1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trung Châu Kiếm Luận

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi wildchild, 27/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Trung Châu Kiếm Luận

    Tìm hiểu về kiếm​

    I/ Kiếm Trung Quốc

    1/Nguồn gốc của Kiếm
    Kiếm Trung Quốc là loại binh khí ngắn có 2 lưỡi bén, còn được mệnh danh là "Bách nhẫn chi quân" ("Vua của trăm thứ binh khí có lưỡi"). Kiếm xuất hiện trước thời Ân Thương (thế kỷ 17-14 TCN). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 - 221 TCN) tục đeo kiếm, đấu kiếm thịnh hành, do đó lý luận về kiếm thuật cũng phát triển tương ứng. Đới Hán đấu kiếm lại càng trở thành từ trong triều đến ngoài nội, không ít người nhờ kiếm thuật mà lừng danh thiên hạ. Thời Tuỳ Đường (58 - 618 - 907) hình dạng của kiếm phát triển tinh xảo, hoa mỹ, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau, nên có tên là Tỵ Kiếm (ông tổ của kiếm). Từ đời Tống trở đi (960 - 1279) phong tục đấu kiếm dần dần thay bằng múa kiếm.

    2/ Đặc điểm của Kiếm
    Xét về kỹ thuật chiến đấu, tự vệ và nguồn gốc các binh khí thời xưa chúng ta nhận thấy: Nói đến kích thước và trọng lượng, kiếm hay gươm không dài như thương hay kích nên không bị vướng víu ở những nơi chật hẹp, mà lại có khả năng tung hoành ở nơi đất trống gò cao, kiếm cũng không nặng ở đầu mũi như đại đao, búa, chuỳ đòi hỏi người sử dụng phải có nhiều sức mạnh. Kiếm lại không quá nhẹ, ngắn như bút, phiến, dao găm... thiếu hẳn sự linh hoạt khi chống đỡ với những binh khí nặng nề hơn. Kiếm vừa tay dễ mang bên hông, hoặc vác trên vai, cầm ở tay, nhẹ nhàng và tiện dụng.

    Vì kiếm được dùng từ xưa, cho nên các lối sử dụng vũ khí đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà ra (mặc dù gậy và búa có trước kiếm, nhưng kỹ thuật sử dụng hai loại này cũng nhờ phép đánh kiếm mà cải tiến theo). Bởi vì ngày xưa, các vũ khí như Qua, Mâu, Kích đều dùng trong chiến trận, hơn nữa lại dùng lối đánh nhau bằng xe (xa chiến) nên đánh, đâm, tiến thoái đều có quy định, theo mệnh lệnh mà động thủ, không hề nhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hoá như ý. Chỉ có kiếm là vật dụng người xưa thường mang dễ dàng, có thể sử dụng để tự vệ lúc nào cũng được, và kiếm thuật đạt đến chỗ xảo diệu vì nhiều người học, nghiên cứu và sáng tạo.

    Ngoài ra kiếm còn dược dùng rộng rãi vì các lý do sau:
    - Thứ nhất: Kiếm được tượng trưng cho quyền lực và địa vị như hoàng đế thường ban cho các đại thần thân tín "Thượng Phương Bảo Kiếm" có quyền sinh sát, tiền trảm, hậu tấu.
    - Thứ hai: Kiếm được các vị đạo sĩ lấy làm pháp khí dùng trong khi làm lễ về tôn giáo, nói rằng kiếm có thể hàng yêu, trừ ma.
    - Thứ ba: Kiếm được coi là tiêu chí biểu thị địa vị và đẳng cấp trong lễ nghi. Sách vở cổ có ghi chép lại chế độ đeo kiếm rất nghiêm ngặt như người đeo kiếm tuổi tác khác nhau, địa vị khác nhau thì kim loại và đá quý trên kiếm cũng phải khác.
    - Thứ tư: Trong chiến tranh kiếm được coi là vũ khí tự vệ khi các vũ khí dùng trong chiến trận bị hư, gãy. Trong thời bình kiếm được coi là một thứ trang sức phong nhã, nhân văn học sĩ đeo kiếm để tỏ mình cao nhã chứ không dung tục. Cả lại, cái đẹp của kiếm vừa thư vừa hùng cho dù nam hay nữ đều có thể đeo và sử dụng.

    (còn tiếp)
  2. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    3/ Cấu trúc của Kiếm
    Kết cấu và cấu trúc của kiếm nói chung chia làm hai bộ phận chính: Thân kiếmcán kiếm. Thân kiếm do lưỡi kiếm (kiếm thân), mũi kiếm (kiếm phong) tạo thành. Cán kiếm do vành chắn (hộ thủ), cán kiếm (kiếm bính), đốc kiếm (kiếm đối). Ngoài ra còn có bao kiếm, tua kiếm là các vật phụ thuộc.
