1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trung Quốc và nhưng mưu tính

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi LonelyWolfBL, 13/05/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LonelyWolfBL

    LonelyWolfBL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Trong những ngày qua, việc TQ ngang nhiên xâm lược chủ quyền của Việt Nam đang là điểm nóng trên thế giới. Việc này thể hiện ý đồ bành trướng của TQ. Vậy Sói xin mạn phép phân tích tình hình hiện nay để mọi người có cái nhìn rõ hơn.

    Hành động ngang ngược của TQ.

    Ngày 1-5: Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào biển Đông. Vị trí của giàn khoan này nằm cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn 120 hải lý.

    Hành động này của Trung Quốc nối tiếp sau hàng loạt các hoạt động khác nhau đều theo một trình tự có chủ ý nhằm mục đích thực hiện tham vọng của chúng. Nhắc lại năm 2013, cũng những hành động tương tự, TQ ngang nhiên chiếm đóng Scarborough của Philippines. Cũng với thủ đoạn sử dụng tàu hải giám, kiểm ngư nhằm phong toả khu vực scarborough. Và khi mọi việc đã rồi,TQ công khai chiếm đóng một cách trái phép.

    Đồng thời TQ còn gây căng thẳng với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản. Và đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông.

    Trong thời gian 15 năm lại đây, Trung Quốc có cuộc chạy đua vũ trang với tốc độ nhanh. Liên tục đóng tàu chiến mới Type 52C, Type 52D, máy bay J-15, J-20, cải tạo tàu sân bay Varyag thành tày Liêu Ninh, mua tàu đổ bộ đệm khí Zubr; đồng thời nghiên cứu hàng loạt vũ khí mới mang tính tấn công và đổ bộ.

    Những hành động nêu trên chỉ có mục đích duy nhất là thực hiện tham vọng bành trướng của họ. Đây là tham vọng thực sự rất nguy hiểm đối với hoà bình và ổn định của thế giới.

    Chiến lược của Trung Quốc với các nước xung quanh.

    Với Nhật Bản. Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển mạnh, quân sự hiện đại, có mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Nên việc Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản có thể khiến mọi người hồ nghi về khả năng của Trung Quốc. Nhưng không, việc xung đột với Nhật Bản thực chất nằm ở việc xem xét dò đường những hành động của Mỹ - Đối trọng số 1 của Trung Quốc. Việc gây hấn với đồng mính số 1 của Mỹ ở châu Á nhằm xem xét chiến lược của Mỹ, khả năng Mỹ ủng hộ tới đâu, Mỹ có sẵn sang tham chiến khi chiến sự nổ ra.

    Với Philippines. Khác xa với Nhật Bản, Philippines là nước có quân đội tương đối yếu với lực lượng Hải quân, Không quân thuộc dạng kém nhất trong các nước láng giềng với TQ. Đây là nước mà TQ sẽ nhắm tới đầu tiên để thực hiện tham vọng của mình nhằm mục đích gì và các hành động gì chứng tỏ điều đó:

    - Mỹ và Philippines tuy có quan hệ đồng mình với nhau nhưng mối rang buộc kinh tế của Mỹ và TQ còn lớn hơn. Và vì vậy nên TQ muốn thử xem Mỹ có khả năng bảo vệ được đồng minh của mình hay không. Và sự việc 2013 đã chứng minh cho chúng ta thấy. Mỹ đã bỏ rơi Philippines làm việc một mình. Nên Philippines mới gấp rút củng cố quân đội.

    - Tạo một sự đã rồi, tiền đề để đặt chân một bước vào Biển Đông. Đồng thời thăm dò sự gắn kết của các nước trong khối Asean. Cái mà Philippines nhận được chỉ là những câu tuyên bố “quan ngại”, “không dùng vũ lực”, “đàm phán”. Hẳn các bạn cũng hiểu. Khi mà lợi ích kinh tế với TQ quá to lớn, các nước sẵn sang làm “ngơ” – có nói ủng hộ nhưng không thấy hành động. Việc này làm Sói nhớ lại câu chuyện Hoành – Tung or Viễn giao cận công thời chiến quốc bên TQ. Bài học đắt giá.

