1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trung tâm giải đáp thắc mắc & Thảo luận về công nghiệp giấy (PPI)

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi whynotmoney, 25/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Trung tâm giải đáp thắc mắc & Thảo luận về công nghiệp giấy (PPI)

    Trong công nghiệp Hoá, ngành giấy chưa thực sự đóng vai trò quan trọng xứng tầm. Với đội ngũ kĩ thuật đông đảo, nhưng chúng ta đã k thể gắn kết với nhau thành một khối để đóng góp tốt hơn cho ngành. Xin được lập topic này là nơi hội tụ và thảo luận về công nghiệp giấy VN. Mời các bác là dân trong ngành, hoặc yêu thích ngành giấy tham gia thảo luận.

    Vấn đề thảo luận đầu tiên:

    Sản xuất bột cơ học APMP, những lợi thế?

    Sản xuất bột cơ học tẩy trắng với nguyên liệu là hardwood theo công nghệ APMP (alkaline peroxide mechanical pulping) đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều ở các nước Bắc Mỹ. Với những ưu điểm được so sánh với hóa nhiệt cơ như:

    - Higher light scattering coefficient across a wide range of tensile and freeness than CTMP and pulp after post bleaching
    - Give a lower overall COD discharge, and higher yield
    - Give a cleaner pulp, containing less washable anionic trash generated mostly from chemical treatment
    - The alkaline peroxide treated chips produced a clean pulp with very low shive content. The shive levels are acceptable for production of supercalendered or coated paper grades.
    - The advantage of APMP over conventional CTMP process include good quality, elimination of a bleach plant, energy saving
    ..... và nhiều ưu điểm khác.

    Nhược điểm có thể coi là đáng kể của quy trình này là khâu phát thải ra môi trường và độ trắng bột sau tẩy phụ thuộc vào chủng loại nguyên liệu.