    Độ dài của kiếm xưa nay sai lệch rất nhiều. Trong các vật đào được, đoản kiếm ngắn 40cm, loại chuỷ thủ dùng để đánh xáp lá cà hoặc ném đánh từ xa, trường kiếm dài đến 140cm có thể dùng 2 tay cầm cán kiếm. Theo phong trào võ thuật hiện đại, độ dài của kiếm theo "quy tắc thi đấu võ thuật" quy định thì khi vận động viên cắp ngược kiếm thõng hẳn tay xuống thì mũi kiếm chấm đến vàng tai là chuẩn.
    4/ Chủng loại của Kiếm
    Chủng loại của kiếm có rất nhiều, các phái kiếm thuật đều có phong cách riêng, đặc điểm tựu chung thì có: trường kiếm, đoản kiếm, kiếm răng cưa, kiếm hình rắn, kiếm móc câu, kiếm lá liễu...
    5/ Đặc điểm cơ bản của diễn luyện kiếm.
    Kiếm thế tạo hình đẹp, chiêu thế thay đổi rõ rệt, động tác nhẹ nhàng tiêu sái tao nhã (tự nhiên, thoái mái, không gò bó), bộ pháp nhẹ nhàng linh động, vững chắc mạnh mẽ, người và kiếm hợp điệu. Lời xưa bảo "kiếm như gió bay", "kiếm đi thức đẹp", "kiếm tựa rồng lượn". Diễn luyện kiếm thuật thì động - tĩnh, nhanh - chậm, lên - xuống, lùi - tiến, cứng - mềm, nặng - nhẹ, co - duỗi, nhô - hụp đều phải nhẹ nhàng bay bổng, cứ như phượng bay, én liệng, kiếm thế biến hoá tự nhiên, trăm vẻ ngàn dáng. Có nhiều cách diễn luyện kiếm: đơn kiếm, song kiếm, tuệ kiếm, song thủ kiếm, thế kiếm, hành kiếm, miêu kiếm, tuý kiếm...
    6/ Kiểm tra Kiếm
    Có hai cách để kiểm tra kiếm: kiểm tra kiếm sau khi sử dụng, hoặc kiểm tra bằng cách nhận định hình dáng, cấu tạo bên ngoài của một thanh kiếm.
    Có vài thủ tục phải tuân thủ khi kiếm tra một thanh kiếm:
    - Thứ nhất: Kiếm luôn được truyền từ người nay qua người kia bằng cách đưa cán kiếm đi trước, điều này hạn chế sự nguy hiểm có thể xảy ra.
    - Thứ hai: Người cầm kiếm không bao giờ được đụng lưỡi kiếm với tay trần vì muối từ mồ hôi dưới da sẽ làm han rỉ kiếm.
    - Thứ ba: khi xem kiếm luôn giữ khoảng cách ít nhất 8 inches (20-30cm) từ mũi và miệng để hơi ẩm từ hơi thở không làm han rỉ kiếm.
    - Thứ tư: Người cầm kiếm không bao giờ chỉ mũi kiếm vào người khác để bày tỏ phép lịch sự và đảm bảo an toàn.
    - Thứ năm: Kiếm tra lưỡi kiếm bằng cách một tay cầm cán kiếm còn phần còn lại của lưỡi kiếm đặt trên vỏ kiếm. Nếu không có vỏ kiếm thì dùng móng tay của ngón tay cái hoặc tay áo của tay còn lại, mục đích để bảo vệ lưỡi kiếm không bị han rỉ.
    (còn tiếp)
  3. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    7/ Chọn Kiếm
    Ngày nay với kỹ thuật luyện kim tân tiến, bạn có thể mua một cây kiếm vừa ý tại bất kỳ tiệm bán dụng cụ võ thuật nào mà bạn chọn. Các loại kiếm si, mạ bằng nhôm sẽ rẻ tiền hơn bằng thép thật, dù vậy bạn có thể dùng để luyện tập. Sau đấy là cách chọn kiếm của phái Bắc Thiếu Lâm:
    - Kiếm phải dài 30 inches (80cm), hoặc dài hơn, phần hộ thủ tốt nhất là hướng về lưỡi kiếm hơn là hướng về cán kiếm.
    - Độ dày của lưỡi kiếm phải bằng nhau từ gốc đến ngọn, không được dày mỏng thất thường.
    - Lưỡi kiếm phải thằng từ đầu đến cuối.
    - Lưỡi kiếm phải gắn chặt vào cán kiếm, không bị lỏng khi lắc nhẹ cán kiếm.
    - Thép phải có độ đàn hồi để bẻ 30 độ không bị cong.
    - Kiếm phải cân bằng tại điểm 1/3 chiều dài của cây kiếm tính từ đốc kiếm.
