1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

trungthupoprock

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi Afo_Rhapsody, 28/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta còn rất nhiều việc cần phải làm, để tập trung vào.


    Thôi được rồi! Chuyện đến đâu hay đến đó. Bây giờ ...


    ...

    Cách đây một thời gian một người bạn ở miền Nam gửi cho tôi một bài hát Trung thu. Thế là kỷ niệm ập về!

    Tôi muốn gửi tặng lại bài hát này cho tất cả những ai đang là, và đã là người được hưởng Tết Trung thu! Nhất là các pé út ít của diễn đàn hjhj!


    http://www.nhacso.net/Music/Album/2008/06/05F66C40/


    (ko nghe được thì vào đây nhé! : http://nghenhac.info/nhacvietnam_pm.asp?iFile=17019&iType=20)


    ....


    Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
    Em rước đèn đi khắp phố phường
    Lòng vui sướng với đèn trong tay
    Em múa ca trong ánh trăng rằm


    Đèn ông sao với đèn cá chép
    Đèn thiên nga với đèn **** ****
    Em rước đèn này đến cung trăng
    Đèn xanh lơ với đèn tím tím
    Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
    Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu



    Tít trên cao dáng tròn xinh xinh
    Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
    Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng
    Em múa ca vui đón chị Hằng

    Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
    Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
    Em rước đèn này đến cung trăng
    Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
    Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
    Em rước đèn mừng đón chị Hằng



    Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm
    Em bé nhà ưa đứng quây quần
    Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
    Em muốn ăn bốn, năm ba phần

    Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
    Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
    Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
    Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
    Người vui hoan nói cười hấp tấp
    Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm



    ....
  2. notatmydesk

    notatmydesk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    2.018
    Đã được thích:
    137
    Sắp trung thu rồi
    Anh em nào muốn mua đèn trời thả đêm trung thu thì liên hệ tớ nhé
    Sdt ở dưới kia
    nick đây : heyziu
  3. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Vâng, rock quá ạ, rock vãi phào ra!
  4. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0

