1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trung đoàn 66 Hai Râu

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi maseo, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ông Chuyên này khi chiêu hồi đang làm việc ở bộ tư lệnh sư đoàn 5. Lão này đúng là đã từng tham gia vào việc huấn luyện các lực lượng vũ trang quân giải phóng ở vùng Sài Gòn-Gia Định và đông nam bộ. Chính vì thế mà tay này biết rất tường tận những bí mật của ta. Sau này ra chiêu hồi lại cộng tác rất nhiệt tình với Mẽo-Ngụy tiêu diệt nhiều cơ sở của ta. Hồi 30/4 nếu tay này mà bị bắt ở miền trung hay miền tây thì may ra còn có khi sống sót, chứ ở Sài Gòn ngay trong vùng tiếp quản của bạn bè lão ngày xưa, vẫn còn nhớ nợ máu của lão thì khó mà thoát chết. Ảnh của lão ở nha chiêu hồi đây :
    [​IMG]
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.13162.qdnd
    -----------------
    Chiến sĩ quốc tế trung đoàn 66
    [​IMG]
    Cựu cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 dâng hương tại tượng đài Quân dân Hòa Bình và Trung đoàn 66 ở xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày 14-3-2007. Ảnh: XUÂN DŨNG
    Trung đoàn 66 đã góp công làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đồng thời vinh dự được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
    Cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 66 luôn tôn vinh và ghi nhớ công lao của các chiến sĩ quốc tế chiến đấu trong đội hình trung đoàn. Tinh thần dũng cảm chiến đấu, hình ảnh tốt đẹp của các anh còn đọng mãi trong tâm khảm các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66-đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Chiến đấu anh dũng vì Tổ quốc thứ hai
    Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu, nhân dân ta đã buộc phải cầm súng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ, nhân dân ta tràn đầy quyết tâm ?oThà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ?. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, sáng ngời chính nghĩa, tư tưởng Hồ Chí Minh với chính sách nhân đạo, kêu gọi đoàn kết, đại đoàn kết đã thức tỉnh mọi trái tim, khối óc con người. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến đã có nhiều binh sĩ trong quân đội Pháp phản chiến chạy sang hàng ngũ kháng chiến. Thôi thì đủ mọi sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, cấp bậc. Có người quay súng bắn vào đầu chỉ huy rồi sang hàng ngũ ta. Có anh em hàng binh sau khi đầu hàng, quay lại làm nhân mối dẫn bộ đội vào đánh chiếm cứ điểm. Có anh em vác hàng chục khẩu súng có cả súng máy về với hàng ngũ kháng chiến. Nhiều anh em để lại một phần xương máu, để lại sinh mạng nơi chiến trường. Như các chiến sĩ Việt Nam anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, các chiến sĩ quốc tế đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc thứ hai của mình. Trong lịch sử chiến tranh thế giới có lẽ chưa có hiện tượng nào kỳ lạ đến như thế!
    Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của Trung đoàn 66 nếu chúng ta không nhắc đến các anh em chiến sĩ quốc tế, thật là một điều khiếm khuyết.
    Các anh em hàng binh Âu-Phi tập trung nhiều ở cơ quan địch vận trong Ban chính trị trung đoàn: Jean Chapuis tên Việt là Giăng, người Pháp; Anton Vaise tên Việt là An, Verne tên Việt là Sơn, người Đức; Grant Wacht Wacht tên Việt là Cao, người An-giê-ri; Vincant tên Việt là Vinh, người Hung-ga-ri...
    Trực tiếp ở đơn vị chiến đấu có: Diego Glasia tên Việt là Nguyễn Văn Tảo, người Tây Ban Nha; Biali tên Việt là Bình, người Pháp.
    Các chiến sĩ quốc tế trung đoàn còn phải nhắc đến các chiến sĩ người Nhật Bản.
    Các anh Hoàng Văn Thi-Hồ Chí Trung-Tân Việt là những sĩ quan trong quân đội Nhật hoàng không chấp nhận sự đầu hàng quân đồng minh, chạy sang hàng ngũ của ta và trở thành những cán bộ chỉ huy tài giỏi. Các anh không ồn ào, sôi nổi như những hàng binh người Âu-Phi, ít nói, ít cười, ít cởi mở tâm sự, nhưng lại rất tôn trọng đồng đội, kính trọng nhân dân. Hầu như không ai biết tên thật, cấp bậc, chức vụ khi họ đảm nhiệm trong quân đội Thiên Hoàng. Nét mặt anh em lúc nào cũng suy tư trầm mặc. Hầu như nỗi nhớ cố quốc giằng xé tâm can họ.
    Anh Hoàng Văn Thi là đại đội trưởng đại đội 35 Lê Lợi. Trong trận Hồi Trung-một cứ điểm ven sông Đáy-Hoàng Văn Thi với tác phong linh hoạt dũng mãnh, gan dạ, đã dẫn đầu đơn vị xông lên trong ánh chớp chói lòa. Quả phóng bom DKZ vừa nổ đã thấy anh đứng trên nóc lô cốt vung gươm chỉ huy bộ đội chiếm lĩnh trận địa. Thanh gươm lóe lên, tên lính Pháp bị phạt ngang cổ nằm vắt trên tường thành lô cốt. Sau trận đánh, tôi gặp tên tù binh trung úy Banzet là sĩ quan mới tốt nghiệp trường Saintsyr ra chỉ huy đồn Hồi Trung. Nhìn thấy tôi hắn lắc đầu nói: ?oCác ông đánh nhanh quá. Vừa nghe tiếng nổ lớn, chưa kịp hoàn hồn đã thấy quân của các ông vào đầy trong đồn. Thanh gươm nào đó lóe lên trên đầu, tôi vội giơ tay hàng ngay. Tôi đã bị thương, chống lại vô ích?.
    Ít lâu sau Hoàng Văn Thi được đề bạt tiểu đoàn phó. Khi thành lập Đại đoàn 304 năm 1950 anh được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường quân chính đại đoàn.
