1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường chuyên Lam Sơn - Niềm tự hào xứ Thanh

Chủ đề trong 'PTTH Lam Sơn - Thanh Hoá' bởi haynghiengdoixuong, 17/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haynghiengdoixuong

    haynghiengdoixuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Trường chuyên Lam Sơn - Niềm tự hào xứ Thanh

    Tự nhiên hôm nay nhặt được bài này. Thấy vui vui.


    Trường chuyên Lam Sơn - Niềm Tự hào xứ Thanh

    (ĐCSVN)- Trường chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa, trường Lam Sơn mang tên cuộc khởi nghĩa vĩ đại của nhân dân Việt Nam vào đầu thế kỷ XV chống quân xâm lược nhà Minh- giải phóng đất nước do người anh hùng dân tộc kiệt xuất Lê Lợi lãnh đạo. Trường THPT chuyên Lam Sơn ngày nay là sự kế tục và phát triển từ Trường trung học Thanh Hóa (Collège de Thanh Hóa) thành lập năm 1931, Collège Đào Duy Từ (1943-1950). Từ năm 1950 trường mới mang tên Lam Sơn.

    Trước cách mạng tháng Tám, quy mô và nhịp độ phát triển của Nhà trường bé nhỏ và chật hẹp. Suốt 14 năm tồn tại dưới chế độ cũ, nhà trường chỉ có khoảng 600 học sinh, tổng số thầy cô giáo không quá 20 người. Mục tiêu của nhà trường lúc đó không gì khác hơn là đào tạo những người phục vụ trung thành cho Nhà nước bảo hộ thực dân.

    Nhưng vượt qua mọi ràng buộc của nền giáo dục thực dân, từ trong lòng của nhà trường Collège de Thanh Hóa, lớp học sinh ưu tú đã thức tỉnh, tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thanh Hóa, đã phát huy tinh thần yêu nước và trực tiếp tham gia cách mạng như các anh Thôi Hữu, Trần Mai Ninh?Tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng bùng lên từ những năm trước cách mạng được các thế hệ học sinh Lam Sơn kế tục, phát huy thành một truyền thống đẹp đẽ cao quý trong suốt 74 năm tồn tại và phát triển của nhà trường.

    Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước được giải phóng, nhân dân được tự do. Nhà trường được cởi bỏ xiềng xích nô lệ đã nhanh chóng phát triển và thực sự trở thành một trong những trung tâm đào tạo nhiều thế hệ con người mới, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

    Những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong hoàn cảnh nhà trường sơ tán (1947-1954: vùng Cốc ?" Thọ Xuân; 1965-1969: Đông Văn - Đông Sơn; 1972-1973: Đồng Tiến - Triệu Sơn), thầy cô giáo và học sinh Lam Sơn đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vẫn duy trì phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và tích cực tham gia vào sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc.

    Hàng nghìn học sinh và các thầy cô giáo thuộc nhiều thế hệ đã trực tiếp lên đường đi chiến đấu, tập trung là các thời kỳ 1947-1948, 1972-1973. Thầy giáo và học sinh Lam Sơn kế tiếp nhau qua từng giai đoạn, đã trưởng thành, nhiều người đã trở thành những cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ chủ chốt hoạt động trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. Tiêu biểu như các thầy Nguyễn Trác- giáo sư văn học, Đinh Xuân Lâm- giáo sư toán học, Vũ Ngọc Khánh- giáo sư văn học, Võ Quý- giáo sư sinh học?.Nhiều nhà cách mạng, nhà khoa học có tên tuổi, như: Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Lê Văn Giạng, Phan Diễn, Nguyễn Di Niên, Lương Ngọc Toản, Đoàn Quỳnh?.đã từng là học sinh của trường.