    Bạn thư giãn trước khi Afo post bài nhé:
    Trong lúc chờ Afo post bài có cái này cho bạn :
    Đây là 1 số bài hát Trung thu:
    CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO
    Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang, đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan.
    Tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh, đây ánh sao vui chiếu xa non ngàn. Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh, ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi.
    RƯỚC ĐÈN THÁNG TÁM ( là bài hát trên)
    Tết trung thu em rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường, lòng vui sướng với đèn trong tay, em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn ông sao với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm ****, em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tim tím, đèn xanh lam với đèn trăng trắng, trong ánh đèn rực rỡ muôn màu.
    Tít trên cao dáng tròn xinh xinh, soi xuống trần ánh sáng dịu dàng. Rằm tháng tám bóng hằng trong sáng, em múa ca vui đón chị Hằng. Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh, tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh, em rước đèn này đến cung trăng.Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh, tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh, em rước đèn mừng đón chị Hằng
    Tết trung thu bánh quà đầy mâm, em bé nhà ưa đứng quây quần. Đôi hạt sen bánh dẻo đầy mâm, em muốn ăn bốn năm ba phần. Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng. Ngọt cay như mứt gừng mứt bí, ăn mát lòng lại thấy vui thêm. Hạt dưa nghe cắn nổ lốp bốp. Người vui hoan nói cười hấp tấp, bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.
    VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
    Một vầng trăng tỏ, treo trên đỉnh trời, bay về đâu thế đàn cò trắng ơi. Bà ơi chú Cuội có nhớ nhà không, sao như cháu thấy, sao như cháu thấy chú đang xuống trần.
    Ngìn năm rồi nhỉ, bên gốc cây đa, Cuội ơi em hỏi trăng non hay già, Cuội ơi em hỏi trăng non hay già
    Một đàn chim nhỏ, chở trăng giữa trời, biết bao giờ nhỉ Cuội đựoc xuống chơi
    Bà ơi chú Cuội có nhớ nhà không, sao như cháu thấy , sao như cháu thấy chú đang xuống trần
    Ngòn năm rồi nhỉ, bên gốc cây đa, Cuội ơi em hỏi trăng non hay già. Cuội ơi em hỏi trăng non hay già
    THẰNG CUỘI
    Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm 1 mối mơ. lặng yên ta nói Cuội nghe, ở trên cao mãi làm chi
    Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm 1 mối mơ.Gió không có nhà , gió bay muôn phương biền biệt chẳng ngưng trên trời nước ta.
    Lặng yên trăng gió bảo nhau ?o chị kia quê quán ở đâu?. Gió không có nhà , gió bay muôn phương biền biệt chẳng ngưng trên trời nước ta.
    Có con dế mèn suốt trong đêm khuya hát sẫm không tiền nên nghèo xác xơ. Đền công cho dế nỉ non, trời cho sao chiếu ngàn muôn. Có con dế mèn suốt trong đêm khuya hát sẫm không tiền nên nghèo xác xơ.
    Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây, sáng mõi chân rồi, sáng ngồi xuống đây. Cùng trông ánh sáng cười vui. Chị em ta hãy đùa vui chơi. Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây, sáng mõi chân rồi, sáng ngồi xuống đây. Các em thích cười, muốn lên cung trăng , cứ hỏi ông trời cho mượn cái thang.Mười lăm tháng tám trời cho một ông trăng sáng thật to. . Các em thích cười, muốn lên cung trăng , cứ hỏi ông trời cho mượn cái thang.
    TẾT SUỐI HỒNG
    Trung thu đốt đèn lên cho sáng, cho bao con đường rộn vui. Đêm trăng với đèn ***g thay nắng em như giấc mộng giữa đời
    Cùng nhau hát lên , đường đêm xôn xao trống lân về thăm phố quen, ngàn sao lung linh suốt đem.
    Trung thu têt hồng như sơn thắm. Chúng em vui đùa bên nhau. Đêm nay các bạn không ai vắng, quanh em sáng 1 suối màu
    TRĂNG TRÒN
    Trăng tròn tròn là trăng trong trong, trăng chiếu sáng sáng cả núi sông. Trăng hòa bình là trăng lung linh, chúng em hát tính tang tang tình.
    Trăng tròn, trăng tròn, trăng tròn như vành nón anh, nón anh giải phóng
    Trăng tròn, trăng tròn, trăng tròn như vành trông lân, là trống múa lân, nơi quê em miền Nam thành đồng
    VẦNG TRĂNG YÊU THƯƠNG
    Chờ trăng lên em chờ trăng lên, vầng trăng sáng cho em tiếng cười, nụ cười vui bên tiếng đàn và trong tiếng hát.
    Nhìn trăng lên trong niềm yêu thương, ngàn khúc hát vang lên để mừng. Mừng trăng lên, cho em vui thắm thiết tình bạn. Hoa đưa hương bát ngát ngoài thềm, mây trôi nhẹ theo cơn gió thoảng. Em yêu sao tiếng hát ngọt lành, trong gió nhẹ cùng chờ trăng lên.
    ĐÊM TRUNG THU
    Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình, có con sư tử vui múa quanh vòng quanh. Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng. Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang
    hjhj!
  5. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Trước khi post tiếp, Tôi mong các bạn thông cảm cho tôi trong việc tập trung post bài. Nếu bạn có comment bổ sung cho chủ đề tôi hứa sẽ lắng nghe đọc hết và nếu có điều kiện tôi sẽ trả lời trong chừng mực khả năng của tôi.
    Để các bạn dễ theo dõi tôi tóm tắt lại có bổ sung thêm một chút như sau:
    TÍNH CHẤT DANCE TRONG ÂM NHẠC VÀ MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ POP - ROCK
    ....
    Phần 1: Tính chất Dance trong âm nhạc (có thêm đoạn bổ sung liên quan đến The VU và Lou Reed "Heavy Metal Machine":
    Ngoài 3 bài của Radiohead, Led Zep, BoneyM tôi bổ sung thêm 2 bài nữa có cùng tính chất như trên là:
    4- Bad Moon Rising (CCR).
    5- Miss you (Rolling Stones).
    Nghỉ giải lao: ...
    Phần 2: ... Và những suy nghĩ về Pop - Rock
    Gồm nhiều đoạn riêng lẻ hợp lại như sau:
    - Cái ống nhòm.
    - Chiếu ống nhòm vào âm nhạc thế kỷ 20.
    - Small Essay about The Fab Four.
    - Chân lý âm nhạc (sẽ vít sau đây):
    - ...
    - ....
    ...
    Hãy kiên nhẫn.
    Please wait for me! (cảm ơn bạn nhé).
    Bây giờ tôi lưu ý các bạn đọc như sau: đoạn tiếp theo là cơ sở về lý luận để nối vào đoạn viết về âm nhạc từ thập kỷ 1960 đến nay. Nó sẽ gồm 2 tiểu đoạn:
    a -chân lý phổ quát.
    b- Chân lý âm nhạc.
    Thế nhé!

