1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trung đoàn 66 Hai Râu

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi maseo, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ặc ặc ặc, kinh kinh kinh, bác chiangshan quả ko hổ danh, maseo những muốn vote cho bác nhưng chót vote từ lần trước mất rồi. Tuy nhiên cũng rút kinh nghiệm lần trước vote cho thông tin của bác trong topic về pháo ĐBP với đầy đủ tên tuổi địa chỉ lẫn nguồn "sách đã dẫn", thế mà hôm sau bác RW dẫn nguồn báo QĐND hẳn hoi hoá ra lại là ông khác địa chỉ khác, lần này maseo phải kiểm chứng lại thông tin của bác đôi tí .
    Thời điểm mấu chốt để kiểm chứng thông tin của bác là chiến dịch HCM, trung đoàn 66 sư 304 bắt sống Dương Văn Minh thì rõ rồi, còn trung đoàn 66 sư 10 khi đó ở đâu? Theo sách của bác thì nó là dự bị của sư 10, nhưng sư 10 khi đó chỉ có 2 trung đoàn là 24 và 28 tham chiến và đều gặp khó khăn bị thiệt hại nặng, phải dừng lại củng cố nhiều lần (95B bị cắt sang QĐ1 từ trước) mà thiện chiến như nó lại ko có mặt để tiếp viện thì thật kỳ quái.
    Trích bài viết "ĐƯỜNG VÀO THÀNH PHỐ KHÔNG PHẢI ĐI TRÊN THẢM" của thiếu tướng Hồ Đệ, nguyên tham mưu trưởng QĐ3 trên báo QĐND:
    "Sau khi các trung đoàn đánh tan quân địch ở Hậu Nghĩa, sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 24 tiến sâu vào nội đô, chuẩn bị đánh chiếm sân bay Tân Sơn nhất, Trung đoàn 28 tiến đánh Bộ tổng tham mưu ngụy. Trên cả hai hướng tiến công của hai trung đoàn đều bị địch ngăn chặn dữ dội. Chúng dùng cả bom hoá học, na-pan để chống trả làm cho Trung đoàn 24 bị ùn tắc tại khu vực Xưởng dệt Vi-ne-dex-cô. Tối 29-4, địch ở sân bay ra tăng cường phòng ngự tại ngã tư Bảy Hiền, làm cho trận đánh càng thêm ác liệt, nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đã bị thương vong, buộc trung đoàn phải dừng lại để củng cố.
    Sáng 30-4, trung đoàn nổ súng đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Mặc dù đã bị pháo binh ta giội lửa xuống khắp sân bay, nhưng bọn địch ở đây vẫn còn khá mạnh và chúng rất ngoan cố. Khi lực lượng của trung đoàn mở cửa đánh chiếm đầu cầu thì bị hoả lực địch ngăn chặn dày đặc. Ta phải củng cố, điều chỉnh lực lượng sau đó mới tiếp tục công kích được. Đến 10 giờ 30 phút, trận đánh mới tạm hoàn thành, ta hoàn toàn làm chủ sân bay vào lúc 13 giờ 30 phút. Riêng trên hướng này đã có 185 cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn hy sinh và bị thương. Ở hướng Trung đoàn 28, khi anh em cơ động đến ngã tư Quang Trung thì bị địch bắn cháy 2 xe tăng và 2 xe ô tô. Bọn địch lợi dụng các nhà cao tầng, ngõ phố để ngăn chặn ta quyết liệt, nhất là khi trung đoàn tiến đến cổng Bộ Tổng tham mưu ngụy. Trong đó, địch còn khá nhiều xe tăng, xe bọc thép, nên chúng đánh trả dữ dội. Chỉ đến khi ta diệt được gần hết số xe tăng trong khu vực thì chúng mới chịu buông súng bỏ chạy. Trận này, trung đoàn hy sinh 36 cán bộ, chiến sĩ, toàn sư đoàn và lực lượng phối thuộc thương vong hơn 400 cán bộ, chiến sĩ. Điều đó cho thấy việc tiến công giải phóng thành phố không phải là đi trên những ?ocon đường trải thảm? như một số người nhầm tưởng..."
    Tất nhiên đây ko phải thông tin trực tiếp phản bác thông tin của bác về việc có 2 trung đoàn 66, tuy nhiên lật ngược vấn đề, xem lại toàn bộ quá trình đánh nhau của 2 trung đoàn 66 này trong giai đoạn từ 65 đến 75 mà bác liệt kê rất chi tiết thì ko bao giờ chúng tác chiến cùng 1 lúc. Ngay trong năm 68, 66/304 đánh Khe Sanh thì 66/10 cũng biến mất. Năm 72 cả 2 đánh nhau liên tục mà vẫn ko trùng nhau lúc nào, thế mới tài.
