1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trông người lại ngẫm đến ta

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi kittenvn, 28/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Trông người lại ngẫm đến ta

    Cách đây 4 năm, khi tới Bangkok lần đầu, tớ chỉ nghĩ rằng Bangkok chỉ là một Sài gòn phóng to, nóng nực, ồn ào, đường phố không được sạch sẽ lắm...Nhưng lần này mới nhiều điều kiện để quan sát và nhận xét hơn, mới thấy rằng còn quá nhiều điều mà chúng ta thua xa nước láng giềng của mình. Những gì tớ kể ở đây là hoàn toàn có thật, tuy nhiên hơi lộn xộn một chút vì tớ nhớ được gì thì kể lại. Mọi sự so sánh ở đây của tới hoàn toàn chỉ là ý kiến chủ quan và với mục đích làm sao để chúng ta cố gắng vươn lên thôi, chứ không hề có ý chê bai gì cả.
    Chuyện thứ nhất: lái xe taxi và lái xe ôm.
    -  Trông người:
    Đi taxi từ chỗ ở tới nơi tổ chức khoá học, đồng hồ taxi chỉ 51 baht. Đưa cho lái xe taxi 60 baht, người lái xe trả lại mình 10 baht! Hơi ngạc nhiên...
    Anh bạn khách hàng tham dự khoá học kể lại: Ở BK, xe ôm thường chỉ chở khách trong những con đường nhỏ ra đường lớn để mọi người có thể bắt xe bus hoặc taxi. Một hôm, anh bạn lang thang khá xa chỗ ở, mệt quá bèn bắt xe ôm về. Sau khi đưa địa chỉ chỗ ở cho người lái xe ôm (Lái xe ôm, taxi Thái nói tiếng Anh ít lắm, nên lúc nào cũng phải thủ vài cái card của Khách sạn trong người), anh lái xe ôm chở một mạch ra con đường lớn chỉ anh ta chỗ đậu taxi để anh ta đi vê. Anh bạn tớ đưa tờ 20 baht ra trả, anh lái xe không nhận và quay xe đi mất. Theo tớ, chắc anh lái xe nghĩ là quãng đường ngắn thế chẳng đáng nhận tiền làm gì!
    - Lại nghĩ đến ta:
    Lái xe taxi ta rất thuộc cách làm tròn số. Nhất là với những người ở nơi khác đến không thông thuộc đường phố hoặc nước ngoài đến VN thì bị chặt, chém là chuyện đương nhiên. Không biết bao nhiêu lần tớ đi taxi mà 16-18 nghìn bị làm tròn thành 20 nghìn mà không được một lời cảm ơn nào cả. Chỉ mỗi một câu cộc lốc: ''''không có tiền lẻ trả lại'''' và thản nhiên đút tờ 20 nghìn vào túi!!!
    Về tới sân bay TSN, kéo đồ ra chỗ đón taxi, anh lái xe taxi của nhìn tớ từ đầu tới chân như đánh giá đối tượng rồi mới giúp mình để vali vào cốp xe. Sau khi lên xe, anh ta hỏi mình về đâu- Anh cho về KS Grand trên đường Đồng Khởi.- Đặt phòng ở đấy rồi à?- (rất ngạc nhiên) Vâng.- Anh cho 7 chục nhéThầm nghĩ, Mình vào SG tới cả trăm lần, tiền taxi từ sân bay về KS chỉ trên 4 chục, thế mà anh ta đòi những 7 chục. Hơi bực mình nhưng cố gắng nhẹ nhàng nói:- Anh bật đồng hồ, hết bao nhiêu tôi trảAnh ta bật đồng hồ và tỏ vẻ khó chịu: chạy theo đồng hồ thì sống làm sao được, giá xăng đang lên, công ty chưa chỉnh lại đồng hồ cho xe này, v.v...Về tới KS, đồng hồ chỉ chỉ có 44 nghìn. Mình đưa ra tờ 50 nghìn, anh ta thản nhiên đút túi không một lời cảm ơn, không thèm xuống xe giúp mình lấy đồ ra.