  6. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    a- Chân lý phổ quát.
    (Nghỉ giải lao 1 đoạn trước khi chạy về đích)
    Chân lý phổ quát và chân lý trong âm nhạc!

    (bạn hãy để ý nó gồm 2 phần nhỏ: 1 - chân lý phổ quát và 2 - chân lý trong âm nhạc, tôi sẽ viết từng phần một).

    30 phút trước khi đăng đàn post entry này và xung quanh thời gian này tôi có nhớ đến và ngân nga một giai điệu ám ảnh :
    "She''''ll carry on through it all
    She''''s a waterfall "

    Tôi chủ ý viết lại:
    "...
    She''''ll carry on through it all
    She''''s a waterfall
    ten tèn tèn tén..."

    (Điệp khúc của bài Waterfall trong album cùng tên của The Stone Roses - 1989)
    Và tôi thấy mình cũng là một Waterfall

    a- Chân lý phổ quát!
    Trong một lần trả lời phỏng vấn của tạp chí Time một nhà văn Anh (tôi rất tiếc không nhớ tên vì nội dung ở trong 1 cuốn sách mà hiện nay tôi không còn giữ), khi được hỏi : Vấn đề của thế giới là gì?" ông đã trả lời : "Đó chính là tôi".
    Chúng ta đều biết một nhà triết học nổi tiếng khắp thế giới trong suốt thế kỷ 20 (the Most Poppular Philosophyer in the 20th century - xin phép viết tắt là MPP) về giải phóng xã hội và con người nên tôi thiết nghĩ không cần phải nhắc lại tên ông.
    Tôi bắt đấu bằng câu nói của the MPP mà đã được post trong bài "Bông hồng đá ..." : MPP có nói rằng : "Con người sẽ xa lạ trong cái thế giới do chính mình tạo nên".
    Từ một lúc nào đó con người đã trở thành trung tâm đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành học KHXH trong đó đối với Triết học đã diễn ra trong suốt thời gian dài một thế kỷ qua những cuộc tranh cãi luận bất tận về con người, bản chất hiện hữu của con người và sự tự do trong điều kiện xã hội hiện đại trên một vấn đề mà Trần Đức Thảo đã khái quát là giải phóng con người khỏi "sức đè của dữ kiện" , hay nói dễ hiểu hơn là con người có nguy cơ bị "lôi cuốn vào vòng xáy của những sự kiện mà không thể nắm bắt được nguyên nhân và ý nghĩa (theo tác giả Đỗ Minh Hợp trong cuốn "Diện mạo Triết học phương Tây hiện đại", NXB Hà Nội, năm 2006). Cuộc sống đến với con người có thể mô tả như của sự kiện nối tiếp sự kiện chồng chập lên nhau khiến cá nhân trở nên bị động tiếp nhận một cách vô thức, không làm chủ được tình hình và dần dần mất phương hướng, không biết mình đang đi đến đâu.. Tôi thường nhắn nhủ một ẩn ý đến những người thân của mình là " you không biết mình đang như thế nào, đang ở trong điều kiện hoàn cảnh nào, nên làm gì và sẽ hướng đến cái gì..." Hay nói ngắn gọn là : không xác định được mục tiêu chiến lược của cả cuộc đời cũng như lên kế hoạch cho tương lai lâu dài cũng như tương lai trước mắt.
    Tự do (hay ung dung thanh thản, tĩnh lặng, tự do tự tại, hoặc bình yên, ấm cúng, hạnh phúc...mà không còn lo lắng, lo âu, sợ hãi, kinh hoàng, ác mộng, căng thẳng ... về cuộc sống đa diện) có phải là cái quan trọng bậc nhất mà mỗi một con người muốn tìm mà rất khó khăn để thấy.
    Được Afo_Rhapsody sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 28/08/2008
  7. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Ngôi sao điện ảnh Keanu Reeves diễn viên chính trong loạt phim "Matrix" trước đây từng thổ lộ rằng: những giây phút thực sự yên bình trong tâm hồn là cái gì thật xa xỉ đối với tôi".
    Trong Tác phẩm "Shanghai Baby" - "Baby Thượng Hải" của nữ tác giả Trung Quốc đương đại Vuệ Tuệ (dịch sáng tiếng Việt với tựa: "Cục cưng Thượng Hải" của dịch giả Mạch Nha) có dẫn câu nói của nhà văn Eileen Chang : «Bình yên là nền tảng đời sống con người.»
    Chúng ta hãy quay lại vấn đề chân lý.
    Triết học xét riêng trong thế kỷ 20 đã âm thầm hoặc công khai diễn ra những cuộc tranh luận hết sức nghiêm túc, việc phản đối nhau dữ dội rồi về sau công nhận một phần hoặc hoàn toàn quan điểm của nhau là việc hết sức phổ biến. Về mặt học thuật thế kỷ 20 là cuộc đụng độ gay gắt ( có tính xây dựng - hiển nhiên) giữa rất nhiều trường phái triết học khác nhau - [Hiện tượng học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa cấu trúc/Hậu cấu trúc/ Giải cấu trúc, Phân tâm học, Thông diễn học, Ký hiệu học, Chú giải học (hay Triết học phân tích) ...].
    Những cuộc đụng độ chan chát về tư tưởng nối tiếp nhau của các trường phái (mà) ra đời và phát triển (về tư duy lí luận) lần lượt trong những khoảng thời gian khác nhau trong suốt thế kỷ mà bề mặt của nó là dày đặc những sự kiện lớn nhỏ. Họ - những nhà tư tưởng bậc thầy của thế giới thân yêu này- những trái tim bằng kim cương - (như MPP hoặc một philosophyer khác thế kỷ 19 đừng viết: Z.. chết vẫn ôm trái đất vào lòng) - thảo luận những gì?
    Họ dành trọn cả đời mình [hilosophyer (nếu tôi không nhầm) là từ xuất xứ từ tiếng Hy Lạp nghĩa là "tình yêu chân lý"] để cống hiến cho Triết học bằng hoạt động tư duy theo đường đi theo từng trường phái và trao đổi, tranh luận học thuật với nhau liên tục xoay quanh chủ đề tồn tại (hiện hữu) ngày càng phức tạp cảu con người theo xu hướng giải quyết tận gốc rễ những vấn đề nan giải và vô cùng mới mẻ của thời hiện đại.
