1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trung đoàn 66 Hai Râu

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi maseo, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    MĂNG BUK
    Nằm trên một đỉnh đồi cao độ khoảng 1,200 mét nhìn xuống sông Dak Nghe, Măng Buk nằm sát biên giới với tỉnh Quảng Ngãi của Quân Khu 1, cách thị xã Kontum khoảng trên 50 km về phía bắc và cách Plateau Gi (Chương Nghĩa) khoảng 30 km. Căn cứ này nằm sâu trong khu vực rừng núi, không có đường bộ liên lạc với thị xã Kontum, lại gần một đường liên lạc tiếp tế của Cộng Sản Bắc Việt giữa Kontum với Quảng Ngãi và Bình Định, do hai đại đội Ðịa Phương Quân và hai trung đội Nghĩa Quân trú đóng.
    Hỏa lực yểm trợ của căn cứ chỉ có hai đại bác không giật 106 ly và hai súng cối 81 ly. Sau khi Dak Pek bị mất, Trung Tá Mai Xuân Hậu, tỉnh trưởng Kontum, đoán biết được mối hiểm nguy đang chờ đợi ở Măng Buk, ra lệnh di tản dân cư sống trong khu vực vào tháng Sáu. Khi Bắc quân bắt đầu phong tỏa căn cứ vào ngày 25 tháng 7, chỉ còn khoảng 800 dân thiểu số còn ở lại.
    Từ 25 tháng 7 đến 4 tháng 8 quân Bắc Việt bắn 3,000 hỏa tiển 107 ly và đạn cối 82 ly vào căn cứ, các đợt tấn công của đơn vị Cộng Sản địa phương thuộc tỉnh Kontum bị đẩy lui, để lại 55 xác. Tình hình chiến sự lắng dịu sau đó cho đến ngày 19 tháng 8 khi hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 66 thuộc Sư Đoàn 10 Cộng Sản Bắc Việt được pháo binh yểm trợ tràn ngập căn cứ.
    Một lần nữa thời tiết xấu khiến các hoạt động không yểm không thực hiện được trong khi căn cứ nằm ngoài tầm yểm trợ pháo binh. Những người lính sống sót mở đường máu tìm về Chương Nghĩa, cứ điểm cuối cùng còn nằm trong tay Nam quân trong tỉnh Kontum.
    [​IMG]
    Maseo: cũng xin nói thêm với các bác là Chương Nghĩa hay Plateau Gi chính là tên gọi Măng Đen của VNCH. Cứ điểm này ngay sau đó bị trung đoàn 28 cũng thuộc sư 10 tấn công:
    (trích) Ngày 30 tháng 9/1974 Trung Đoàn 28 CSBV bắt đầu tấn công Chương Nghĩa. Hai đại bác 105 ly không thể yểm trợ hữu hiệu các vị trí tiền đồn rải rác trên 3 vòng đai phòng thủ nên các vị trí này lần lượt lọt vào tay quân Bắc Việt. Tướng Nguyễn Văn Toàn ra lệnh cho hai đại bác 175 ly của Tiểu Đoàn 102 Pháo Binh Cơ động từ Kontum di chuyển vào tầm bắn yểm trợ cho Chương Nghĩa nhưng do đường xấu nên tiến rất chậm.
    Maseo: Quân VNCH rút về từ Măng Buk, quân đồn trú tại Măng Đen, quân tiếp viện trong quá trình đánh nhau có kết quả như sau:
    (trích) Ngày 3 tháng 10 Bắc quân pháo tập trung vào Bộ Chỉ Huy Chi Khu cũng như Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 254 Ðịa Phương Quân với trên 1,000 đạn pháo trước khi Trung Đoàn 28 tràn ngập Chương Nghĩa. Chỉ có một số ít quân nhân VNCH thoát được. Bắc quân bắt sống 168 người, bao gồm toàn bộ bộ chỉ huy chi khu cũng như Tiểu Đoàn 254 Ðịa Phương Quân.
    Bài sau Maseo sẽ post tiếp về trận đánh ngay trước trận này, Đăk Pét, cho đủ bộ 3 trận đánh của chiến dịch. Mọi ý kiến phản hồi đều được hoan ngênh.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ông Thoại này kể về ông An có mấy đoạn cũng hay.

    Đến ngày 17-11-1965, trên thông báo B52 sẽ ném bom. Vừa nhận được tin, thì chúng rải bom vào đội hình. Tiếp đó lại được tin, chiều chúng sẽ ném bom khu vực cũ. Chúng tôi được lệnh rời sang sở chỉ huy dự bị. Khi toàn thể mọi người đi được 1km thì chúng lù lù tới ném bom tiếp. Nghe tiếng rú của bom, tất cả chúng tôi đều nhảy xuống nằm bẹp bên lề đường, bom nổ khá gần, đất cát bốc lên mù mịt một góc trời. Tôi ngửng mặt lên nhìn thì thấy anh Nguyễn Hữu An không những đứng mà còn giương máy ảnh chụp cánh B52 cắt bom. Lúc đó, chúng tôi xấu hổ quá bởi vì mình thì nằm xuống mà thủ trưởng của mình thì đứng chụp ảnh. Tôi và một số anh khác lại gần anh thì tốp B52 thứ hai tới, chắc mẩm chết ''trăm phần trăm'', nhưng may nó lại ném xa đi khỏi hướng chúng tôi, rồi tiếp tốp thứ ba xa hơn nữa. Sau này có người bảo anh An cũng là ''anh hùng cá nhân''. Biết chuyện ấy, anh tâm sự với tôi: ?oAi nói kệ họ, mình không nằm xuống vì có hai lý do: thứ nhất chúng mình đã thoát ly công sự, nó ném bom kiểu rải thảm, đứng hay nằm, bị trúng là chết thôi; thứ hai nghe tiếng đồn B52 rất ghê, nay bị đánh lần đầu, mà Tư lệnh đã rúc đầu xuống thì tiếng vang khắp mặt trận, anh em chả ai xông lên nữa đâu. Vì trách nhiệm chính trị mà mình đứng nhìn nó thôi, chứ ai mà chả muốn sống, tớ cũng vợ đẹp, con khôn như cậu''

    ...