    Còn Hồ Chí Trung là giáo viên lớp bổ túc cán bộ trung đội, người cao lớn, vạm vỡ. Anh là một giáo viên giỏi, động tác cơ bản như đâm lê, ném lựu đạn... đội ngũ rất chuẩn, mạnh mẽ. Anh làm thị phạm, động tác đâm lê, đất dưới chân anh rung chuyển. Ngày đó bộ đội ta còn bỡ ngỡ về đội ngũ, về những động tác cơ bản của người lính, chính những giáo viên này đóng góp không nhỏ bồi dưỡng tri thức quân sự cho bộ đội ta. Hồ Chí Trung cảm phục, tôn trọng Bác Hồ, anh xin được mang họ của Bác.
    Tân Việt là đại đội trưởng dã pháo 75mm nòng dài. Đây là súng mà ta lấy được trong những ngày quân đồng minh giải giáp quân đội Nhật Hoàng.
    Hành quân đi chiến dịch YA (Vụ Bản-Hòa Bình) một cuộc hành quân hiếm thấy của chiến tranh du kích thời bấy giờ, giữa thanh thiên bạch nhật trên quốc lộ 12 từ Nho Quan đi Phố Xấu, Chùa Hang lên Vụ Bản, các mũi tiến quân, xe pháo, người, ngựa, súng đạn được ngụy trang kín đi rầm rập trên đường.
    Hôm đó Tân Việt trông rất oai hùng. Quần áo ka-ki vàng, chân đi đôi ghệt bóng loáng. Khẩu pháo to như một con voi 6 con ngựa kéo lặc lè. Bánh xe sắt nghiến trên đường ken két. Đồng bào các bản ven đường gọi nhau ra xem súng to của bộ đội.
    Tôi đi bên cạnh Tân Việt, anh vỗ vào chiếc loa hình chữ S tôi vác trên vai. Anh hỏi: Súng gì đây? Biết anh không rành tiếng Việt, tôi vòng bàn tay lên miệng: ?oAlô, alô Tây hàng đi không sẽ chết?. Anh hiểu, gật đầu: ?oDôtô-dôtô? (tốt, tốt). Anh rủ tôi lên trận địa pháo, tôi nói: ?oTôi phải đi với xung kích. Đi với pháo binh cự ly quá xa không kêu gọi được binh lính địch phản chiến ra hàng?.
    Khi chia tay tôi, Tân Việt không quên mời tôi thuốc lá Su Su. Tôi cầm điếu thuốc nói lại câu tiếng Nhật anh mới dạy ?oAri-ga-tô cô ga y ma sư? (cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm). Anh cười và khen tôi: ?oGiỏi, giỏi lắm?. Mối tình Việt - Nhật
    Hà Xá-một làng quê rất đẹp. Những nếp nhà nhỏ xinh xinh rêu phong nằm nghiêng bóng xếp thành hàng trên sườn đồi soi bóng xuống dòng sông Đáy. Sau làng là bãi phẳng phủ đầy hoa sim tím. Chúng tôi đóng quân ở nhà dân cùng với Tân Việt. Căn nhà gỗ năm gian rộng, thoáng, lợp ngói ta, mùa hè ở trong nhà mát rượi. Cái sân gạch đỏ au, dẫn xuống bến tắm lát đá phiến. Cây si cổ thụ che bóng ngả dài ra gần nửa mặt sông. Sau những buổi đi tập về, chúng tôi thường xuống tắm dưới bóng cây si già. Chủ nhân ngôi nhà là ông bà cụ phúc hậu, hiền từ, thương yêu, quí mến bộ đội như con. Hai cụ hiếm hoi sinh hạ được hai cô con gái, cô em chừng mười tám đôi mươi, cô chị khoảng hai bốn, hai lăm tuổi. Cái làng nghề tầm tang, canh cửi, con gái thường rất đẹp. Các cô ít tiếp xúc với nắng gió nên nước da trắng mịn, má hồng, môi đỏ mọng, lưng ong, tóc đen nhánh dài chấm gót, mắt lúng liếng dao cau. Tân Việt nhìn hai chị em ra vào trong nhà mà lòng thấy xao xuyến ước ao. Anh thầm so sánh: Gái Việt Nam đẹp quá! Còn đẹp hơn cả các cô gái Nhật bên quê anh.
    Tân Việt cũng đã mạnh dạn, đánh tiếng ngỏ ý xin với hai cụ một trong hai cô, nhưng tất nhiên anh xin cô em. Trai làng vào bộ đội hoặc đi làm xa, ở làng không còn ai trong tầm ngắm của các cô. Con gái mà đã ở tuổi ngoài hai bốn, hai lăm mà còn ở nhà thì coi như ?oê sắc?. Hai cụ đôi lúc cũng đã thấy lo lo cho các con, nay tự nhiên lại có người ?ođánh tiếng? xin tháo gỡ nỗi lo của gia đình, thì còn hạnh phúc nào bằng. Được lời như cởi tấm lòng, chàng rể tương lai của hai cụ tuy là người ngoại quốc nhưng lại là lính của *****, một đại đội trưởng pháo binh cao ráo, đẹp trai. Hai cụ thấy ưng ý lắm, nhưng tôn trọng các con, cụ hỏi ý kiến: cô em chỉ cười e thẹn, trả lời: ?oDạ, cha mẹ đặt đâu chúng con xin ngồi đó?, nhưng thực ra thì ?otình trong như đã mặt ngoài còn e?...
    Thay cho các thủ tục báo hỷ, chạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu bằng một chõ xôi nếp sắn chấm muối vừng. Hai cụ mời bộ đội cùng liên hoan với gia đình và xin ấn định ngày thành hôn cho đôi trẻ.
    Hôm sau cả đơn vị xúm tay vào tổ chức đám cưới cho đại đội trưởng. Tân Việt rất vui, anh đi mời từng người đến dự cưới, nhưng với điều kiện phải hát bài ?oBao chiến sĩ anh hùng? và đập tay xuống bàn. Tiệc cưới của anh chị rất đơn giản, mấy bao thuốc lá Cẩm Thủy, đĩa lạc rang, đĩa sắn luộc, nước chè xanh, nhiều hơn cả là thuốc lá quấn (món tủ của bộ đội).
    Khách đến dự rất đông. Họ nhà gái là bà con làng xóm, đoàn thể Hội phụ nữ, Hội mẹ chiến sĩ... Họ nhà trai toàn là bộ đội, đồng chí cán bộ thay mặt cấp trên công nhận lễ cưới bằng lời chúc cô dâu, chú rể: Hạnh phúc, bách niên giai lão. Còn chúng tôi thực hiện yêu cầu của Tân Việt-hát rất to, đập tay xuống mặt bàn rầm rầm, đúng phong thái các chiến binh Nhật Bản.
    Khi hai họ ra về, Tân Việt dắt vợ ra đứng bên cổng, cúi rạp xuống chào mọi người, luôn miệng nói ?oArigatô! Arigatô cô ga y ma sư? theo đúng lễ giáo Nhật.
    Năm tháng qua đi, mãi đến năm 1958 tôi mới có dịp qua Hà Xá. Làng Hà Xá trước đây là vành đai trắng bảo vệ sông Đáy... hòa bình lập lại đã mấy năm rồi vẫn chưa được hồi phục. Căn nhà tôi với Tân Việt đóng quân năm xưa vẫn còn đó, nhưng cũ nát qua năm tháng chiến tranh. Hai cụ giờ cũng đã mất. Được bà con làng xóm cho biết, anh Tân Việt đã đưa vợ con về Nhật theo sự thỏa thuận của hai Chính phủ.
    Theo lời kể của ông Trần Kỳ
    (Nguyên cán bộ địch vận Trung đoàn)
    (ĐÀO BÁ VY ghi)
  3. chinhtrigia