    Đến đây tôi tạm dừng lại một chút. Cái mà bạn đang đọc là Version 2. Tôi đã viết một cái Version 1 xong và nhận thấy là nó khó đọc quá nên tôi đã cất đi và viết lại để bạn dễ tiếp thu hơn. Tuy vậy bạn nào thực sự thấy mình cần nó để mở rộng tầm hiểu biết của mình xoay quanh chủ đề có thể liên hệ cá nhân để tham khảo thêm.
    Được Afo_Rhapsody sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 28/08/2008
  8. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Bạn đọc thân mến! Sẽ rất nực cười nếu chỉ trong 1 tiểu đoạn ngắn ngủi mà tôi đinh tham vọng dẫn ra (dù là vô cùng tóm tắt khái lược) lịch sử một trăm năm (trên tổng số 2000 năm) Triết học đã tiến hành được. Một ví dụ đơn giản, chỉ nguyên một nhà Triết học trong số ít nhất là 100 người của đội ngũ những học trò của MPP này ... có thể khiến Afo mất cả năm trời, thậm chí có thể cả đời chưa chắc đã hiểu hết toàn diễn những tư tưởng của những bộ óc vĩ đại của nhân loại này. Ví thế đây chỉ là một cú đánh du kích nhỏ lẻ vào một, hai điểm mà trí tuệ còn vớ vẩn của tôi đã tiếp nhận được.
    Với tinh thần như vậy. Để khảo sát toàn diện vấn đề ta hãy cùng bắt đầu với quan điểm về "tự do lựa chọn" của bậc thầy trí tuệ của nền Triết học thế giới theo trường phái Chủ nghĩa hiện sinh: Jean-Pau Satre. Theo Satre, dù hoàn cảnh có ngặt nghèo đến đâu con người vẫn bắt buộc phải lựa chọn hành động hoặc không hành động, qua đó mà con người tìm thấy tự do của mình "tự do lựa chọn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Ứng với mỗi hoàn cảnh khác nhau với từng con người khác nhau có toàn quyền lựa chọn bất cứ hướng lựa chọn cho cuộc đời mình. Quan điểm này trực tiếp phát triển từ tư tưởng triết học hiện sinh, một tuyên bố rất nổi tiếng của ông" "Hiện hữu có trước yếu tính", một trong những vấn đề trung tâm tranh luận về sau của Triết học.
    Cuộc tranh luận nổi tiếng với nhà triết học Trần Đức Thảo (TĐT) - trường phái Chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời là nhà Hiện tượng học duy vật) xoay quanh quan điểm "tự do lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó: của chủ nghĩa hiện sinh mà TĐT đã phê phán gay gắt, phát hiện ra lỗ hổng nghiêm trọng của nó. Trước cuộc tranh luận này Satre là người phản đối kịch liệt tư tưởng của Marx về các điều kiện xã hội, Satre cho rằng mặc dù con người bị mắc kẹt vào các mối ràng buộc của xã hội nhưng con người phải tự do bằng mọi giá,tựdo lựa chọn. tự do quyết định cuộc đời mình sẽ theo hướng nào bất kể điều kiện xã hội ràng buộc mình chặt đến đâu đi chăng nữa. Rõ ràng Satre đã nhìn thấy vấn đề là con người bị mất tự do nhưng ông đã thấy nó ở mức độ quá hơn là trên thực tế (như Simon de Beauvoir nhà nữ triết học hàng đầu thế kỷ 20 (có tác phẩm "Giới tính thứ 2" - "The Second ***" nguyên tác tiếng Pháp Le Deuxième ***e, June 1949) đã nói "có phải là các điều kiện sống của con người thì dễ dãi hơn so với anh nói hay không? Về sau các nhà hậu cấu trúc đã khuếch đại những ngờ vực này -xem "Nhập môn Foucault) NXB Trẻ 2006).
    Nhưng vấn đề đó đã được TĐT phát hiện ta trước (nếu tôi không nhầm) bởi thế mới có cuộc tranh luận sau khi TĐT đăng bài trên tạp chí Revue de Métaphysique et de Morale năm 1949 (chính nhờ bài baosa này hai người đã hẹn gặp và tranh luận. Sau này J-P Satre - một trong những trí tuệ hàng đầ của thế giớithế kỷ 20 - là Intellectual số 1 của nước Pháp thời ông mà Foucalt, Lyotard, Foulcalt, Derrida, Barthes.. là những thế hệ sau, xin được nói thêm là mấy ông thế hệ sau này đều đánh giá rất cao TĐT ít nhiều chịu ảnh hưởng về tư tưởng bởi những cống hiến của TĐT trong những lĩnh vực triết học mà ông quan tâm đặc biệt là Hiện tượng học, là người học trò kế thừa CN duy vật biện chứng của MPP, có cống hiến trong lĩnh vực phân tâm học, và cả ngôn ngữ học, cuối đời là logic học).
    Bây giờ ta đến một tri thức (điểm đột kích) thứ hai: "Con người đã chết".
    Câu nói này đưa Michel Foulcault vào những năm 1960 trở thành người tiên phong cho tư tưởng của nước Pháp sau J-P Satre).
    Đến đây chúng ta dừng lại để xem xét một quan điểm: "Thế kỷ 21 trở đi là kỷ nguyên của những công trình tập thể (chứ không phải cá nhân).
    Như chúng ta đã thấy trong thế kỷ 20 xoay quanh những vấn đề của J-P Satre là những vấn đề trung tâm của tri thức nhân loại. Có đến cả hàng trăm trí tuệ hàng đầu thế giới đầu tư ngiêm túc, người nọ chịu ảnh hưởng kế thừa ngừơi kia trong quá trình tổng kết thành những quan điểm của mình.
    Quan điểm nổi tiếng của Foucault là con người bị chết chìm trong ngôn ngữ. Về trường phái triết học ngôn ngữ gồm (trong đó có cấu trúc và giải cấu trúc, cấu trúc là cấu trúc của ngôn ngữ) là cái phát triển sau triết học hiện sinh (khoảng những năm nửa đầu thế kỷ 20), diễn ra từ khoảng 1950 trở về sau.
    Bạn hãy xem một bài báo giới thiệu về Foucault có nói cả về Barthes:

