1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội ko chết...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 02/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    "Quyền sống là một quyền tuyệt đối! CHỉ có chủ sở hữu nó mới quyền định đoạt"
    Chẳng có quyền nào là quyền tuyệt đối cả, thưa các bác.
    Bác gì đó nói y như các Luật gia trước đây xem quyền tư hữu là một quyền tuyệt đối vậy!
    -------------
    Bác NF ạ, em được xem thi hành án tử hình 1 lần rồi, hồi em học lớp 5, nhà em hồi đó cách trường bắn 2 km thôi,hồi đó còn bé tí nên cũng chỉ nhớ sơ sơ, mà lại đứng cách xa nữa
    Phát sung ân huệ là của người đội trưởng đội thi hành án, bắn bằng súng lục, vào mang tai, đòm 1 phát, chẳng ai sống nổi.............Yên tâm đi!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Đưa ra 1 câu phủ định hay khẳng định là điều đơn giản và ai cũng làm được, nhưng lý lẽ cho sự phủ định đó, lý lẽ để chứng minh cho khẳng định đó mới là điều người ta quan tâm và trông đợi.
    Do vậy, tôi nghĩ câu được trích dẫn ở trên là một "câu cụt" , tôi trông đợi những lý lẽ của người nói/người viết đằng sau một sự khẳng định/phủ định nào đó, và vì vậy hy vọng [nick]Amour_unique[nick] không chỉ "phủ định sạch trơn" bằng một phép so sánh không mấy ý nghĩa rồi hờ hững quay lưng đi như vậy. Hãy "mở mang" cho tôi xem nào !
    Được Remediot sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 11/02/2004
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em cũng nghĩ chả có quyền nào là tuyệt đối cả, nay cả hiến pháp Mĩ còn khẳng định: quyền của cá nhân bị hạn chế bởi quyền của người khác và lợi ích công cộng
    các luật gia phương tây thường đề cập đến những quyền thiêng liêng siêu nhiên, tồn tại độc lập trên cả pháp luật , họ gọi đó là quyền tuyệt đối , nhưng 1 số người khác lại không đồng ý, quyền của con người mở rộng đến đâu là do địa vị pháp lí của người đó trong xã hội qui định, mà địa vị pháp lí của từng loại người lại do pháp luật qui định
    Ngay tại thời điểm câu nói :''''''''Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc'''''''' . thì trên thế giới vẫn tồn tại chế độ thuộc địa, người da trắng tha hồ bắn giết dân bản xứ để chiếm đất , vậy quyền sống có dành cho dân thuộc địa không ??
    quyền sống là 1 khái niệm xuật hiện khi pháp luật ra đời : thời công xã 1 người chỉ cần ăn trộm có thể bị đập cho đến chết, 1 bộ lạc bị thất trận đồng nghĩa với toàn bộ thành viên bị bộ lạc thắng trận xử tử, chẳng có theo qui định nào cả, mạng sống của ai người đó giữ. Khi pháp luật ra đời quyền sống mới xuất hiện , pháp luật mới bảo vệ mạng sống cho nô lệ, quyền sống ra đời sau pháp luật , không thể đứng lên trên pháp luật
    Em không ủng hộ án tử hình, nhưng em thấy hoàn toàn logic nếu theo qui định của háp luật mà 1 người nào đó bị tước đi quyền sống
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Trong tác phẩm "bàn về khế ước xã hội" , J.J. Rousseau có dành ra một chương nhỏ để viết về Quyền sinh tử , tớ post vào topic này để tham khảo nhé .
    Quyền sinh tử - J.J. Rousseau ​
    Hỏi rằng các cá nhân không có quyền sử dụng sinh mạng của mình, sao lại có thể trao cho cơ quan tối cao cái quyền mà mình không có ấy?
    Câu hỏi này có vẻ khó giải đáp chỉ vì cách đặt vấn đề không đúng. Mọi người có quyền liều mình để tự bảo vệ mình chứ! Một người bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát nạn cháy nhà, có ai kết tội anh ta là tự sát? Có ai kết tội những người chết đuối khi chèo thuyền vào bờ để tránh cơn bão ?
