1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trọng lực, trọng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi josephvn12, 08/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hai "trường phái" này không phải trên "giang hồ" mà đều xuất phát từ học đường cả. Một ở phổ thông và 1 ở đại học. Nhưng nếu bạn đọc trang 2 của topic này bạn thấy "trường phái" thứ 3 ("mine !"). Tôi xin viết lại như sau :
    - Trong lượng là năng lượng mà vật tích lũy cho giá đỡ tại vị trí cân bằng và dưới tác dụng của trọng lực.
    Nếu định nghĩa theo phái bạn Jaster thì chợ búa ...rối tung lên mất. Và các bà các cô các mợ lời khối ấy !?
    Này nhé nếu trọng lượng là lực thì nó phải tỉ lệ với khối lượng và gia tốc. Bạn "đặt" ,"để" hay "thả" 1 quả cân 1 kg chẳng hạn xuống bàn cân. k Đúng là khi ấy quả cân tác dụng lên bàn cân 1 lực. Lực này sẽ nhấn bàn cân ...vượt quá 1 kg. Có thể là đến 2,3 kg.... Giả sử kim đồng hồ không dao động và dừng lại tại điểm max. Đấy, thay vì tính 1 kg thì cô bán hàng sẽ tính bạn đến 2,3 kg...! Siêu lời !
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Kính thưa bác Tran_Thang: Đã chục lần tôi nhắc bác là không được nhầm lẫn giữa năng lượng và lực, đã giải thích bằng những gì tốt nhất tôi biết. Nhưng bác vẫn cố tình nhầm, vậy thì tôi đưa cho bác một cái đơn giản nhất: thứ nguyên.
    Lực: kg.m/s2
    Năng lượng: kg.m2/s2
    Bác hiểu chưa??? thừa hẳn một cái chiều dài đấy!
  3. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Lời ư? Bạn sai rồi. Khi cân bất cứ vật gì mọi người luôn đợi cân đứng yên mới đọc số chỉ của cân vì người ta biết rằng lúc đó lực vật tác dụng lên cân bằng đúng trọng lực của vật hay nói theo định nghĩa trang 176 trong sách tôi đề cập ở trên thì trọng lượng lúc này có độ lớn bằng độ lớn trọng lực (vật đứng yên). Bạn hỏi thử xem ai ra chợ cân theo kiểu của bạn????
    Tôi nghĩ bạn nên tạm nghỉ một thời gian để bình tĩnh lại đi, ý của bạn đúng nhưng cách kết luận làm tôi thất vọng, ban đầu có vẻ đúng nhưng cuối cùng lại sai (lần nào cũng thế). Cách nhìn và kết luận vấn đề của bạn rất có vấn đề. Bạn chịu khó xem tôi và bạn dangiaothong bàn một tí, sau khi tôi và dangiaothong xong thì hãy bạn post bài lên tiếp nhé (1 chọi 1).
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 10/08/2007
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 12:03 ngày 10/08/2007
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không nhầm đâu. Bạn và bạn Jaster vẫn cho rằng "trọng lượng là lực" hoặc "độ lớn của lực". Quan điểm của tôi xem trọng lượng là công (tức năng lượng).
    Lực: kg.m/s2 = N.
    Năng lượng (hay công):
    kg.m2/s2[/size=5] = N. m.
    Lưu ý : Công thì bằng tích của lực quảng đường.
  5. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hỏi nhỏ bạn dangiaothong nhé: tổng của hai lực ra cái gì nhỉ?
    Bạn có thấy tổng của lực hấp dẫn và lực quán tính ly tâm ở trên thì thành trọng lực không? Ý này SGK cũng nói đấy nhé. Tại sao tổng của trọng lực và lực quán tính đã nói không thể là trọng lượng? Này nhé, tuy tên là trọng lượng, có chữ "lượng", nhưng nó là một lực đấy, không phải độ lớn thôi đâu ( tên không có chữ " Thị " là con trai chắc).
    Thêm ý này nữa: Trọng lượng biểu kiến bạn vanconkip nói tương đương với trọng lượng trong sách tôi đề cập đấy vì đã lỡ để dành từ trọng lượng để chỉ độ lớn của trọng lực rồi.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Mâu thuẫn đây.!
    Đoạn vàng ấy, nên khảo sát thời điểm.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lại lẩn thẩn rồi !
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Nói cho bác Tran_Thang một tí nhé: Là có nghĩa là 2 vế tương đương đấy. Bác chẳng có tí logic nào trong lời nói cả. Tại sao một vế có [chiều dài], một vế không có mà tương đương được.