    chinhtrigia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Đây là chiến thuật của QĐND VN
    viềcviv
    --- Gộp bài viết: 20/09/2015, Bài cũ từ: 20/09/2015 ---
    Bởi vì trung đoàn 66 của sư 304 là sư đoàn trung đoàn có tiếng nên việc lấy tiếng trung đoàn 66của 304 đặt cho trung đoàn 66 ở sư 10 làm cho vnch khiếp sợ lại càng sợ khi nghe tiếng trung đoàn 66 đánh vào làm rối rắm hoảng loạn tinh thần của địch.66 của sư 10 là lấy từ quân địa phương và hiện nay có tên là trung đoàn plêyme
    còn trung đoàn 66 của 304 là trung đoàn đông sơn hiện nay vẫn còn có hai trung đoàn này vẫn ở đội hình hai sư đoàn 10 và 304
    --- Gộp bài viết: 20/09/2015 ---
    Tất nhiên là còn nhiều đơn vị nữa cũng cùng số với nhau nhưng hoạt động và biên chế khác nhau thôi.
    --- Gộp bài viết: 20/09/2015 ---
    có tới 5 trung đoàn 174 trong các đv 4 trung đoàn 95 haivtrung đoàn 66 và còn rất nhiều đv khác. Nữa
  4. ttanh919