    Mục đích của công ước (traité) xã hội là bảo vệ những người ký kết công ước. Ai muốn tới đích thì cũng muốn có phương tiện; mà phương tiện thì không tránh khỏi đôi khi không may bị sứt mẻ. Ai muốn dựa vào kẻ khác để bảo vệ sinh mạng mình thì cũng phải đưa sinh mạng mình ra khi mọi người cần đến. Người công lân không thể cân nhắc trước tai họa mà luật nước đã yêu cầu anh phải đương đầu. Khi nguyên thủ quốc gia bảo Nước nhà cần đến cái chết của anh,thì người công dân phải chết. Cái chết đó chẳng qua là điều kiện đổi lấy sự sống an toàn mà anh ta được hưởng từ trước tới đó. Lúc này sinh mạng anh không còn là một công trình sáng tạo của thiên nhiên nữa, mà là một cống vật có điều kiện cho quốc gia.
    Tội tử hình đối với phạm nhân có lẽ cũng theo một quan điểm tương tự. Không muốn làm nạn nhân của bọn sát nhân, người ta đành chịu tội chết nếu tự mình lại phạm tội giết người. Trong sự thoả thuận này người ta chỉ nghĩ đến bảo đảm tính mệnh mà không nghĩ đến sử dụng tính mệnh; cả hai bên thỏa thuận không có ai là kẻ tính đến chuyện để cho mình bị treo cổ.
    Một người làm bậy, vi phạm quyền xã hội, trở thành kẻ loạn nghịch và phản bội tố quốc, hắn phá hoại pháp luật quốc gia, không còn là thành viên quốc gia, mà là kẻ tuyên chiến với quốc gia. Sự sinh tồn của quốc gia không thể dung hợp với sự sinh tồn của hắn; một trong hai bên phải bị tiêu diệt; và khi người ta xử tử hắn không phải là xử một công dân, mà là xử một kẻ thù. Các thủ tục tố tụng, tuyên án đều chứng minh hắn đã phá hoại hiệp ước xã hội nên không còn là thành viên xã hội nữa. Một khi hắn bị bắt giữ và nhân tội, hắn phải bị loại trừ như một kẻ vi phạm công ước, hoặc bằng án tử hình như một kẻ thù của tất cả mọi người. Một kẻ thù như thế không còn là con người tinh thần nói chung mà là con người cụ thể phải vận dụng luật chiến tranh với hắn: giết kẻ bại trận.
    Nhưng người ta sẽ nói: xử tội một người là điều khoản cá biệt. Phải, xử tội như vậy không dính gì đến cơ quan quyền lực tối cao; đó là quyền mà cơ quan tối cao có thể tham chiến nhưng không ứng dụng cho bản thân nó. Hay dùng hình phạt bao giờ cũng là biểu hiện của yếu đuối và lười biếng trong việc cai trị. Không có cái ác nào mà lại không thể cải thiện được trong một việc nào đó. Chỉ có quyền xử tử để răn đe chung khi ta không thể giữ kẻ tội phạm nhột cách yên ổn.
    Quyền ân xá hoặc miễn tội cho kẻ đã bị tuyên án là thuộc về kẻ đứng trên quan tòa và luật pháp. Quyền này cũng chỉ nên dùng một cách họa hoằn thôi: Trong một nước khéo cai trị, ít dùng hình phạt không phải vì thủ lĩnh có tính khoan dung mà vì ít người phạm tội. Khi Nhà nước suy thoái, tội phạm quá nhiều thì khó trừng phạt.
    Dưới chế độ cộng hòa La Mã, Viện nguyên lão, quan chấp chính không hay khoan hồng, mà dân chúng cũng không thích khoan hồng, mặc dầu nhiều khi họ thay đổi sự phán xét của chính mình. Hay khoan hồng tức là báo hiệu rằng sự trừng phạt sẽ không cần nữa; mọi người thấy như thế hoặc tự nó sẽ dẫn đến chỗ đó. Nhưng tôi nghe trái tim mình đang thì thầm và giữ ngòi bút tôi lại: ta hãy trao đổi những vấn đề này với một người chưa hề phạm tội và không cần đến lượng khoan hồng.
