1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trọng lực, trọng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi josephvn12, 08/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Quan điểm của bạn và tôi khác nhau nên đơn vị đo cũng khác thôi có gì đâu.
    Theo thói quen người ta vẫn dùng "kg" trong trao đổi buôn bán mà không dùng "N". Mà dùng kg cũng đúng thôi vì đó là khối lượng bất biến. Khi lên mặt trăng chẳng hạn, bạn phải nói bán cho tôi (khối lượng) 1kg táo (khi đó người ta phải chỉnh bàn cân)
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cân đĩa hay cân quang dùng quả cân (như cân đòn của mấy người móc gạo, dùng một quả cân đưa ra đưa vào) cũng không phải chỉnh bác ạ, 1 kg vẫn chỉ đúng 1kg. Cân lò so thì chắc chắn phải chỉnh.
  3. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm mà tôi ủng hộ định nghĩa trọng lượng là lực vật tác dụng lên giá đỡ, dây treo, còn độ lớn trọng lực không có tên riêng.
    Quan điểm mà các bạn đã học gọi trọng lượng là độ lớn của trọng lực và gọi lực vật tác dụng lên giá đỡ, dây treo là trọng lượng biểu kiến.
    Vấn đề không phải ai đúng ai sai, vấn đề thảo luân là xem quan điểm nào tốt hơn thôi..
    Tôi đã cho các bạn xem một cách định nghĩa khác từ trước đến giờ các bạn học, và nhắc lại một lần nữa: không phải tôi định nghĩa đâu, những bậc thầy định nghĩa đấy.
    À, bạn Tran_Thang đừng nói tôi lẩn thẩn nữa nhé, bạn chưa đủ "công lực" để cười tôi đâu.
  4. Jaster

    Jaster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Bạn Thohry có chỗ không đúng: trọng lực không bằng không được. Cái bằng không là trọng lượng ( trọng lượng biểu kiến, nói theo hệ quan điểm của các bạn). Khi đó trọng lượng và lực quán tính ly tâm cân bằng nhau dẫn đến vât không tác dụng vào giá đơ hay dây treo.
    Được Jaster sửa chữa / chuyển vào 21:06 ngày 10/08/2007
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Như trên tớ đã nói, nếu coi trọng lực là một đại lượng vectơ, thì trọng lượng chính là modulus của vector. Một vector có modulus bằng không thì cũng coi như vectơ đó bằng không, hoặc như bạn nói nó bị triệt tiêu bởi lực li tâm. Đằng nào cũng thế thôi, bị triệt tiêu hay bằng không cũng chỉ là cách gọi khác nhau. Nói cho cùng, bạn có một cái lực kế để đo trọng lực (ví dụ cân lò so), nếu ở trên quỹ đạo, nó sẽ chỉ zero với bất cứ vật gì, vậy có thể kết luận trọng lực cũng như trọng lượng của nó bằng không.
    Cũng như bác gì ở trên nói, lên mặt trăng thì trọng lượng giảm đi, vậy thì trọng lượng có thể giảm (ở mặt trăng) có thể tăng (ở sao Mộc) thì cũng có thể có giá trị zero ở trong một hệ quy chiếu cụ thể nào đó chứ.
  6. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Thực sự bó tay với bác Thory rồi. Trọng lực + lực li tâm mà vẫn gọi là trọng lực à.
  7. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Thích zero thì có gì khó đâu, vật cứ nằm yên hay chuyển động thẳng đều tức là tổng hợp lực bằng 0 rồi. Bạn hãy phân biệt lại từng thành phần lực một cách rõ ràng rồi hãy phán xét.
  8. dohoia

