1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trọng lực, trọng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi josephvn12, 08/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lacvaothegioiao

    lacvaothegioiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Khi vật trượt trên mặt phẳng nghiêng, thi phần giảm của thế năng sẽ chuyển hoá 1 phần thành động năng và phần còn lại là tổn thất do ma sát (nhiệt, mài mòn, biến dạng
    Thế năng chuyển hoá thành động năng do vật hạ thấp độ cao.
    Khi vật trượt xuống, một phần cơ năng (động năng + thế năng) chuyển hoá thành nhiệt năng (mài mòn) do ma sát.
    Như tôi đã nói chính động năng sinh ra lực ma sát
    Không phải động năng sinh ra ma sát mà sự chuyển động + sự tiếp xúc sinh ra lực ma sát.
    Nguyên nhân chung làm xuất hiện ma sát là do mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lõm hoặc bị biến dạng. Khi ngoại lực tác dụng vào vật làm vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động thì những chỗ lồi lõm hay bị biến dạng này gây ra lực ma sát cản trở chuyển động. (SGK VL L10)
    Lực ma sát nghỉ là lực ma sát khi vật đúng yên, nó cân bằng với ngoại lực tác dụng lên vật. Khi vật chuyển động, nó cản trở lại sự chuyển động đó, max của nó bằng lực ma sát trượt. (SGK VL L10)
    Ngoại lực có thể là hấp dẫn và gió...
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tra_thang: khi thiên thạch lao quakhí quyển nó có sẵn cả thế năng và động năng. Thế năng khi đó chuyển hoá dần thành động năng, ma sát với không khí làm sinh nhiệt và nó cháy, cũng vì thế mà động năng của nó giảm 1 phần, đấy là lúc động năng chuyển thành nhiệt đấy đồng chí ạ
    NoH&H: ông anh đi mấy năm nữa mới về, hôm nọ bọn em đến tìm mới biết là đi xa rồi. Khi nào về gọi bọn em qua uống rượu nhé
    </FONT>[/bigchar][/sign]
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 19/05/2007
  3. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Bác lại bắt đầu lôi kéo anh em bên này đi nhậu rồi
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Cảm ơn bạn lacvaothegioiao đã góp ý . Bạn thấy đấy vấn đề nảy sinh có nhiều điều khá thú vị. Chẳng hạn như bạn có thể liên hệ việc này với hiện tượng cảm ứng điện từ...............
    Nhưng tôi vẫn lưu ý vấn đề chính vẫn là thế năng của vật là vị trí mà vật đứng yên tương đối so với 1 vật khác (mặt đất chẳng hạn) và nó không thể chuyển trực tiếp thành lực ma sát được.
    @ :Ranarog : Thiên thạch có thể có thế năng so với mặt trời cũng như mặt trời vẫn có thế năng so với tâm dãi thiên hà....Nhưng rõ ràng là nó lao vào trái đất (hoặc trái đất lao vào nó)......
    Thôi chúc các đồng chí vui vẻ cuối tuần.
  5. lacvaothegioiao

    lacvaothegioiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Thế năng khi đó chuyển hoá dần thành động năng, ma sát với không khí làm sinh nhiệt và nó cháy, cũng vì thế mà động năng của nó giảm 1 phần, đấy là lúc động năng chuyển thành nhiệt đấy đồng chí ạ.
    Thế năng giảm, động năng cũng giảm. Sao bạn lại nói chỉ thế năng chuyển hoá thành nhiệt năng?
    Về nguyên tắc: vật lao càng nhanh xuống đất thì thế năng chuyển hoá thành động năng càng nhanh. Ma sát không khí làm quá trình này chậm lại và sinh ra nhiệt năng. Có lẽ chuyện cái gì biến thành nhiệt năng là chuyện... lãng nhãng.
    Thế năng của vật là vị trí mà vật đứng yên tương đối so với 1 vật khác (mặt đất chẳng hạn) và nó không thể chuyển trực tiếp thành lực ma sát được.
    Và vị trí tương đối giữa các phần của vật với nhau nữa chứ. VD: kéo dãn một cái lò do, lúc đó nó có thế năng, lực đàn hồi làm nó co vào.
    Thế năng (J) và lực (N) là hai đại lượng khác nhau, năng lượng chỉ chuyển hoá sang năng lượng: thế năng -> nhiệt năng (cùng đơn vị).
    Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng do ma sát chứ không phải cơ năng chuyển hoá thành ma sát.
    Bạn gì đó tôi không nhớ tên (nhận mình ngu ấy) nhưng trích dẫn và bôi vàng ở bài trước nói đúng.
  6. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Bác Thắng nên xem lại hết những gì anh em đã nói đi. Em thấy bác bắt đầu sa lầy mà ko nhận ra rồi đấy. Khái niệm bác hiểu sai, những gì bác chứng minh ko đủ thuyết phục. Thế nhé.
    Nói thật với bác anh em bắt đầu nóng mắt rồi. Cẩn thận là bác thành VLV bi giờ đấy
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Thứ I học sinh pt (lớp 10) chưa học về vi phân. Sách cao đẳng về điện có nói đến tính thời điểm của các quá trình điện, trong đó có "quá trình quá độ" (giải thích bằng cả quyển sách dầy), và vô số sách nói về hiệu tượng tự cảm....Tương tự như thế năng trong cơ học, thế điện (hay điện thế) cũng là 1 dạng tích trữ năng lượng (trong tụ). Ngay tại thời điểm tụ phóng điện qua cuộn thì xuất hiện sức phản điện (hay tự cảm) của cuộn dây....
    Sách lớp 10 nói "1 phần cơ năng" đơn giản vì không thể giải thích tính thời điểm của quá trình trên. Trật tự của quá trình trên vẫn là : Thế năng -(1)-- Động năng --(2)---Lực ma sát.
    Quan điểm của các đồng chí là : thế năng ------- Lực ma sát. !?. Các đ/c đã rút ngắn quá trình đấy.
    Thứ II : Khi vật chuyển động thì dĩ nhiên nó có động năng.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Phần phóng to là sai. Phần bôi vàng không phải quan điểm của tôi.
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 20/05/2007
  9. lacvaothegioiao

    lacvaothegioiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Trật tự của quá trình trên vẫn là : Thế năng -(1)-- Động năng --(2)---Lực ma sát.
    Quan điểm của các đồng chí là : thế năng ------- Lực ma sát. !?. Các đ/c đã rút ngắn quá trình đấy.

    Thế năng -(1)-- Động năng --(2)---Nhiệt năng
    (1): độ cao giảm dần, vận tốc tăng dần
    (2): ma sát
    Thế năng giảm, động năng cũng giảm
    Phần phóng to là sai
    Đúng, động vẫn tăng nhưng không đạt được max của nó mà thôi.
    Ma sát có chỉ cần lý do tiếp xúc, bởi có những vật chuyển động (có ngoại lực tác động) mà không có ma sát (trong chân không) và có những vật không chuyển động nhưng vẫn có ma sát (ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực).
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Coi như đã đạt được thỏa hiệp với đ/c..
    Vấn đề ma sát nghỉ là 1 đề tài nghiên cứu hay. Như tòa nhà WTC (đã bị khủng bố) các kỹ sư đã nghĩ ra giải pháp chống dao động (đã đăng kí bản quyền phát minh) bằng cách đặt những chiếc đĩa thép TRƯỢT lên nhau. Toà nhà hầu như bất động. Hình như tại Nhật người ta cũng áp dụng giải pháp này để chống động đất.....

Chia sẻ trang này