1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội ko chết...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 02/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tui đi coi thi hành án mấy lần mà chưa thấy lần nào mà cần tới phát ân huệ , 5 thước hà mấy chú gần lắm CKC lại phá cực tốt 2 viên là cũng đủ out rồi ,mà nhiều khi éo cần bắn, cột khônbg nó cũng đủ chết rồi, trong lịch sử thi hành án tử hình bằng bắn súng thì cũng chẳng có thằng nào sống sau phát ân huệ ,vụ này anh em mình bàn chơi cho vui thì được .... chán quá . Thằng Thái nó thi hành án tử hình bằng đại liên 12.7mm .Cột tù nhân vo cột trước mặt có một tấm vải trắng ,thằng thi hành án chỉ việt kéo cần là 2 cây 12,7 bắn xối xả .........chết tốt không chừng banh xác luôn.. Còn chuyện giảy chỉ là những phản ứng sau cùng của cơ thể ,nhất là khi viên đạn đi qua não ,thường thì khi tháo dây cột ra thì tử tù có thể giảy lên nhưng ít khi lắm( cái này thì nói thật là chưa thấy lần nào chỉ nghe mấy chú bên ....... thi hành án tử hình nói )
  2. tintuchn

    tintuchn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào giúp xem có quy định nào không nhỉ (VN và quốc tế). Tôi cũng chỉ nghe nói là nếu không chết được thì được xoá án. Chẳng nhẽ cho vào viện cấp cứu xong, nuôi cho khoẻ rồi lại ... đòm???
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Xe cứu thương đến và đưa người tử tù đó đi bệnh viện, trên đường đi ngẽo................
    Trời không dung kẻ gian, nhiềukhi để cho hắn ta đau đớn đến chết và vụ án đó có thể có khúc mắc, cần đều tra lại BAO ĐẠI NHÂN mà thấy mấy vụ án này sẽ đưa vào kỳ án,
    quy luật nhân quả rất công bằng , phạm tội chết thì chết trường hợp này xưa nay hiếm có,chính tớ thấy người ta xữ bắn đây này , 5 anh CA đứng giàn hàng ngang trong đó có 1 khẩu có 10 viên đạn, 5 anh CA bịt mặt, đoàng ...... đoàng ....... không biết súng ai có đạn, 10 viên nhắm, thẳng vào mục tiêu là người tữ tội đã bị bịt mắt , thế là tiêu tống hắn vào quan tài chôn tại chỗ..... làm sao sống sót cho được
    Hạnh Phúc ở đời là :Có việc gì đó để làm,Có ai đó để yêu,Có điều gì đó để hy vọng
  4. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa bao giờ nghe thấy chuyện tử tội còn sống sau khi đã ăn vài viên CKC và 1 viên K59 vào thái dương cả. Các bạn đã xem thi hành án tử hình chưa?- Dù đã được cuốn bông đầy người (để máu me tuôn ra đỡ ghê) nhưng phía sau lưng tử tội, đạn vẫn phá ra một khoảng thịt nát bằng cái bát ô tô. Động năng của viên đạn = mv2/2, với trọng lượng viên đạn và gia tốc đầu nòng của súng CKC- tử tội cách 10 m dính một viên vào ngực có nghĩa là phải chịu một lực tương đương với 1 chiếc xe tải tông vào người, khả năng sống sót là 1 phần vạn- không hơn.
    Nếu tử tội sống sót sau khi đã chịu tất cả các hình phạt theo quy định, họ có quyền sống; bởi lẽ: Tất cả các thủ tục để thi hành án tử hình đã được thực hiện đúng theo luật định, việc tử tội sống sót là do nguyên nhân khách quan, nằm ngoài dự tính của cả đội thi hành án và luật hình sự. Tử tội được xem là đã thi hành xong bản án kể từ thời điểm đội trưởng thi hành án bóp cò súng bắn viên đạn cuối cùng. Sau thời điểm này, không một ai- kể cả toà án có quyền ra lệnh kết liễu cuộc sống của anh ta về tội danh mà anh ta đã phạm phải. Xin các bạn hãy nhớ nguyên tắc nổi tiếng của hình luật: "Không ai bị kết án 2 lần về cùng một tội".
    Trong số các bạn gái, chắc nhiều người đã xem và đồng cảm với nhân vật nữ trong phim "Double Jeopardize" trong hành trình trả thù tên chồng bội bạc- vũ khí pháp lý của cô nàng này chính là Tu chính án thứ 5 "Double Jeopardize" nổi tiếng của Hiến pháp Hoa kỳ công nhân nguyên tắc không kết án 2 lần cho 1 hành vi phạm tội đó!..
