1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội ko chết...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 02/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác LVha74: sao bác nói thế, nhờ góp ý của bác mà em biết được nhiều điều đấy ạ

    to các bác, em có d0ọc được cái này trên báo pháp luật (số ngày 14/4/2004)
    Năm 2004 sửa BLHS theo hướng giảm án tử hình:
    Những hạn chế nên trên phải được khắc phục bằng việc triển khai trương trình trọng tâm năm 2004 với 1 số nội dung như thay đổi hình thức thi hành hình phạt tử hình, sửa đổi 1 số điều luật của BLHS theo hướng giảm bớt hình phạt án tử hình . Rà soát , kiến nghị biện pháp khắc phục tình hình còn nhiều người bị kết án phạt tù và bản án đã có hiệu lực nhưng vẫn ở ngoài xã hội. Khẩn trương triển khai BLTT hình sự mới, Nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do cơ quan tố tụng gây ra
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu rút bớt án tử hình với tội phạm kinh tế

    ''Chúng ta nên cân nhắc, nghiên cứu làm sao để giảm bớt số án tử hình, nhất là với các tội phạm liên quan đến án kinh tế. Những biện pháp giáo dục cải tạo khác nếu chúng ta làm tốt vẫn có thể hạn chế được tội phạm'', Phó ban Nội chính Trung ương Trần Đại Hưng nêu ý kiến.
    - Phương hướng cải cách tư pháp sắp tới có đề cập đến việc nghiên cứu sửa đổi một số điều trong Bộ luật Hình sự nhằm giảm bớt hình phạt tử hình với một số tội. Cụ thể việc này thế nào, thưa ông?
    - Đó là phương hướng đặt ra, chúng ta phải nghiên cứu kỹ, xem trong các quy định của Bộ luật Hình sự cần phải rút bỏ án tử hình ở những loại tội nào. Việc này còn đang trong quá trình nghiên cứu và đề xuất các biện pháp cụ thể.
    - Những loại tội nào dự kiến sẽ được xem xét rút bỏ việc áp dụng án tử hình?
    - Chúng ta đã giảm rất nhiều trong lần sửa đổi Bộ luật hình sự. Nhưng xu hướng sẽ còn tiếp tục giảm đối với các loại án không cần thiết phải áp dụng án tử hình.
    - Hiện có ý kiến cho rằng không nên áp dụng án tử hình đối với tội phạm kinh tế, nhất là khi bị cáo là người đứng đầu của doanh nghiệp. Cá nhân ông nhận định thế nào về việc này?
    - Cá nhân tôi cũng đồng tình rằng chúng ta nên cân nhắc, nghiên cứu làm sao để giảm bớt số án tử hình, nhất là đối với các tội phạm liên quan đến án kinh tế. Vấn đề xuất phát ở chỗ không phải biện pháp tử hình cao có thể làm giảm được vi pháp pháp luật, mà cái chính là giáo dục cải tạo. Còn những biện pháp khác nếu chúng ta làm tốt vẫn có thể hạn chế được tội phạm
    - Thời gian qua, những phiên tòa tổ chức theo tinh thần cải cách tư pháp, đề cao việc tranh tụng dân chủ, công khai đã được nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên, còn không ít những phiên tòa mà việc tranh tụng chưa thật sự được coi trọng, trong đó có cả vụ Lã Thị Kim Oanh...?
    - Xét trong tổng thể, chúng ta chưa có nhiều phiên tòa làm tốt theo tinh thần Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp. Và ngay trong một vụ án cũng có những bước chúng ta làm tốt, có bước lại làm chưa tốt. Như vụ án Lã Thị Kim Oanh, phiên tòa sơ thẩm thực hiện chưa tốt lắm. Vẫn còn có những vấn đề chưa làm hết, làm rõ trong quá trình tranh tụng, chưa đáp ứng hết yêu cầu mà bị cáo cũng như luật sư bào chữa nêu ra. Đến phiên tòa phúc thẩm vừa qua, đã có những bước rút kinh nghiệm và thực tế chúng ta tổ chức đã tốt hơn. Những vấn đề tồn tại, chúng ta sẽ khắc phục từng bước và dần dần.
    - Một nguyên nhân khiến việc thi hành án dân sự ?oluẩn quẩn? là bản án tuyên nhưng không có khả năng thi hành hoặc bị cáo không còn tài sản, vụ án Lã Thị Kim Oanh vừa qua là một ví dụ. Như vậy phải chăng chúng ta vẫn sẽ tiếp tục ?oluẩn quẩn??