    8/ Giữ gìn Kiếm
    Để bảo vệ kiếm khỏi hư hỏng, phải tuân thủ các điều sau:
    - Khi đưa kiếm cho một người không biết gì về kiếm, phải hướng dẫn kỹ trước khi đưa kiếm. Để bảo vệ thanh kiếm của mình khỏi bị hư hỏng và để người khác khỏi bị thương khi cầm kiếm.
    - Không bao giờ được bỏ kiếm lăn lóc trên mặt đất để khỏi bị dẫm đạp hoặc dính hơi ẩm từ mặt đất làm han rỉ kiếm.
    - Không bao giờ dùng tay trần để đụng vào lưỡi kiếm, mồ hôi từ da sẽ làm han rỉ kiếm.
    - Tránh chém những vật không cần thiết, để lưỡi kiếm khỏi bị mòn và làm giảm tuổi thọ của cây kiếm.
    - Cất giữ kiếm cẩn thận khi không dùng tới.
    - Sau khi dùng xong cần bôi một lớp mỡ trên lưỡi kiếm.
    - Nếu không đủ khả năng thì không nên tập luyện với kiếm thật. Điều này bảo vệ bạn và cây kiếm của bạn.
    9/ Phương pháp luyện kiếm
    Sau đây là phương pháp luyện kiếm của hoà thượng Liễu Viên, chưởng môn đời thứ 9 của Lĩnh Nam Thiếu Lâm.
    Theo hoà thượng, kiếm quý là kiếm không toả ra sát khí, nhưng toả cái dũng, cái tâm của người sử dụng kiếm. Muốn luyện kiếm quý, thời gian tốt nhất là mùa xuân, kẹt lắm thì mùa thu, còn mùa khác luyện kiếm sẽ không có được thanh kiếm tuyệt vời. Nguyên tắc hàng đầu để có được thanh kiếm tốt là phải chọn thép. Hoà thượng Liễu Viên chỉ ưng thép của Thuỵ Điển hoặc của Đức. Muốn có được thanh kiếm tốt phải tuân thủ 15 công đoạn sau:
    1. Đem thép và gang cho vào lò nung đỏ.
    2. Lấy thép và gang đưa lên đe, dùng búa ghép chúng vào với nhau thành nhiều lớp.
    3. Đem vào lò nung trở lại, lấy ra khi rực đỏ đùng búa kết chặt gang với thép quyện vào với nhau, sau đó cho vào nước lạnh để tôi.
    4. Thép nguội lại cho vào lò nung cho đỏ, đưa lên đe dùng búa đập thành hình lưỡi kiếm.
    5. Đưa kiếm "ninh" trên bếp đúng 3 ngày đêm.
    6. Lấy lưỡi kiếm ra, nếu thép với gang trộn vào với nhau từng lớp nổi lên như những thớ gỗ là được.
    7. Đem lưỡi kiếm thô đó ném ra mưa gió 5 năm.
    8. Chọn lưỡi kiếm thô nào đã phơi mưa gió 5 năm mà không bị han rỉ thì đem đi mài.
    9. Mài đến khi lưỡi kiếm để trước sợi tóc, thổi một cái sợi tóc đứt làm đôi.
    10. Đặt lưỡi kiếm mới mài vào một khúc tre chứa đầy bùn, đem nung trở lại.
    11. Nung cho đến khi khúc tre cháy thành than thì lấy lưỡi kiếm ra.
    12. Đem lưỡi kiếm mài với đã nhuyễn, khi nào sáng loáng và sắc như nước thì ngưng.
    13. Có được thanh kiếm thì mới bắt đầu "tạo dáng" cho nó, như làm thanh kiếm "bách thọ" thì khắc 100 chữ "thọ" trên lưỡi kiếm.
    14. Đã hình thành vóc dáng thanh kiếm, nhưng phải mô phỏng sao cho kiếm thời nay không thua gì thanh kiếm cổ.
    15. Người luyện kiếm phải biết những đường kiếm của cổ nhân, sao cho thanh kiếm mình luyện ra có thể nhập vào những bài kiếm của người xưa một cách nhuần nhuyễn.
    (còn tiếp)
  4. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    II/ Kiếm Việt Nam
    Kiếm Việt Nam xuất hiện rất sớm, từ thời đồ đông Đông Sơn đã phát hiện được rìu đồng, dao găm (đoản kiếm), giáo, mũi lao, mũi tên, tấm che ngực, cổ tay, cổ chân... Trong đó dao găm có hình dáng rất hoa mỹ, đẹp mắt và được chạm chổ rất công phu. Một điều chắc chắn là ông cha ta có kỹ thuật độc đáo để rèn đúc các loại binh khí bằng đồng và đỉnh cao là Trống Đồng Đông Sơn. Nhưng tiếc thay, sau 1000 năm đô hộ của Bắc Phương, kỹ thuật đúc trống đồng đã thất truyền, và kỹ thuật đúc kiếm của người Việt Nam cũng bị chôn vùi. Càng tiếc hơn là ngày nay người Việt không có một kiểu kiếm riêng đặc trưng cho dân tộc mà hình dáng kiếm Việt Nam ảnh hưởng bởi các loại kiếm của Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Pháp...