    Tôi lại hỏi anh:
    - Vừa rồi, cấp trên thì thúc đánh để phối hợp chiến trường, toàn bộ Thường vụ quyết nghị diệt một bộ phận trung đoàn 44 ngụy, toàn bộ cơ quan tham mưu nhất trí đánh, riêng anh thì rút bỏ để đón Mỹ. Song nếu sai là ''xôi hỏng, bỏng không'', tội không nhỏ, anh không sợ à?
    Anh trả lời: Làm quân nhân ai lại không sợ lệnh trên, ''quân lệnh như sơn'' mà. Thế nhưng cậu đừng quên, tướng ngoài biên ải có quyền hành động. Nhưng nói thật với cậu, cái tớ sợ nhất là nước mắt của những bà mẹ mất con. Cậu có 2 con trai và tớ cũng có 2 con trai. Khi chúng lớn lên mà chúng mình chưa xong nhiệm vụ, chúng nó phải ra trận. Lúc đó mà lại trao cho những thằng chỉ huy háo danh, dốt, nướng quân thì đau xót lắm. Các thứ đều có thể sửa chữa được, nhưng nước mắt của những bà mẹ mất con là sợ nhất.

    http://www.quandoinhandan.org.vn/60nam/So5/526.htm
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 19:30 ngày 12/05/2006
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    DAK PEK
    [​IMG]
    Đầu năm 1974 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn duy trì 3 cứ điểm nằm sâu trong khu vực rừng núi do Cộng Sản Bắc Việt hoàn toàn kiểm soát ở phía bắc và đông bắc thị xã Kontum là Dak Pek, Mang Buk và Plateau Gi (phía Việt Nam Cộng Hòa gọi là Chương Nghĩa trong khi Cộng Sản Bắc Việt gọi là Măng Đen). Nguyên là các trại dân sự chiến đấu của người thiểu số do Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ thành lập, huấn luyện và chỉ huy, các căn cứ này hoàn toàn bị cô lập và tùy thuộc vào các hoạt động tiếp tế bằng đường hàng không.
    Nằm dọc theo Quốc Lộ 14 gần biên giới Việt-Lào và tỉnh Quảng Tín của Quân Khu 1, trại Dak Pek cách thị xã Kontum khoảng 80 km theo đường chim bay do Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân với 360 binh sĩ và 10 trung đội Nghĩa Quân (NQ) với khoảng 300 lính bảo vệ khoảng 3,200 dân sắc tộc thiểu số sống chung quanh trại. Căn cứ được thiết lập vào tháng Tư năm 1962 trên một đỉnh đồi khống chế Quốc Lộ 14 và sông Dak Poko chảy quanh qua khu vực với một hệ thống phòng thủ khá vững chắc với các vị trí tiền đồn trên những ngọn đồi lân cận, dể phân tán trước pháo binh tập trung của địch.
    Khi trại dân sự chiến đấu Dak Pek được chuyển giao từ Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ sang cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng 11/1970, Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng được hình thành và sau khi binh chủng Biệt Ðộng Quân được tái tổ chức vào cuối năm 1973 thì Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng trở thành Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân của Liên Đoàn 22 Biệt Ðộng Quân cùng với Tiểu Đoàn 62 Biệt Ðộng Quân (Polei Kleng) và Tiểu Đoàn 95 Biệt Ðộng Quân (Ben Het).
    [​IMG]
    Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân vẫn trú đóng tại Dak Pek trong khi hai tiểu đoàn còn lại cơ động theo nhu cầu chiến trường ở khu vực Kontum, Pleiku và Phú Yên sau khi Polei Kleng và Ben Het bị rút bỏ. Do vị trí vô cùng hiểm yếu, Dak Pek cũng là nơi những sĩ quan chỉ huy mới của Biệt Ðộng Quân được đưa lên để huấn luyện về khả năng trinh sát và viễn thám. Từ sau ngày ngưng bắn, phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ kiểm soát được Quốc Lộ 14 từ thị xã Kontum lên đến Võ Định. Từ đây chạy dài lên cho đến Thượng Đức, Quốc Lộ 14 hoàn toàn do Bắc quân kiểm soát trừ cứ điểm Dakto và Dak Pek.
    Sau khi đã xây dựng đoạn đầu của con đường chiến lược mới Đông Trường Sơn từ Khe Sanh qua thung lũng A Shau nối xuống Quốc Lộ 14 ở Bến Giàng phía tây Thượng Đức trong tỉnh Quảng Nam, giai đoạn kế của công binh Cộng Sản Bắc Việt là mở rộng và tu bổ Quốc Lộ 14 bị bỏ hoang trong chiến tranh từ đây xuống đến Dakto trước khi bọc vòng về phía tây dọc theo biên giới Cam Bốt xuống thung lũng Plei Trap và căn cứ tiếp vận lớn Đức Cơ đang được xây dựng do Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn kiểm soát Dakto và Quốc Lộ 14 từ Võ Định ở phía bắc thị xã Kontum xuống tận ngã ba Tuy Đức trong tỉnh Quảng Đức.
    Cứ điểm Dak Pek do đó phải bị loại bỏ để có thể khai thông đoạn đường Đông Trường Sơn qua khu vực này. Sau khi các căn cứ lân cận như Ben Het, Dak Seang, Ba Tơ lần lượt lọt vào tay Bắc quân, Dak Pek bị cô lập hoàn toàn và sự sống còn chỉ còn là vấn đề thời gian, lâu hay mau.
