1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trọng lực, trọng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi josephvn12, 08/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nói như bạn thì bất cứ 2 vật gì tiếp xúc nhau đều phát sinh lực ma sát ? Và chúng tự nóng lên !?
  2. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Bạn "hỏi" rất chính xác. Tôi nói chưa rõ về phần này, xin sửa sai như sau: ma sát trong trường hợp này là ma sát trượt, sinh ra do sự trượt tương đối giữa hai vật đặt tiếp xúc.
  3. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Lần trước mọi người cũng bàn khá kỹ về trọng lực, trọng trường rồi, có điều chú VLV nhảy làm rối tung cả lên. Lần này Jaster trình bày cũng ổn rồi, song còn thiếu phương pháp độ lớn của 2 đại lượng này ...
    À hình như Jaster còn né tránh giải thích thế nào là gia tốc trọng trường và gia tốc rơi tự do...
    Trả lời chuẩn 2 ý trên NITAR sẽ vote cho Jaster 5 * đầu tiên của BOX Lý...và thêm 1
  4. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu thì bạn muốn hỏi phương pháp đo độ lớn trọng lực và trọng lượng phải không?
    ---> Ta thấy rằng khi vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì trọng lực bằng trọng lượng vì thành phần thứ hai trong biểu thức trọng lượng bằng không; lúc này ta đo trọng lực hay trọng lượng thì có chung kết quả. Xét kĩ hơn thì ta đo trọng lực bằng lực kế ( do điểm đặt trên vật) , đo trọng lượng bằng cân ( do điểm đặt là điểm liên kết với vật).
    Về phần gia tốc trọng trường và gia tốc rơi tự do:
    Ta có trọng lực bằng tổng vectơ hai lực đã nói ở trên. Thay biểu thức lực hấp dẫn và biểu thức lực quán tính ly tâm vào (lưu ý là cộng vectơ đấy nhé, tức là phải có 2 cái bình phương, 2 lần tích và căn bậc hai lớn ở ngoài), rút m (khối lượng) ra ngoài làm nhân tử chung, ta có kết quả: P=m nhân với một cái căn lớn. Người ta đặt cái căn ấy là g: gia tốc trọng trường, vậy P=mg ( g là một đại lượng vectơ). Về ý nghĩa: gia tốc trọng trường đặc trưng cho trường hấp dẫn tại một điểm, có độ lớn bằng trọng lực của một đơn vị khối lượng đặt trong trường tại điểm đó. Còn gia tốc rơi tự do là tên gọi khác của g đã nói, khi mà ý nghĩa vật lý của nó khác một tí: Một vật rơi tự do, chỉ xét tác dụng duy nhất của trọng lực (lưu ý không dùng từ trọng lượng ở đây nhé) thì vật có gia tốc là P/m theo định luật II Newton và như đã biết nó bằng g. Lúc này g là gia tốc của một vật rơi gần bề mặt trái đất.
    Nói chung theo tôi nghĩ là vấn đề về tên gọi sao cho phù hợp hoàn cảnh thôi, về công thức, giá trị thì hai g đã nói là một.
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 19:32 ngày 03/08/2007
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 19:35 ngày 03/08/2007
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cả 2 mod đều thèm nhỏ dãi!
    Về cái gia tốc như không ổn lắm, dạo này tớ bận ko có thời gian tham gia!
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cái này thì tôi thấy nó thế nào ấy !? Trọng lực có ý nghĩa về "chất", còn "trọng lượng" mang ý nghĩa về "lượng". Sao lại bằng nhau được ?
  7. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Không được.., không được...
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Là sinh viên vật lý thì phải biết phân biệt đại lượng vectơ và đại lượng vô hướng chứ? Trọng lực là đại lượng vectơ, còn trọng lượng là đại lượng vô hướng, vậy lấy cái gì để biết chúng "bằng nhau"?
  9. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Bạn gì đó làm tôi buồn đấy. Cho bạn xem SV vật lý nước nhà ta như thế nào nhé, không dễ hù dọa đâu. Xem ra tôi cần phải nói rõ thêm rồi, các bạn xem bài này và bài trước của tôi để bổ sung cho nhau. Chịu khó đọc nhé, bạn chưa đúng rồi.
    Đầu tiên tôi nói lại định nghĩa về trọng lực và trọng lượng ( mà cái này mọi người định nghĩa chứ không phải tôi đâu nhé):
    +Trọng lực là tổng vector của hai lực: lực hấp dẫn giữa vật và trái đất và lực quán tính ly tâm sinh ra do trái đất quay quanh trục ( hệ qui chiếu gắn với trái đất là không quán tính). Điểm đặt trên vật.
    Điều này chúng ta không có gì phải bàn nữa đúng không?
    +Trọng lượng là tổng vector của hai lực: trọng lực và lực quán tính sinh ra do hệ qui chiếu đang khảo sát là không quán tính. Điểm đặt là điểm liên kết với vật. Nó là lực mà vật tác dụng ( đè ) lên vật tiếp xúc với nó.
    Với định nghĩa như trên, ta thấy rõ ràng trọng lượng là một đại lượng vector, nó không phải chỉ đơn thuần là độ lớn như đời sống hằng ngày chúng ta nghĩ. Nếu không là vector vậy ta nói đến điểm đặt làm gì, đúng không? Nếu bạn nói đến điểm đặt nhưng không công nhận nó là vector thì rõ ràng là mâu thuẫn. Tôi không biết dựa vào tài liệu nào mà một số bạn nói trọng lượng không là vector, cho tôi xem tài liệu đó nhé, phiền bạn ghi rõ xuất xứ, tác giả để tôi hỏi thử xem. Còn nếu chỉ đơn thuần là bạn thấy nó không là vector thì bạn chưa đúng rồi, mời bạn xem ví dụ sau của tôi nhé:
    Xét cái cân dĩa ( cái cân mà các bạn vẫn thấy ở ngoài chợ ấy, tôi không biết gọi tên gì nên tạm gọi là cân dĩa, vì nó có duy nhất một cái dĩa ở trên, tôi là người miền nam nên gọi là cái dĩa), nó dùng để đo lực do vật đặt trên cân tác dụng (đè) lên mặt cân, lực này hướng xuống dưới, tất nhiên rồi, nên mọi người không chú ý đến hướng của nó.
    Một vật có khối lượng 5 kg thì trọng lực tác dụng lên nó như đã biết P=mg=5.10=50 (N) (lấy g=10 m/s2). Thế tôi hỏi bạn: khi đặt vật lên cân, lực nào tác dụng lên mặt cân? Chắc chắn không phải là trọng lực P rồi, điểm đặt của P trên vật mà. Đấy vấn đề là đây: mặt cân tiếp xúc với vật, lực nào tác dụng lên điểm tiếp xúc với vật nhỉ? Trọng lượng chứ lực nào. P kéo vật xuống, vật đè lên cân, nên có một lực mà người ta gọi là trọng lượng của vật tác dụng lên cân, logic quá còn gì.
    Tạm thời là vậy, có gì trao đổi thêm với tôi.
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 04/08/2007
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 04/08/2007
  10. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    À, bài trước của tớ nói chưa rõ nên một số bạn hiểu nhầm. Trọng lực bằng trọng lượng về độ lớn thôi, vì chúng khác điểm đặt mà.
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 04/08/2007
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 04/08/2007

Chia sẻ trang này