    Với điều kiện như hiện nay của VN (nguồn softwood hạn chế) việc sản xuất bột cơ từ hardwood theo công nghệ APMP sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì? Mời các bác bình luận!
  2. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Hehe, up cho thằng em cái. Cách đây 2 năm anh cũng post một bài, khi đó cũng chẳng có ma nào tham gia cả. Nhưng không nên nản phải không. Đợi anh xong Mid term đã nhé, bây giờ cứ lo mấy cái Paper and Board, Unit Operation .... cũng đã mệt rồi.
    Với tôi, Tổ Quốc là trên hết
  3. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Rồi, ông bác cứ thi đi, thi xong thì goị mọi người vào thảo luận nhé, em xin tiếp đây.
    Đây là đồ thị minh họa mục tiêu gia tăng sản lượng giấy và bột giấyđến năm 2010 của VINAPIMEX
    Nghe có vẻ khiêm tốn nhỉ?! Đến khi nào mới thực hiện được mục tiêu triệu tấn năm đây?!!! huhuhu
  4. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Thiết bị cũ hay mới - Đâu là sự lựa chọn của các nhà đầu tư.
    Ngành giấy Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là nhu cầu về đầu tư mới thiết bị tăng vọt. Theo quan điểm của chúng tôi, thiết bị sản xuất dùng trong ngành giấy là loại thiết bị chuyên dùng đòi hỏi chịu được nhiệt độ cao, áp suất lớn và làm việc trong môi trường hóa chất. Từ đặc thù này mà những người sản xuất giấy phải hết sức chú ý tới vấn đề thiết bị của mình. Một cỗ máy giấy hoàn hảo có tốc độ tới trên 2000m/phút và khổ máy rộng tới 10 m. Nó phức tạp chẳng kém một chiếc máy bay Boeing 747. Do đó với các máy xeo giấy lớn, không có gì là lạ khi người ta chỉ toàn nói đến các hãng tên tuổi như Metso, Voith, Beloit ...
    Tuy nhiên trong điều kiện nước ta, thực tế trong thời gian gần đây, rất nhiều dự án có công suất từ 10.000 tấn tới 20.000 tấn năm đã chú trọng tới việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng của các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp ... Khi đem so sánh với thiết bị mới cùng loại của Trung Quốc, có thể thấy chất lượng vượt trội của các dây chuyền này. Một số dự án nhập thiết bị cũ của công ty giấy Vạn Điểm (giấy in, giấy viết), công ty giấy Bình An (giấy tráng phấn định lượng thấp LWC) và Hoàng Văn Thụ (bao gói xi măng) (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam - VINAPIMEX) đã cho thấy chất lượng của dây chuyền cũ nhập từ Đức có chất lượng rất tốt, trình độ nghi khí và tự động hóa cao hơn hẳn các dây chuyền mới của Trung Quốc. Đây cũng là điều dễ hiều vì các thiết bị loại nhỏ của Trung Quốc không có hàm lượng chất xám và công nghệ kỹ thuật cao. Chúng chỉ đơn giản là những cỗ máy "mới được sản xuất", với công nghệ từ những năm 50 (hòm phun không có áp lực, bộ phận lưới với các lô thoát nước, không có foil thoát nước, hệ thống sấy không có chụp hút thu hồi ....) nếu so với các thiết bị qua sử dụng của Tây Âu và Bắc Mỹ được sản xuất vào những năm 70, 80 và được hiện đại hóa nhiều lần. Tôi đã có thời gian làm việc tại các nhà máy nhập khẩu công nghệ cũ của Đức, tận mắt chứng kiến việc bảo dưỡng và vận hành các thiết bị, có thể nói là thiết bị còn rất hoàn hảo. Ví dụ như cái sàng áp lực, ngoại trừ cái vỏ bằng gang xấu xí bị oxy hóa qua thời gian còn thì bên trong các thiết bị đều làm bằng thép không rỉ SS 304 sáng loáng. Các loại bơm và động cơ cũng vậy, chất lượng tốt nên tuổi thọ rất cao, khác với hàng Trung Quốc, thường chỉ được cái vỏ, ruột một số chẳng hơn gì hàng Việt nam (các loại bơm).