    - Đồng thời đây cũng là bước thử nghiệm với các chiến thuật “tằm ăn dâu”, “xâm lấn từng phần”, “chiến tranh tàu cá” để dần hoàn thiện chiếm thuật này lên cao nhằm chuẩn bị cho các cuộc xung đột sắp tới.

    Về Asean. Do các nước Asean là các nước nằm trên con đường yếu huyệt của TQ. Và để bắt các nước này phục vụ mình. Trung Quốc không ngần ngại viện trợ kinh tế, tăng cường giao thương, ngoại giao để tạo thế rang buộc nhất định. Không ai dại đánh nhau với anh cùng xóm suốt ngày cho mình tiền, rủ mình café, đầu tư vào công việc kinh doanh của mình cả; họ còn nói lời ngon ngọt, nịnh bợ hơn ý chứ. Tôi nhớ lại một câu chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Thiện; anh chàng nhà giàu đầu xóm cãi nhau với cô hàng xóm sau nhà, cãi nhau đã rồi, anh chàng này gọi điện với hàng xóm của cô hàng xóm đó. Nói ngon nói ngọt lắm cơ, và một là bác theo em, em sẽ không cắt nước nhà bác, hai là bác tự mắc đường ống nước khác đi nha. Mà mắc đường ống nước lại tốn bao nhiêu là tiền, giấy tờ các thứ. Anh này sợ quá bèn im re không tham gia vào xung đột của họ nữa. Thật là thâm thuý quá cơ.

    Về phía Ấn Độ. Ở khu vực châu Á này, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản là ba nước giàu và có tiềm lực nhất. Nhưng trong tương lai gần, Ấn Độ va Trung Quốc trở thành đối trọng của nhau trên trường quốc tế. Chính vì vậy, Ấn Độ có tầm ảnh hưởng nhất định trong vấn đề Biển Đông. Và để gạt Ấn Độ ra, TQ bắt tay hợp tác với Pakistan – cả hai nước đều có tranh chấp biên giới với Ấn Độ. TQ và Pakistan hợp tác với nhau một cách toàn diện Kinh tế, ngoại giao, quân sự. Đầu tư hàng tỷ USD vào Pakistan, hợp tác phát triển máy bay chiến đấu chung, cung cấp kĩ thuật về các dự án vũ khí của Pakistan.

    Về phía Nga. Mặt hợp tác – Lưng đề phòng. Một câu nói cũng đủ để hiểu mối quan hệ của họ là như thế nào. Nga nằm trong hội đồng bảo an LHQ, lại là nước có tiềm lực quân sự mạnh, có nguồn tài nguyên dồi dào. TQ bắt tay với Nga nhằm mục đích sao chép những kĩ thuật hiện đại mà nước Nga đang có để bắt kịp với các cường quốc khác trên thế giới. Đồng thời tạo đồng minh trong các vấn đề thế giới nhằm ngăn chặn nước Mỹ bá quyền. Nhưng ở bên trong lại có sự đề phòng và tham vọng nhất định. Vùng Viễn Đông và Siberia rộng lớn với tài nguyên phong phú của nước Nga là thứ mà TQ rất là thèm muốn từ rất lâu, chỉ chờ khi nào có điều kiện và đủ năng lực thì TQ sẵn sang gọi đó là “chủ quyền”, “quyền lợi quốc gia” mà thôi. Và Trung Quốc đang thực hiện những bước đầu tiên đó. Một là cho dân nhập cư vào vùng đó để rồi lỡ có xung đột thì sẽ có cớ bảo vệ người Hoa. Hai là âm thầm làm nước Nga suy yếu dần dần, cô lập Nga trên chính trường quốc tế. Sự việc này giống như Liên Xô hồi trước, âm thầm ủng hộ Mujahiden làm Liên Xô sa lầy trong cuộc chiến tranh với Afghanistan.