    Về hình dáng của kiếm Việt Nam: loại 2 lưỡi bén và loại 1 lưỡi bén gọi là gươm. Kiếm có 2 lưỡi bén, thân thẳng có hình dáng giống kiếm của Trung Quốc, nhưng hầu hết phần hộ thủ để hướng về cán kiếm hơn là hướng về lưỡi kiếm. Đôi khi kiếm thẳng của Việt Nam nhìn qua rất giống đoản kiếm của Tây Phương. Loại kiếm có lưỡi bén từ khoảng 1400 - 1800 có hình dáng giống liễu diệp đao của đời nhà Minh bên Tàu, nhưng phần cán kiếm lại giống kiếm Nhật, đôi khi lại có ảnh hưởng của Thái Lan. Cây kiếm của vua Quang Trung hiện được trưng bày trong viện bảo tàng Sài Gòn có hình dạng của kiếm Thái Lan, đây cũng có thể là chiến lợi phẩm thu được trong trận chiến Rạch Gầm, Xoài Mút.
    Cuối thế kỷ 18, kiếm của Pháp bắt đầu ảnh hưởng đến hình dạng của kiếm Việt Nam, khi thực dân Pháp bắt đầu đặt nền móng thống trị lên nước ta. Một số kiếm đời nhà Nguyễn cho thấy kiếm thời nay có phần hộ thủ hình chữ D, vỏ kiếm và cán kiếm nạm bạc hay hay khảm xà cừ, lưỡi kiếm cong vòng giống kiếm Tây phương.
    Số kiếm cổ của Việt Nam còn lại đến ngày nay rất ít ỏi, việc nghiên cứu cần nhiều công sức và thời gian của các nhà khảo cổ, xã hội học, hay các nhã võ thuật học nếu như muốn khôi phục lại nền kiếm thuật của nước nhà.
  5. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    3. Danh kiếm và bảo kiếm
    Danh kiếm thường là vật kỷ niệm của người đúc kiếm hoặc người uỷ thác. Để đặt tên cho kiếm, các nhà đúc kiếm có thể sử dụng địa danh, nhân danh, hoặc đặc tính của kiếm.
    Bảo kiếm gắn liền với anh hùng, hiệp khách, nghĩa sĩ. Những thanh kiếm của những anh hùng được gọi là bảo kiếm. Bảo kiếm trong lịch sử cổ đại Trung Quốc còn là những thanh kiếm độc nhất vô nhị, gắn liền với những câu chuyện ly kì, đôi khi pha mầu sắc thần thoại. Đó là trường hợp của các thanh kiếm trứ danh thiên hạ: Can Tương, Mạc Da, Long Tuyền, Thái A...
    Đúc được một thanh bảo kiếm là cả một công trình công phu, nhiều khi phải hy sinh cả con người. Một trong những điều kiện cơ bản để đúc bảo kiếm là thời tiết. Trong một năm 2 mùa thích hợp nhất cho việc đúc kiếm là mùa xuân và mùa thu, mùa hạ trời quá nóng, mùa đông âm quá thịnh đều ảnh hưởng đến chất liệu để đúc kiếm. Tháng 5 và tháng 7 là thời gian tối kỵ trong việc đúc kiếm vì tháng 5 trời cực nóng dễ tích tụ các loại khí độc, tháng 7 là "quỷ nguyệt" - đại diện cho tà khí - không thích hợp với bản chất chính nghĩa của kiếm.
    (Hết bài Kiếm Luận)
  6. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Các phái võ thuật trong nền võ thuật Trung Hoa​
    Võ thuật Trung Quốc có nhiều môn phái khác nhau. Mỗi môn phái đều có những kỹ thuật độc đáo, tạo nên nét đặc thù riêng cho từng môn phái mà mọi thời đại khi nhắc đến một môn phái nào đều phải liên tưởng ngay đến nét đặc thù này.
    Trong lịch sử Trung Quốc, dưới triều đại vua Càn Long nhà Thanh (1736 - 1795): Các võ phái phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước. Sách "Võ lục" của quân đội Thanh triều ghi nhận trong thời gian này đã có tất cả 14 võ phái, 50 bang hội liên quan đến hoạt động võ thuật. Bảy phái võ lớn được mệnh danh là "Thất đại môn phái" xây dựng tổ đình trên các danh sơn hùng vĩ, bao gồm:
    1. Côn Lôn phái ở Côn Lôn sơn, một vùng núi hiểm trở của vùng đất xa xăm, muôn trùng bể trời Thanh Hải.
    2. Nga Mi phái ở Nga Mi sơn, nơi có những dãy núi ẻo lả, mềm mại, xuất phát nhiều loại sơn sâm quý giá, mà phong thổ, địa thế và quyền thuật đều ảnh hưởng đến mọi người trên vùng đất Tứ Xuyên, nhất là nữ giới.
