1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội ko chết...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 02/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em cũng nghĩ tử hình bằng súng là do truyền thống (giống ý kiến của bác nhlong76) , như bác No Fear nói ai cũng cho việc tử hình bằng thuốc độc hay ghế điện là nhân đạo hơn rồi cho nên nếu ta thay đổi hình thức tử hình chắc cũng chẳng có tranh luận gì nhiều ( 2 luât gia 3 ý kiến như bác nhlong76 nói đâu)
    Còn về vấn đề thời gian để thay đổi thì nước ta đã thống nhất trên 25 năm rồi tính từ ngày thành lập nước 1945 là hơn nửa thế kỉ, nếu muốn thay đổi thì đã thay đổi từ lâu ,em nghĩ thế
    Mà hình như chỉ có em với các bác bàn nhau về tính nhân đạo của các hình thức tử hình thì phải vì từ ngày em học luật đến giờ em chẳng nghe thầy cô ,bạn bè hay 1 kênh thông tin nào đề cập đến vấn đề này cả
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thế còn việc bị bắn mà không chết thì sao ạ nhà nước ta có qui định về việc tử hình mà không chết thì phải làm sao không ?. Em thì có post bài về việc này rồi nhưng đó là thông tin 1 chiều cũng không có chứng cớ , được bác No-Fear động viên em post lại để tranh luân chơi
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Nếu bắn không chết, thì mới có cái gọi là Phát súng ân huệ mà.
    Nếu bắn loạt đầu tiên mà Tử tù không chết. Đội trưởng đội thi hành án sẽ cho tử tội một phát súng ân huệ.
    Phân tích nhé. Khi bắn tử tội ở loạt đầu tiên, không thể không bị thương (nếu không chết). Khi ấy Đội trưởng đội thi hành án sẽ có nhiệm vụ thực hiện Phát súng nhân đạo.
    Đấy là theo hiểu biết của tớ. Còn bạn?
  4. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Dù chết hay không chết sau loạt bắn đầu tiên thì vẫn có phát súng nhân đạo như thường. Sau phát súng nhân đạo, một bác sỹ sẽ ra khám và xác nhận Phạm đã chết, sau đó Phạm được chôn tại chỗ (tức là khu vực trường bắn), sau 3-7 ngày thì người nhà được lấy về.
    Không thấy luật của ta nói về việc tử hình mà vẫn sống thì giải quyết ra sao. Tuy vậy, thực tế thì có lẽ chẳng ai sống được đâu.
    Đấy là hiểu biết của tôi.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ, bản án tuyên tử hình là quyết định có hiệu lực pháp lý, tước đi quyền sống của phạm nhân. Chính vì vậy, chằc chắn không thể có trường hợp đã tử hình rồi mà còn sống.
    Trong trường hợp đã có bản án tuyên tử hình và đã bị ************* bác đơn thì chắc chắn là tử.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    - Cái chủ đề này của em không ngờ lại được các bác quan tâm ghê thế. Em không post bài thêm nhưng em vẫn theo dõi nó. Thấy các bác đưa ra các ý kiến đều xác đáng cả.
    - Chỉ thêm có ý kiến về việc bắn mà không chết.
    Em thì không rõ quy định ở VN mình thế nào? Nhưng theo như em được biết, ở Trung Quốc thời phong kiến, nếu Phạm bị từ hình (có nhiều hình thức: chém một nhát, treo cổ, cho uống thuốc độc, v.v...) mà không chết thì cũng không ''''''''bị xử cho đến chết nữa''''''''. Và người ta coi đó là trái đạo trời, và tất nhiên là Phạm được tha, thậm chí còn trở thành vô tội.
    Nếu bác nào ở Hồ Chí Minh có xem phim Hán Vũ Đế, sẽ thấy Đông Phương Sóc tiên sinh rất thông minh, đã hiến kế cắt tóc ''''''''một nhát'''''''' (coi cắt tóc cũng là cắt đầu) để cứu tiểu thư Lưu Thiền.
    Theo như tư duy của em, thì nếu Phạm còn sống sau hai loạt đạn như các bác nêu mà còn sống thì ''''''''bản chất nhân đạo nổi lên'''''''', đưa cho người nhà Phạm về cứu chữa (may ra còn hy vọng). Hix, nhưng thế này cũng sẽ dẫn đến tiêu cực đấy nhỉ nếu mà người nhà Phạm đút lót trước cho Đội thi hành án.
    Một vài ý kiến với các bác như vậy.
    Hà Nội - Sài Gòn xa dài nỗi nhớ
    Có khi nào anh hiểu được lòng em.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 09/08/2003
  7. civilrights