    Mình là người Việt mà còn bị như vậy, không hiểu với khách nước ngoài thì ra sao??? Có vẻ như một bộ phận dân ta sống chụp giựt quá, chỉ mong kiếm được vài nghìn hôm nay mà không nghĩ gì đến hình ảnh và con người của đất nước Việt Nam dưới con mắt người nước ngoài gì cả.
  2. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chuyện thứ 2: Đồng 25 xu
    - Tại một NH ở BK: Tớ ra ngân hàng đổi một ít tiền để tiêu. Thật ngạc nhiên khi thấy trong số tiền mà cô nhân viên đưa cho mình có 2 đồng xu nhỏ tí. Nhìn kỹ lại thì thấy đó là 2 đồng 25 xu. Ngạc nhiên và thú vị! Về nhà cho anh bạn một đồng mình giữ một đồng làm kỷ niệm.
    - Tại một siêu thị ở HN: Sau khi mua đồ và thanh toán. Số tiền thừa mà cô nhân viên phải trả lại mình là xxx nghìn 500 đồng. Cô ta trả lại số tiền nghìn và dúi cho một vài chiếc kẻo nhỏ!!!
    Một đồng 25 xu của Thái chỉ tương đương với 100 đồng Việt Nam. Qua hai hành động trên mới thấy rằng, người ta tôn trọng khách hàng, tôn trọng đồng tiền (kể cả những đồng có giá trị rất nhỏ) hơn mình. Những đồng tiền nhỏ thế còn được tôn trọng thì một lượng tiền lớn ắt phải được tôn trọng hơn. Còn ở ta thì sao, mặc dù chúng ta có cả những đồng tiền giấy, tiền xu có giá trị nhỏ nhưng chẳng ai thèm dùng. Người ta không thèm dùng một phần cho rằng chúng quá nhỏ. Phần khác thì không thèm dùng để tranh thủ bán kèm một sản phẩm nào đó (như chiếc kẹo ở siêu thị trên. Hồi trước còn bến phà Tân Đệ, đôi khi tớ mua vé được trả lại bằng một điếu thuốc lá, mặc dù tớ không hút thuốc). Chính vì không tôn trọng đồng tiền nên có nhiều người có quyền chức trong tay sẵn sàng phung phí hàng tỉ, hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ để kiếm một tý lợi cá nhân. Chỉ có những người đổ mồ hôi, công sức ra để kiếm tiền mới tôn trọng đồng tiền, còn những kẻ sử dụng tiền không phải do công sức của mình làm ra thì mới có thể sử dụng đồng tiền một cách lãng phí.
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Bác này có topic hơi bị được.
    Thái Lan là đất nước thu nhập chủ yếu dựa vào du lịch, và họ ý thức được nồi cơm của mình do đâu mang lại. Còn chúng ta... bóc ngắn cắn ngắn, làm ăn thì chụp giật.
    Em nhớ khi ở Pataya, cùng với một cô bạn nữa lang thang trong một khu chợ. Một cặp vợ chồng bán bánh dạo trên xe đẩy, bọn em hỏi mua, dùng tay làm hiệu. Bà vợ trả lại tiền không thiếu một xu dù tính ra tiền Việt cũng chỉ vài trăm đồng.
    Ở bãi biển, thấy người ta bán dạo một loại hạt gì đó giống như hạt lạc của mình, bọn em bèn mua và người bán đưa cho bọn em mỗi đứa một cái túi bóng để... đựng vỏ. Có người ăn vứt vỏ bừa ra bãi cát thì chính người bán hàng lọm cọm đi nhặt từng chiếc vỏ bỏ vào túi nilon... Hành động ấy cũng đủ khiến ai đó phải chột dạ mà không vứt rác bừa bãi nữa.
