1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trung quốc nhảy vào chính trường Quôc tế nhờ Hội nghị Gieneva như thế nào

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 13/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đọc cái đầu của thread thì tôi nghĩ rằng TQ chẳng cần hội nghị
    gieneva cũng vẫn nháy được vào chính trường quốc tế được .
    Đọc mấy bài viết cúa các bạn về chuyện các lãnh tụ của ta phải
    đi TQ họp thì thấy buồn và tủi nhục quá. Hơi giống như Lê chiêu
    Thống đến chào Tôn Sĩ Nghị vậy.
    Nói thì lạc đề, nhưng khi tôi đang thắng thì tôi không thích nghe
    ai bảo tôi dừng lại mà ký hoà ước đâu. Trong tôi, chỉ hoà khi tôi
    đang thua thôi. Chuyện đã qua, không thể bàn lại, nhưng cái
    nuối tiếc để vuột cơ hội vẫn còn lại trong tôi .
  2. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Đẻ nhầm thật
    Ai khẳng định thì người đó mới cần bằng chứng mà xin xỏ chứ, điều dễ hiểu như thế mà cái IQ đẻ nhầm lộn tùng phèo lên hết
    Nói không bằng chứng, dẫn chứng về LS, người ta gọi là bố láo, bịa đặt đấy. Đẻ nhầm trước giờ vậy, nhưng tớ vẫn cứ thương, đành phải nhảy vào nói tránh đi để đẻ nhầm khỏi mang tiếng bố láo, thế mà đẻ nhầm vô ơn như thế. Bố mẹ đẻ nhầm có dạy cho đẻ nhầm lòng biết ơn là gì chưa
    Được mixture sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 14/10/2007
  3. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Tớ cũng nghĩ rằng ko cần Genever, bởi TQ đã nhảy vào bàn đàm phán năm 53 về chiến tranh Triều Tiên rồi.
    Về việc VM thắng , thì chỉ có lợi thế hơn và thắng lớn ở ĐBP thôi bác à. Tớ nghĩ các bác ấy cũng không muốn choảng nhau lâu đâu ( đã bắt đầu đàm phán từ trước rồi ). Hơn nữa, VM lúc ấy dựa rất nhiều vào viện trợ khối XHCN, nếu không chấp nhận thoả thuận với đồng minh rồi bị cắt viện trợ, chiến tranh tiếp diễn, Pháp có lợi hay VM có lợi ?
    Còn chuyện giống Lê Chiêu Thống- Tôn Sĩ Nghị... mỗi người một quan điểm. Bác chỉ nhìn trên quan điểm cổ sử thì thấy rằng nhục, nhưng tớ theo quan điểm hiện đại, lãnh tụ đồng minh bay qua bay lại để hội ý trước khi đàm phán... là bình thường. Đối thủ của VM là Pháp-Mĩ, hai thằng trùm của khối TB cơ mà.
  4. sinh_nham_the_ky

    sinh_nham_the_ky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ lại rồi, cái này là việc không xảy ra, nên cho vào Bíc này không hợp.
    P/S : Oài, thứ bảy mà chỉ có 5 người vào Box, chắc sang quansuvn.net hay lichsuvn.info, tienggoithanhnien.net .. hết rồi à. Đợi vụ phim ếch Vàng Anh lắng xuống cái đã
    Được sinh_nham_the_ky sửa chữa / chuyển vào 13:45 ngày 14/10/2007
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đồng ý với bạn cách suy nghĩ này .
    Như vậy cũng không nên chê trách Lê Chiêu Thống quá nhiều.
  6. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Trách LCT ở chuyện khác chứ không phải chuyện đi gặp TSN
  7. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Spam vừa thôi chứ...
    Được mixture sửa chữa / chuyển vào 19:58 ngày 14/10/2007
  8. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Sáng ngày 5 tháng 7 cử hành phiên họp thứ 6 Hội nghị Liễu Châu, Mã Mục Minh ghi chép. Hôm ấy, Hồ Chí Minh đề xuất với Chu Ân Lai nhiều vấn đề, bao gồm trong hiệp nghị sắp tới liệu có trình bầy lý luận hay không, xử lý ngụy quân như thế nào v.v...Võ Nguyên Giáp cũng biểu thị với Chu Ân Lai đồng ý phương án vĩ tuyến 16, nhưng ông lại nói, hiện nay Phạm Văn Đồng đang đề xuất phương án vĩ tuyến 13 hoặc vĩ tuyến 14. Võ Nguyên Giáp cho rằng có thể lùi từng bước, nhưng đến vĩ tuyến 16 là giới hạn cuối cùng. Vì vậy yêu cầu đề xuất đối ngoại hiện nay có thể từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 14.
    Chu Ân Lai đồng ý với Võ Nguyên Giáp.
    Hồ Chí Minh nói, nếu lấy vĩ tuyến 16 làm giới hạn thì cả Vịnh Bắc bộ thuộc về chúng ta.