    Trong 15 năm gần đây, trường THPT Lam Sơn liên tục là trường tiên tiến cấp tỉnh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thầy và trò trường Lam Sơn đã nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ năm 1982 đến nay, trường liên tục giành được nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Tính cho đến năm học 2004-2005, nhà trường đã có 902 học sinh đoạt giải quốc gia (trong đó có 50 giải nhất). Đặc biệt, đã có 29 học sinh dự thi Olympic quốc tế ở 5 môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin, Sinh học, trong đó có 20 học sinh đoạt giải (1 huy chương Vàng, 9 huy chương Bạc, 7 huy chương Đồng, 3 giải khuyến khích). Có 5 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic Toán quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (3 huy chương Đồng, 2 giải khuyến khích), 4 học sinh đoạt giải Olympic Vật lý quốc tế khu vực Châu Á (2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng, 1 giải khuyến khích). Đặc biệt ở môn Toán có 11 học sinh dự thi Olympic Toán quốc tế thì cả 11 em đều đoạt giải (1 huy chương Vàng, 6 huy chương Bạc, 4 huy chương Đồng). Nhiều tấm gương học sinh xuất sắc như: Nguyễn Thúc Anh, Nguyễn Văn Quang, Phạm Hưng, Vũ Xuân Hạ, Đỗ Ngọc Minh, Ngô Diên Hy, Bùi Anh Cao?.mãi mãi là niềm tự hào của trường.

    Ngoài ra, trường còn có một thầy giáo và hai học sinh được tặng giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm (năm 1999 và năm 2000). Học sinh Đỗ Quang Yên huy chương Bạc Olympic toán quốc tế lần thứ 30 (năm 1998) tại Đài Loan, huy chương Vàng Olympic toán quốc tế lần thứ 40 (năm 1999) tại Rumani, được bình chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 1999. Học sinh Nguyễn Thành Vinh giải Nhì cuộc thi ?oĐường lên đỉnh Olympia?năm 2000, huy chương Bạc kỳ hi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 32 tổ chức tại Đan Mạch. Học sinh Nguyễn Phi Lê (nữ) đoạt huy chương Bạc kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 14 tổ chức tại Hàn Quốc năm 2000.

    Quan tâm đào tạo chất lượng mũi nhọn nhưng trường vẫn luôn luôn chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện. Việc đầu tiên mỗi học sinh trúng tuyển Lam Sơn là được giáo dục về truyền thống nhà trường; xây dựng cho các em động cơ học tập đúng đắn, học thật giỏi vì ngày mai lập thân lập nghiệp. Hàng năm, trường có 97% số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, chỉ có 3% số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá. Trong 8 năm gần đây số học sinh giỏi của trường tăng từ 34% lên 63%. Số học sinh tốt nghiệp THPT đạt 100%, trong đó 15% xếp loại giỏi, 85% khá giỏi. Hàng năm có 90% trở lên số học sinh thi đậu vào các trường đại học và cao đẳng, nhiều em đậu thủ khoa. Có em đạt điểm tuyệt đối 30/30.



    Đó là kết quả của sự cố gắng nỗ lực rất cao của các thầy cô giáo, sự cầu cù ham học của học sinh, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo đặc biệt là Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo. Trường được UBND tỉnh tặng cờ thi đua: ?oĐơn vị xuất sắc dẫn đầu ngành học phổ thông? trong 2 năm liên tục 1997-1998 và 1998-1999, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba vào ngày 19-11-1999, được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ ?oĐơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 1999?. Đặc biệt, ngày 23/9/2000, ************* Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 442KT/CTN phong tặng danh hiệu ?oAnh hùng Lao động thời kỳ đổi mới? cho Trường THPT Lam Sơn.

    Để có được những thành tích đó, trường đã vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục. Yếu tố đầu tiên mà trường quan tâm là xây dựng đội ngũ những người thầy-nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Lam Sơn tự hào vì có đội ngũ thầy cô giáo giàu trí tuệ, giỏi về chuyên môn và tâm huyết với nghề nghiệp. Trong số 119 thầy cô giáo của trường thì có 53 thầy cô giáo có học sinh giỏi quốc gia, 10 thầy cô giáo có học sinh đoạt giải Olympic quốc tế. Có thầy cô giáo được tặng bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Có 1 thầy giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu ?oNhà giáo ưu tú?. Hai thầy giáo được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động, 15 thầy giáo được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 1 thầy giáo được tặng giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm. Nhiều tấm gương của thầy cô giáo đã làm rạng danh thêm cho truyền thống nhà trường như thầy Phạm Ngọc Quang, Ngô Anh Dũng, Kim Ngọc Chính, Lưu Xuân Tình, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Thị Minh Kim, Lê Huy Hiếu?..