    "....Thế nhưng (đây chính là điểm quan trọng nhất của Từ và Vật (AfoRhapsody -tác phẩm của Foulcalt), và cũng gây tranh cãi nhiều nhất), con người vẫn phải sống trong thế bất hòa giữa bản thân mình và hệ thống ngôn ngữ. Những vấn đề cũ biến mất khi diễn ngôn mất đi sức mạnh, giờ lại sống dậy; con người khi đã phế bỏ sự thống trị của diễn ngôn, sẽ phải hứng chịu sự trả thù. Kiến thức hiện đại đến lúc cũng từ bỏ con người để quay sang một đối tượng duy nhất: ngôn ngữ. Toàn bộ sẽ trở thành ngôn ngữ, trừu tượng, cấu trúc, ký hiệu. Kể từ nay, hiểu biết không còn là khám phá một bản chất người, mà là giải mã ngôn ngữ. Con người, do đó, tất yếu bị diệt vong, bị nhấn chìm đằng sau ngôn ngữ . Câu kết của cuốn sách là một báo hiệu ghê gớm về tình thế bi thảm của con người, khi Foucault sử dụng ẩn dụ "chúng ta có thể cá cược rằng con người sẽ biến mất, giống như khuôn mặt vẽ trên bờ cát ở sát mép nước" (tr. 398).
    Có thể thấy rất rõ rằng Foucault thật sự bị ám ảnh bởi vấn đề ngôn ngữ. Người ta buộc phải đi qua ngôn ngữ để có thể với tới vật. Mối quan hệ là như vậy: phải qua từ mới với tới được vật. Từ giống như một thứ màn ngăn cách, một thứ trung gian không mấy khi chịu hợp tác, nói tóm lại, một thứ trung gian quá nhiều sức mạnh. Có thể nói rằng lịch sử kiến thức mà Foucault trình bày trong Từ và Vật là lịch sử được nhìn qua lăng kính ngôn ngữ. Mặt khác, trong hệ thống của ông, ngôn ngữ còn đóng vai trò điều hòa, như một thứ mẫu hình chuẩn mà các yếu tố khác phải tuân theo: quả thật, theo Foucault, các mối quan hệ quan trọng giữa trình bày (représentation) và tư tưởng hay chức năng của giá trị trong kinh tế học cũng được so sánh với các yếu tố của ngôn ngữ. Chính sự biến đổi về tính chất của ngôn ngữ đã đóng vai trò chủ chốt trong sự biến mất của con người: "Kể từ thế kỷ XIX, ngôn ngữ tự thu mình vào trong chính nó, tự tạo ra độ dày của mình, trình bày một lịch sử, các quy luật và một tính khách quan chỉ thuộc về nó" (tr. 309). Kết quả là độ dày của từ dần che lấp khuôn mặt của con người.