    Nếu các nhà đầu tư làm một phép tính đơn giản thì sẽ thấy hàng Trung Quốc rẻ hơn, trọn gói toàn bộ dây chuyền từ khâu lắp đặt vận hành chuyển giao. Máy Trung Quốc, có thể nói là dễ điều khiển, nhất là đối với thợ lâu năm của Việt nam vì nó chẳng khác gì với những cái máy cũ đã có ở Việt Nam từ những năm 60. Vì thế các công ty tư nhân thường rất ưa chuộng vì họ đều hạn chế về vốn, lao động kỹ thuật. Họ chỉ cần nhanh ra sản phẩm là được rồi ... Tuy nhiên nếu xét về tính lâu dài, thì mặc dù thời gian khấu hao là khá nhanh, song điều không mấy ai để ý là giá trị thực của dây chuyền cũng có tốc độ mất giá rất lớn. Một dây chuyền khoảng 1 vạn tấn của Trung Quốc (mới) có giá khoảng 600.000 đến 1 triệu USD thường được tính khấu hao trong vòng từ 5 đến 7 năm. Nhưng sau thời gian đó, thiết bị thường là xuống cấp nghiêm trọng. Một thiết bị cũ của Tây Âu và Mỹ có thể dùng thêm đến 10 năm nếu được bảo dưỡng tốt (dẫn lời của chuyên gia người Đức nói, chú ý trong điều kiện bảo dưỡng tốt vì ông ta chê công tác bảo dưỡng máy của Việt Nam quá tồi, làm cho máy móc nhanh bị hòng) trong khi thiết bị của Trugn Quốc (loại nhỏ) là điều khó khăn (chỉ có thiết bị lớn, sản xuất tại các công ty quốc doanh lớn của Trung Quốc mới có độ bền cao và hàm lượng kỹ thuật lớn, tuy nhiên giá thành thường đắt).
    Vậy đâu là giải pháp cho những nhà đầu tư thiết bị nhỏ. Theo ý kiến của tôi, họ nên chọn giải pháp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng của Tây Âu và Bắc Mỹ. Giá thường là rất rẻ, nhưng phải hết sức chú trọng tới công tác tham sát kỹ thuật. Mua như vậy thường là mua thanh lý cả nhà máy, họ tháo rời ra và sẽ lắp đặt tại Việt Nam, vì vậy việc tham sát kỹ thuật và chọn đối tác là điều đặc biệt quan trọng. Nói đến việc chọn máy nên lấy kinh nghiệm của Tổng Công Ty Giấy Việt Nam, đơn vị này chọn mua ba dây chuyền thiết bị sản xuất giấy đã qua sử dụng đều được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng thiết bị. Tất nhiên phải kể tới yếu tố con người của VINAPIMEX bởi đơn vị này có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề nhất cũng như có kinh nghiệm lâu năm và mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp thiết bị trên thế giới.
    Đối với những nhà đầu tư có khả năng về kỹ thuật có thể chọn giải pháp đầu tư từng phần, chú ý chọn những phần quan trọng của dây chuyền như bơm, máy nghiền, lọc cát ,hòm phun bột, lưới, lô sấy, ép quang ... từ các hãng nổi tiếng nước còn các thiết bị phụ trợ khác nên đặt mua từ các đơn vị khác để giảm chi phí.
    Tuy nhiên, vẫn là một hướng đi không hay nhưng vẫn đang phổ biến, đó là phó mặc hoàn toàn cho các thương nhân Trung Quốc. Họ phần lớn cũng không phải là những nhà kỹ thuật chuyên nghiệp mà chỉ là những "lái" máy giấy, và kiếm được khá nhiều tiền qua các ông chủ tư nhân. Có lần tôi đã đến một nhà máy như vậy, công nghệ chẳng có gì đáng nói nhưng có lẽ người chủ quá tin vào phía bán máy nên tìm mọi cách ngăn cản không cho tiếp xúc với dây chuyền vì sợ ... tình báo công nghiệp. Đó là một kỷ niệm buồn của tôi, vì những người làm kỹ thuật trong ngành đều hiểu chúng ta đang đứng ở đâu nếu so sánh với thế giới trong lĩnh vực công nghệ của ngành giấy. Chúng ta không nên ảo tưởng rằng những thiết bị mà các ông chủ người Hoa đang và sẽ lắp đặt đâu đó ở Bắc Ninh hay các vùng khác trên đất Việt này là tân tiến, những thiết bị đó sự thật đã bị cấm sử dụng tại Trung Quốc, và họ chuyển sang Việt Nam để kiếm bộn tiền.
    Nếu không có tiền đầu tư máy mới thì nên cân nhắc giữa máy cũ của Tây Âu và Bắc Mỹ với máy "mới" của Trung Quốc. Tôi mong rằng ngày nào đó sẽ có một số công ty Việt Nam đủ mạnh đế đứng ra làm dịch vụ trọn gói cho những nhà đầu tư muốn mua thiết bị cũ từ khâu tham sát, tháo dỡ, lắp đặt lại, vận hành, chuyển giao cho khách hàng. Chỉ có như vậy mới lấy được niềm tin của khách hàng và mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng và ngành giấy Việt Nam.
  5. phu_phiem