    Trong một trận đụng độ ở gần Dak Pek ngày 27 tháng 4/1974, Biệt Ðộng Quân tịch thu một tài liệu tiết lộ ý định tấn công Dak Pek của Bắc quân. Đầu tháng Năm 1974 các cuộc tuần tiễu của Biệt Ðộng Quân khám phá sự hiện diện của chủ lực Bắc quân và một kho đạn đại bác 105 ly (tịch thu được của VNCH) trong cuộc tổng tấn công Xuân-Hè 1972. Thiếu Tá Vũ Ngọc Di, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân xin tăng viện vũ khí, đạn dược, thuốc men và thực phẩm để chuẩn bị kháng cự vì Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 cũng không thể giúp đỡ gì thêm. Khi này Liên Đoàn 22 với Tiểu Đoàn 62 và 95 Biệt Ðộng Quân đang hoạt động trong khu vực Kon Sơ Lu ở đông bắc thị xã Kontum và sắp sửa di chuyển về khu vực Plei Lang Ba ở phía tây Pleiku.
    Ngoài việc sử dụng Trung Đoàn 66 của Sư Đoàn 10, Mặt Trận B-3 của Cộng Sản Bắc Việt còn được tăng cường Trung Đoàn 29 của Sư Đoàn 324B được cơ giới qua 120 km của đường Đông Trường Sơn từ thung lũng A Shau trong tỉnh Thừa Thiên xuống tham gia chiến dịch Dak Pek.
    Đầu tháng Năm các cuộc tuần tiễu của Biệt Ðộng Quân bắt đầu gia tăng đụng độ với các toán tiền phương Bắc Việt. Sau một trận địa pháo dữ dội mở màn, hai trung đoàn Cộng Sản tấn công Dak Pek vào ngày 12 tháng 5. Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân kháng cự dữ dội cho đến ngày 16 tháng 5 khi Bắc quân gia tăng cường độ pháo tập trung và dùng chiến xa yểm trợ tấn công, tuyến phòng thủ căn cứ ngày càng thu hẹp lại. Thiếu Tá Di duy trì liên lạc thường xuyên với Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, bay 70 phi vụ yểm trợ trong ngày 16 tháng 5 trước hỏa lực phòng không ác liệt của quân Bắc Việt. Không Quân bắn cháy một chiến xa trong nỗ lực cứu nguy cho Biệt Ðộng Quân.
    Mặc dầu Thiếu Tá Di có mật lệnh mở đường máu rút lui về Mang Buk, cứ điểm gần nhất của Việt Nam Cộng Hòa cách Dak Pek khoảng 60 km về hướng đông nam nếu đối diện tình trạng nguy kịch, vòng dây của Trung Đoàn 29 và 66 xiết chặt dần chung quanh căn cứ. Trưa ngày 16 tháng 5 căn cứ thất thủ sau khi bị tràn ngập và nhận trên 7,000 đạn pháo từ nửa đêm trước, các công sự chiến đấu và giao thông hào đều sụp đổ. Con đường Đông Trường Sơn do đó đã thông suốt từ Khe Sanh xuống đến Đức Cơ, nối liền hai căn cứ tiếp vận lớn của Cộng Sản Bắc Việt mới được xây dựng sau ngày ngưng bắn.
    Cuối tháng 11 năm 1974, như một phép lạ 14 binh sĩ Biệt Ðộng Quân sống sót bị bắt làm tù binh vượt ngục trong khu vực rừng núi tìm về đến phòng tuyến Biệt Ðộng Quân ở đông bắc thị xã Pleiku. Theo những người lính may mắn này, toàn bộ những người lính sống sót của Tiểu Đoàn 88 Biệt Ðộng Quân và các đơn vị Nghĩa Quân, tổng cộng 403 người đều bị bắt, gồm cả Thiếu Tá Di và tiểu đoàn phó.
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Maseo: Đây là diễn biến "chiến thắng Đakto" hết sức nổi tiếng của Liên đoàn 2 Biệt động quân (đơn vị tương đương cấp trung đoàn) trong 1 chiến dịch nhằm mục đích tiêu diệt Trung đoàn 66 Hai Râu, có cố vấn Mẽo đi kèm, pháo Mẽo và máy bay Mẽo yểm hộ. Kết quả là bị đánh đến mức phải hủy cả trang bị nặng để chuồn, thậm chí phát hiện chỉ huy sở đối phương lại ko dám đánh mà định bí mật luồn qua để thoát thân. Để rộng đường dư luận, Maseo post nguyên văn nên có nhiều chỗ ko hợp tai lắm, nhất là về thương vong của trung đoàn 66, tuy nhiên vì Liên đoàn 2BĐQ oai hùng chạy chối chết nên độ tin cậy của số liệu "body count" các bác tự hiểu . Và đây... xin giới thiệu:
    Liên-đoàn 2 BĐQ với ba tiểu-đoàn 11, 22, và 23 là đơn-vị trừ bị chiến thuật cho QĐ II / QK II. Đơn vị này đã tham-dự nhiều trận đánh ác-liệt, nổi tiếng trên vùng cao nguyên như Ben-Het, Dak-Seang, Đức-Cơ, Plei-Me... Họ đã đem lại nhiều chiến-công cho QĐ II, cho QL/VNCH và làm vẻ-vang cho binh-chủng Biệt-động-quân. Câu chuyện sau đây xẩy ra vào khoảng giữa tháng 5 năm 1969, khi các tiểu-đoàn BĐQ thuộc LĐ 2 hành-quân trong khu vực Dakto nhằm mục đích tiêu-diệt quân của trung-đoàn 66 Cộng-sản Bắc-Việt đang hoạt động trong vùng rừng núi Dakto thuộc tỉnh Kontum.
    Cuộc hành quân bắt đầu từ ngày 12 tháng 5 với hai tiểu đoàn 22 và 23. Đoàn quân-xa chở TĐ 22 bị phục-kích ở phía bắc Diên-Bình, tuy nhiên các binh sĩ BĐQ phản ứng nhanh chóng phá vỡ cuộc phục kích của địch. Theo lời đại-úy Ramon Ẹ Moreland cố-vấn trưởng tiểu-đoàn "Tụi nó (CSBV) khai hỏa quá sớm, do đó chúng tôi kịp thời nhẩy ra khỏi xe và đánh trở lại".