    Vậy kính mong bác cùng các quý cao thủ giải đáp nốt mấy thắc mắc này của maseo chứ mấy quyển sách của QĐND viết về QĐND thời 80s thì maseo rất lấy làm ngờ, cứ nhìn hồi ký của các tướng tá viết thời đó so với hồi ký vẫn của các ông ấy viết bây giờ là thấy khác nhau rồi. Chỉ sợ mấy cuốn sách đó ko lừa được bọn ngụy mà lại lừa anh em ta ấy chứ
    Chào thân ái và quyết thắng!
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 08/05/2006
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nếu bác maseo thắc mắc thì nhà em giải thích luôn, đó là 2 người khác nhau. Trong bài của RW là Trần Đình Hùng của trung đoàn 57 bao vây Hồng Cúm, còn bài của nhà em là Vũ Văn Kiểm của trung đoàn 102 trên đồi C1 (xem "ĐBP điểm hẹn lịch sử").
    Chuyện 2 hay nhiều xạ thủ ĐKZ, trong chiến đấu có chung hành động là lót áo vào nòng súng, đặt lên vai bắn là điều quá bình thường. Chắc điều này nhà bác cũng hiểu.
    Từ năm 65-72 trung đoàn 66 Hai Râu không hề rời Tây Nguyên nên nhà em đã viết vắn tắt lại trong 1 câu là "chiến đấu liên tục ở Tây Nguyên" trước khi trở thành 1 đơn vị của sư 10.
    Còn "không bao giờ tác chiến cùng 1 lúc" thì kính thưa bác là lấy ngay ví dụ năm 1972, 66/304 chiến đấu liên tục ở Quảng Trị từ tháng 3 đến tháng 1-73, còn 66/10 thì liên tục đánh ở Tây Nguyên. Hay nhà bác nghĩ là 66/304 có phép thần thông, đang tấn công ở Quảng Trị suốt tháng 3 và 4, nó bay thẳng đến Tây Nguyên để đánh trận Đắc Tô-Tân Cảnh ngày 24-4-72, rồi ngay lập tức bay về Quảng Trị để kịp tham gia cắt đường 1 và giải phóng Quảng Trị ngày 1-5, rồi đang phòng thủ Quảng Trị thoắt cái nó lại bay vào Tây Nguyên để dự lễ thành lập sư 10, đánh mấy trận rồi lại bay ra Quảng Trị để tiếp tục phòng thủ. Hay là lấy ví dụ năm 75, thì 66/304 còn vĩ đại nữa. Sau khi tiến vào giải phóng Đà Nẵng ngày 28-3, nó bay ngay đến Tây Nguyên để ngày 29-3 và 1-4 tham gia tấn công lữ dù 3 ở đèo Phượng Hoàng, rồi sau khi thắng lợi nó lại bay về Đà Nẵng để tiến về Sài Gòn theo đường 1. Rồi năm 79 khi tấn công CPC, đầu tiên nó theo QĐ3 từ Tây Nguyên tràn vào phía bắc CPC, rồi lại bay về An Giang để theo QĐ2 tiến công dọc theo bờ biển CPC. Có phải ý nhà bác là thế phải không ạ ? Thế thì trung đoàn này đáng phong 30 lần anh hùng ấy chứ.
    Nhà bác vẫn nghi ngờ thì xem hộ nhà em cái đoạn sư 304B được thành lập với ạ.
  3. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Trung đoàn 95B bỏ xung cho quân đoàn 4 là của sư đoàn 325 - Quân đoàn 2. Trung đoàn này được bổ xung sau cùng cho chiến dịch Tây Nguyên. Trung đoàn 95A của sư đoàn 10 tách ra thành trung đoàn độc lập từ năm 1973.
    Sư đoàn 325 chỉ còn 2 trung đoàn 18 và 101 đánh Huế và Đà Nẵng nên vào chiến dịch HCM tôi đọc thấy có thêm 1 trung đoàn 64. Cái này chắc bác nhầm.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trung đoàn 64 thuộc sư 320A QĐ3.
    Sư 325 QĐ2 trong chiến dịch HCM có 3 trung đoàn bộ binh là 18, 46 và 101.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hề hề, thưa các bác đặc biệt là bác chiangshan, maseo vừa tìm được 1 chứng cứ thuyết phục về vụ có 2 trung đoàn 66, tất nhiên ko phải từ nguồn QDNDVN là thời điểm tháng 8/74. Khi đó 66/304 đánh Thường Đức như tài liệu của bác chiangshan, trận này khó có thể nói là ta thắng vì 66/304 đánh cao điểm 1062 ko thành công, thiệt hại lớn nhưng VNCH cũng phải công nhận họ cũng mất 1 lượng đáng kể lính vào loại thiện chiến bậc nhất, tạo điều kiện cho chiến thắng sau này. Tuy nhiên đây ko phải là trung đoàn 66 Hai Râu mà tôi muốn nói tới dù nó có cùng gốc từ 66/304 thành lập từ 1950. Việc 1 sư đoàn kỳ cựu như 304 bị mất phiên hiệu, phải thành lập lại vào năm 1965 quả thật là điều khó hiểu, cao thủ nào biết giải thíc giúp ngắn gọn để khỏi loãng, nếu ko có lẽ phải mở topic khác bàn luận.