    3. Không Động phái ở Không Động sơn, xứ sở của tuyết phủ 4 mùa âm u, lạnh lẽo ở tỉnh Cam Túc. Đây là một môn phái bí ẩn ít thu nhận môn đồ và giữ kín các kỹ thuật luyện tập đến mức tối đa.
    4. Võ Đang phái ở Võ Đang sơn, ngọn núi nằm chênh vênh giữa hai vùng đất Giang Tây và Hà Nam. Nơi đó, ẩn sĩ Trương Quân Bảo đã lấy danh ba ngọn núi - Tam Phong - đặt làm ngoại hiệu sáng tạo cả hệ thống Đạo gia quyền của võ thuật Trung Quốc, với những đòn thế Hình Ý quyền, Bát Quái quyền, Thái Cực quyền bao trùm nguyên lý của vũ trụ, phảng phất đường lối tu luyện của Lão Trang.
    5. Bạch Hạc phái ở Bạch Hạc sơn thuộc tỉnh Vân Nam. Ngọn núi Vân Nam ở Trung Quốc có Long Sơn tự cảnh mây ngàn hạc nội với ***** khai phá và Ngũ Mai sư bá thuộc dòng quý phái Hoàng Hoa. Môn phái này nổi tiếng với những đường, quyền ngọn cước lấy riêng phần âm nhu, mềm dẻo của phái Thiếu Lâm, pha chế với cách công thủ của chim hạc với Hoa xà (một loại rắn tối độc mà ngay đến cọp cũng phải tránh xa).
    6. Thái Hằng phái ở Thái Hằng sơn, phía bắc tỉnh Sơn Tây, giáp với biên giới Mông Cổ, tuy mới hình thành so với các võ phái khác nhưng đã có nhiều tay hảo thủ vang danh võ lâm Trung Nguyên.
    7. Thiếu Lâm phái, võ phái đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, có môn qui, có hệ thống và quan trọng nhất là có sơn môn hẳn hoi, tổ đình ngàn năm không thay đổi - núi Tung Sơn ở tình Hà Nam. Đây là võ phái được tôn trọng, là ngôi sao Bắc đẩu trong võ lâm Trung Hoa về kỹ thuật cũng như về đạo đức. Ngoài ra, còn có Thiếu Lâm Bắc phái với tổ đình là Bạch Vân Tự ở Mã Dương Cương, thuộc Sơn Đông. ***** họ Âu Dương muôn đời danh tiếng, mỗi đời sư phụ chỉ truyền cho 4 đệ tử chính quy với sự luyện tập vô cùng kỹ lưỡng và lối tập luyện cổ truyền vô cùng khắc khổ dẫn đến mức thành công là ngoại hạng siêu quần.
    (còn tiếp)
  7. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Võ Học Thiếu Lâm​
    Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều võ phái khác, mà còn được xưng là ngôi sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
    Võ học Thiếu Lâm vừa gắn liền với ngôi cổ tự lịch sử, vừa là kho võ học vô cùng đồ sộ. Thật vậy, ngoài những đường quyền ngọn cước và sử dụng nhiều loại binh khí (thập bát ban võ nghệ), Thiếu Lâm còn có những phương pháp rèn luyện công phu đặc dị như: luyện nội công, luyện ngoại công, khinh công, ngạch công, nhuyễn công, điểm huyệt, giải huyệt, y dược trị thương và các phương pháp thu nhận, huấn luyện môn đồ cũng như phương pháp xây dựng thiền viện, võ đường...
    Chùa Thiếu Lâm nằm ở hướng Tây Bắc, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Chùa toạ lạc ở sườn tây núi Tung Sơn, mặt đối với núi Thiếu Thất, lưng dựa vào Ngũ Nhũ Phong. Vì chùa được xây dựng trong rừng rậm ở sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm tự.
    Năm Thái Hoà thứ 19, Bắc Nguỵ (năm 495), vua Hiếu Văn Đế xây dựng chùa Thiếu Lâm, ban tặng cho vị cao tăng Ấn Độ là Bạt Đà, dùng để cư trú và hành đạo. Võ học Thiếu Lâm có mặt từ đây.
