1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội ko chết...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 02/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Có phải bạn định nói tới Bô luật tố tụng hình 2004? Nếu thế thì những điều khoản bạn nói không có liên quan gì đến phần này hết. Xin trích:
    Ðiều 10. Xác định sự thật của vụ án
    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
    Ðiều 89. Chế độ tạm giữ, tạm giam
    Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
    Nơi tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
    Còn nếu là bộ luật tố tụng hình cũ thì để tớ kiểm tra lại nha, hiện hơi bị busy.
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Xin lưu ý bạn là BLTTHS mới chỉ có hiệu lực từ ngày 01-07-2004, trên tinh thần đó tôi chỉ bàn đến BLTTHS 1988. Tuy vậy tôi tin là nguyên tắc này vẫn được ghi nhận và thể hiện tại BLTTHS mới, nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là Điều 107, khoản 4.
    Tiện đây, tôi xin trao đổi một nguyên tắc hành nghề luật: Khi nghiên cứu văn bản pháp luật cần phải hết sức để ý đến hiệu lực của văn bản, hiệu lực ở đây cần phải hiểu theo nghĩa rộng nhất, đó là: Hiệu lực của toàn bộ văn bản và hiệu lực của từng điều luật. Trong thao tác kỹ thuật của một ý kiến tư vấn, việc đầu tiên mà 1 luật sư tư vấn cần làm đó là phải xem xét hiệu lực của điều luật được vận dụng cùng lúc với tập hợp các dẫn chiếu của điều luật đến các văn bản khác; việc xem xét này phải thực hiện thậm chí trước khi nghiên cứu về nội dung của điều luật. Luật sư chỉ hơi quê một chút nếu nhầm lẫn về hiệu lực trong các vấn đề về hình sự, nhưng sẽ là thảm họa cho khách hàng nếu luật sư lầm lẫn về hiệu lực trong các vấn đề về luật thuế, thương mại được sửa đổi, bổ sung tầng tầng lớp lớp trong hệ thống luật pháp Việt Nam, tỷ dụ như Biểu thuế nhập khẩu chẳng hạn.
    Lại bàn tiếp về các vấn đề ?okhông xét xử hai lần?, ?otái thẩm?, ?ogiám đốc thẩm?, tôi cho rằng không thể phủ nhận việc áp dụng nguyên tắc ?okhông xét xử hai lần? bằng việc chỉ ra rằng BLTTHS Việt Nam có quy định về xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và taí thẩm. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, là căn bản trong luật tố tụng- tôi xin phép không giải thích dài dòng ở đây. Bên cạnh đó, bạn có nhầm lẫn khi viện dẫn vụ O.J.Simpson ra đây không đấy?, trong vụ này các luật sư của bên bị hại và công tố đã không đưa ra được các chứng cứ mới thuyết phục và không chứng minh được là quá trình xét sử O.J.Simpson đã mắc phải những sai sót về thủ tục nghiêm trọng- nên ah chàng này mới thoát, nếu có anh ta vẫn cứ bị ?oreview? lại như thường (trial de novo)- luật pháp Mỹ cho phép xem xét lại một bản án hình sự trên các căn cứ ?oinsufficient evidence? ?" tình tiết mới hoặc ?otrial error?- sai sót trong quá trình xét xử (về bản chất giống hệt với tái thẩm và giám đốc thẩm trong luật tố tụng Việt Nam); để chứng minh cho nhận định này, tôi đề nghị bạn xem lại vụ United States v. Ball, 163 U.S. 662 (1896) hoặc vụ Burks v. United States (Supreme Court of the United States, 1978. 437 U.S.1.). Tôi tin là bạn có đủ điều kiện để xem được các tài liệu này, nếu bạn muốn!