    Sau này Foucault sẽ viết thêm một cuốn sách nữa để bổ sung cho lý thuyết "khảo cổ" của mình: Khảo cổ học kiến thức (L''Archéologie du savoir), năm 1969, trong đó ông quay trở lại với vấn đề "con người biến mất", sau này sẽ được nhiều nhà cấu trúc luận tiếp nhận và tiếp nối, chẳng hạn như Roland Barthes khi khẳng định "tác giả đã chết", một cách gián tiếp hơn, khi viết "ngày nay, lịch sử là thứ biến tài liệu (documents) thành công trình (monuments)" (tr. 15).
    Cao Việt Dũng - Tia Sáng:
    http://vinatech.org/home/modules/news/article.php?storyid=335
    Chúng ta hãy lấy ví dụ cho rõ ràng hơn 1 chút (chứ hỉu hết thì đã XYZ rồi hjhj).
    cụ K!
    sao lại vậy nhỉ - tên người ta là Krisnamurti cơ mà!
    K là tên nhân vật chính trong tuyểu thuyết "Vụ Án" , K cũng là tên trong tiểu thuyết "Lâu đài" đều của nhà văn F. Kafka, hãy nghe một lời nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Kafka:
    "Nhân vật trung tâm của Kafka bị chặt cụt mất nhiều chiều: Cái tên của nhân vật bị rút gọn đến tận cùng chỉ còn chữ viết tắt; không thể xác định ra hình hài, giọng nói, hình dáng, phong cách của họ". (http://blog.360.yahoo.com/blog-U_eFG10lc6.gvgXKcXxi3YiqWDfHTtQ-?cq=1&p=22).
    Tôi hay goi bạn nhạc Stone Roses là S. Đơn giản chỉ còn một ký tự như vậy.
    S
    Thoạt nhìn hoặc tiếp xúc đó chỉ là một cái gì đó mơ hồ chứ ai mà biết được đó là ban nhạc thiên tài đã tạo ra những tác phẩm hi hữu trong lịch sử âm nhạc thế kỷ 20 vì tính hư hư ảo ảo nhưng là nỗi mơ hồ ám ảnh đột kích sâu thẳm vào thế giới nội tâm của con người trong xã hội đương đại đến như vậy,một kiểu gần gũi với Kafka).
  9. GuitarMan4182