    - Các bản án vẫn phải tuyên dựa theo các quy định của pháp luật về phần dân sự. Những tồn tại, khó khăn trong thi hành án dân sự hiện nay có rất nhiều nguyên nhân, từ nhiều phía. Đây là vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới, không những về mặt quy phạm mà về cả biện pháp tổ chức thi hành án, phát huy hết trách nhiệm của các cơ quan có chức năng phối hợp trong việc thi hành án.
    - Cải cách tư pháp coi trọng vai trò, vị trí của luật sư, song vẫn còn trường hợp cơ quan điều tra chưa hợp tác với luật sư. Gần đây nhất, trong vụ án Lương Quốc Dũng, luật sư không được tiếp xúc với bị can?
    - Đúng là hiện nay còn có những vướng mắc, đòi hỏi phải có một sự thống nhất và đòi hỏi từ cả hai phía. Luật sư phải làm sao làm hết phận sự, trách nhiệm của mình, nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu vụ án trên tinh thần bảo vệ công lý. Về phía các cơ quan chức năng ngành tư pháp cũng phải trên tinh thần hợp tác. Có thể có một số trường hợp phối hợp chưa tốt, trong đó nguyên nhân hoặc là từ phía các luật sư, hoặc từ phía các cơ quan tư pháp. Nếu chưa làm đúng theo tinh thần đó, đây cũng là một thực tế mà chúng ta phải từng bước khắc phục.
    (Theo Tuổi Trẻ)
    Tham khảo: http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/04/3B9D1B21/
  3. babydollvn

    babydollvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Em thì em hoàn toàn phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình với phụ nữ!
  4. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Sao lại phân biệt đối xử thế bạn. Bạn đang vi phạm human right đấy nhá
  5. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Các bác ủng hộ án tử hình đều có chung quan điểm: dùng án tử hình để trả thù cho người bị hại.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bác có sai lầm:
    tử hình không phải là để trả thù, mà để phòng ngừa, ở xã hội tân tiến, người ta có cách phòng ngừa khác, nhưng với tình hình tội phạm diễn biến phức tạp như ở VN , nhà nước không dám bỏ án tử hình
    Có người nói tử hình là vô nhân đạo, nhưng đặt thử bác là kẻ bé nhỏ, yếu ớt, nhà nước bảo vệ quyền lợi cho bác bằng cách dùng án tử hình răn đe những người có tâm lí không vững vàng làm điều hại đến bác, thế bác có nghĩ đó là nhân đạo không
    Nếu nói về trả thù, thì còn nhiều đòn đọc hơn là tử hình chứ , làm cho bác sống dở chết dở chẳng hạn , tử hình thì bác chết rồi làm sao gánh chịu sự trả thù được=>biện pháp tử hình không phải là biện pháp trả thù
  7. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin được post vào topic này về việc lấy xác phạm nhân sau khi thi hành án tử hình, có vấn đề pháp lý liên quan. Theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh:
    "Quy định hiện nay của pháp luật về việc giải quyết xác tử tội không rõ ràng và lạc hậu. Văn bản duy nhất điều chỉnh vấn đề này là Chỉ thị 198 do Bộ Công an ban hành từ năm 1974. Theo đó, xác tử tội phải được chôn tại pháp trường. Văn bản này không đề cập đến việc sau đó có cho thân nhân cải táng, đem đi chôn ở nơi khác hay không. Quy định không cụ thể đã phát sinh những chuyện làm nặng lòng người trong, ngoài cuộc và nảy sinh dư luận và sự tiêu cực."
    (Trích từ bài viết http://sg.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/08/3B9D5C33/)
    Theo tôi, người viết bài này đã quên mất Điều 246 Bộ luật Hình sự: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
    Tôi không rõ quan điểm của Cơ quan Điều tra như thế nào, nhưng theo quan điểm của tôi trong trường hợp này phải tiến hành khởi tố vụ án hình sự.
    Tôi không có hướng dẫn nào của các cơ quan tư pháp về tội này. Xin được trao đổi với các bạn.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 26/08/2004
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cái link của anh Khang bị down. Anh có thể post cả bài vào đây đươc không?
  9. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Đây là nội dung bài báo từ link http://sg.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/08/3B9D5C33/ :
    "Trộm xác tử tội ở pháp trường Long Bình
    Gia đình Năm Cam không phủ nhận việc đã nhờ người lấy trộm xác ông trùm và đàn em Nguyễn Hữu Thịnh ra khỏi pháp trường Long Bình (quận 9, TP HCM) đưa đi chỗ khác an táng. Tại nơi chôn tử tù này, Năm Cam không phải là ngoại lệ, từ lâu ở đây đã tồn tại một dịch vụ "đặc biệt" với chi phí cắt cổ.