    Với Mỹ. Mỹ là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế, quân sự, ngoại giao. Và TQ muốn vị trí đó của Mỹ. TQ đang dần dần ràng buộc Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. TQ là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, các công ty, tập đoàn lớn của TQ dần dần xâm nhập vào thị trường Mỹ ngày một lớn. Và TQ lại là công xưởng lớn nhất của Mỹ. Hàng loạt các công ty lớn của Mỹ đều có nhà máy tại TQ. Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ TQ và cũng xuất khẩu qua TQ nhiều nhất. Điều này khiến Washington phải suy nghĩ thiệt hơn khi đối đầu với TQ. Đồng thời vị trí của Mỹ ở châu Á – TBD cũng bị Bắc Kinh đe doạ nghiêm trọng. Đồng minh của Mỹ bủa vây hết toàn bộ TQ, cắt hết mọi con đường ra biển lớn của Bắc Kinh. Và mọi cường quốc vươn lên đều có lợi ích xung đột với lợi ích của các cường quốc khác. Và kết cục lịch sử đã chỉ ra cho chúng ta rằng đó là chiến tranh hoặc sụp đổ của một nước. Sớm hay muộn, điều đó cũng sẽ đến với Mỹ và TQ – chỉ là vấn đề thời gian.

    Và đối với đất nước ta. Chúng ta có thể tự hào có 1000 năm chống đế quốc phương Bắc nhưng chúng ta cũng nên nhớ là chúng ta bị 1000 năm Bắc thuộc. Tôi nói vậy không có nghĩa là TQ sẽ đô hộ được Việt Nam. Ý của tôi là lúc nào chúng ta cũng phải đề phòng và phát triển hơn nữa. Chỉ có giàu, mạnh, công bằng văn minh thì mới có được hoà bình. Việt Nam là quốc gia sát liền TQ, lại có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng với Trường Sa là trung tâm của Biển Đông. Đất nước chúng ta có tiềm lực quốc phòng đứng đầu khu vực ĐNA và có truyền thống hào hùng. Chính vì vậy nên Việt Nam mới là nước thứ 3 TQ muốn mạnh tay sau Philippines và Nhất Bản. Một là kiểm tra sức mạnh thật sự của quân đội Việt Nam. Hai là kiểm tra ý chí bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của chính phủ. Việt Nam từng xung đột với TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng đó là khi Việt Nam còn bị cô lập trong vòng vây của phương Tây. Nhưng thế và lực của Việt Nam hiện giờ đã khác xưa. Việt Nam là bạn với tất cả thế giới, lại được những nước hồi xưa xem là kẻ thù ủng hộ. Lại có chứng cứ thuyết phục nhất về chủ quyền. Nhưng Việt Nam lại bị lệ thuộc về kinh tế quá nhiều vào TQ. Hải quân và Không quân hiện đại thật đấy nhưng chưa là gì so với TQ cả. Chính vì vậy nên TQ xem Việt Nam là mục tiêu khó nhằn nhất trong việc thực hiện kế hoạch bá chủ của mình. Nhưng TQ cũng đang từng bước thực hiện ý đồ đó một cách rõ rệt mình sẽ trình bày trong các bài sau.

    Thôi Sói cũng phải ngủ giấc đây. Đã 4h sang rồi. Mong các bạn qua trang Web: Soi.sieuweb.vn ủng hộ các bài viết của Sói nha – Mới lập được 3 ngày =)). Mình mong nhận được sự ghi nhận của tất cả các bạn để hoàn thiện hơn nhằm mục đích đem lại cái nhìn chính xác và tổng quan nhất.

    Thân gửi TTVNOL.
    thinhvima thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này