    GuitarMan4182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn truớc...hình như bạn bị thần kinh thì fải
  10. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Hoặc tên tôi AfoRhapsody thì thoái triển thành Afo rồi Fò đều có thể chấp nhận được dễ dàng hơn so với tên dài dằng dặc ban đầu. Chỉ có điều nó chẳng nói lên khái niệm gì về tôi cả.
    Có phải những

    S
    K
    là vấn đề phi nhân cách, phi khái niệm hoá đối tượng, thoái triển chỉ còn là một KÝ HIỆU, đơn giản chỉ còn là một ký hiệu mà khiến ta cảm giác về đối tượng một cách mơ hồ, không cụ thể được gì, như là một ẩn số.
    Có phải ký tự
    X
    Là ký tự hay được sử dụng, và nó KÝ HIỆU bất cứ thứ gì, vật X, nhân vật X, kế hoạch X... và ban nhạc X (của Mỹ chứ ko phải X-Japan đụng hàng nhé, đừng tưởng bở, người ta có mặt trong bảng xếp hạng 1980s của PM cơ).
    Tóm lại đã có sự thoái triển thành ký tự và nếu tiếp xúc lần đầu ta không thể biết gì về nó, nó đơn giản chỉ là một ký hiệu.
    Cụ K, K trong tác phẩm của Kafka, ban nhạc X .. ta chẳng biết gì về những thứ đó, hay người đó thực ra là thế nào, không còn tồn tại đối tượng nữa mà chỉ tồn tại KÝ HIỆU.
    Cuối cùng có thể nói gì đây? Foucault là chân lý chăng?
    Tôi biết mình mới nhập môn về Triết học nhưng bằng khả năng của mình tôi nhận thấy rằng : "Con người đã chết" bị chết chìm trong ngôn ngũ và tất cả những công trình của các nhà triết học ngôn ngữ như Levi-Strauss, Foucault, Lyotard, Derrida, Barthes, Lacan... là đề cập những vấn đề cốt tử của nhân loại thời kỳ đương đại. (xem thêm về Chủ nghĩa Cấu trúc/Giải cấu trúc và vô vàn vấn đề khác liên quan đến xã hội hôm nay và xoay quanh vấn đề chủ nghĩa hiện đại/ hậu hiện đại đặc biệt trinhg bày những vấn đề khái quát về xã hội từ đầu thế kỷ 20 đến nay- bằng cuốn sách rất thú vị và dễ tiếp thu nhất về modernism/postmodernism có tên "Nhập môn Hậu hiện đại" - NXB Trẻ 2006).
    Làm sao có thể khẳng định Foucault hay tất cả các nhà triết học ngôn ngữ đều đúng tuyệt đối 100%