    Nhìn lại chặng đường 74 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT chuyên Lam Sơn tự hào về truyền thống tốt đẹp đã được nhiều thế hệ thầy giáo và học sinh của trường dày công vun đắp.

    Đội ngũ thầy giáo và học sinh Lam Sơn hôm nay đang quyết tâm phấn đấu xây dựng nhà trường lớn mạnh về mọi mặt xứng đáng với tầm vóc của một nhà trường có bề dày lịch sử truyền thống và vị trí trung tâm của sự nghiệp giáo dục Thanh Hóa.

    Đình Quyết ?" Mạnh Hùng
  2. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Đã lâu Lam Sơn vắng bóng trong các cuộc thi lớn. Thật là đáng tiếc, đáng tiếc........
  3. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa mỗi lớp chuyên chỉ có 20 người tuyển từ tinh hoa các lớp chuyên cấp 2 trong toàn tỉnh, không kể miền núi hay thành phố cóc có ưu tiên gì hết , miễn là thi đỗ .
    Khoảng mười người dự thính do điểm sát nút hoặc là COCC.
    Còn mấy năm gần đây,có cả đường dây nhận chạy vào LS . 15T-20T tuỳ trường hợp cụ thể .
    Có ai tin không ?
    Riêng tôi thì biết đó là sự thật .
    Bây giờ LS không còn là tiên phong nữa ,chán quá .
    Được nguyenquochoang_arc sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 24/04/2006
  4. bk_exp

    bk_exp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Cho bon chen cái link PTTH Quảng Xương 1 với các bác nhé !. Xưa không học LS nhưng bồ học LS !,,,....
    http://www.quangxuong1.com
  5. moussaoui

    moussaoui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Mình chả học Lam Sơn nhưng cách đây 8 năm mình đi thi ngồi cùng với mấy bác học trường " Hàng hiệu LS" đã thấy yếu hơn mình .
    Theo mình biết thì đường dây chạy vào LS có từ năm 97.
    Chán thật... bây h ở TH chỉ còn mỗi trường đào tạo "lô đề, cờ bạc" là mình thấy mạnh..
    Chẳng muốn viết nhưng thấy nó nghịch cảnh quá vào viết liều vậy.
    Theo BBC he hé
  6. cugiacodon

    cugiacodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Trước đây mỗi lớp chuyên 20-30 người/ lớp. Trong đó 5-10 người là dự thính. Có sự cạnh tranh rõ rệt, xét hàng năm. Ai học kém thì xuống là dự thính, học tốt thì lại thành chính thức. Về tài chính thì chỉ hơn nhau vài đồng học bổng (quê ta gọi là hoc "bỗng"). Chủ yếu là sự cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau tiến bộ. Con ông cháu cha có chạy chọt hay xin vào chỉ được là dự thính, nếu học không ra gì thì một thời gian thấy không theo được, xấu hổ mà xin sang lớp thường. Không hiểu bây giờ trường mình thế nào rồi. Nếu có chuyện chạy vào 15-20T thì đau đớn quá.
    Niềm tự hào về trường PTTH quê ta bây giờ lại như vậy ư.
    Có phải bây giờ thầy Kim Ngọc Chính làm hiệu trưởng không? Moi người cho mình biết thêm thông tin về trường với nhé. Tks!
  7. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Chẹp chẹp, khi mà văn hoá Chạy len lỏi vào ngóc ngách của giáo dục thì Giáo dục mất đi vai trò tiên phong trồng người. Bây giờ người người đều thành VĐV chạy hết cả rồi
    Thầy Kim Ngọc Chính làm hiệu trưởng là thông tin chính xác đấy.
  8. moussaoui

    moussaoui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Ơ hơ bác cứ chọc quê TH mình. (quê ta gọi là hoc "bỗng"). Thầy Đậu nghe thấy giật mình thầy đánh pỏ mạ.
    Còn chuyện chạy thì có từ những năm chuyển đổi.
    Đúng là " Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước"

Chia sẻ trang này