  3. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn vì ko có đủ thời gian để kiếm cái bộ luật cũ. Tuy nhiên, nếu bạn nói BL nào thì sẽ dễ dàng hơn, vì chính bản thân bạn cũng cho rằng hiệu lực của luật rất quan trọng. Rgds
    Tuy nhiên, một lần nữa, những điều luật bạn trích cũng ko fù hợp với những gì mọi người đang nói. Có thể do luật VN ko có quy định về vấn đề này????
    Xin trích để bạn tham khảo
    Điều 10. Không ai có thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Toà án.
    Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
    Điều 89. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
    1- Không có sự việc phạm tội;
    2- Hành vi không cấu thành tội phạm;
    3- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
    4- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết đình đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
    5- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
    6- Tội phạm đã được đại xá;
    7- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
    Thân mến
  4. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    4- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết đình đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
    Logic của sự việc là như thế này:
    1. Các thủ tục luật định để thi hành bản án ( 5 phát đạn hành quyết- phát súng nhân đạo) đã thi hành xong, đội hành quyết không có quyền thực hiện bất kỳ một tác động nào khác lên cơ thể phạm nhân. Vào lúc này, về mặt vật chất bản án đã được thi hành. Sẽ rách việc ngay nếu đội trưởng hành quyết bắn thêm phát súng thứ 2.
    2. Nếu muốn thi hành án tử hình lần thứ 2, phải có 1 bản án có hiệu lực của TA cho phép việc làm này (Điều 10)
    3. Nếu hành vi phạm tội của tử tội đã được xét xử, không phát sinh tình tiết mới, không có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, khoản 4 điều 89 sẽ ngăn cản việc tái khởi tố bị can (nguyên tắc chỉ xét xử 1 lần).
    Tôi trình bày như thế đã lọt tai chưa ạ?
  5. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là luật VN đang có một lỗ hổng to đùng ở chỗ này.
    Em thấy ý kiến các bác hiện có 2 chiều: hướng theo quan điểm pháp luật và quan điểm đạo đức. Phần đông đều chiều theo ý là bắn mà không chết có nghĩa là ?otrời cho sống? và luật cũng cho sống, như ý bác LVH, tóm lại là sau 6 phát súng, tử tù vẫn nhơn nhơn thì hắn được tiếp tục sống (sống thế nào thì chưa ai bàn tới nhỉ: trong tù hay tự do? Ai nuôi??)
    Nhưng em có 1 câu hỏi. Khi toà án quyết định bản án tử hình dành cho người đó, có nghĩa là người đó đương nhiên bị khai trừ khỏi đời sống xã hội vì tội lỗi họ gây ra. Vậy thì nhiệm vụ của đội thi hành án là phải thi hành bản án của toà: chấm dứt sự tồn tại của tội phạm. Có nghĩa là tội phạm đó phải chết. Vậy thì sau khi bắn, mà chưa chết thì hoàn toàn có thể làm gì đó tiếp theo để tội phạm chết, thi hành đúng bản án toà án dành cho hắn. Có mâu thuẫn với Đ25_BLTTHS cũ
    Điều 25. Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án.
    Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân và tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án và quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
    Ai đó lý giải giùm em được không ạ? Em chưa học tố tụng hình ạ.
  6. tintuchn

    tintuchn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy thế này: xử bắn thuộc về giai đoạn thi hành án, không còn thuộc giai đoạn GĐ thẩm, hay tái thẩm nữa. Trường hợp nêu trên có thể hiểu là trước khi thi hành án mọi chuyện đều suôn sẻ (nghĩa là không có kháng nghị của của Chánh án TA tối cao, Viện trưởng VKS theo thủ tục GĐ thẩm, hay tái thẩm), chỉ có điều là bắn không chết mà thôi.