    Pháp trường là bãi đất hoang, rộng lọt thỏm giữa một bên là đường quốc lộ, một bên là khu du lịch Suối Mơ. Cây cao, rậm rạp che khuất tầm nhìn. Từ lối chính vào chừng 300 m, bên phải là nơi thi hành án tử hình, bên trái chôn tử tội, không theo hàng lối nào cả.
    Sau khi bị đưa ra trường bắn Long Bình, xác của Năm Cam cùng 4 đàn em là Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh (Minh "Bu"), Châu Phát Lai Em và Nguyễn Việt Hưng (Hưng "Mi-nhon") được chôn ở đây. Tuy nhiên, ngày 15/6 một người dân làm "hướng dẫn viên" đi lại trong pháp trường tiết lộ: "Người nhà Năm Cam và cả người nhà Thịnh, Minh "Bu", Lai Em đều lấy xác về gần hai tuần rồi, chỉ Hưng còn nằm lại vì gia đình tận ngoài Bắc. Nghe đâu để lấy 4 xác người kia thân nhân phải trả trên hai trăm triệu đồng". Anh này giải thích, gia đình tử tội thường thuê người trộm xác, trừ khi quá nghèo, ở xa hoặc không còn thân nhân. Bởi vậy, người ta đào huyệt nông, lấp đất sơ sơ để dễ lấy lên khi lực lượng bảo vệ rời hiện trường. Mộ Năm Cam bị canh chặt quá nên 3-4 ngày sau mới lấy được.
    "Hướng dẫn viên" chỉ vào ngôi mộ còn nguyên vẹn của Nguyễn Việt Hưng để làm chứng cho lời nói. Cạnh đó là 4 nấm mồ đắp đất sát nhau đã bị xới tung rồi lấp lại qua loa, bia gỗ ghi tên tử tội và ngày thi hành án không còn nữa. Anh khẳng định đây là mộ Nam Cam và đàn em, chôn ở dưới chỉ là quan tài rỗng.
    Len lỏi đám cỏ dại ở pháp trường Long Bình có khoảng 40 ngôi mộ, trong khi 6 năm trước con số này là 70. Nhiều mộ chỉ là nấm đất lâu ngày bị rửa trôi, thấp dần hoặc gần như bằng phẳng. Một số bị cây cỏ phủ lấp hoặc chỉ còn là hố nước đục mà lúc bị trượt xuống mới biết là sâu tới đầu gối. Tại đây, không tìm thấy dấu vết các hố mộ của 3 tử tội Phạm Huy Phước, Lê Hữu Cảnh và Trần Quang Vinh (vụ Tamexco) bị tử hình cách đây 6 năm. Tương tự, mộ của Tăng Minh Phụng và Phạm Nhật Hồng (tử hình năm 2003) cũng biến mất. "Hướng dẫn viên" giải thích: "Họ có nghèo khó, mồ côi đâu mà nằm ở đây. Thân nhân đưa về rồi".
    Người nhà Năm Cam không phủ nhận đã thuê người lấy xác, nhưng từ chối cung cấp số tiền chi phí cho việc này. Theo một nguồn tin, người thân của tử tù Tăng Minh Phụng phải khó khăn, tốn khoảng 60 triệu đồng mới đưa được xác Minh Phụng từ pháp trường về một ngôi chùa ở Vũng Tàu an táng. Tương tự, để lấy được xác Phạm Huy Phước, Lê Hữu Cảnh, Trần Quang Vinh ra khỏi pháp trường, mỗi gia đình chi khoảng 30 triệu đồng. Phước và Vinh được đưa về quê an táng. Cảnh được thân nhân đem thiêu và gửi tro trong một ngôi chùa.
    Việc lấy xác nếu không thuê đường dây chuyên nghiệp ở đây thì khó mà thực hiện được. Hai thiếu niên hằng ngày vào pháp trường chơi cho biết: "Trông hoang vắng như vậy chứ đứng đây một chập có người hỏi ngay; đào bới chút xíu thôi, người ta bắt liền. Dân phòng, công an đi qua hoài". Theo lời mách nước của họ cứ ra hỏi thăm các quán nước bên cạnh pháp trường là có người chỉ dẫn tới dịch vụ ăn trộm xác.
    Tuy nhiên, đây chỉ điểm môi giới, nơi giao dịch là quán cà phê cách pháp trường khoảng 2 km. Tại đây, một thanh niên tự giới thiệu: "Cỡ xác như Năm Cam và nhiều tay cộm cán tôi còn lấy được thì người không có tên tuổi là cái đinh gì". Anh ta cho biết, luật không cho lấy xác mà phải chôn tại chỗ. Ai lấy mà bị phát hiện không chỉ phải chôn lại như cũ mà còn bị công an phạt tới bến. Tuy nhiên nếu chịu chung chi thì họ sẽ cho đàn em móc xác lên, tắm rửa sạch sẽ, quấn chiếu gọn gàng đem ra tận xe (do người nhà lo) chở về nơi an táng.