  5. blueoceanvn

    blueoceanvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Bất kỳ một Quốc gia nào, đến một thời kỳ phát triển nhất định về kinh tế, xã hội thì cũng sẽ có sự hoàn thiện và thay đổi hệ thống Pháp luật cho phù hợp với thời điểm mà thôi.
    Như ở trên nhiều bạn đã đưa ra nhiều dẫn chứng ở những nước phát triển và đang phát triển, có nước đã bỏ án tử hình từ rất lâu (Pháp bỏ án tử hình từ 1981, cảm ơn chị SUNU đưa ra thời gian chính xác), có nước dù đã phát triển (về kinh tế) ở một mức rất cao rồi (Hoa Kỳ) nhưng vẫn giữ án tử hình. Tất nhiên điều này vẫn đang bị nhiều tổ chức nhân đạo Quốc Tế phản đối.
    Theo truyền thống nhân đạo của Việt Nam từ thời xa xưa Nguyễn Trãi đọc Cáo Bình Ngô (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo.
    ) cho đến gần đây trong hiện đại... Về lâu về dài, hình thức áp dụng án tử hình là ko nên, vì nhiều lý do mà nhiều bạn phản đối ở trên đã trình bày, và trên hết cả đó vẫn là lý do nhân đạo. Tử hình ko chỉ có ý nghĩa với người phạm tội mà còn có ý nghĩa với cả người thân của họ nữa. Người phạm tội thì đáng tội chết, còn người thân của họ thì có tội gì mà phải chứng kiến người thân mình chết? Dù là họ biết hình phạt đó là xứng đáng chăng nữa. Hơn nữa, án ko phải chết (tạm gọi nôm na như vậy) thì ít nhiều nó vẫn có ý nghĩa với rất nhiều người, thể hiện chính sách khoan hồng, bắt người phạm tội phải đền bù (lao động công ích), sự an ủi tinh thần với người thân của kẻ phạm tội (một người mẹ có con giết cha cũng ko bao giờ nỡ lòng nào nhìn đứa con của mình cũng phải chịu án tử hình). Đối với người thân thì người phạm tội dù có ở trong tù cả đời họ vẫn chấp nhận hơn là đem tấm thân lạnh kia về. Sự nhân đạo của xóa bỏ án tử hình đó là sự nhân đạo với toàn xã hội chứ ko phải nhân đạo với riêng kẻ phạm tội. Ngồi ghế điện, tiêm thuốc độc, hay bất kỳ hình thức tử hình êm ái nào cũng chỉ nhân đạo với cả kẻ phạm tội mà thôi.
    Có thể có người thấy tôi đứng vào góc độ người thân của kẻ phạm tội thì lại đứng vào góc độ của nạn nhân mong muốn án tử hình để đòi lại công bằng. Nhưng việc công bằng đó thì... biết nói thế nào đây? Thế nào gọi là trả lại công bằng? Như trong các câu chuyện võ hiệp ngày xưa, toàn gia bị chết rồi một đứa con sống sót học võ để tìm kiếm và giết hết kẻ thù, rồi thậm chí giết cả người thân của kẻ thù để lấy lại công bằng. Như vậy là công bằng sao? Vậy tôi cũng mạn phép lấy câu nói của Phật, "Oan oan tương báo, bao giờ mới hết?"
    Khi người thân của ta bị hại, lúc đó cảm xúc trong lòng trào dâng thì khó có thể kiềm chế nổi. Vì thế nên mới cần có những người cầm cân nảy mực, có những phán quyết sáng suốt. Tôi đứng vào vị trí người thân của người bị hại, tôi cũng sẽ ko kiềm chế nổi tình cảm của mình và muốn cho kẻ phạm pháp hình phạt cao nhất, nặng nề nhất có thể. Nhưng lúc này, đang tỉnh táo (hì hì...) thì mới dám có vài lời mạn đàm cùng các bạn như vậy. Không những thế, như xoatanmandem và SUNU nói ở trang 1 rồi đó. Bỏ án tử hình cũng là một cách để tránh án oan sai.
