1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội ko chết...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 02/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nhưng ở tù thì phải lao động, người nào lao động tốt chấp hành nội quy tốt thì sẽ được giảm hình phạt , tù không thời hạn sẽ thành có thời hạn
    Đằng ở tù mãi mãi như bác saodoingoi nói thì sức lao động không đánh đổi được gì à, chỉ được mỗi ngày 2 bữa cơm , cái này phải chăng là cưỡng bức siêu kinh tế
    Hơn chung thân mà không có bức kì sự ân xá nào thì quyền công dân mãi mãi bị tước đoạt , và người ta có thể hiểu rằng
    về mặt pháp lý họ đã chết ,nhà nước chỉ giữ lại cái mạng sống của họ để khai thác sức lao động thôi
    Em nói như vậy vì khi ở tù nhà nước dùng lao động để giáo dục tù nhân, còn những người bị lãnh án tử hình là những người mà nhà nước đã xác định trong điều kiện KT_XH hiện nay không đủ điều kiện để cải tạo
    Theo em vẫn cứ giữ án tử hình
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. Pluto

    Pluto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    chà, box luật dạo này vui quá. CHủ đề này em rất thích nhưng sẽ gửi bài dài sau. cho em tham gia nhé
    Life is More Than the Little Boxes We Live In
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thế bác gửi nhanh đi nhé, em đang nóng ruột quá đây này
    Mà tại sao bác sweetforu cho là không nên tiêm thuốc độc hay lên ghế điện như các nước khác thế nhỉ ?. vì dùng súng bắn thì ghê ghê hơn chứ nhẩy ,hơn nữa em không hiểu tại sao cần những 5 người bắn, chỉ cần 1 phát vô đầu thì nhanh gọn ít đau
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  4. Pluto

    Pluto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề duy trì hay không án tử hình em cũng đã có dịp được tranh luận với cả sự đồng ý lẫn phản đối bởi vậy em rất hiểu nguyên nhân các bác phản đối. Nhưng theo em án tử hình cần được duy trì. Không thể vì một số trường hợp oan sai mà bỏ án tử hình đi được bởi xác suất oan sai rất thấp. Oan sai có thể gây tổn hại đến một vài cá nhân nhưng ngược lại thì ảnh hưởng đến xã hội là rất lớn
    Thứ nhất: Đây là công cụ cần thiết để răn đe những tên khác nhăm nhe làm việc xấu. Các bác có thể nói răn đe không có hiệu quả nhưng nếu không có nó thì tỉ lệ tội phamj ở nước ta sẽ như thế nào khi trình độ nhận thức của nhân dân còn ở mức thấp
    Thứ hai: Trừng phạt những kẻ phạm tội. Em có một suy nghĩ rất đơn giản: phạm tội đến mức đáng bị tử hình mà không có án tử hình thì thật bất công cho tất cả mọi người, bất công cho những chiến sĩ đã bỏ mạng vì kẻ tội phạm
    Thứ ba: bù đắp nỗi đau của người thân, gia đình người bị nạn. Chúng ta là những người đứng ngoài, chúng ta đâu có phải chịu nỗi đau khổ, thù hận của người thân người xấu số. Việc kẻ tội phạm tiếp tục được sống có thể khiến người thân có những hành động trái pháp luật.
    Life is More Than the Little Boxes We Live In
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Bạn Pluto nói rất chính xác, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Không thể xoá bỏ án tử hình ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Đây là biện pháp cần thiết và không thể thiếu. Một mặt buộc những tội phạm không thể cải tạo được hoặc đã gây ra tội ác vô cùng nghiêm trọng --> đương nhiên phải bị trừng trị. Thử hình dung xem, một kẻ giết cả một gia đình chẳng hạn bằng thủ đoạn dã man - dùng búa bổ vào đầu các nạn nhân cho đến chết --> chỉ để cướp 70.000 đồng. Nếu trường hợp này không có án tử hình, chỉ có thể xử tên đó Chung thân. Hắn ta cải tạo ngon ngon vài năm giảm xuống 20 năm hoặc 15 năm --> sau đó có khi còn giảm nữa --> liệu có bảo đảm được trật tự trị an xã hội không? Tính nghiêm khắc và công minh của Pháp luật có còn bền vững không? Người dân có an tâm không khi mà kẻ ác không phải đền tội? Tính giáo dục, ngăn ngừa từ xa của pháp luật cũng không còn hiệu quả nữa. Thật nguy hiểm.
    Tóm lại, tớ đồng ý hoàn toàn với ý kiến để án tử hình trong hệ thống hình phạt ở Việt Nam.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 02:45 ngày 19/07/2003
  6. Nhlong1976