    Sau trận phục kích thất bại, trong những ngày kế tiếp, hai tiểu-đoàn 22 và 23 Biệt-động-quân quần thảo với quân CSBV trong vùng rừng núi của miền cao nguyên, tiến chiếm từng ngọn đồi và hướng mũi tiến quân về hướng tây cho đến khi tới đồi 882 (cao độ), nằm cách Dakto chừng 15 cây số về hướng tây nam. Vào ngày 25 tháng 5 năm 1969, tiểu-đoàn 11/BĐQ vào trận điạ thay thế cho TĐ 22/BĐQ được đưa về hậu-cứ ở Plei-Ku nghỉ dưỡng sức (tiểu-đoàn 22 đụng nặng trong hai ngày trước đây 23 và 24). Khi TĐ 11/BĐQ được trực thăng vận xuống đỉnh đồi 882, lập tức các binh-sĩ BĐQ di-chuyển xuống các sườn đồi thiết-lập vị-trí chiến-đấu, bộ quân phục ngụy trang làm họ biến mất trong cánh rừng rậm của miền cao nguyên, còn BCH/TĐ nằm lại trên đỉnh đồi.
    Chiều ngày 25, một trung đội tiền-phương bắt đầu chạm địch, BCH/TĐ được báo cáo là địch khai hỏa từ rặng núi ở phía đông của ngọn đồi chính (882-Cao-độ). Đại-úy Hồ-khắc-Đàm TĐT/TĐ/11BĐQ ra lệnh cho hai đại đội phát xuất từ hai sườn bắc và nam của đồi 882 lùng địch. Sau khi nhận được báo cáo của trung-úy Vương-mộng-Long đại-đội trưởng đại đội ở hướng nam, vị tiểu-đoàn-trưởng ra lệnh tấn công. Trung-úy Long và binh sĩ thuộc cấp gắn lưỡi lê rồi hò-hét xung-phong, địch quân hoảng sợ bỏ chạy ngược lên đỉnh đồi vòng sang phía bắc rơi vào tay các binh-sĩ BĐQ đang chờ sẵn. Số CSBV sống sót tẩu thoát về hướng đông bắc. Cuộc chạm súng kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ, các phản lực cơ F-4 được cố-vấn Hoa-Kỳ gọi đến thanh toán những tên địch chạy thoát. Sau đó đại-úy Đàm gọi các đại đội quay trở về lập tuyến phòng thủ đêm.
    Đêm 25 trên đồi 882 tương đối yên, địch quân chỉ pháo kích lẻ tẻ bằng đạn súng cối. Sáng sớm hôm sau, các cánh quân TĐ 11 bung rộng ra thu dọn chiến trường, đếm xác địch và thâu nhặt vũ khí, sau đó tiến quân về hướng đông và một lần nữa chạm địch. "Quân CSBV núp sau các công sự phòng thủ bao vây tụi tôi", trung-sĩ nhất Terry K. Walker cố vấn về vũ khí nặng kể lại. Địch quân bám sát, do đó không thể gọi phản lực (Spooky), BĐQ xin trực thăng võ trang yểm trợ (Cobra) rồi tiếp tục tấn công. Trận đụng độ kéo dài 5 tiếng đồng hồ, sau khi quân CSBV rút đi, các binh sĩ TĐ 11/BĐQ đếm được 262 xác địch bỏ lại cùng tịch thu vô số vũ-khí đủ loại.
    Các thương binh BĐQ được đồng đội cáng (dìu) di chuyển ngược trở lại trên đỉnh đồi 882 chờ trực thăng di tản đến từ căn cứ hỏa lực 6 nằm cách bãi chiến trường vào khoảng 4 cây số về hướng đông. Để trả thù cho những thiệt hại trong hai ngày qua, quân CSBV pháo kích hàng loạt lên đỉnh đồi 882 nơi đặt bộ-chỉ-huy TĐ 11, đồng thời ngăn cản trực thăng đến di tản thương binh BĐQ. Cho đến ngày 28, lợi dụng mức độ pháo kích lắng xuống, các trực thăng đáp xuống khẩn cấp, đem theo đạn-dược, đồ tiếp liệu và di tản thương binh. Mỗi lần một trực thăng từ căn cứ hỏa lực 6 hạ cánh xuống bãi đáp, trung-tá John S. Daniels cố-vấn trưởng Liên-đoàn 2 Biệt-động-quân lúc nào cũng hiện diện để thúc đẩy viên phi-công trực thăng. William T. Veal thuộc đại-đội 189 trực thăng tấn công kể lại rằng, khi nhìn về phiá sau thấy trung-tá Daniels khai-hỏa khẩu M-16 của ông ta mỗi khi trực thăng xuống thấp, sau đó nhanh nhẹn nhẩy ra bỏ đồ tiếp liệu xuống rồi phụ giúp đem các thương binh BĐQ lên tầu. Mặc dầu địch vẫn còn pháo kích lên đồi 882 nhưng trung-tá Daniels và viên phi-công can-đảm vẫn tiếp tục trở lại để di tản hết các thương binh.
    Chiều 29 tháng 5, với hai cánh quân của TĐ 23/BĐQ đi kèm hai bên, TĐ 11 ở giữa, Biệt-động-quân di chuyển trục tiến quân về hướng tây bắc nhằm mục đích lùa quân CSBV về phía tuyến án-ngữ của hai đơn-vị Bộ-Binh. Trời mưa làm cho các sườn đồi rất trơn, binh-sĩ BĐQ với ba-lô nặng chĩu trên vai phải nắm cành cây mà đi từng bước, có người trợt chân tuột xuống chân đồi phải bò lên trở lại. Vượt đồi 843 dốc đứng gần như sáu mươi độ, khi lên được đỉnh đồi binh sĩ nghỉ ngơi lấy lại sức, đường đi xuống còn gay-go hơn nữa, phải giữ gìn súng đạn cho cẩn thận không được để dính bùn khi bị ngã.