    Tuy nhiên trong giai đoạn nào thì mới có thể xóa bỏ án tử hình (như Pháp đến năm 1981 mới bỏ) thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội. Nếu giả dụ lấy đó làm mốc thì đến năm bao nhiêu mình mới bằng Pháp năm 1981 nhỉ? Mong sao nó đến nhanh chút :)
    Teaching Martian, learning Venusian
    ====================
    Ocean
  6. tintuchn

    tintuchn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội ko chết...

    Một tử tù ra pháp trường. Đoàng, đoàng, đoàng... những khẩu súng rung lên. Ông chỉ huy kiểm tra một lần nữa. Đoàng. Thêm một phát cho chắc ăn. Bác sỹ đến kiểm tra. Nghẻo. Ký biên bản. Xong.
    ... Khi chuẩn bị hạ huyệt, thấy đồng động, cừa cựa... tiếng rên. Mở nắp quan tài. Tử tù chưa nghẻo.
    Xử lý thế nào anh em ơi ?????
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên, người chỉ huy đội bắn linh động cho tử tù một phát súng ân huệ tiếp theo, sau đó làm lại thủ tục kiểm tra và biên bản xác nhận chết. Đem chôn, thế thôi...
    Liên quan tới án tử hình, bạn có thể vào topic này để xem thêm. Thân mến.
    http://www.ttvnol.com/khpl/213368.ttvn
  8. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Năm chiến sỹ + 1 đội trưởng đội thi hành án, sau khi 5 người bắn xong thì đội trưởng tiến lại gần tử tù, gí sát súng vào thái dương và..."bòm", phát cuối cùng được gọi là phát sung ân huệ hoặc là phát súng nhân đao. Sau quả nhân đạo thì bác sỹ sẽ kiểm tra là đã chết chưa.
    Trời ơi, băn mà như thế thì voi cũng phải chết chứ là người. Tóm đi, tóm lại là hai cái tóm: chưa có trường hợp nào sao khi "bòm" mà không "tèo" cả.
    Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc chỉ thi hành một lần, nên nhiều quốc gia trên thế giới đang duy trì hình thức tử hình bằng "dựa cột" đặt ra nguyên tắc là: nếu sau phát ân huê mà vẫn còn sống thì phải kịp thời cứu chữa và sau đó là ...trắng án.
    Có lẽ phải nhờ bác nào ở VKS hoặc làm bên thi hành trọng án hình sự nói thêm cho.
    ==============================================
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    hoàn toàn có thể sống sót lắm chứ, 5 người bắn nhưng mà 3 viên đã bay lên trời rồi, còn 2 viên thì trúng chỗ mềm , Còn việc bắn phát súng ân huệ thì em cũng chả biết làm sao mà sống sót được, nhưng mà thực tế thì có (thực tế này cũng nghe cô kể lại), có những tử tội rất khỏe, bắn mà không chết. họ cứ giãy mãi thôi
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  10. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta chưa lường ra vấn đề này, và chưa có quy định nào của luật quy định về nó cả- thế mới buồn.
    Đúng là có người còn ngắc ngoải sau phát ân huệ, nhưng tỷ lệ còn ít. Một ví dụ là trong một cuộc đảo chính của đại tá .... ở miền nam việt Nam trước năm 75, ông ta bị bắt, bị dí súng vào đầu và đòm, nhưng ông ta khôn khéo nhíc đầu đước khi bị bóp cò nên còn ngắc ngoải bò về. Ấy là ông ta chưa bị bắn phát nào trước khi nhận phát ân huệ nên còn tỉnh táo.
    Theo tôi, thằng cha nào mà chưa chết sau phát ân huệ thì cứ để 15 phút sau chắc chết, không thì cũng mất máu mà chết. Khỏi rắc rối cho xã hội
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười

Chia sẻ trang này