    (Theo Pháp Luật TP HCM)"

    Bài trên có một box riêng bên cạnh có nội dung:
    "Quy định hiện nay của pháp luật về việc giải quyết xác tử tội không rõ ràng và lạc hậu. Văn bản duy nhất điều chỉnh vấn đề này là Chỉ thị 198 do Bộ Công an ban hành từ năm 1974. Theo đó, xác tử tội phải được chôn tại pháp trường. Văn bản này không đề cập đến việc sau đó có cho thân nhân cải táng, đem đi chôn ở nơi khác hay không. Quy định không cụ thể đã phát sinh những chuyện làm nặng lòng người trong, ngoài cuộc và nảy sinh dư luận và sự tiêu cực."
    Ngày hôm nay (27/8/2004) Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục bài 3 phóng sự điều tra: "Đường dây" trộm xác ở pháp trường Long Bình - Có hay không sự "bảo kê" (Các báo Internet chắc chưa đưa lên kịp). Bài báo này vẫn tiếp tục cho rằng pháp luật đã lạc hậu và bất cập.
    Bạn nào có thể giải thích dùm tôi tại sao không áp dụng Điều 246 Bộ luật Hình sự trong trường hợp này được không ?
    "Điều 246: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
    1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.?

    (Nội dung điều luật này có giá trị tham khảo vì không được lấy nguồn từ Công báo)
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 27/08/2004
  10. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Em là thành viên mới của diễn đàn nhưng em rất, rất quan tâm đến hoạt động của box pháp lý.Và đặc biệt là vấn đề "án tử hình" .Em rất đồng ý với quan điểm của bác No_fear là không và không bao giờ bãi bỏ án tử hình ở Việt Nam , có chăng chỉ là thay thế hoặc thêm vào cách thi hành án tử hình mà thôi!!!
    Tại sao pháp luật lại khép tù nhân vào khung hình phạt tử hình??Tại sao không thể là án chung thân?Tại sao không phải là "lấy tiền đền cho án mạng(...)", chẳng hạn thế??
    Bởi vì không thể, bác No_fear đã nói rồi!Cái gì cũng có giá của nó cả?
    Con người chỉ vì những ham muốn tầm thường, những kẻ táng tận lương tâm, vì những mục đích xấu xa đã bất chấp tất cả để đạt được thử hỏi họ có đáng được sống không?
    Chúng phải bị đào thải khỏi cái xã hội tốt đẹp này chứ?Khi chúng đã cố tình gây ra tội ác thì chúng không thể được dung tha!!"Luới trời ***g lộng,Thiên bất dung gian"!
    Nếu anh gây ra tội ác thì anh phải đền tội!Và nếu khi anh gây ra tội ác (tất nhiên đó phải là thứ tội ác đáng được khép vào khung hình phạt tử hình)-tức là ở vào thời điểm tiến hành tội ác đó, anh không có đủ sự tỉnh táo để nhận thức được hành vi của mình thì "hãy chết đi, đồ ngốc"!!
    Song, "Phàm là ở đời, nhân bất thập toàn"!Trong những cái tốt đẹp nhất, trong những cái có thể gọi là hoàn hảo nhất vẫn có nhưng khe hở nhỏ nhất để phát sinh sai lầm!Có thể có "Oan sai" như xoatanmandem nói, đó là điều không thể tránh được, nhưng không phải pháp luật là hồ đồ.Và vì vậy cái "oan sai "này chỉ là số ít mà thôi!
    Nhân đạo luôn là vấn đề chủ đạo trong tất cả các quá trình xét sử!"Đánh kẻ chạy đi chớ ai nỡ đánh người chạy lại"!Pháp luật công minh luôn muốn xử phạt sao cho hợp cả tình mà hợp cả lý?Nhưng có những tội ác mà nhân đạo cho tội phạm có lẽ chỉ có thể là cái chết mà thôi!!Bởi "Cái chết là giấc ngủ cuối cùng???Không, nó là sự tỉnh giấc cuối cùng!!!".Có thể chết là chạy trốn , chạy trốn khỏi tội ác - như sunu nói, nhưng hãy để sự trốn chạy đó tìm đến với Chúa!!!Bởi Chúa sẽ giúp họ tỉnh giấc ở miền sống mới!!!
    Cầu Chúa phù hộ cho những linh hồn tội lỗi, Chúa mở rộng lòng từ bi giúp các sinh linh tội lỗi sớm siêu thoát để trở về với tình thương bao la của Chúa, để trả giá cho tội lỗi của họ!Nhân danh Cha, Con và các Thánh thần!!!!Amen!!!

Chia sẻ trang này