    Tôi tìm trong Bộ luật TTHS 1989, thấy có phần về thi hành án tử hình (Chương XXV), trong đó có nói về trường hợp có tình tiết đặc biệt thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báo cáo Chánh toà tối cao. Vậy "hoãn thì hành" liệu có được hiểu là bắn rồi, kiểm tra rồi, lập biên bản rồi, ký biên bản rồi... nói chung chỉ còn 1 việc gỡ xác ra khỏi cột để mang đi chôn thì phát hiện xác đó ... còn sống, vì vậy Hội đồng quyết định hoãn thi hành (bắn) tiếp không? (Tất nhiên loại trừ trường hợp do sợ trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ mà Hội đồng này bảo nhau cho người bắn (hoặc làm cách nào đó) đến chết v.v...)
    Nếu đúng là vậy thì bước tiếp theo sẽ là Hội đồng thi hành án báo cáo Chánh án toà tối cao. Toà tối cao báo cáo ************* ra quyết định ân giảm?
    Tôi cũng chỉ hiểu theo cách của mình, mong mọi người cho ý kiến tiếp.
    Xin gửi quy định của BLTTHS để các bạn tham khảo:
    Điều 229:
    1.
    2.
    3. ... hình thức thi hành: xử bắn
    4. ... Biên bản....
    5. Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báp cáo lên Chánh án toà án ND tối cao.

  7. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn thân mến!
    Tôi vừa đọc vụ án US v. Ball mà anh bạn viện dẫn. Theo cách hiểu của tôi thì vụ án để lại hai nguyên tắc (và trở thành án lệ) sau: Thứ nhất là bị cáo [Millard Fillmore Ball] đã bị xét xử một lần và được tuyên trắng án, vì vậy phán quyết của toà phúc thẩm (dựa trên đơn kháng cáo của hai bị cáo còn lại [John C. Ball and Robert E. Boutwell] ) rằng Fillmore Ball có tội đã bị bác vì xét xử hai lần đối với một tội danh (hình phạt của bản án phúc thẩm cao hơn án sơ thẩm). Thứ hai, phán quyết của toà sơ thẩm và phúc thẩm đối với hai bị cáo còn lại không vi phạm nguyên tắc "xét xử một lần" vì không có căn cứ để giảm tội. Dưới đây là phần summary của vụ án (tôi trích từ LexisNexis Law Database). Phần tôi viết trên là phần tôi tổng thuật nội dung vụ án có bổ sung giải thích. Vi vậy phần summary nếu đọc có thể thấy khác ít nhiều.
    PROCEDURAL POSTURE: Defendants appealed a verdict from the Circuit Court of the United States for the Eastern District of Texas finding defendants guilty of murder, contending that the verdict was a violation of their Fifth Amendment right to be free from double jeopardy.
    OVERVIEW: Two defendants were found guilty of murder and sentenced to death, a third defendant was acquitted. The reviewing court remanded the case with directions to quash the indictment. The indictments were dismissed, but the grand jury returned a new indictment against all three defendants. A jury found all defendants guilty of murder. On appeal, the Court reversed the verdict as to the formally acquitted defendant finding that the second trial was a violation of his U.S. Const. amend. V right to be free from double jeopardy because a general verdict of acquittal is a bar to a second indictment for the same killing. The Court sustained the verdicts against the other two defendants, holding that a defendant who procured a judgment against him upon an indictment to be set aside could be tried upon the same or another indictment for the same offence of which he had been convicted.
    OUTCOME: The Court reversed the conviction for the formally acquitted defendant finding that the second indictment placed him in double jeopardy, however the Court affirmed the conviction for the other defendants because the prior conviction of that same offense did not bar a new indictment regarding that offense.
    Tôi cũng có một số nhận xét cuối cùng đối với cuộc tranh luận này.
    Thứ nhất là vậy thì cái nguyên tắc nào tồn tại? Nguyên tắc "xét xử một lần" hay "kết án một lần" hay "thi hành án một lần" hay cả ba? Với tôi thì trong hiểu biết hạn hẹp của mình (tôi đã nói trước là tôi dốt về hình sự... và nhiều cái khác :) chỉ có nguyên tắc "xét xử một lần" tồn tại tại Anh và Mỹ (những nước khác tôi không rõ) và không tồn tại ở Việt Nam.