    Đi Thái Lan bác có đi quả xe Túc Túc không (giống như kiểu xe lam của mình ấy), cực rẻ mà phục vụ chu đáo lắm. Em rất ấn tượng với loại hình giao thông này đấy.
    Quả thật, Thái Lan có quá nhiều điểm hơn hẳn chúng ta và nếu cứ đà này, chúng ta sẽ tụt lại phía sau họ một khoảng cách ngày càng lớn!
  4. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Kitten. Tớ đồng ý gần hết với bài của bác, chỉ có đoạn suy luận trên thì tớ ko đồng ý lắm.
    Chuyện bác kể bên trên (trả tiền thối lại) là liên quan đến nghệ thuật kinh doanh, chứ ko liên quan đến việc tiết kiệm, quý trọng đồng tiền.
    Ở Thái như bác kể, họ thanh toán sòng phẳng, tạo cảm giác thoải mái, dân tình được trả lại vài xu thấy cứ tưởng mình mua rẻ được nhiều lắm --> lần sau lại quay lại.
    Ở nhà mình là kiểu kinh doanh ngắn hạn, nhân thể anh còn thừa vài xu, bán thêm cho anh cái kẹo, hay cái phong bì này để em thêm tý thu nhập. --> hẹ hẹ, lợi được tý nhưng dân mua hàng thấy ko thoải mái.
    Còn chuyện tham nhũng ấy à, bọn quan lại chúng nó càng quý tiền, cần tiền cho cá nhân thì chúng nó càng tham nhũng. Tham nhũng phổ biến hay không là do cơ chế quản lý có lỏng lẻo hay chặt chẽ, có người kiểm tra hay là vừa đá bóng vừa thổi còi.
    Sau khi chúng nó tham nhũng xong rồi, nếu chúng nó tiêu xài bạt mạng, nhà lầu xe hơi, bao gái gú, ... đấy mới liên quan đến cái bác gọi là "không quý trọng đồng tiền". Điển hình của loại này là Luơng Quốc Dũng. Còn ông phó tổng GĐ dầu khí VN, tham nhũng kinh dị, đầu tư mua bao nhiêu nhà đất trong khi mình vẫn ở nhà tập thể, mấy năm trước vẫn còn đi xe đạp thống nhất thì có thể gọi bác ấy là hình mẫu tiêu biểu của việc "quý trọng đồng tiền" mình làm ra đấy chứ??
  5. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    em ủng hộ bác kittenvn, mời bác vại bia
    mấy thằng bạn em ở Thái Lan nó bảo em là Việt Nam chúng mày tuyệt quá, hoà bình và yên tĩnh, tao thì cứ suốt ngày lo ngay ngáy bị khủng bố
  6. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng,
    cái việc trả lại tiền thừa phần nhiều cho chúng ta thấy cái nghệ thuật kinh doanh của người Thái. Nhưng nếu bác để ý kỹ thì bác thấy rằng họ rất tôn trọng khách hàng, tôn trọng đồng tiền. Tại sao tớ lại nói thế? Vì
    - Trả lại đầy đủ tiền thừa cho khách hàng -> tôn trọng khách hàng, cũng đồng thời là nghệ thuật kinh doanh của họ, làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.
    - Họ có những đồng tiền có giá trị rất nhỏ và họ vẫn sử dụng thường xuyên, mặc dù sử dụng những đồng tiền đó rất lích kích -> họ tôn trọng đồng tiền.
    Bác nói các ''bố'' tham nhũng nhà ta quý tiền á, tớ chẳng tin!!! Họ lãng phí hàng trăm tỉ để hưởng lợi một tý. Họ chỉ quý cái một tý họ đút túi thôi, còn cả trăm tỉ kia họ đâu có quý!
    Mong tất cả các bác hay đi nước ngoài, đã và đang ở nước ngoài hãy tham gia topic này. Hãy thu thập những cái tốt, cái xấu của họ để ta có thể học tập cái tốt và loại trừ cái xấu. Tớ nghĩ rằng các ''cụ'' nhà ta cũng hay đi đây đi đó lắm nhưng các ''cụ'' chỉ quan tâm tới ''chuyện lớn'' thôi còn những những ''chuyện nhỏ'' này chắc chẳng ai quan tâm đâu.