    Ngài Bồ Đề Đạt Ma, tên thật là Bồ Đề Đa La, con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lợi. Về sau ngài đi tu và gặp Tổ Bát Nhã Đa La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc. Ngài được truyền Y Bát làm Tổ đời 28. Sau đó vào ngày 21 tháng 7 năm Mậu Tuất (năm 518 Sau Tây lịch) ngài lên thuyền vượt biển qua Trung Hoa. Ngày tới Quảng Châu vào ngày mùng 1 tháng 10 năm Đinh Mùi, vua Lương Võ Đế hay tin liền mời ngài về Kim Lăng để hội kiến, nhưng vì ý không hợp nhau nên chia tay... Đạt Ma sư tổ bứt một ngọn lau ném xuống sông rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang (cước đạp lô điệp quá giang). Năm 1307, ở Tung Sơn Thiếu Lâm tự có lập một tượng đá, tạc cảnh ngài đạp cọng lau qua sông. Năm Hiếu Xương thứ 3, đời Bắc Nguỵ (527), ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Tung Sơn Tự. Tại đây ngài thấy nhiều nhà sư có thể tạng yếu đuối, thường hay ngủ gật trong lúc ngài thuyết giảng và không chịu nổi với khí lạnh của bên ngoài xâm nhập. Vì thế ngài quyết định tham thiền để tìm cách giúp đỡ những nhà sư này. Kết quả sau 9 năm diện bích trong động Thiếu Thất, ngài đã đúc kết hết thảy tinh yếu vào trong 2 cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thuỷ Kinh, trở thành Tỵ tổ của Thiếu Lâm võ công và cũng là Sư Tổ Thiền Công Trung Hoa.
    Theo "Tổ tổ tương truyền di ngôn khẩu quyết văn" và "Bồ đề hành kinh" thì Bồ Đề Đạt Ma nhập diệt vào ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (536 sau TL), nhằm năm Thiên Giám đời thứ 2, đời Lương Võ Đế. Sau khi ngày viên tịch, các đại sư tiếp tục luyện tập với những phương pháp do ngài truyền lại. Với Dịch Cân Kinh thì rèn luyện nội công, còn Tẩy Thuỷ Kinh thì rèn luyện khí công. Chẳng bao lâu các đại sư nhận ra rằng việc luyện tập Dịch Cân Kinh và Tẩy Thuỷ Kinh, không những làm sức khoẻ tăng tiến, cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần phấn chấn, trầm tĩnh, có thể chống lại khí hậu lạnh nơi rừng núi, bệnh tật, mệt mỏi sau khi ngồi thiền và có thể dũng cảm vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong lúc đi hành đạo.
    Võ thuật được phát triển mạnh mẽ vào thời Đường (618 - 907), sau khi 13 Võ tăng giúp vua Đường Thái Tông phá trận Vương Thế Sung (630). Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhở đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm tự là Chí Tháo, Tuệ Dương và Đàm Tông. Võ thuật Thiếu Lâm nguyên thuỷ có 18 thế chính yếu. Đến đời Tống, Tống Thái Tổ phát triển thành 32 thế Trường quyền. Một thế kỷ sau Giác Viễn thượng nhân mở rộng thành 72 thế (thất thập nhị huyền công). Từ đó khi trải qua các thời đại, các đại sư không ngừng rèn luyện và sáng tác thêm, khiến cho võ thuật Thiếu Lâm ngày càng phong phú và đồ sộ. Đến đời nhà Minh, tuỳ theo sở thích, căn cơ và phong thổ mà Thiếu Lâm chia làm 2 hệ phái: Bắc phái (Bắc cước) và Nam phái (Nam quyền). Đỉnh cao của võ thuật Thiếu Lâm là vào đời nhà Thanh, thời ngài Chí Thiện Thiền Sư, không những võ học phát triển trong Tăng nhân mà còn truyền ra bên ngoài, đi vào đời sống người dân, tạo nguồn sức sống mạnh mẽ, nâng cao tinh thần thượng võ cứu nguy giúp nước.
    Chùa Thiếu Lâm bị huỷ hoại một phần vào những năm 556, 962 và 844. Chùa đã bị cháy ba lần vào những năm 612, 1736 và 1928. Điều may mắn là mỗi lần cháychùa chỉ bị huỷ hoại một phần, ngay cả khi binh lính Mãn Thanh tấn công chùa. Sau thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá, Trung Quốc coi võ thuật Thiếu Lâm là di sản văn hoá dân tộc cần được bảo tồn. Chùa Thiếu Lâm được trùng tu vào những năm cuối thập kỷ 70.
    Như trên đã nói, các vị đại sư Thiếu Lâm không những võ công tuyệt thế, nội công thâm hậu mà còn có võ đức sáng ngời. Trong môn đồ Thiếu Lâm tự còn lưu truyền lời dạy của đại sư Hạnh Ẩn, và xem đó là tấm gương soi mình, là mục đích luyện võ của mình: "Nếu có một kẻ nào đó, mà kẻ đó là một người vô đạo đức xin truyền thụ võ công, ta sẽ không dạy cho hắn điều gì cả, dù kẻ đó có dâng cho ta ngàn vàng. Con có thể biến đá thành vàng, một khi con hấp thụ được võ công chân truyền từ Thiếu Lâm", và khi chúng ta có được chân truyền từ võ học Thiếu Lâm thì "con có thể xuyên qua kim cang thạch bích. Vận dụng cơ thể phát sinh kình lực và phải chắc chắn rằng con không sợ hãi và con đủ can đảm. Khi xoay mình phải nhanh và uy lực như một cơn lốc di chuyển khỏi thế bất lợi. Cái duỗi tay của con như mây che lấp ánh trăng và đứng vững trên đôi chân của con tựa như thế núi. Hông của con trầm xuống làm vững chắc bộ tấn, nhờ thế mà con không bị đánh ngã. Rèn luyện và rèn luyện mãi, nếu con là người nghiêm túc thì không để thời gian trôi qua vô ích..."