    Thứ hai là có thể anh đúng mà cũng có thể tôi đúng. Đó là tinh thần những điều luật được viện dẫn (Điều 10 và khoản 4 Điều 89). Với tôi Điều 10 liên quan đến các quyền công dân vẫn tồn tại trước khi một người bị kết án. Khoản 4 Điều 89 thì vừa rõ ràng vừa không rõ ràng.
    Tôi xin kết thúc phần tranh luận của mình tại đây. Chúc các bạn những điều tốt đẹp!
    Thân mến
  8. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn cứ nhất quyết khẳng định như vậy để mà làm gì cơ chứ?, hôm trước tôi viện dẫn 5th Amendment chỉ là một ví dụ cho mau mè vì tôi thích cái bộ phim đó, chẳng ngờ lại sa vào một cuộc tranh luận dài hơi như vậy, từ "nguyên tắc xét xử 1 lần" cho đến vụ Simpson rồi lại tái thẩm, giám đốc thẩm !!!!.
    Thực ra, nguyên tắc xét xử 1 lần là nguyên tắc căn bản nhất của luật tố tụng trên toàn thế giới, không riêng gì nước Mỹ; nó cũng được áp dụng trong tất cả các loại hình tố tụng- từ hình sự, dân sự, hành chính, lao động ..vv. Toà án bao giờ cũng đình chỉ vụ án, trả lại đơn kiện khi có chứng cứ chứng tỏ rằng vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp lý của một toà án hoặc cơ quan trọng tài trước đó; nếu ai không tin xin mời tham khảo lại các pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế hoặc lao động. Có thể gọi nguyên tắc này là gì ngoài cái tên "Xét xử một lần"!!!
    Ngoài ra việc toà án cấp trên xem xét, chỉnh sửa lại các sai lầm về thủ tục tố tụng, các chứng cứ mới phát sinh trong những vụ án do toà cấp dưới xét xử theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm của Việt Nam hay tại Cour de Cassation tại Pháp cũng là một nguyên tắc có tính ... truyền thống. Người Việt Nam không nghĩ ra nguyên tắc này, người Pháp hay Mỹ cũng vậy, đó là sản phẩm phát triển khoa học pháp lý qua nhiều thế kỷ, không thể tuỳ tiện nói rằng ở đây có, ở kia không có.
    Cuối cùng tôi muốn nói rằng nghề luật rất khó và là một nghệ thuật, chỉ có nghiêm túc và cầu thị mới có thể thành công.
    Được lvha74 sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 14/04/2004
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nhân thấy các anh các chị bàn luận về nguyên tắc "không ai bị kết án hai lần về cùng một tội". Em có chút thắc mắc thế này?
    Điều 298 quy định về tội dùng nhục hình:
    1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. PHạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
    Có câu hỏi: Nếu dùng nhục hình mà gây hậu quả chết người. Thầy em bảo nếu là sẽ rơi vào trường hợp phạm nhiều tội:
    + Tội nhục hình và
    + i) lỗi cố ý thì là tội giết người hoặc ii)lỗi vô ý thì là tội vô ý làm chết người.
    Như vậy thì có vi phạm nguyên tắc "Không xét xử 2 lần về cũng một hành vi phạm tội không?- Đây cũng là câu hỏi mà thầy giáo của em hỏi bọn em nhưng thầy chưa trả lời (mà cũng không có cơ hội trả lời nữa vì bọn em học xong rồi)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 14/04/2004
  10. tintuchn

    tintuchn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Cái này không phải là xét xử 2 lần đâu. Bạn có thể xem điều 50, 51 BLHS, đây là xét xử cùng một lúc với nhiều tội, toà ra quyết định vơíi từng tộ sau đó TỔNG HỢP HÌNH PHẠT.......
    Chúc vui vẻ!

Chia sẻ trang này