    Khi Biệt-động-quân vượt qua rặng núi phía bắc đồi 843, địch quân tấn công chừng tiếng đồng hồ, sau đó tiếp tục bắn quấy rối suốt đêm nhằm giảm sức chiến đấu của binh sĩ BĐQ sau một ngày băng rừng vượt núi. Đến trưa hai tiểu-đoàn BĐQ tiếp tục lên đường, khi đơn vị tiền phương của TĐ 11 di chuyển được một quãng ngắn, địch quân bố-trí từ phía sườn núi bên phải khai hỏa dữ dội. Phi-pháo yểm trợ không hiệu qủa vì rừng quá rậm và địch quân đục núi thiết lập công-sự chiến đấu kiên-cố. Đến 5 giờ 30 chiều, Biệt động quân vẫn kẹt cứng không lên được, đại-úy Vũ-đức-Chiêu TĐT/TĐ/23/BĐQ dẫn một toán quân lên đánh các vị-trí then chốt của địch. Kết qủa địch bỏ chạy và hai tiểu-đoàn BĐQ tiếp tục tiến quân.
    Để tránh bị địch theo dõi, các đơn-vị BĐQ được lệnh di chuyển cách xa nhau. Vì đồi núi trùng điệp, sườn dốc trơn-trợt, hai tiểu đoàn BĐQ càng ngày càng cách xa nhau đến vài trăm thước, cả hai cùng hướng về phía tây bắc nơi có các đơn-vị bộ-binh VNCH chờ sẵn. Toán tiền-sát-viên (đề-lô) pháo-binh thuộc pháo-đội B, 6/84th Pháo-binh Hoa-Kỳ do trung-úy Robert H. Putman Jr. chỉ-huy bị lạc cùng với 12 BĐQ chừng một giờ sau họ gặp và đi theo cánh quân tiểu-đoàn 11. Tiểu đoàn này bỗng dưng có thêm 6 tiền sát viên Hoa-Kỳ, 3 của tiểu-đoàn 23 vẫn tiến quân đều đặn cho đến 2 giờ sáng ngày 31. Đại-úy Nguyễn-Lạng tiểu-đoàn phó kể lại "Chúng tôi đang di chuyển dọc theo một con suối nhỏ, khi đi ngang qua một gò đất cao trông thấy ba cần ang-ten (antenna), chúng tôi biết ngay là bộ-chỉ-huy Bắc quân cấp tiểu đoàn và phải di chuyển khỏi khu vực đó ngay tức khắc". Vị TĐT đại-úy Đàm kể lại những giây phút căng-thẳng như sau "Tôi quyết định không cho nổ súng, chúng tôi còn kẹt phải mang theo thương binh. Cá nhân tôi còn chút nữa bị bắt sống, chúng tôi di chuyển ngang qua BCH của địch một cách êm thấm, trong lúc địch ở cả hai bên, có đứa nắm tay hỏi tôi là ai? Tôi trả lời vắn tắt "Bạn... buông tay tôi ra!". Trung sĩ Walker nói thêm "Tụi tôi phải đi nhón gót nhẹ nhàng cho đến khi qua khỏi". Tiểu đoàn 11 BĐQ di chuyển ra khỏi lòng địch khỏang 500 thước lẩn vào rừng cây rồi thiết lập vị trí đóng quân đêm.
    Trong khi đó, tiểu-đoàn 23 di chuyển cách TĐ 11 vài trăm thước về hướng tây lọt vào bộ-chỉ-huy của địch cấp trung-đoàn. Đại-úy Chiêu nói rằng "BCH quân CSBV nằm trong một thung lũng, có nhiều poncho, chảo lớn để nấu ăn, ăng-ten, dây điện thoại...". Khi bị địch phát giác, các binh sĩ Biệt-động quân ném lựu-đạn vào hầm trú ẩn, công sự phòng thủ rồi nhẩy vào đánh cận chiến bằng lưỡi lệ Một trận đánh đẫm máu xẩy ra ngay trong lòng bộ-chỉ-huy trung-đoàn CSBV, BĐQ vừa chiến-đấu vừa cố gắng rút về phía có đơn-vị bạn (hai TĐ bộ-binh đang nằm tuyến án ngữ). Sau khi ra khỏi BCH trung-đoàn CSBV, đại-úy Chiêu ra lệnh cho các binh-sĩ tiếp tục di chuyển đề-phòng bị địch truy-kích và phải đem theo nhiều thương binh. Họ đi suốt đêm, leo đồi, vượt suối về đến nơi đơn-vị bạn đóng quân lúc 9 giờ sáng ngày hôm sau. Tiểu-đoàn 23/BĐQ kể như thành công, các thương binh được di tản bằng trực thăng đến quân-y viện, tuy nhiên tiểu đoàn 11/BĐQ vẫn còn kẹt trong vùng địch chưa về đến nơi.
    Trở lại với tiểu-đoàn 11, sau khi đã cảm thấy an-toàn cho đơn-vị, đại-úy Đàm cho lệnh dừng quân, bố-trí đóng quân đêm, vài binh-sĩ vội vã căng poncho hứng sương đêm để lấy nước uống. Sau một ngày chiến đấu mệt mỏi, bi-đông đã cạn nước và sau đó mọi người chìm vào giấc ngủ một cách vội-vã. Vào khoảng 4 giờ sáng, lệnh báo-động được truyền đi nhanh chóng "Địch bám theo đuôi ! Chuẩn bị di chuyển !". Binh sĩ TĐ/11/BĐQ lặng lẽ nối đuôi nhau đi trong bóng đêm ẩm-ướt của rừng núi miền cao-nguyên. Họ di-chuyển được khoảng một cây số thì trời bắt đầu sáng, trong khi đang đổ dốc xuống một thung lũng, cộng quân khai hỏa từ phía bên trái và trên một ngọn đồi nhỏ bên phải bắn vào toán khinh binh của tiểu đoàn 11. Để động viên tinh thần binh sĩ, vị tiểu-đoàn trưởng dắt một toán quân xung phong tràn lên đồi, vừa khai hỏa khẩu M-16 vừa hô to "Biệt động quân ! Sát... Xung phong...". Địch quân hoảng sợ bỏ vị trí chiến đấu chạy xuống phía bên kia đồi.