    Các đại sư tiền bối Thiếu Lâm rất chú trọng đến huấn luyện và bồi dưỡng võ đức, đã chế ra một hệ thống các quy định giới cấm, bắt buộc người học Thiếu Lâm phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thời nhà Minh, trong Thiếu Lâm thập điều giới ước có ghi: "... truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, xác định kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu trung nghĩa thì có thể đem tuyệt kỹ truyền cho..."
    (còn tiếp)
    Được wildchild sửa chữa / chuyển vào 18:43 ngày 27/10/2004
  8. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    "... người luyện tập lấy khoẻ làm thể xác, tâm hồn là tôn chỉ trọng yếu, quen luyện tập sớm tối không được tuỳ ý ngưng nghỉ...", "lấy lòng từ bi của Phật gia làm gốc, tinh thông võ nghệ chỉ để tự vệ. không vì huyết khí cương cường mà ham đấu đá...", "bình nhật phải tôn kính sư trưởng, không được có hành vi chống cự hoặc ngạo mạn...". Như vậy chúng ta có thể thấy người học võ phải lấy việc rèn luyện thân thể làm tôn chỉ, lấy tự vêh làm đức tính, phản đối việc cậy khoẻ đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu mà phải "lấy đức dày chở vật" cứu khổ phò nguy.
    Võ đức còn thể hiện qua cách ôm quyền bái chào trong lúc luyện tập hay diễn quyền. Khi bước vào buổi tập, hay diễn quyền, chúng ta thường bái để biểu lộ sự tôn kính vị khai sáng võ học, còn chào là biểu lộ sự cung kính với người thầy đang trực tiếp hướng dẫn cho chúng ta. Ôm quyền chào còn gọi là mời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, đồng thời, ôm quyền chào biểu hiện sự tôn kính lễ độ, làm bộ phận đạo đức trong quyền, là đầu mối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ánh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái. Người tập võ không chỉ ôm quyền làm lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời tránh đối phương có khả năng che dấu cơ hội sát hại bằng tay. Trong võ thuật có nhiều cách chào khác nhau, tuỳ theo môn phái, quốc gia; môn phải Phật gia thường chào hợp chưởng. Từ năm 1986, người ta chế ra quy định cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ, tay phải nắm thành quyền với ý "lấy võ kết bạn", tay trái gập ngón cái "không tự cao tự đại", chưởng trái che quyền phải với ý "quyền do lý tới", 4 ngón chướng trái xoè sát nhau, ý nói "đồng đạo võ lâm bốn bể đoàn kết, cùng lòng mở mang võ thuật".
    Luyện tâp Thiếu Lâm đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, phải lập chí cầu học, phải lập tâm khổ luyện. Tục ngữ nói rằng: "Ngật đắc khổ trung khổ, phương vi nhân thượng nhân" nghĩa là nuôi dưỡng cái khổ nhất trong cái khổ thì mới có thể làm bậc thượng nhân được.
    Nên người luyện võ Thiếu Lâm phải bền lòng vững chí "Trời nóng không sợ đổ mồ hôi, trời lạnh không sợ cóng tay chân, bênh vặt không nghĩ, mang bệnh luyện công, gió mưa không ngại, ngày ngày như một, năm năm như một".
    Võ học Thiếu Lâm cũng là sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa nội công và ngoại công. Nội công là chỉ sự tu luyện về khí huyết, nội khí, kinh mạch, tinh thần. Ngoại công là sự rèn luyện cơ bắp, gân cốt, kình lực như: Thiết Sa chưởng, Thiết Tý chuyên...
    Và điểm đặc biệt nữa của võ thuật Thiếu Lâm là "Quyền Thiền Nhất Thể". Quyền Thiền Nhất Thể tức là phương pháp kết hợp giữa Quyền và Thiền, phương pháp cụ thể "toạ thiền công" làm pháp luyện nội công chủ yếu (dùng các phương pháp toạ thiền để luyện Tinh Thần Khí); thông qua tập trung tư tưởng (ý thủ Đan điền), bài trừ tạp niệm, tiến hành điều tâm, điều tức, điều tâm, thông qua, thông qua Phật học, thanh quy Phật môn, để bồi dưỡng tiết tháo, bồi bổ nguyên khí, tu luyện võ đức, đạt đến cảnh giới "Quyền Thiền Hợp Nhất". Như thế quyền và thiền có mặt trong nhau, hỗ tương cũng nhau phát triển.