    Với Jaster: Bạn có thể định nghĩa cho riêng bạn cái gì cũng được, Còn trong ngành VL từ xưa nay vẫn quen trọng lượng là đại lượng vô hướng rồi. Vấn đề không phải là đúng hoặc sai mà là được định nghĩa không? có ai dùng không? dùng để làm gì?
  9. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Các bác tranh luận nhiều mệt quá. Hết lực rồi lại năng lượng mà chẳng thèm quan tâm thực tế người ta dùng nó như thế nào.
    Ra chợ mua bao gạo trọng lượng 400 N hay 400 N.m
    Đừng có nói với bà bán gạo là cho tui mua 400 N gạo, người ta cười cho. Con trong vật lý tôi không thấy ai ra một bài toán với giả thiết là cho vật có trọng lượng 100N hay đại loại như vậy.
    Túm lại tại sao người ta có thể dùng đồng thời hai khái niệm trọng lượng và khối lượng mà không sợ nhầm lẫn.
    Các bác cứ moi móc chi li từng tí như gia tốc g phụ thuộc không gian... nhưng cái đó không quan trọng. Quan trọng là ta đang nói đến ý nghĩa của trọng lượng.
    Trọng lượng theo các cụ nhà ta hiểu chỉ đơn giản là để định lượng sức nặng mà thôi, nó tỷ lệ với khối lượng nên dùng thứ nguyên khối lượng cho dễ nhớ.
    Tôi cũng đã từng viết một chút ở topic này rồi nhưng bây giờ xin trình bày rõ ý. Chẳng ai quan tâm đến tổng hợp lực, lực quán tính, lực li tâm... khi đề cập đến trọng lượng cả vì bản thân trọng lượng đơn giản là... trọng lượng . Chỉ khi nào người ta muốn xác định định lượng nó mới phải tìm cách sao cho loại bỏ được tác động của các loại lực trên (nó thuộc phương pháp xác định mà các bác đã bàn từ đầu đến giờ). Như vậy là không thể nói khi vật trượt trên mặt phẳng nghiêng thì trọng lượng của nó giảm, không giảm đâu mà nó được phân tích thành 2 thành phần thôi, tổng 2 phần = trọng lượng (vì vậy không ăn gian được hoa nào của bà bán cá nếu cố tình nghiêng bàn cân để cho con cá trượt, bà ấy tuy ko biết vật lý nhưng biết ngay là ông ăn gian).
    Trọng lượng là như vậy: độ lớn của trọng lực.
    Chỉ có thể nói trọng lượng biểu kiến của vật = 0N (môi trường không trọng lượng) chứ không nói trọng lượng vật = 0N.
    Trọng lượng biểu kiến là gì thì phải đợi bác nào đó mở topic mới và lại ngồi đàm đạo vài mươi trang nhỉ
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Em xin mạn đàm một chút về vấn đề từ ngữ thôi. Trước tiên phải nói rằng chẳng phải chỉ ở Việt Nam mới bị lộn xộn về vụ này. Bọn tây cũng tranh cãi trên các diễn đàn khối ra về gravity với cả mass. Bản thân chúng nó cũng dùng pound để làm đơn vị trọng lượng cũng như khối lượng, giống ta dùng cân hơi hay atm vậy. Chắc có người biết đơn vị áp suất của bọn Mỹ là psi rồi chứ.
    Về vấn đề trọng lượng: liệu có phải là một đại lượng vectơ không?. Em cũng chưa đọc một định nghĩa nào về nó trong các sách vật lý, nhưng có thể suy ra từ nguyên tắc chung là: trong tiếng Việt, những đại lượng có kèm chữ LƯỢNG thì thường là vô hướng. Ví dụ : âm lượng, nhiệt lượng, điện lượng kế v.v.. các bác còn có thể điền tiếp vào danh sách đó. Các đại lượng trên dùng để biểu thị độ lớn của một đại lượng nào đó mà không nói về hướng tính. Như vậy trọng lượng cũng là một đại lượng chỉ độ lớn của trọng lực, chỉ có trọng lực là đại lượng vectơ.
    Ở trên quỹ đạo, trọng lực bị mất (ít nhất là với hệ quy chiếu con tầu), và như vậy cũng không có trọng lượng , hay có thể nói trọng lượng bằng không (nhưng khối lượng vẫn giữ nguyên).
    Như vậy trọng lực bao quát hơn trọng lượng.

Chia sẻ trang này