    dohoia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Bản chất trọng lực là lực hấp dẫn, nhưng khác là người ta gắn hấp dẫn với từng hệ quy chiếu nhất định (vật có khối lượng đủ lớn và khoảng cách đủ gần để tương tác hấp dẫn đáng kể). Cân tức là dùng tương tác hấp dẫn của vật với trái đất, hay mặt trăng hay sao này sao kia để từ đó suy ra khối lượng của vật cần biết:
    Khối lượng = trọng lượng/gia tốc rơi tự do
    Có thể có trường hợp tổng hợp các lực hấp dẫn tại điểm nào đó trong không gian = 0, nhưng từng thành phần hấp dẫn luôn > 0 => trọng lực trên trrái đất, trọng lực trên mặt trăng never = 0.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tớ thì môn vật lý khó và vô cùng, mỗi người có một cách nhìn, một quan điểm, dung hòa nhau cũng không dễ.
    Khi trình bày các quan điểm, mọi nguời nên có lập luận để chứng minh hoặc minh hoạ, không nên nói chung chung, dễ gây tranh cãi mà không hiểu nhau.
    Về lực hấp dẫn, tớ nói luôn, khắp trong vũ trụ này, nó luôn tồn tại, vì theo công thức tính lực hấp dẫn, Fhd chỉ triệt tiêu khi khoảng cách giữa 2 vật bằng vô cùng. Nhưng đó là xét với hai (hoặc nhiều) vật có tọa độ cố định tương đối với nhau.
    Bây giờ giả sử có một người kéo bạn bằng một sợi dây với một lực F. Bạn ghì lại thì lực đó tồn tại (cái dây căng ra, và bạn phải mất sức giữ nó). Nếu bạn chạy theo về hướng ngưòi kéo, lực đó sẽ bằng không, cái dây hết căng. Mô hình này cũng tương đương như một vật rơi tự do. Khi rơi tự do, một người sẽ thuộc tình trạng không trọng lượng, vì ngưòi đó chuyển động về trái đất cũng giống như ta chạy theo người kéo dây.
    Mọi lực khi tác động lên vật đều có thể đo được bằng lực kế. Ví dụ lực gió, lực hấp dẫn, lực lò so lực kéo, lực đẩy, lực nam châm v.v.. Trọng lực cũng có thể đo được bằng lực kế. Nhưng khi ở trạng thái rơi tự do (hoặc trong quỹ đạo), lực kế dù nhạy đến mấy cũng không thể đo được trọng lực vì nó đã bằng không trong hệ quy chiếu chuyển động đó. Bản thân ông Hawking đã thưc hiện chuyến bay zero-gravity bằng máy bay Boeing. Đó chẳng qua là sự tái hiện trạng thái của các nhà du hành trong quỹ đạo, chỉ có điều trong thời gian ngắn.
    Như vậy tóm lại quan điểm của tớ là :
    * Trọng lực là một lực, nên nó có huớng tính (vector) giống như các lực khác. Hướng của trọng lực là chỉ về tâm Trái đất.
    * Trọng lượng chính là mođun của vectơ trọng lực, vậy nên nó vô hướng (cũng tương tự như nhiệt lượng hay điện lượng).
    * Trọng lực có thể thay đổi theo hệ quy chiếu. Nó cũng có thể bằng không, đó là '' tình trạng không trọng lượng''. Điều này có thể cảm nhận rõ khi đi trong thang máy hoặc đi máy bay lúc lên-xuống.
    * Tình trạng không trọng lượng hay không trọng lực chỉ là một, vì một vectơ có mođun = 0 cũng chỉ là một vectơ không. Đó chỉ là cách dùng từ. Nhưng không thể nói '' tình trạng không khối lượng đuợc (đơn giản là vì khối lượng không thay đổi)
    Với những quan điểm như trên, tớ có thể giải thích đưọc nhiều điều (có thể chỉ là đơn giản) nên cảm thấy hợp lý và làm theo. Ai có quan điểm khác hợp lý hơn thì cũng nên nói ra để mọi người cùng bàn luận và hocj hỏi.
    Xét cho cùng thi mọi quan điểm, hay mô hình cũng là để giải thích các hiện tượng tự nhiiên xung quanh ta.
  10. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Bạn trình bày như vậy đã rõ ràng hơn nhiều.
    Thứ nhất :
    * Trọng lực là một lực, nên nó có huớng tính (vector) giống như các lực khác. Hướng của trọng lực là chỉ về tâm Trái đất.
    Đồng quan điểm với bạn, và đây cũng là quan điểm của cả thế giới này (trừ một vài người nhất định ).
    Thứ 2:
    * Trọng lượng chính là mođun của vectơ trọng lực, vậy nên nó vô hướng (cũng tương tự như nhiệt lượng hay điện lượng).
    Đồng ý.
    Thứ 3:
    * Trọng lực có thể thay đổi theo hệ quy chiếu. Nó cũng có thể bằng không, đó là '''' tình trạng không trọng lượng''''. Điều này có thể cảm nhận rõ khi đi trong thang máy hoặc đi máy bay lúc lên-xuống.
    Trừ vận tốc ánh sáng như tiên đề thuyết tương đối thì bất cứ đại lượng nào cũng thay đổi khi thay hệ quy chiếu hết. Nhưng điều này có nghĩa là khi chiếu "trọng lực" lên hệ quy chiếu chuyển động rơi tự do thì nó = 0 N. Bản thân trọng lực luôn tồn tại qua chính chuyển động rơi tự do của bạn, nếu không có nó bạn sẽ chẳng thể lao về phía trái đất với gia tốc ~ 9,8 m/s2đâu (hoặc giả cứ cho rằng lấy bạn làm gốc toạ độ đi nữa thì tại sao trái đất lại lao về phía bạn thế???).

    Thứ 4:
    * Tình trạng không trọng lượng hay không trọng lực chỉ là một, vì một vectơ có mođun = 0 cũng chỉ là một vectơ không. Đó chỉ là cách dùng từ. Nhưng không thể nói '''' tình trạng không khối lượng đuợc (đơn giản là vì khối lượng không thay đổi)
    Khi bạn rơi tự do không phải vectơ trọng lực = 0 N, mà nó cân bằng với vectơ lực quán tính nên tổng hợp lực tác dụng lên vật = 0 N. Cũng tương tự như việc bạn gắn hệ quy chiếu với 1 điện tích chuyển động trong điện trường rồi bảo rằng lực điện tác dụng lên điện tích = 0 N.
    Nói vậy chỉ để thống nhất lại quan niệm thôi vì những gì bạn phân tích tất nhiên là phù hợp với quan niệm của bạn. Nhưng đó là quan niệm về trọng lượng biểu kiến bạn ạ, không tự dưng người ta đưa ra 2 khái niệm thế đâu.
    Với những quan điểm như trên, tớ có thể giải thích đưọc nhiều điều (có thể chỉ là đơn giản) nên cảm thấy hợp lý và làm theo. Ai có quan điểm khác hợp lý hơn thì cũng nên nói ra để mọi người cùng bàn luận và hocj hỏi.
    Xét cho cùng thi mọi quan điểm, hay mô hình cũng là để giải thích các hiện tượng tự nhiiên xung quanh ta.
    Tất nhiên là vậy rồi, hãy xây dựng cho mình những gì cần thiết và thuận tiện nhất, nhưng hãy chú ý đến tính chính xác nữa bạn ạ. Trên tinh thần học hỏi và cùng bàn luận sẽ thu được kết quả tốt nhất.

Chia sẻ trang này