    Được lvha74 sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 09/04/2004
  5. tintuchn

    tintuchn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Các bạn lập luận khác nhau, nhưng có vẻ vẫn thiên về việc xoá tội cho tử tù bị bắn mà không chết. Thêm nữa, có bạn đã nêu ra nguyên tắc "Không ai bị kết án 2 lần về cùng một tội" lại càng thêm tin tưởng vào sự xoá án kia. Nhưng có điều là khó áp dụng vào thực tế vì tất cả các cách xử lý "trường hợp hy hữu này" đều không được quy định tại văn bản pháp luật nào cả (đến nay chưa ai nêu được).
    Theo tôi, vận dụng quy định về đặc xá trong trường hợp này là có vẻ hợp nhất. Còn nguyên tắc "Không ai bị kết án 2 lần về cùng một tội" cần được hiểu là "Không ai bị kết án và thi hành án 2 lần về cùng một tội" thì mới đúng với trường hợp này.
    Xin mời các bạn cho ý kiến tiếp!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
  6. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Rất dốt về hình sự nhưng đang phân vân không hiểu nguyên tắc được trích dẫn trên đây là đúng hay không?! Theo thiển ý cá nhân thì nguyên tắc này "try once for the same crime" được hiểu là "không ai bị xét xử hai lần cho một tội danh." Hình như giữa xét xử và kết án (rồi thi hành án!) có một khoảng cách về lý thuyết cũng như thực tế. Rốt cục, nguyên tắc này có được áp dụng trong BLTTHS của Việt Nam đâu?!
    Thân mến!
  7. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Bất kể ngành khoa học nào, trong đó khoa học pháp lý cũng không phải là ngoại lệ cũng đều có những nguyên tắc rất căn bản, giống như 3 định luật của Newton trong vật lý, không cần phải nêu, trích dẫn nhưng được xem đương nhiên là đúng, là chuẩn mực ở mọi nơi, mọi thời điểm.
    Luật pháp chắc chắn không phải là một cuốn từ điển để luật sư/ luật gia tra cứu một cách máy móc để kết luận 1 vấn đề là đúng hay sai, là có hoặc không có; quan niệm về luật pháp như vậy thì không cần phải học và nghiên cứu làm gì cho mệt. Vấn đề ở đây là người ta vận dụng và hiểu điều luật như thế nào. Nếu ai cho rằng nguyên tắc này không áp dụng ở Việt Nam, xin mời đọc lại điều 10 và khoản 4, điều 89- Bộ luật TTHS.
  8. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn thân mến! Tôi thấy anh bạn hay nói khẳng định và đưa ra những lời mạnh mẽ như "cần nhớ rằng, các bạn phải" nên tôi thử xem phản ứng của anh bạn ra sao. Vì vậy tôi đã có đưa một ít ý kiến vào một phần viết của anh bạn.
    Anh bạn nói KHPL cũng không phải là một ngoại lệ, cũng như định luật Newton, tức là được coi đương nhiên đúng v.v. Chắc là anh bạn nói cho vui thôi. Khoa học xã hội khác với khoa học tự nhiên. Nó không được xây dựng trên các con số và công thức. Nó không có sự chính xác. Pháp luật mù mờ và đa dạng lắm. Vì vậy người ta mới có chuyên ngành so sánh luật chứ không có chuyên ngành so sánh toán hay vật lý. Liệu cái nguyên tắc "không xét xử hai lần đối với một tội danh" có được áp dụng tại các nước Hồi giáo, các nước theo hệ thống XHCN cũ hay không cần phải xem xét.
    Hiện tại tôi không có điều kiện tham khảo BLTTHS Việt Nam. Vì vậy tôi không đọc được các điều khoản anh bạn viện dẫn (bạn nào có điều kiện, xin trích hộ tôi). Tuy nhiên, theo ý kiến tôi thì hiện tại luật hình sự Việt Nam không áp dụng nguyên tắc "xét xử một lần" (hoặc nếu có được đề cập tại BLTTHS thì cũng chỉ mang tính hình thức chứ không phải thực chất nguyên tắc này). Lý do làm sao vậy? Lý do là vì chúng ta có áp dụng thủ tục tái thẩm (hay giám đốc thẩm? tôi không nhớ rõ) có quy định chung rằng nếu phát hiện những tình tiết mới thì VKS hay TA cấp trên có quyền đề nghị đưa vụ án xét xử lại. Nguyên tắc "xét xử một lần" theo chỗ tôi hiểu, và tôi xin lấy ví dụ cụ thể là vụ án O. J. Simpson (cầu thủ bóng chầy của Mỹ) đã bị truy tố tội giết vợ và người tình của vợ. Tuy nhiên toà sơ thẩm đã phán quyết rằng Simpson vô tội và vì vậy, dù tại vụ án dân sự tách biệt, nếu luật sư nguyên đơn của gia đình người bị hại chứng minh được Simpson đã giết vợ (và vì vậy phải bồi thường thiệt hại) thì vụ án cũng không bao giờ được đem ra xét xử tại toà hình lần nữa. Nguyên tắc này lợi hại thế nào, trong vụ án này mọi người có thể thấy. Vì vậy, việc một nước khác có nên hay không áp dụng nguyên tắc này vào luật hình của mình thì nói có cũng được mà nói không cũng được. Vậy KHPL là cái loại khoa học gì?!