    Bây giờ võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi, không kể Đông Tây Nam Bắc và tuỳ theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắc riêng. Theo Lịch Sử Võ Học Thế Giới chép rằng: Các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang đều xuất phát từ Thiếu Lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo, xuất phát từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản võ đạo trên thế giới đều tôn ngài Bồ Đề Đạt Ma làm thuỷ tổ. Như vậy, chúng ta thấy, bao nhiêu hoa trái xum xuê vươn lên từ cây đại thọ thiền học hay võ học ở Trung Hoa và Việt Nam đều vươn lên từ ngài Bồ Đề Đạt Ma, nên chúng ta có thể nói, thiền học và võ thuật cùng chung gốc và có mối quan hệ rất mật thiết.
    Và dĩ nhiên, võ thuật Thiếu Lâm truyền vào Việt Nam cũng do các danh tăng Trung Hoa sang Việt Nam truyền đạo, nên thịnh hành trong chùa trước và từ đó phát triền , cải biến phù hợp với người dân Việt.
    (Hết)

  9. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Côn pháp Thiếu Lâm tự​
    Quyền thuật công phu tại Thiếu Lâm, mọi công phu quyền thuật trong thiên hạ đều xuất phát từ Thiếu Lâm. Thiếu Lâm tự là nơi trải qua bao thăng trầm lịch sử đồng thời có cống hiến rất to lớn trong quá trình phát triển và truyền bá võ thuật Trung Hoa.
    Thời Ngũ Đại Thập Quốc, võ công Thiếu Lâm tự chưa có gì đặc biệ. Đời Tống, khai quốc hoàng đế Triệu Khuông Dẫn lấy võ công bình định thiên hạ, từng có truyền thuyết: "Ngũ xích côn bảng đẳng thân tiềm đả biến thiên hạ vô địch thủ (Thanh côn 5 thước bằng thân, đánh cả thiên hạ không địch thủ). Hình thức sáo lộ (bài quyền) được thịnh hành vào đời Tống mà khởi thuỷ là "Tống Thái tổ tam thập nhị trường quyền, do đó mới có thuyết là quyền thuật Thiếu Lâm tự khởi từ Tống Thái Tổ.
    Đến đời Minh, võ công Thiếu Lâm lấy côn pháp làm bảo bối trấn sơn, vang danh bốn bể. Trong "Kỹ Hiệu Tân Thư" ghi chép các danh gia võ nghệ về binh khí nói rằng: "Côn pháp Thiếu Lâm tự và côn pháp Thanh Điền đều nổi tiếng thời nay". Có người nói rằng: "Trăm nghề võ khởi từ côn, côn khởi từ Thiếu Lâm tự".
    Theo sử liệu đời Minh, tuy côn pháp Thiếu Lâm tự có tiếng tăm nhưng chưa đạt đến mức độ tinh diệu. Du Đại Du là một chiến tướng giầu kinh nghiệm trên chiến trận, gỏi về trường côn, trong "Tân Kiến Thạp Phương Thiền Viện Bi" nói rằng: Đại Du phụng mệnh Nam chinh, đi qua Thiếu Lâm tự, chư tăng Thiếu Lâm biểu diễn tinh hoa côn pháp cho Đại Du khảo sát. Du xem rồi phê rằng: "Chùa này dùng đoản kiếm (đời Minh gọi côn là đoản kiếm )vang danh khắp thiên hạ, vì truyền lâu nên bị sai lệch đi, mất chỗ thâm diệu. Trụ trì Thiếu Lâm tự tiếp nhận phê bình, mời Đại Du chỉnh sửa côn pháp, không thể ở lâu nên trụ trì chọn 2 đệ tử theo cuộc Nam chinh. Suốt 3 năm, được Đại Du chỉ bảo mới được chân truyền.
    Trong các loại binh khí, côn pháp là dễ luyện nhất. Người đời có câu: "Học côn một tháng, học quyền một năm, học thương một đời". Hơn thế, côn là nguồn gốc của các loại binh khí, nếu hiểu côn pháp thì có thể nắm được các loại binh khí khác. Chính vì thế, sau khi tinh thông côn pháp thì các loại binh khí khác cũng trở nên nổi tiếng. Có thể thấy rằng, côn pháp của Thiếu Lâm tự tuy có tiếng nhưng cũng phải trải qua nhiều lần học hỏi mới có thể trở thành lưu phái lừng danh.
    (Hết)
  10. nguoi_la

    nguoi_la Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    ...cái nick wildchai thấy quen quen, hình như là bên box 83SG ...???
    mà em có biết một cái gọi là kiếm ý ...cái này " chơi" nhau làm sao vậy sư tỷ...

Chia sẻ trang này