    phu_phiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Hello whynotmoney và Nakata ...
    Mình cũng ra trường về Pulp and Paper ..... khá lâu rồi .... trong thời gian làm về Hoá thì làm waste treatment nên cũng quên rất nhiều về mấy cái set up methods ..... giờ bàn theo thì chỉ là bàn chơi thôi .... sai thì sửa dùm nghe !!
    quote từ whynotmoney ...
    - Higher light scattering coefficient across a wide range of tensile and freeness than CTMP and pulp after post bleaching
    - Give a lower overall COD discharge, and higher yield
    - Give a cleaner pulp, containing less washable anionic trash generated mostly from chemical treatment
    - The alkaline peroxide treated chips produced a clean pulp with very low shive content. The shive levels are acceptable for production of supercalendered or coated paper grades.
    - The advantage of APMP over conventional CTMP process include good quality, elimination of a bleach plant, energy saving
    ..... và nhiều ưu điểm khác
    những cái mình không đồng ý với whynotmoney là theo mình nghĩ ở chỗ mình ở Bắc Mỹ mechanical pulping survives là vì dùng softwood chính , nhưng ở VN thì toàn là Hardwood .... Mechanical Pulping không phải là một set up đúng ... vì gỗ mà nhiều lignin sẽ gum up và breakdown thường ...... mà operation nhiều breakdown và startup là thua chắc
    Kraft method thì superior .... nhưng setup cost cao và ecology impacts của Mercaptan và Carbon Monoxide và Dioxide nhiều
    năng lượng sử dụng lại lớn
    thì khá khó để so sánh
    nhưng Pulp của Kraft chất lượng cao , sợi fibre dài và ít lignin và dễ làm trắng hơn , recycle được 4 ,5 life (Mechanical pulp chỉ được 1 , 2 life)
    còn cách làm trắng thì tuỳ theo lignin content nên thực sự là tuỳ ... nhưng ở Bắc Mỹ thì khi ra Thị Trường tối thiểu phải 87 - 92 hay cao hơn ..... làm trắng bằng peroxide thì cần UV nên phải phơi lâu và ít khi trắng hơn 90 và nếu dùng mechanical pulp ... sợi fibre sẽ ngắn nên giấy sẽ bở hơn ... nên ít ai dùng mechanical pulp cao hơn in báo tuy là higher yield ( # 90 + %) nhưng low quality thì cũng thua
    tuy mình eliminate được Bleach plant nhưng với trời nóng mà peroxide lâu lâu bị puff một cái cũng kẹt
    ở VN thì thực sự thiếu năng lượng nên dùng Kraft method cũng khó vì không thễ mất điện nửa chừng trong process .... startup của kettles cũng khó regulate
    việc đầu tư thiết bị cũng tuỳ thuộc trong mức độ năng lượng có sẵn ... mua rẻ mà breakdown hoài thì còn chết hơn mua mắc mà sturdy .....
    vài hàng bàn khào chơi .... nếu sai xin tự nhiên chỉnh nha quý vị
    PP ra trường từ British Columbia Institute of Technology (BCIT - BC , Canada , class 1996) về PnP
    còn bà con ???
  6. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Xin chào bác, em cứ tưởng cái topic này k có ai vô nên ít vào thăm. Rất vui vì bác đã tham dự và cho anh em những lời khuyên.
    Hiện nay trong nước chỉ có một nhà máy sản xuất bột theo quy trình CTMP là Tân Mai, nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu nên k ổn định trong khâu sản xuất. Việc sử dụng hardwood để sx bột cơ là một vấn đề được đặt ra để thay thế cho quy trình hiện nay vốn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Qua tìm hiểu thì em thấy các quốc gia Bắc Âu đã dùng công nghệ APMP với nguyên liệu hardwood cho sx bột cơ, với độ trắng khoảng 75-77 ISO. Trong nước chúng em cũng đã thử nghiệm công nghệ CTMP với nguyên liệu là gỗ tràm nhưng chỉ tẩy được tới độ trắng 72 và tương đối tốn hoá chất (k kinh tế). Chính vì vậy em đề xuất vấn đề dùng công nghệ APMP để thử nghiệm, so sánh giữa hai công nghệ thì APMP tương đối phù hợp với VN. (Em sẽ post các chỉ tiêu kĩ thuật so sánh giữa hai công nghệ sau). Biết rằng có những bất cập khi dùng hardwood cho sx bột nhiệt cơ (như bác nêu), nhưng nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng công nghệ này để sx từ những năm 80 như Finland, Sweden, và hiện nay họ cũng k dùng nữa. Em cũng chỉ nêu quan điểm vậy chứ biết là với tình hình thực tại của ngành giấy VN, áp dụng bất cứ một kĩ thuật nào k phải là truyền thống đều k đơn giản. Nhưng chúng ta cứ thử đưa ý tưởng và giải pháp, biết đâu chẳng phải là điều tốt, phải k bác?!
    Rất cảm ơn bác đã tham gia cùng bọn em, em và anh Nakata đang theo học Pulp and Paper tại AIT, Bangkok, Thailand.
  7. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay trong nước chỉ có một nhà máy sản xuất bột theo quy trình CTMP là Tân Mai, nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu nên k ổn định trong khâu sản xuất. Việc sử dụng hardwood để sx bột cơ là một vấn đề được đặt ra để thay thế cho quy trình hiện nay vốn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Qua tìm hiểu thì em thấy các quốc gia Bắc Âu đã dùng công nghệ APMP với nguyên liệu hardwood cho sx bột cơ, với độ trắng khoảng 75-77 ISO. Trong nước chúng em cũng đã thử nghiệm công nghệ CTMP với nguyên liệu là gỗ tràm nhưng chỉ tẩy được tới độ trắng 72 và tương đối tốn hoá chất (k kinh tế). Chính vì vậy em đề xuất vấn đề dùng công nghệ APMP để thử nghiệm, so sánh giữa hai công nghệ thì APMP tương đối phù hợp với VN. (Em sẽ post các chỉ tiêu kĩ thuật so sánh giữa hai công nghệ sau). Biết rằng có những bất cập khi dùng hardwood cho sx bột nhiệt cơ (như bác nêu), nhưng nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng công nghệ này để sx từ những năm 80 như Finland, Sweden, và hiện nay họ cũng k dùng nữa. Em cũng chỉ nêu quan điểm vậy chứ biết là với tình hình thực tại của ngành giấy VN, áp dụng bất cứ một kĩ thuật nào k phải là truyền thống đều k đơn giản. Nhưng chúng ta cứ thử đưa ý tưởng và giải pháp, biết đâu chẳng phải là điều tốt, phải k bác?!
    [/quote]
    Hello đồng chí phu phiem. Thế là chúng ta lại có thêm một người bạn lớn trong diễn đàn. Xin phép được bổ sung với whynotmoney là ở VN không chỉ có Tân Mai chơi CTMP đâu nhé, có một thằng khác là Công ty Chí Thiết ở bên Bắc Ninh. Có điều thằng cha này làm ăn hơi ẩu, nó tự thiết kế lấy dây chuyền. Có điều hồi đầu không chạy được vì mảnh không nghiền được. Biết tại sao không, tại thằng đó mua thiết bị qua một công ty, công ty này cũng ác, bán cho nó hai cái máy nghiền Tampella loại dành cho sản xuất giấy chứ không phải là máy nghiền bột cơ. Vì vậy mảnh không nạp vào được. Mà hai cái máy đó nó mua tới 800K USD đấy. Sau rồi thì nó nhờ tới Tân Mai, họ cử mấy chuyên gia tới, thay cho nó cái đĩa nghiền với lại cải tạo lại đường nạp liệu (máy nghiền bột cơ thường phải dùng vít xoắn để nạp liệu, còn máy nghiền cho sản xuất giấy chỉ dùng bơm), rồi cũng làm ra bột, loại bột đen sì vì khâu xử lý hoá học của họ tồi quá, hồi đấy chả có liều lượng hóa chất gì cả, cứ cho xút thẳng tay. Bột cơ làm ra chỉ để sản xuất giấy bao gói cấp thấp, thay cho lề OCC. Không biết giờ đã có cải tiến gì mới chưa.
    Bác Phu phiem bây giờ đang làm việc tại US ạ, bác có sống gần tiểu bang New Jersey không ?
  8. ihad