    Chưa kịp nghỉ ngơi, từ những ngọn đồi cao xung quanh, cộng quân dùng súng cối pháo kích dữ dội lên ngọn đồi BĐQ vừa chiếm, toán đề-lô Hoa-Kỳ bị thương hai người, các binh sĩ biệt-động-quân vội tìm chỗ trú ẩn trong các hố bom. Từ trên các cao độ nhìn xuống thấy rõ vị trí của BĐQ nên địch quân bắn rất chính xác, nơi nào cũng trúng đạn cối 82, 61 ly của địch. Phản lực cơ F4 được gọi đến yểm trợ chỉ làm ngưng pháo kích trong phút chốc, sau đó địch quân vừa pháo kích vừa tấn công lên đồi. Đại úy Đàm chạy đến từng vị trí đốc thúc binh sĩ bắn trả lại và chỉ bắn khi thấy rõ địch vì số đạn đem theo đã gần hết. Xem chừng đơn vị có thể bị địch dứt điểm, đại-úy Đàm ra lệnh cho trung-úy Long dắt đại-đội cố gắng phá vòng vây về hướng tây nơi đã giảm tiếng súng địch sau các phi vụ oanh kích.
    Trung-úy Long gom đại-đội lại và bắt đầu di-chuyển xuống chân đồi. Đại-úy Lạng tiểu-đoàn phó chuẩn bị đi với một toán khác, bất ngờ cộng quân bắn xối-xả B-40 và đại-bác 57 ly vào toán quân đang trên đường xuống chân đồi, kế hoạch bị thất bại, trung-úy Long và các binh sĩ chạy ngược trở lại trên đỉnh đồi. "Như vậy rõ ràng tụi nó muốn dứt điểm" trung sĩ Walker nói tiếp "Tụi tôi lãnh khoảng 200 tới 250 viên đạn súng cối và từ 150 đến 175 viên đạn B-40, 57 ly chưa kể đại-liên của địch". Vào khoảng 15 phút trước khi ngưng pháo kích, bộ-binh Bắc quân bắt đầu tiến lên đồi. Phía đông bắc, địch quân xếp thành ba hàng trang bị B-40, B-41 AK-47 gắn lưỡi lê tấn công lên cách phòng tuyến BĐQ còn chừng 10 thước, hai bên đánh nhau bằng lựu đạn. Mặc dù bị mất một phần tuyến phòng thủ, Biệt động quân vẫn chống cự quyết liệt làm cho địch khựng lại. Tại hướng bắc, đại-úy Lân nhìn thấy rõ quân CSBV tiến lên hàng hàng, lớp lớp bị phản lực cơ F4 đốn ngã nhiều tên nhưng vẫn tiến lên, các cố-vấn Hoa-Kỳ gọi thêm phi tuần đến yểm trợ, hỏa lực của địch yếu dần, sau đó bộ-binh Bắc quân phải rút lui tuy nhiên pháo binh địch vẫn tiếp tục nện xuống đỉnh đồi làm cho Biệt-động-quân không ngóc đầu lên được.
    Khi trời bắt đầu tối, TĐ 11/BĐQ lại tìm cách phá vòng vây, đại-úy Đàm dắt một số quân nhân đi trước về hướng đông. Theo kế-hoạch, BĐQ rút về phiá đông đi vòng qua sau lưng địch sau đó hướng về phía tây bắc nơi có quân bạn. Trên đồi lúc đó còn lại trung-úy Long, 20 BĐQ và 5 quân nhân Hoa Kỳ bắn cầm chừng để cho đồng đội có thì-giờ rút đi. Đến 9 giờ tối, số còn lại chuẩn bị rút, một số biệt-động quân đã bò trở lại sau khi lẻn ra ngoài thâu lượm súng AK và đạn trên các tử thi của quân CSBV vì M-16 của họ đã hết đạn từ chập tối. Trước khi rút, BĐQ phá hủy tất cả súng thừa, đồ trang bị không để lọt vào tay địch, sau đó chỉ có khinh binh đi dò đường, số còn lại kể cả người bị thương nhẹ đều phải dìu đồng đội bị thương nặng. Đoàn quân dọ dẫm bước đi trong màn đêm, trong rừng già, mọi người đều cắn răng chịu đựng mặc cho gai góc đâm vào da thịt để bảo đảm an toàn cho đơn-vị. Họ về đến nơi có đơn vị bộ-binh VNCH vào lúc 10 giờ sáng ngày 1 tháng 6, một tiếng đồng hồ sau cánh quân đi theo đại-úy Đàm cũng về đến nơi. Một biệt-động-quân kể lại rằng, lúc chạy lạc anh ta gặp lính Bắc Việt đang tản thương, cả hai tiếng đồng hồ mới đi qua khỏi nơi anh ta đang ẩn núp. Trong một tuần lễ hành quân LĐ 2/BĐQ loại khỏi vòng chiến hơn 500 địch quân làm cho các cố vấn Hoa Kỳ phải thán phục, trung-tá Daniels nói với các sĩ quan thuộc cấp của ông ta rằng "Họ không bỏ cuộc... và cũng vì vậy họ đã chiến thắng".
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Tôi muốn hỏi thăm một chút: Có đúng thật là quân VNCH cũng hô "Xung phong" không vậy? Theo tôi biết thì quân VNCH không phải do người Trung Quốc huấn luyện. Và bác maseo đã từng giải thích rằng "xung phong" là do người Trung Quốc dậy cho quân ********* (tuy nhiên quân VNCH thì nòng cốt là quân chiến đấu trong lực lượng của Pháp, như là tướng Phú chả hạn).