    ttanh919 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    148
    Trung đoàn 66 đánh Iađrăng là trung đoàn 66 F304 di chuyển vào Nam đánh Mỹ mà bác, ở ngoài Bắc tiếp tục xây dựng lại trung đoàn 66 dựa trên cán bộ khung còn giữ lại, cũng như sư đoàn 7 là F320A rồi ngoài bắc lại thành lập F320B.

    Thậm chí đến trung đoàn 88 Tu Vũ của F308 cũng vào Nam đóng quân ở Long An để đánh Mỹ, ngoài bắc lại tiếp tục tái lập trung đoàn 88 mới.
  5. sinbadvking

    sinbadvking Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2014
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    660
    Cái top này die lâu rồi thì cứ để cho nó die đi, đào xương cốt lên làm giề, mấy cụ mem cựu và chủ thớt cũng lâu lắm rồi ko ol nữa...
  6. Haicuhanh

    Haicuhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2014
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    4
    Haizzz ! Biết top này muộn quá, muốn hỏi bác Chiangsang vài câu, đã ib mà không thấy hồi âm. Có lẽ nào... ?
  7. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
  8. MafiaMichelHung

    MafiaMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    93
    vào mục hỏi đáp có người trả lời ngay chứ đâu nhất định phải mấy bác đó

Chia sẻ trang này