    ihad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác. em mới vào nghề. Có gì chỉ bảo cho em với nhé
    hy vọng mình có thể giữ được liên hệ tốt qua mang. Mình toàn là dân trong ngành mà.
  9. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Vậy bác giới thiệu qua về mình đi, iem ngày trước học giấy 41 bách khoa. Dân trong ngành mình nhiều lắm nhưng ít người biết nơi này. Nếu có ai thì bác rủ họ vô đây, thỉnh thoảng anh em ta bàn bạc chơi.
  10. phu_phiem

    phu_phiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Hello đồng chí phu phiem. Thế là chúng ta lại có thêm một người bạn lớn trong diễn đàn. Xin phép được bổ sung với whynotmoney là ở VN không chỉ có Tân Mai chơi CTMP đâu nhé, có một thằng khác là Công ty Chí Thiết ở bên Bắc Ninh. Có điều thằng cha này làm ăn hơi ẩu, nó tự thiết kế lấy dây chuyền. Có điều hồi đầu không chạy được vì mảnh không nghiền được. Biết tại sao không, tại thằng đó mua thiết bị qua một công ty, công ty này cũng ác, bán cho nó hai cái máy nghiền Tampella loại dành cho sản xuất giấy chứ không phải là máy nghiền bột cơ. Vì vậy mảnh không nạp vào được. Mà hai cái máy đó nó mua tới 800K USD đấy. Sau rồi thì nó nhờ tới Tân Mai, họ cử mấy chuyên gia tới, thay cho nó cái đĩa nghiền với lại cải tạo lại đường nạp liệu (máy nghiền bột cơ thường phải dùng vít xoắn để nạp liệu, còn máy nghiền cho sản xuất giấy chỉ dùng bơm), rồi cũng làm ra bột, loại bột đen sì vì khâu xử lý hoá học của họ tồi quá, hồi đấy chả có liều lượng hóa chất gì cả, cứ cho xút thẳng tay. Bột cơ làm ra chỉ để sản xuất giấy bao gói cấp thấp, thay cho lề OCC. Không biết giờ đã có cải tiến gì mới chưa.
    Bác Phu phiem bây giờ đang làm việc tại US ạ, bác có sống gần tiểu bang New Jersey không ?
    ********************************************************
    cảm ơn Nakata ....
    mình tuy học về giấy nhưng giờ thì kể như không còn .... vì có con nhỏ nên không chịu vào rừng ... riết rồi lụt nghề ... cái job của PP làm bây giờ là về mấy cái solutions cho máy hàn máy khoan .... không còn dính về giấy nên cũng buồn
    Mình hiện thời ở Quebec Canada thì cũng cách NJ khoảng đường Sài Gòn - Hà Nội mà thôi