    civilrights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Vô đây đọc chủ đề này, anh thấy nổi da gà.
    Án chung thân là cũng đủ thê thảm lắm rồi.
    Tha mạng cho người ta, để mình được phước đức.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:46 ngày 11/08/2003
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Anh civil rights thân mến.
    Đành rằng anh nói như thế cũng có cái đúng, tuy nhiên đấy là xét về mặt tình, còn về mặt lý Pháp luật là vô tình, đương nhiên kẻ nào có tội, nhất định phải đền tội. Đúng không nào?
    Ngoài ra, ở Việt Nam - nếu tù chung thân thì tối đa cũng chỉ phải ngồi 20 năm là có thể được phóng thích. Một phần là cơ chế, một phần cũng là bản chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Thế cho nên án chung thân vẫn chưa thể được coi là có tính giáo dục cao. Chính vì vậy mới phải áp dụng án tử hình.
    Tất nhiên, nói đến cái chết, ai cũng phải nổi da gà rồi, nói đến sự tha thứ để làm phước ai cũng muốn. Nhưng! Pháp luật vô tình, kẻ nào có tội, kẻ đó phải bị trừng trị.
    Nhà nước và pháp luật Việt Nam sẽ trừng trị nghiêm minh những kẻ phạm tội mà không có khả năng cải tạo, giáo dục hoặc gây tội ác vô cùng nghiêm trọng. Thiết nghĩ, đặt ra vấn đề làm phước ở đây là hơi bị mang tính "tình cảm quá". Anh civilrights nhỉ!
  9. civilrights

    civilrights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Khà...khà...cảm ơn em NF, sao em biết mấy cái chữ này hay quá vậy? Anh mò lung tung mà không ra, bây giờ NF chỉ thì anh biết rồi, nhưng còn mò chậm quá.
    Thật ra anh đã rời Việt Nam lúc đó 16, 17 tuổi, cho nên vẫn còn nhớ tiếng Việt Nam.
    Để tở lại vấn đề tử hình, nếu không thì bị lạc đề. NF nói là án tử hình đối đa là 20 năm thôi, NF nên check lại vì anh còn nhớ bản án tù của tay Năm Cam được toà ban cho ông ấy hơn 100 năm. Như vậy cũng đủ chết luôn trong đó rồi phải không? Nơi anh ở thf cũng có án tử hình như ở Việt Nam. (Ngồi ghế điện, 2000 tới 4000 volts, hít hơi ngạt, treo cổ, tiêm thuốc độc), tuy nhiên phương pháp "tiêm thuốc độc" được dùng nhiều nhất, "tiêm" chứ không phải uống. Phương pháp này thì rất êm ái, khoẻ re, lý do nhân đạo. Còn phương pháp "bắn đạn" thì không có áp dụng (đã bị Tối cao pháp viện không cho phép xài). Phương pháp lên "ghế điện" thì có vài tiểu bang vẫn còn áp dụng, phần lớn thì bỏ lâu rồi. Thí dụ tiểu bang California anh đang ở còn chơi giựt điện cho chết đó.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 11/08/2003
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Dạo này box nhà ta có vẻ "ế ẩm" quá, thôi thì kéo lên một topic cũ cho có chuyện để nói vậy .
    -----------------------------------------------------------------------
    Tôi đọc 4 trang của topic này, thấy đa số các bạn đều không đồng tình với việc bỏ hình phạt Tử hình, lý giải cho sự cần thiết phải duy trì nó vì mục đích đảm bảo tính răn đe, giáo dục, tính nghiêm minh, tính trừng phạt và cả tính... "báo thù" của pháp luật nữa . Những điều các bạn đã nêu cũng có những điểm hợp lý nhất định - xét dưới một góc độ nào đó, một phạm vi ý nghĩa nào đó của hình phạt ! Tuy nhiên, đối với cá nhân tôi, tất cả những điều lý giải đó vẫn không thể nào đủ thuyết phục để khẳng định : Cần duy trì hình phạt Tử hình .