    Chuyện cũ xin được bỏ qua hết. Ở đây xin chỉ nêu thắc mắc thuần tuý mà thôi. Cám ơn.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trả lời hộ bác maseo
    Quân VNCH có hô "xung phong" thật. Vì đơn giản là từ "xung phong" đã rất thông dụng với người VN từ ít ra là những năm 40. Nhiều bài hát sáng tác trong năm 44-45-46 như Du kích ca, Chiến sĩ ca, Lời thề quyết tử (bài hát của trung đoàn Thủ đô) ... đều có từ này.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chắc còn sớm hơn 40s nữa kia, có 1 số vụ trước đó khá lâu được ghi nhận lại trong sách sử, tuy nhiên thời đó chưa có file ghi âm đính kèm để kiểm chứng :
    1929: Quốc Dân Đảng tấn công Hưng Hóa, Lâm Thao.
    (trích) Nguyễn Khắc Nhu liền ra lệnh cho Cách mạng quân liệng bom vào công phá đồn và hô xung phong. Công phá luôn mấy tiếng đồng hồ, tuy trong đồn bị thiệt hại nặng nề, nhưng cách mạng quân cũng không nào tiến được! Mà số bom, đạn, bình phụt lửa cũng gần cạn. Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh tạm lui quân về bờ sông, chờ số võ khí sắp tiếp viện tới.
    Xuân Kỷ Dậu: Quang Trung tấn công quân Thanh ở Ngọc Hồi.
    (trích) Quân Thanh thấy đang gió bấc bèn đốt thuốc súng chứa trong ống để khói tỏa mờ làm loạn mắt quân Nam. Nhưng một chập sau gió trở gió nồm, khói lại bay vào đồn. Lợi dụng cơ hội ấy, Quang Trung hô xung phong. Toán có khiên chắn lăn xả vào trước, đội quân tinh nhuệ theo sau cố sức xông vào. Chính nhà vua thúc voi đốc quân đánh lớp này đến lớp khác. Trong giây lát quân ta tràn vào tận trong đồn. Từng toán quân ta quăng ván gỗ, tay cầm đoản đao đánh xáp lá cà với quân địch. Quân Thanh không địch nổi, trận vỡ, chạy xéo lẫn nhau tán loạn ra bốn ngã đạp lên phục lôi do bọn chúng chôn từ trước. Quân Thanh chết và bị thương rất nhiều. Các tướng Thanh: Ðề đốc Hứa Thế Hanh, Tiên phong Trương Triều Long, Tả dực Thượng Duy Thăng ... đều chết tại trận.
    Kinh thật, từ thời Quang Trung lận, nếu ko có bác nào chứng minh dùm là quân Quang Trung có cố vấn Tàu thì, hề hề, như bác Masktuxedo nói, chuyện cũ bỏ qua
  8. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Không biết có phải ***** nhà thằng Hứa Thế Hữu không??
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tiếp loạt bài về 66 Hai Râu, Maseo xin giới thiệu 2 trận đánh ngay trước trận Đăk Pek dưới dạng bản đồ, đó là trận Ngok Tavak và trận Khâm Đức. Do phải tuân thủ quy định của diễn đàn, phần mô tả 2 trận đánh của "phía bên kia" được lược bỏ. Tuy nhiên chỉ cần nhìn bản đồ cũng đã hiểu diễn biến và kết quả 2 trận đánh này lắm rồi, đại khái là cả 2 cứ điểm đều bị nhổ nên ông Đăk Pek mới nằm trơ thơ lơ ra mà ăn đòn như thế. Bản đồ này cũng cho thấy toàn bộ các cứ điểm sẽ bị nhổ trong chiến dịch Măng Đen - Măng Buk này và cả Thường Đức, nơi ông 66/304 đang đánh nhau.
    [​IMG]
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    TÂN CẢNH 1972
    Maseo: Mất Tân Cảnh là thất bại ko thể chối cãi được của liên quân Mẽo - ARVN trong chiến dịch Đăkto - Tân Cảnh, hiện các nhân vật tham chiến "phía bên kia" vẫn còn đổ lỗi cho nhau tán loạn, cứ ông này viết thế này thì ông khác lại bảo phải thế kia mới đúng cơ, thực sự ko biết đằng nào mà lần, chỉ biết chắc mỗi chuyện là Tân Cảnh thất thủ. Tuy nhiên xin trích đăng bài viết của Mr sau vì ông này có chuyến vượt thoát rất nổi tiếng dài 16 ngày vượt 40km từ Tân Cảnh về Kontum, 2 lần bị thương trong đó 1 lần vì claymore "bạn". Để tuân thủ quy định của diễn đàn, cũng xin lược bớt 1 số từ, đoạn "nhạy củm".
    Đôi lời giới thiệu về tác giả:
    Đại Tá Tôn Thất Hùng gốc Huế (hoàng phái), nhập ngũ Quân Đội Pháp (đồng hoá) năm 1945 trong Binh Đoàn Thông Ngôn (Corps Militaire des Interprètes de Langue Locale de l''Armeé de Terre, viết tắt là CMILLAT).
    Tháng 12 năm 1954, anh được chuyển qua Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (hiện dịch) với cấp bậc cũ trong quân đội Pháp là Trung Úy (anh là Lieutenant Interprete từ 1950).
    Anh đã tốt nghiệp Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp năm 1967 và khóa 3 Cao Đẳng Quốc Phòng (CĐQP) năm 1970-1971. Từ năm 1959, anh đã từng giữ các chức vụ Tham Mưu Phó (TMP) rồi Tham Mưu Trưởng (TMT) cấp Sư Đoàn, cấp Quân Khu và cấp Quân Đoàn/vùng Chiến Thuật (TMT/QĐ2 1968-1970). Mãn khóa 3 CĐQP, anh tình nguyện ra lại chiến trường để rồi, lại phải làm Phụ Tá Tư Lệnh cho 2 vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22-BB (Chuẩn Tướng Lê Ngọc Triển và Đại Tá Lê Đức Đạt từ 1/3/72). Trong đầu năm 1972, anh là Đại Tá thâm niên trong hàng cấp Đại Tá của Sư Đoàn 22-BB.