    Thêm nữa, tôi muốn nói với anh bạn rằng trong diễn đàn có cả những sinh viên, những người đang tiếp thu kiến thức cơ bản. Anh bạn nói điều gì thì nên nói chính xác, không thì có lỗi với họ. Nguyên tắc "xét xử một lần" có nội dung là "xét xử một lần đối với một tội danh" chứ không liên quan gì đến phần kết án cả. Án có thể được phúc thẩm, được giảm, được xoá v.v. Còn về câu chuyện chính là tại sao sau phát đạn ân huệ, tử tù không chết mà được xoá án, theo chỗ tôi hiểu thì ở đây có nguồn gốc từ vấn đề mê tín. Người ta cho rằng những người loại này hoặc không có tội hoặc trời không muốn họ chết. Vì vậy họ cần được sống!
    Tôi nói có gì nặng lời anh bạn bỏ qua!
    Thân mến
  9. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    thật ra thì việc hy hữu này chỉ có thể là thật, thật, thật... là hy hữu thì tử tội mới có thể sống sót được thôi. vacòn 1 trường hợp nữa là... có sự thông đông giữa tội phạm và nhân viên thi hành án.
    do vậy, kg nên qui định xoá án cho người tử tội đó. để kg thể xảy ra sự thông đồng đó. nghe có vẻ ác nhưng lại rất hợp lí vì pháp luật là phải vậy thôi. phải có tính cưỡng chế tuyệt đối. đúng kg nào.
  10. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Thì tôi vẫn cố gắng trích dẫn và sử dụng khái niệm chính xác đến từng điều luật, từng mục từ trong từ điển đấy chứ!; nếu các bạn thấy tôi sai sót ở điểm nào, rất mong được trao đổi trên tinh thần khoa học và đồng nghiệp (nhưng không phải trên quan điểm "mê tín" hay là "hình như"). Còn việc tôi hay dùng những từ có tính chất "khẳng định", đó là thói quen mà thôi. Quả thật mỗi khi đàm luận về vấn đề gì đó trên diễn đàn này, tôi đều phải tra cứu lại luật, sách tham khảo và từ điển- không dám nói ẩu hay đặt vấn đề vu vơ, trong công việc cũng vậy, đã 10 năm hành nghề điều duy nhất tôi tự hào về bản thân mình là chưa bao giờ tôi làm việc cẩu thả!. Tuy vậy, "Nhân vô thập toàn", chắc chắn tôi cũng có những chỗ sai sót- xin cảm ơn các đồng nghiệp nếu các bạn có thể giúp tôi nhìn ra cái sai của mình.
    Tôi cũng xem lại danh mục bài viết của mình gần đây trên diễn đàn, có 2 đoạn không được thích hợp, tôi sẽ không lặp lại sai sót này- đặc biệt mong Satthu bỏ những chỉ trích của anh trong bài "Mổ sẻ các tình huống tư pháp".
    Cuối cùng, xin các bạn hiểu thiện ý của tôi khi thường xuyên tham gia diễn đàn này là để trao đổi, học hỏi về nghề nghiệp, không phải là vì hơn thua, không biến diễn đàn thành một nơi bài xích cá nhân.
    Dù rất, rất bận, nhưng tôi vẫn muốn được tham gia diễn đàn này, vì sự ngưỡng mộ và tình cảm quý mến đối với những NF, CONS hay SATTHU- các bạn đã cố gắng duy trì hoạt động của diễn đàn trong một điều kiện không lấy gì làm thuận lợi, trao đổi với các bạn đôi khi tôi thấy ghen tị bởi tôi không có được nhiều nhiệt huyết, sự trẻ trung và niềm tin vào cuộc sống như các bạn. Ở đây, tôi cũng gặp những người rất trẻ trung và hóm hỉnh, dù không còn trẻ như anh MT- bài viết của anh về giới sinh viên luật ngày xưa hay, dí dỏm không kém "Cô vợ Bắc Kỳ" hay "Chuyện mưu sinh ở Hoakỳ". Cũng có những ngạc nhiên đầy thú vị, trên diễn đàn tôi được gặp lại Ngứa lưỡi- sau 8 năm gặp laị, bạn vẫn là người chân thành và nhiệt tình với bè bạn như hồi chúng ta cùng tham gia đội SV 96 của ĐHL...

Chia sẻ trang này