    Tôi không ủng hộ điều đó và tôi cho rằng ta nên bỏ hình phạt này, chỉ bởi một lý do duy nhất : Quyền được sống là một quyền tuyệt đối !

    Ở đâu đó ghi nhận : ''''Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc'''' .

    Mạng sống của một người là do tạo hoá ban cho, quyền được sống là một quyền có tính chất tuyệt đối, không ai có thể xâm phạm. Và do tính chất tuyệt đối này nên việc đặt ra sự tước đoạt mạng sống của người khác là bất hợp pháp hay hợp pháp là điều khó có thể chấp nhận . Nếu cho rằng một tên giết người hàng loạt là kẻ xâm phạm đến quyền được sống của những người bị hại và cần phải bị xử tử hình thì chính những người ra phán quyết đó/ thực thi nó/ ủng hộ nó cũng là những kẻ xâm phạm quyền được sống của con người, nhưng theo một cách khác, đó là núp dưới danh nghĩa pháp luật.

    Cá nhân tôi cho rằng, dù giết người hay thực thi án tử hình thì đều là những hành vi trái với cái chúng ta ghi nhận " quyền được sống là thiêng liêng". Chúng ta không chấp nhận hành vi giết người, không cho phép một người nào đó tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng chúng ta lại cho phép chúng ta được tước đoạt mạng sống của người phạm tội . Vậy ra chẳng có điều gì là không có ngoại lệ, kể cả điều thiêng liêng nhất mà Tạo hoá ban cho mỗi con người - Tính mạng??

    Pháp luật ghi nhận "Quyền được sống " . Pháp luật cho phép " Tử hình" tội phạm. Con rắn, nó có 2 lưỡi, nó bảo : "Pháp luật của con người ghe nhận quyền được sống là thiêng liêng, tuy thế đôi khi cũng không cần phải tôn trọng nó - có thể tử hình một con người - vì pháp luật cho phép thế" . Pháp luật có mượn cái lưỡi của con rắn ko nhỉ ?
    Con rắn chợt thắc mắc : Pháp luật là cái gì mà lại có cái quyền lớn đến thế nhỉ? Chẳng qua pháp luật cũng chỉ là ý chí của con người .
    Mọi người đều bình đẳng vì thế người ta không có quyền phán xét tính mạng của một người có giá trị hơn tính mạng của những người khác - không thể nói mạng sống của 1 ông tổng thống nào đó giá trị hơn mạng sống của một người dân bình thường , cũng không thể nói ông ta đáng sống hơn 1 dân thường. Tương tự, người ta không có quyền phán xét một ai đó là đáng sống hay đáng chết và định đoạt tính mạng của họ.
    Tính mạng của con người là quý giá và điều thiêng liêng nhất , quyền được sống là một quyền tuyệt đối, nó không cho phép bất cứ một sự xâm phạm nào , chỉ có người sở hữu chính nó mới được phép định đoạt. Và vì vậy, mọi hành vi tước đoạt đều không thể được chấp nhận là được phép, không thể được phép tước đoạt tính mạng của bất kỳ ai với bất kể lý do gì, kể cả điều đó núp dưới danh nghĩa pháp luật ! Vì thế, hãy bỏ hình phạt Tử hình !

Chia sẻ trang này