1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trọng lực, trọng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi josephvn12, 08/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. josephvn12

    josephvn12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Trọng lực, trọng lượng

    Chào các bạn!

    Bởi vì tôi thấy các bạn tranh luận gay gắt quá mức nên điều đầu tiên tôi mong muốn là các bạn giảm nhiệt đi đã, anh em một 4rum mà. Làm cốc trà đá cho mát nào!!!!!!!!

    (Bác mod khóa topic hơi sớm, vấn đề đã kết thúc đâu mà khóa???)

    Sau đây tôi sẽ đi vào vấn đề chính của topic này.

    Chỗ nào có chữ cái viết đậm là véc tơ, ví dụ: P, R, N?

    Hiện nay giang hồ chia làm hai trường phái:

    Trường phái 1: ?oTrọng lượng là độ lớn của lực tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo?

    Trường phái 2: ?oTrọng lượng là độ lớn của trọng lực?

    Giống nhau: trọng lượng là độ lớn của một lực nào đấy.

    Khác nhau: cái lực nào đấy được định nghĩa: ?o? lực tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo? hay là ?o? trọng lực? mà thôi. Hê hê, không khác nhau nhiều lắm nhỉ!
  2. josephvn12

    josephvn12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Trong trường phái 1, chỉ cần đi xác định lực N tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo, sau đó lấy độ lớn N của lực là xong.

    Ở trường phái 1, đa số anh em đều biết và làm việc lâu năm với định nghĩa này nhưng ở đây gặp một số hạn chế sau:
    - Vấn đề điểm đặt:
    + Trọng lượng của vật phải là cái gì đó đặc trưng cho bản thân vật chứ? Vậy thì tại sao lại nói trọng lượng là độ lớn của lực tác dụng lên giá đỡ và dây treo (điểm đặt ở giá đỡ và dây treo: N) mà không nói trọng lượng là độ lớn của lực mà dây treo và giá đỡ tác dụng lên vật (điểm đặt ở vật: R).
    + Hai lực này trực đối (cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn, khác điểm đặt), bản chất hoàn toàn khác nhau, đừng ai nói cái nào mà chẳng thế nhé.
    + Như vậy trọng lượng của tôi phải gắn liền với bản thân tôi (điểm đặt trên tôi) chứ sao trọng lượng của tôi lại gắn liền với giá đỡ và dây treo được? Thế thì nói trọng lượng là độ lớn của R có khi còn hay hơn là N.
    - Vấn đề phương của giá đỡ và dây treo:
    +
    +
    Còn nữa
    Được josephvn12 sửa chữa / chuyển vào 03:59 ngày 08/05/2007
    Được josephvn12 sửa chữa / chuyển vào 04:06 ngày 08/05/2007
  3. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Trời! Cái này chú hiểu máy móc quá, có gì khó đâu
    1-Trước hết phải hiểu nguyên nhân gây ra trọng lượng là trọng lực, từ đó chữ lực trong định nghĩa trọng lượng phải hiểu ngầm chính là lực trọng lực.( thực tế trọng lượng biểu kiến là độ lớn của tổng hợp các lực trong đó có trọng lực, lực quán tính ly tâm )
    2-Sau đó mới xác định độ lớn của trọng lực qua trạng thái.
    Định nghĩa: Trọng lượng là độ lớn của lực tác động lên giá đỡ hoặc dây treo là hoàn toàn chính xác, chữ lực ở đây phần 1 đã nói rõ, đừng hiểu là lực nào chung chung.
    Trạng thái thì có nhiều: chuyển động lên xuống hay rơi tự do, tùy vào trạng thía mà xác định cái độ lớn ấy.
    Nhân tiện anh bàn cái, cả tuần lăn lộn ở Nha Trang giờ mới được thành thơi thấy các chú bàn về trọng lực trọng lượng rôm rả phết. Tối qua đài truyền hình Nha Trang chiếu lại HTV của đài TP HCM chương trình Rồng Vàng, không biết của buổi nào các chú có xem không, nhưng xem xong lăn ra cười vì cái chú Hữu Luân MC đẹp giai phát biểu một câu động giời :
    "Khối lượng của người 60kg trên trái đất khi lên mặt trăng còn 6kg !"
    Dĩ nhiên Hữu Luân là MC không rành vật lý nên bỏ qua
    Chết cười, nhưng tự dưng anh lại nhớ thằng cu đần zật lý zui trí tuệ ( quên: trí tệ ) của anh khi xưa, khi vào box này gào lên y chang.
    Còn gào thêm là "đem được cái cân ở trên mặt đất lên cung trăng" để cân người nữa chứ vì tìm ra khối lượng ...tương đương !
  4. vatly0vui

    vatly0vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Xoá!
    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 08/05/2007
  5. vatly0vui

    vatly0vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Xoá!
    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 08/05/2007
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ trọng lượng của 1 vật (hay của bạn) không phải là 1 cái gì đó thuộc hoặc sở hữu của bạn. Trọng lượng của 1 vật chỉ đóng vai trò (về khối lượng) của vật đó trong không gian mà thôi.
  7. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Trọng lượng có phải vector đâu mà bạn đòi điểm đặt, phương, chiều ?Tớ nghĩ nó chỉ là độ lớn và xác định thông qua phản lực của trọng lực. Thế thôi.
    Trọng lượng vẫn gắn với bản thân bạn nhưng nó là con số cụ thể để định lượng.
    Đại khái thế.
  8. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Đúng là động giời thật, em biết anh Hữu Luân, anh chạy xe motor thỉnh thoảng ra sạc accu ở đường Ký con. Hôm nào phải nói cho anh ấy biết mới được.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Hỏi luôn các bác là khi một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng thì trọng lượng của nó là bao nhiêu?
    Nên chăng định nghĩa "trọng lượng của vật là thành phần phản lực của môi trường chiếu theo phương thẳng đứng"?
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn làm thế nào để cân đong 1 vật đang trượt ?
    Phản lực không có nghĩa là "tích trữ năng lượng". Dụng cụ cân đo là một phát minh của con người, nó tích trữ thế năng của vật. Thế nên ta có thể định nghĩa trọng lượng là năng lượng mà vật có thể tích trữ cho giá đỡ.

Chia sẻ trang này