    66/10 tức 66 Hai Râu thời điểm này đánh Măng Buk sau khi hạ được Đăk Pét từ tháng 5 theo tài liệu của bác chiangshan, đánh chỉ 1 ngày 19/8/74 là nhổ xong 1 vị trí đã bị các đơn vị khác đánh suốt từ tháng 7 mà ko được. Giỏi chưa Đây chính là tiền đề để trung đoàn 24/10 hạ nốt Măng Đen ngay sau đó, tức là loại hoàn toàn chuỗi cứ điểm cắm sâu vào khu vực đường Trường Sơn gần Kontum. Cả 3 trận đánh này đều là thắng lớn, tràn ngập vị trí VNCH, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân đối phương, sau đó VNCH ko phản kích chiếm lại được.
    Như vậy việc tranh cãi về vụ có mấy trung đoàn 66 đã kết thúc, từ đây maseo sẽ chỉ tập trung vào trung đoàn 66 Hai Râu, ông sinh sau đẻ muộn kia bỏ qua, mong được các bác ủng hộ.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trong KCCM, các sư đoàn miền Bắc thường chuyển một phần hoặc toàn bộ sư đoàn vào miền Nam, để lại miền Bắc một khung cán bộ. Dựa vào khung cán bộ để lại, người ta thành lập 1 đơn vị mới ở miền Bắc, đơn vị này hoặc mang luôn phiên hiệu của đơn vị vào Nam, hoặc mang thêm 1 chữ cái A, B, C....
    Trong khi đó, sư đoàn vào Nam tuỳ nhiệm vụ, hoặc sẽ được xé lé thành các trung đoàn độc lập để tăng cường cho các chiến trường, ví dụ sư 304, 325 năm 1965 (coi như mất phiên hiệu), hoặc đổi tên thành sư đoàn mới, ví dụ sư 7 thực chất là sư 312 đổi tên. Đó là lí do vì sao có rất nhiều trung đoàn, sư đoàn mang cùng phiên hiệu.
    Kỉ lục là sư 325, sư đoàn này đã thành lập-giải thể-tái lập rất nhiều lần, từ 325A, 325B, 325C. Đến 325D mới được lại và sau này trở thành 325.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Cũng chưa chắc, cách giải thíc kiểu bác thì đơn giản nhất rồi, nếu chỉ có thế thì tôi hỏi làm gì. Chỉ tại tôi search google ra thông tin về lễ kỷ niệm ngày thành lập sư đoàn mới đây của 304 thì hóa ra nó lấy năm thành lập là 1965 chứ ko phải 1950, tức nó ko tự coi mình là kẻ thừa kế phiên hiệu của 304/1950. Như cái 325 của bác nó vẫn giữ ngày thành lập là 11/03/1951, thời điểm thành lập 325 đầu tiên đấy chứ. Ko hiểu vụ con ko nhận bố này có liên quan gì đến bác Trần Độ nhà ta ko
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chỉ tại tôi search google ra thông tin về lễ kỷ niệm ngày thành lập sư đoàn mới đây của 304 thì hóa ra nó lấy năm thành lập là 1965 chứ ko phải 1950, tức nó ko tự coi mình là kẻ thừa kế phiên hiệu của 304/1950 => Cho xin cái link đê! Chứ nói thế này, ai tin nổi nhẩy?
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hề hề, bác maseo đừng có suy luận quá, cụ Trần Độ là ở 312 chứ không phải 304 đâu ạ
    u?c chiangshan s?a vo 21:41 ngy 09/05/2006
  10. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều trường hợp khó hiểu lắm , nhiều khi sư đoàn bị đổi tên mà không rõ nguyên nhân (không bị thiệt hại nặng, xé lẻ để tạo khung cho sư mới...) ví dụ sư đoàn 2 khi đánh ở đường 9 năm 71 thì vẫn là sư đoàn 2, quay vào trong lại là sư 711 sau này cho đến bây giờ vẫn là sư đoàn 2, tập lịch sử sư 2 vẫn xem thời gian sư 2 đổi thành 711 là sư 2. Tổn thất của sư 2 trong trận đường 9 không lớn.
    Có một khả năng tương đối cao: đây là biện pháp nghi binh, một trung đoàn hoặc vài tiểu đoàn ở nguyên vị trí cũ giữ nguyên phiên hiệu, tần số, mật danh liên lạc. Phần lớn sư đoàn chuẩn bị trận đánh lớn mang phiên hiệu mới để tạo yếu tố bất ngờ, tình báo VNCH lầm tưởng quân GP có thêm 1 sư đoàn...
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 10/05/2006

Chia sẻ trang này