    Bạn thân mến! Tôi mới ngấp nghé và có trình độ ABC về Triết học nên không dám khẳng đinh chuyện liên quan đến vấn đề đại sự của nhân loại như vậy. Nhưng trước khi chuyển sang "chân lý âm nhạc" tôi có mấy lời suy nghĩ thế này.
    Thứ nhất!
    Tri thức là công trình tập thể. Đằng sau quan điểm của Foucault "Con người đã chết" cũng như bất cứ công trình nào khác của các nhà Triết học thế kỷ 20 trong đó có Trần Đức Thảo là tầng tầng lớp lớp các bề sâu của những vỉa tầng kiến thức đã hình thành từ khi nhân loại bắt đầu biết tư duy từ ít nhất háng thiên niên kỷ nay. Nó thuộc về lịch sử nhân loại và nó chi phối quyết đinh đến đời sống và sự phát triển của nền văn minh nhân loại trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Thứ hai!

    Mỗi tri thức đều ứng dung trong trường hợp nhất định và gây ảnh hưởng lớn đến một thời kỳ lịch sử nhất định và sớm muộn cũng lỗi thời khi hoàn cảnh tương lai sau đó thay đổi sang một hình thức xã hội mới. Ví dụ như Kant với thuyết "Khai sáng" đã dấy lên cái gọi là "Cách mạng Triết học" dẫn đường cho Triết học và Khoa học phát triển trong suốt một thời gian dài có lẽ cả một thế kỷ cho đến khi không còn phù hợp trong thế kỷ 20. Ví dụ như Foucault sẽ đúng trong thời đương đại cho đến khi (đây chỉ là ví dụ làm sao Afo dám khẳng định) chẳng hạn xã hội chuyển xang thời kỷ bị chi phối của nền văn mình vi tính&ĐTDĐ (có thể hiểu là nền văn minh KT số) thì một Foucaut "KT số" sẽ xuất hiện đưa ra vấn đề của thời đại mới. Nhưng đó chỉ là suy đoán làm ví dụ chứ cá nhận Afo không bao giờ dám khẳng định chắc chắn điều gì về những chuyện như vậy.
    Vấn đề mà Foucalt đặt ra "Con người đã chết" chìm ngỉm biến mất trong ngôn ngữ đã và sẽ là vấn đề cốt tử trong tất cả các xã hội của nền văn minh đương đại , theo tôi là chừng ít ra là vài chục năm nữa, cho tới khi xã hội chuyển hoàn toàn sang xã hội mới.
    Vâng, ngôn ngữ đã là cái công cụ để con người tư duy, con người tư duy không thể nào không thông qua ngôn ngữ của bối cảnh mình sống, rồi ngôn ngữ từ một lúc nào đó trở nên phản chủ, dùng quyền lực chuyên chế của mình để đè bẹp, làm tiêu huỷ, nói đúng hơn là huỷ diệt chính bản thân con người.
    Vấn đề này đã được tiên đoán từ hơn 100 năm trước đây bởi nhà triết học ngôn ngữ (cấu trúc luận) đầu tiên Ferdinand de Saussure (26 tháng 11 năm 1857 ?" 22 tháng 2 năm 1913). Mà về sau các một loạt các nhà ngôn ngữ học (cấu trúc, hậu cấu trúc và giải cấu trúc) tiếp theo phát triển tới Foucault, Derrida Lyotard và Barthes.
    Thế còn kẻ thù tương lai của nhân loại là gì? Thế giới và con người không ngừng vận động phát triển. Trong tương lai những nhân tố mới của thời đại sẽ ập đến rất nhanh tao thành XH KT Số, tích hợp giữa máy vt tính và ĐTDĐ và các thiết bị nghe nhìn, truyền thông, đại chúng. Nhưng những vấn đề của XH mới dù chưa đến nhưng đã được nhìn thấy trước bởi những người như Foucalt , bao giờ cũng vậy.
    http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-Hoa/Mot_so_khia_canh_ve_van_hoa/


    Vậy có phải là nếu cái gọi là âm nhạc nghệ thuật của thời đương đại từ trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và nối ra tương lai phải gắn bó không thể tách tời với những vấn đề mà tôi đề cập ở trên đây. Có phải vậy không?

    Hết a- Chân lý phổ quát!

    Chờ đón b-
    hìhì!
    (ghi chú: bạn nên dùng Google thường xuyên mới hiểu được hết chủ đề đặc biệt là tiểu đoạn khó gặm này. Tặng bạn 1 câu : Có thể du học ngay trong nước bằng Google).
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này