    Trong 30 năm quân ngũ, anh đã có 17 năm phục vụ ở Cao Nguyên qua 5 nhiệm kỳ, có nhiều huy chương mà trong đó có 2 chiến thương. Anh có biệt danh là "Hùng Râu", với hàng ria mép tỉa đẹp như tài tử Clark Gable và thích hút ống "pipe" (ở thắt lưng, luôn luôn có 2 pipes đựng thuốc pipe hiệu Captain Black). Trong QL/VNCH trước 1975, chỉ có 4 Sĩ Quan được phép bộ TTM cho để "ria": Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Đại Tá Hà Xuân Vịnh (Không Quân), Đại Tá Nguyễn Văn Bạch (Công Binh) và anh. Bạn bè thường cho là anh giống tài tử Gregory Peck. Từ 1947, anh thường uống rượu mạnh (trong bidon hành quân luôn luôn là Martell, ******** hoặc Remy Martin), cũng như xoa mạt chược thì (quen) không hề xếp bài (chưa khi nào "chao ù"). Tháng 9 năm 1994, sau khi được mổ tim và đeo máy trợ tim, anh đã bỏ hẳn pipe, rượu và mạt chược.
    Maseo: xin phép vào đề lòng vòng tí để các bạn hiểu thêm về 01 Mr. Sếp trong ARVN , đây là họ tự nói về nhau chứ Maseo ko sửa chữa tí nào đâu nhé. Và bây giờ, xin bắt đầu:
    Ngày 14 tháng 4 năm 1972, trận địa pháo của CSBV đã đổ ập xuống căn cứ "Charlie", người hy sinh đầu tiên lại là Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Dù.
    Từ ngày 20 đến 22 tháng 4 năm 72, CSBV áp sát vòng đai Tân Cảnh. Đại Tá Trịnh Tiếu, TP2/QĐ2 xin tiến hành ngay kế hoạch tiêu diêt địch bằng B-52 mà trước đây Tướng Ngô Dzu và Cố Vấn John P. Vann đã tiên liệu. Điều bất ngờ là John P. Vann đã từ chối lời yêu cầu dùng B-52 để "dọn sạch" đối phương! Nguyên nhân là John P. Vann không muốn yểm trợ cho Đại Tá Lê Đức Đạt. Vann có ác cảm với Đại Tá Đạt vì Đại Tá Đạt lên nắm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh (TL/SĐ/22-BB) ngoài ý muốn của Vann !?
    John P. Vann nguyên là cố vấn trưởng, cấp bậc Trung Tá cho Đại Tá Huỳnh Văn Cao Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB vào năm 1961-1962. Trong trận Ấp Bắc I, 1962 ở Định Tường, cố vấn J.P. Vann của SĐ7/BB, Đại Úy J. Scanlon cố vấn "hèn nhát" của Đại Đội 7 - M113 do Đại Uý Lý Tòng Bá làm Đại Đội Trưởng Đại Đội 7-M113, và nhà báo thiên tả Neilshehan, cả 3 người hợp lại, tạo một "scandale" về trận Ấp Bắc I, bóp méo sự thật và nói xấu Quân Đội VNCH. Trong trận Ấp Bắc I, Đại Tá Bùi Đình Đạm nắm quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.
    Theo nhận xét của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá thì J.P Vann là một sĩ quan cố vấn có tình tình nóng nảy và hăng say quá độ, và có thái độ trịnh thượng đối với mọi người...
    Sau trận Ấp Bắc I, J.P. Vann giải ngũ và về Mỹ. Năm 1966, Vann trở lại Việt Nam, từ 1967-69, với tư cách là quan chức dân chính cao cấp của Mỹ, Vann chỉ huy cơ quan CORDS (Civil Operations Revolutionary Development Support) mà chính phủ VNCH có tên gọi là "Trung Tâm Bình Định Phát Triển". Khi được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng QĐII. Vann tranh đấu để được hưởng quyền lợi ngang hàng với một cấp tướng của quân đội Mỹ.
    Sau trận Kontum kiêu hùng năm 1972, John P. Vann đã tử nạn trực thăng, lúc đang bay từ Pleiku đi Kontum... Vann có vợ Việt Nam...
    Ngày 22 tháng 4 năm 1972
    Từ Bà Gi, bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22-BB, Qui Nhơn, lúc 8 giờ sáng, một trực thăng cất cánh đi Tân Cảnh, chở Đại Tá Tôn Thất Hùng, Cố Vấn Phòng 3, Trung Tá Crunk, Thiếu Tá Phú, Đại Úy Châu thuộc Phòng 3 Sư Đoàn và Trung Úy Bình thuộc Đại Đội Tổng Hành Dinh ... qua khỏi đèo Mang Yang, đỉnh đèo trên Quốc Lộ 19 là tới Pleiku. Trực thăng dừng lại để đổ xăng, luôn tiện để các sĩ quan tham mưu vào liên lạc phối hợp với Bộ Tham Mưu Quân Đoàn II; sau đó là tiếp tục lên Tân Cảnh.
    Sáng nay CSBV lại pháo kích vào Tân Cảnh. Trực thăng phải bay lượn kiểu bươm **** từ Diên Bình lên. Đang ở độ cao 700 mét rồi bay đứng (hovering) ngay một chỗ, và nhào xuống, nhào thẳng xuống bải đáp, là sân cờ của đồn Tân Cảnh. Mọi người trên trực thăng đã chuẩn bị sẵn sàng tư thế, nhanh nhẹn nhảy xuống đất, để trực thăng cất cánh ngay, tránh đạn pháo của địch. Lúc này đúng 11:00 giờ trưa ...
    (Còn tiếp)

Chia sẻ trang này