    Võ Nguyên Giáp còn đề xuất không ít ý kiến sửa chữa đối với những soạn thảo trong dự thảo hiệp nghị, cho thấy rõ ông suy xét vấn đề chặt chẽ tỉ mỉ. Nhiều chỗ, Chu Ân Lai biểu thị đồng ý, đồng thời yêu cầu Kiều Quán Hoa căn cứ vào ý kiến nhất trí của mọi người sửa chữa phương án.
    Võ Nguyên Giáp còn đề xuất ý tưởng, khi rút quân khỏi miền Nam, các vùng từ cấp tỉnh trở lên, đơn vị từ cấp đại đội trở lên, đều rút; nhưng từ cấp huyện trở xuống và đội du kích thôn không rút, đem cất giấu vũ khí, để lại phục vụ cho việc tranh giành miền Nam sau này.
    Tại phiên họp thứ 7 buổi chiều hôm đó, Chu Ân Lai nhấn mạnh, nhất định cần phải giải thích nhiều lần cho cán bộ: ?otrải qua bầu cử, đạt được thống nhất?. Ở đây có hai hàm nghĩa, thứ nhất là nói, cán bộ có cố gắng công tác thì mới có thể giành được thắng lợi bầu cử. Thứ hai là nói, phải tạo thành cục diện bầu cử, tạo thành xu thế không bầu cử không được. Đặc điểm của Việt Nam là, bất kể là Anh, Pháp, Bảo Đại đều không dám phản đối thống nhất. Về phương diện này, điều kiện của Việt Nam tốt hơn so với Triều Tiên, Đức.
    Võ Nguyên Giáp nói, phải thống nhất tư tưởng trong Đảng. Tháng 7 có thể họp hội nghị Trung ương. Khó khăn là đại biểu miền Nam không dễ dàng đến được, mà truyền đạt cho miền Nam rất khó khăn.
    Chu Ân Lai nói, hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay đúng là vô cùng phức tạp, có sự khác biệt giữa vùng cũ, vùng mới, có sự khác biệt giữa thành thị, nông thôn, có sự khác biệt trong Đảng ngoài đảng, có sự khác biệt giữa miền Nam, miền Bắc, có sự khác biệt giữa 3 nước, lại còn sự khác biệt với các nước khác. Quan hệ của 6 loại khác biệt này vô cùng tế nhị. Khi đạt được hiệp nghị, nhất định phải đồng thời tuyên bố các nguyên tắc cơ bản. Những nguyên tắc này là, nước Pháp công nhận nền độc lập, thống nhất của 3 nước Đông Dương cũng như nước Pháp rút quân, tiến hành bầu cử v.v..
    Vi Quốc Thanh phát biểu tiếp, biểu thị ủng hộ những ý kiến của Chu Ân Lai. Trung tâm tư tưởng của những phát biểu của Vi Quốc Thanh là nắm chắc thời cơ có lợi, chấm dứt chiến tranh vào lúc có thể chấm dứt được. ?oNếu tiếp tục đánh, có thể đuổi được kẻ địch yếu [Pháp] nhưng lại đưa vào kẻ địch mạnh [Mỹ]. Đó là tình hình, đòi hỏi chúng ta phải tránh né nhất.? Lúc này Chu Ân Lai nói xen vào: ?oĐó không phải là giả thiết mà là sự thực.?
    Vi Quốc Thanh còn đề xuất, nếu khi đàm phán không đạt được dự án của hiệp nghị, nếu ?ohoà? không đến thì vào tháng 10 sẽ chuẩn bị đánh đồng bằng sông Hồng.
    Vào lúc hội nghị gần kết thúc, Võ Nguyên Giáp phát biểu, nói ?otrước đây được nghe Hồ Chủ tịch truyền đạt, [bây giờ] lại được [nghe] Chu Thủ tướng báo cáo, càng hiểu thêm tình hình mới và nhiệm vụ mới. Vấn đề trung tâm trước mắt là tranh thủ thống nhất tư tưởng trong Đảng. Mặc dù có khó khăn, nhưng lòng tin được nâng cao. Nếu Trung ương truyền đạt chính sách này xuống dưới, lòng tin của bên dưới càng nâng cao. Ở Lào và Campuchia cũng sẽ như thế. Đợi đến lúc đàm phán có kết quả, cán bộ miền Bắc nhìn thấy thắng lợi, tâm tình sẽ thoải mái nhẹ nhõm. Còn cán bộ miền Nam có thể xuất hiện tâm tình bi quan. Campuchia và Lào cũng có thể có tình hình giống như thế. Tất nhiên, vấn đề này cần phải giải quyết.
    Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến có tính tổng kết. Ông nói: đồng chí Chu Ân Lai không chỉ phấn đấu tại Hội nghị Genève hơn nữa còn đến Liễu Châu báo cáo, nói rất thấu triệt. Chúng tôi rất cám ơn! Kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, 30 năm nay đều được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và đồng chí Chu Ân Lai giúp đỡ. Trong lần hội nghị này, các đồng chí bổ sung rất tốt, tôi đồng ý, còn phải cám ơn các loại giúp đỡ của các đồng chí Quảng Tây. Hiện nay Việt Nam đang đứng trước ngã tư đường, có khả năng hoà cũng có khả năng chiến. Phương hướng chủ yếu là tranh thủ hoà chuẩn bị chiến. Tính phức tạp của công việc đòi hỏi phải có hai loại chuẩn bị. Đối với người bình thường, thậm chí là cán bộ, vấn đề này rất phức tạp. Bởi vì khẩu hiệu trước đây là ?okháng chiến đến cùng? bây giờ lại muốn hoà, ?orốt cuộc thì cái nào đúng đây?? Người ta có thể hỏi như vậy. Tôi đồng ý với cách nhìn của mọi người, vấn đề hàng đầu là đánh thông tư tưởng, tuy khó khăn nhiều, nhưng trước tiên phải dựa vào sự cố gắng của các đồng chí Việt Nam, ngoài ra còn phải dựa vào sự giúp đỡ của các đồng chí Trung Quốc.
    Công tác của Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam là phải đả thông tư tưởng của cán bộ cao cấp, còn phải đả thông tư tưởng các đồng chí Campuchia, Lào, thời gian rất khẩn trương. Vấn đề là cán bộ không nhiều mà công việc lại rất nhiều. Nếu chuẩn bị tiếp thu Hà Nội, Hải Phòng thì phải chuẩn bị một loạt cán bộ, hiện nay lo lắng nhất vẫn là cán bộ không đủ, nói những cái đó vì còn cần các đồng chí cố vấn giúp đỡ.
    Hồ Chí Minh nói, tôi thay mặt hội nghị lần này hỏi thăm Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Đến đây Hội nghị Liễu Châu đạt được sự đồng thuận của cả hai bên. Cuối cùng Chu Ân Lai phát biểu, nói: cám ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi thăm Mao Chủ tịch. Kết luận vừa rồi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài phần khen ngợi ra, tôi hoàn toàn tiếp nhận. Mỗi chúng ta đều có khuyết điểm sai lầm, chủ yếu là dựa vào lực lượng tập thể.
    Tối ngày 5 tháng 7, cử hành phiên họp thứ 8. Thời gian tương đối eo hẹp, chủ yếu thảo luận là một khi thực hiện ngừng bắn, những tình hình mới mà quân đội Việt Nam tiếp quản thành thị sẽ phải đối mặt. Hội nghị thảo luận và sửa chữa 4 điều trong ?oBố cáo yên dân khi vào thành phố? do La Quí Ba khởi thảo, cũng thảo luận và sửa chữa ?oChính sách vùng tiếp quản? cũng do La Quí Ba khởi thảo. Cuối cùng Chu Ân Lai tuyên bố hội nghị kết thúc.
    Trong Hội nghị Liễu Châu, Chu Ân Lai trình bầy thấu triệt, kiên nhẫn giải thích vấn đề đã để lại ấn tượng sâu sắc trong những người tham dự hội nghị. Tình hữu nghị giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh cũng thường xuyên thể hiện ra. Trong tiến trình hội nghị, Chu Ân Lai phát hiện đồng hồ đeo tay của Hồ Chí Minh hỏng, ông bảo La Quí Ba tìm ngay cho Hồ Chủ tịch một chiếc đồng hồ khác. La Quí Ba làm theo, đã mang tới cho Chu Ân Lai một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ rất tốt, Chu Ân Lai đã tặng chiếc đồng hồ đó cho Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh không từ chối, nói ?ocám ơn? rồi đeo vào tay. Theo ấn tượng của La Quí Ba, Hồ Chí Minh đã đeo chiếc đồng hồ đó trong một thời gian rất dài.
    Mã Liệt, sau này là đại sứ Trung Quốc tại Hungari chỉ ra, then chốt của Hội nghị Liễu Châu lần đó là ?ovạch giới tuyến?, vấn đề trung tâm là phải để nước Pháp rời khỏi Đông Dương, đồng thời không để Mỹ can thiệp vào. Đó là suy nghĩ rõ ràng của Chu Ân Lai khi đến Hội nghị Liễu Châu, kết quả đã thực hiện hoàn toàn dự kiến của ông.
    Chiều ngày 6 tháng 7, Chu Ân Lai trở về Bắc Kinh. Ngày 8 tháng 8, Nhân dân Nhật báo đăng ?oTuyên bố về cuộc hội đàm Trung Việt? tại vị trí trang trọng đầu trang nhất, toàn văn như sau:
    Thủ tướng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai và ************* Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh đã cử hành hội đàm tại biên giới Trung Việt từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954. Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao đổi ý kiến đầy đủ về vấn đề khôi phục hoà bình ở Đông Dương và các vấn đề có liên quan khác. Tham gia hội nghị còn có, Hoàng Văn Hoan, đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Trung Quốc và Kiều Quán Hoa, cố vấn Đoàn đại biểu nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Hội nghị Genève.

Chia sẻ trang này