà đừng để dính máu vào nam châm cơ.
  8. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại cho rằng trọng lực nhỏ hơn (khoảng 1/2 g) thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thoải mái hay không tuỳ thuộc vào mỗi người cảm nhận. Riêng tôi, khi máy bay hạ độ cao đột ngột, g giảm đi, tôi cảm thấy khó chịu lắm. Xuống một cái thang máy loại kém (xuống đột ngột) tôi cũng thấy không thoải mái.
    Tuy nhiên theo tôi, đối với các phi hành gia tới sao Hỏa, giữa việc không có tí trọng lượng nào với việc có một chút trọng lượng (mặc dù là nhân tạo) thì phải nói là '' có méo mó hơn không''.

Chia sẻ trang này