    Nhlong1976 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Theo hiểu biết của tôi thì việc cử ra một đội thi hành án tử hình có ý nghĩa:
    Trong số những người bắn, chỉ có một số đạn thật, còn lại là đạn giả, khi bắn, súng vẫn nổ như thoờng, việc này nhằm mục đích không biết ai là người giết chết phạm, đỡ gây tâm lý trong họ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phát súng "nhân đạo" bắn cuối cùng.
    Cũng theo tôi được biết thì sau khi thi hành án xong, phạm sẽ được chôn tại chỗ đó khoảng vài ngày, sau đó, gia đình được đưa xác đi chôn.
    Về lý do tại sao phải giữ án tử hình thì nhiều bạn đã nói rồi, đơn giản là có một số không thể cải tạo được, hoặc giả cần phải trừng trị để làm gương.
    Về việc tại sao không dùng ghế điện hay tiêm thuốc, đó chỉ là "truyền thống". Việc dùng phương tiện gì thì mục tiêu cuối cùng là phạm vẫn chết.
    Đừng tin những gì tôi nói
    Hãy xem những gì tôi làm
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rằng:
    "Về việc tại sao không dùng ghế điện hay tiêm thuốc, đó chỉ là "truyền thống". Việc dùng phương tiện gì thì mục tiêu cuối cùng là phạm vẫn chết" --- là chưa chính xác.
    Cần phải nhớ rằng: tính nhân đạo của pháp luật cũng được thể hiện một phần thông qua các hình thức tử hình.
    Vấn đề trong súng của đội thi hành án, có một số là đạn thật, một số là đạn giả chỉ có tác dụng xoa dịu tinh thần đối với các cá nhân trong đội thi hành án mà thôi.
    Vấn đề mấu chốt trong lựa chọn các phương pháp tử hình như bắn, treo cổ, ghế điện, tiêm thuốc độc chính là làm thế nào để tử tù có thể chết nhanh, không đau đớn. Thể hiện sự nhân đạo trong thi hành án tử hình đối với tử tù. (khác với khía cạnh tâm lý đối với người thi hành án).
  8. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ đã có câu trả lời cho câu hỏi rồi bà con nhỉ ? Nói đi nói lại thì những lí do đã nói ở trên vẫn là chính xác nhất .
    Một chế độ XHCN cần nhân đạo , nhưng như thế không có nghĩa là nhân đạo với những kẻ coi thường pháp luật , đạo đức , ...
    Vì thế , không thể bỏ án TỬ HÌNH được .
    TOP OF THE WORLD
  9. Nhlong1976

    Nhlong1976 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, việc tôi nói về đạn thật đạn giả là trả lời câu của Satthutinhtruong (tên gì mà dài thế không biết)
    Thứ hai, nếu cho răng việc thi hành án thể hiện tính nhân đạo thì việc: giữ nguyên cơ thể của phạm (tiêm thuốc) và bắn thì việc nào hơn, trong khi đều nhanh như nhau. Bạn nên nhớ rằng quan niệm người Á đông: họ muốn cơ thể người chết được toàn vẹn, sạch sẽ, như vậy thì hình thức thi hành án là tiêm thuốc nhân đạo hơn không, với cả người sống và người chết.
    Nhiều khi, có một việc cũ, người ta ngai không muốn thay đổi, không muốn sửa vì nó vẫn như vậy, chưa có vấn đề gì xảy ra cả, nếu thay đổi đi thì dễ gây tranh cãi, bạn biết đấy, 2 luật gia 3 ý kiến mà.
    Thân mến
    Đừng tin những gì tôi nói
    Hãy xem những gì tôi làm
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là tiêm thuốc độc, hay ghế điện, hơi ngạt thì đều là tử hình, cũng tất nhiên là nhân đạo hơn xử bắn rồi. Cái này đã thảo luận ở mấy trang trước rồi.
    Tuy nhiên, không phải cái gì bảo thay đổi là thay đổi được ngay, đây là cả một quá trình - chẳng ai biết chạy trước khi biết bò cả.
    Vấn đề không phải là không dám nghĩ, mà cũng phải từ từ mới có thể thay đổi được.

Chia sẻ trang này