  7. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì mình ăn đứt một số nước trong khu vực rồi. Ở Thailand chỉ có những vùng có bọn hồi giáo cực đoan mới sợ thôi. Còn ở Bangkok thì yên tâm nhớn đi. Ơ mình cũng có chỗ an ninh không tốt, nhưng phần lớn là tốt. Các anh Tây, chị Tây cứ việc mà tung tăng đi lại, mua sắm chẳng phải lo nghĩ gì cả ngoài việc để ý một chút tới cái anh giao thông mà thôi. Nhìn ra các nước trong khu vực, đi đâu cũng sợ khủng bố. Thỉnh thoảng cty tớ lại ra một cái lệnh cấm đi lại tới Indo, Thailand, Malay... Đi mấy nước có bọn hồi giáo cực đoan toàn bị cảnh báo là không nên ăn mặc những gì để người ta có thể biết là mình từ đâu tới. Mà tính mình đi đâu cũng muốn khoe là mình là người VN. Chán quá!!!
  8. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Kính các pác 1 cái đường link để biết về Việt Nam qua con mắt người nước ngoài:
    Click vào đây
  9. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ tới một nước khác người ta cũng ngợi khen nhiều hơn là chê bai. Đó là phép ngoại giao tối thiểu. Mình là chủ nhà đừng bị phổng mũi vì những lời khen. Hãy cố gắng nghiêm túc nhìn nhận xem có bao nhiêu phần trăm ngoại giao trong những lời khen của du khách. Nhất là những hình ảnh được chọn lọc thì càng hay hơn.
    Tôi kể cho bác chuyện này. Hôm chúng tôi đi chơi vòng quanh Bangkok, cô hướng dẫn viên rất nhiệt tình và cố gắng giới thiệu về lịch sử và văn hoá của Thái Lan cũng như bangkok. Cuối cùng cô ta có hỏi chúng tôi cảm nghĩ về Bangkok, tất nhiên là chúng tôi nói những điều tốt đẹp nhất. Còn những việc khác thì như kẹt xe, hè phố bẩn,... thì chúng tôi không hề đả động tới.
    Để tiến bộ thì có nhiều cách, có thể nêu cái tốt để mọi người noi theo, có thể nêu cái xấu để mọi người tránh xa. Cái đường link của bác toàn là những cái ca ngợi cả thôi. Với lại đó là trang web của đài truyền hình họ phải tuân thủ nguyên tắc tốt đẹp trưng ra, xấu xa che lại thôi.
    Cái mà tôi muốn nói ở topic này không phải là chê bai chúng ta mà tìm ra những cái mình chưa tốt để sửa chữa. Có lẽ ta phải học cách kiểm nghiệm lại cái xấu của mình để khắc phục hơn là dựa vào những lời khen bóng bẩy để cho rằng mình đã quá tốt rồi mà không còn gì để thay đổi cả.
  10. nguyenduylam

    nguyenduylam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Cái này thuộc về tư tưởng của mỗi người, mà ở một đất nước vẫn còn đâu đó xót lại những tư tưởng kiểu "nông dân" thì để mà thay đổi được cả một hệ tư tưởng đó thì phải cần có thời gian. Ngay cả chuyện nhỏ như.....rác còn khó nữa là nói chi đến những cái khác. Hôm trước buổi sáng đang đi làm thì thấy vù một cái gần vào mặt tưởng gì hoá ra có một em đằng trước(trẻ, ăn mặc rất mode) em ném nguyên một nửa gói xôi ăn dở một cách thản nhiên như không có gì xảy ra vậy. Ngay cả những người lớn, có học thức hẳn hoi còn như thế nữa thì không biết đến bao giờ cái hệ tư tưởng "nông dân" mới thay đổi được.

Chia sẻ trang này