    Ở Canada thì dân Việt mà làm trực diện với ngành giấy thì cũng không nhiều .... nếu có thì là những người cực giỏi như anh Kiệt ở Rolland hay anh Thuý làm consultant cho Liên Hiệp Quốc .... nhưng làm về nghề Sale Dụng Cụ và Process Management thì nhiều vô cùng .... họ rất giỏi về Technology .... mình cũng có biết vài người làm Research n Dev. .... nên chung là rất thành công và rất bận bịu
    cách đây chừng 5 năm mình có nghe một hãng Đại Hàn có xây một cái Kraft Mill ở HảI Phòng mà có capacity cũng khoảng 340, 000 metric tons mỗi năm ban đầu dự trù chạy năm 97 , rồi 99 , ??? .... sao không nghe thấy whynotmoney nhắc đến trong cái đồ thị về tổng lượng quốc gia ??
    mình chỉ interest về làm Kraft Process waste treatments vì muốn do something to the environment (môi sinh) chứ nói thật mà mình làm giấy .... hại cho môi sinh kinh khủng !!!
    có ai phong thanh gì về cái Kraft Mill thì cho PP biết với ... để PP nộp đơn về coi sao ??
    CTMP thì là cái cầu giữa Chemical Pulping và (Thermal) Mechanical Pulping nhưng hơi nghiêng về Mechanical
    APMP thì hơi nghiêng về Chemical một chút ... nhưng với Hardwood thì mình nghĩ chỉ có pure Chemical Pulping thì mới là biện pháp cho whitening để trị lignin ... còn mua bột cơ thì cũng không lợi đường dài vì tiền lời sản xuất tụi nó gặm hết rồi ... mình không lời nổi
    đó ... mình cũng chỉ đóng góp như vậy thôi chứ thêm nữa thì phải mò Textbooks (một cái kim trong cả bó kim !!!)
    bà con cứ viết đi .... có cái gì interesting thì PP chạy theo
    nha,
    tình thân

Chia sẻ trang này