1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp người Việt Nam bị câu lưu tại Bỉ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi redflowers, 13/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redflowers

    redflowers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp người Việt Nam bị câu lưu tại Bỉ

    Trước hết,tớ xin gửi các bác 1 đoạn tin về vụ việc này,tin này được đăng trên mấy báo Tuổi trẻ và Tiền fong.




    Trốn thuế, một giám đốc bị câu lưu tại Bỉ

    Sáng 11/5, ngay tại khuôn viên Hội chợ thủy sản quốc tế European Seafood Exposition và Seafood Processing Europe tổ chức tại Brussels, Bỉ, Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh thủy sản Afiex Bửu Huy đã bị ba cảnh sát quốc tế câu lưu vì hành vi gian lận thương mại và trốn thuế.

    Lệnh bắt này được thực hiện theo yêu cầu của Phòng chưởng lý thuộc Bộ Tư pháp bang Florida (Mỹ). Ông Huy cũng đồng thời là phó giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu nông sản - thực phẩm An Giang.

    Ngày 12/5, đại diện Đại sứ quán VN tại Bỉ xác nhận nguồn tin này và nói rằng ?ochúng tôi nhận được thông tin từ đoàn doanh nghiệp (DN) VN tham gia hội chợ báo lại?, đồng thời cho biết đang chờ các văn bản thông báo chính thức từ phía nhà chức trách nước này.

    Bản thông cáo báo chí của Phòng chưởng lý bang Florida cho biết có tất cả tám DN và cá nhân (VN và Hoa Kỳ) bị truy tố về tội gian lận thương mại và trốn thuế.

    Ngoài ông Bửu Huy, Danny D. Nguyễn, Công ty Panhandle Trading, Inc. (PTI) và Panhandle Seafood, Inc. đều ở thành phố Panama (Florida) còn có Công ty Afiex (An Giang), Mekongfish (Cần Thơ), Cafatex (Cần Thơ) và Coseafex (Trà Vinh).

    Bản cáo trạng cho biết từ tháng 5/2002 đến tháng 4/2005, Hải quan Hoa Kỳ đã tịch thu trên 250.000 pound (1 pound bằng 0,454kg - NV) các sản phẩm cá tra, cá ba sa mà nhóm các cá nhân và DN này chuyển vào Hoa Kỳ dưới tên khác.

    Theo đó, ông Huy (người trực tiếp giao dịch thương mại) sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án bang Florida với mức án tù có thể lên đến năm năm và phải nộp số tiền phạt lên đến 250.000 USD.

    Theo nguồn tin riêng, phía Hoa Kỳ đã từng tổ chức đón lõng ông Huy và các DN trong danh sách trên tại Hội chợ thủy sản Boston (Hoa Kỳ) tổ chức hồi tháng 4/2005 nhưng các DN này không đến tham dự.

    Một quan chức Vasep cho biết: ?oMọi chuyện xảy ra quá bất ngờ, chúng tôi đã báo cáo với Bộ Thủy sản và chờ đoàn DN VN về báo cáo tình hình cụ thể mới có những can thiệp kịp thời?. Thứ hai (15/5) đoàn DN thủy sản sẽ về đến VN.



    -----------

    Luật sư Lê Công Định (Công ty luật DC Lawyers) cho biết lệnh bắt giữ này được phòng chưởng lý yêu cầu là hợp lý vì trước đó Hải quan Hoa Kỳ đã có đề nghị truy tố một số cá nhân và DN sau khi phát hiện có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế.

    Nếu DN xuất khẩu cá sang Hoa Kỳ và đổi tên sản phẩm (do nhầm lẫn, hoặc do khách hàng yêu cầu đổi tên...) thì hoàn toàn có thể giải trình trở lại với cơ quan này về những nguyên nhân thay đổi và có thể tránh khỏi trường hợp như ông Huy.

    ?oTrường hợp như ông Huy gần như không còn giải pháp gì. Gian lận thương mại theo luật Hoa Kỳ có thể phạt tiền nhưng đây lại đi kèm hành động trốn thuế nên khả năng bị giam là hoàn toàn có thể xảy ra?.

    Trường hợp các DN bị nêu tên trong danh sách, theo LS Định, sẽ bị phía Hoa Kỳ phạt tiền.




    -------------------------------------------









    Tớ không hiểu khái niệm câu lưu nên muốn hỏi là:trong trường hợp như thế nào thì việc câu lưu được áp dụng?Trong trường hợp ông Huy,có fải do hành động của ổng gây thiệt hại chỉ cho bên Hoa Kì,nên họ fải đợi ông ra khỏi VN mới được lệnh bắt fải không?Tức là họ không được fép bắt ông Huy trên lãnh thổ VN,thậm chí cũng khôgn được quyền fối hợp với bên hữu qua của VN để bắt ông Huy?
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên tắc chủ quyền quốc gia, Bỉ có toàn quyền trong việc bắt giữ (hay câu cái gì gì lưu cái gì gì đó ... ) một cá nhân - người nước ngoài mà không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao - trên lãnh thổ của mình. Và đương nhiên, cái ông Việt Nam da vàng mũi tẹt kia không phải là công dân Bỉ, nên chuyện Bỉ thích thì Bỉ dẫn độ sang Hoa Kỳ, còn không thích thì thôi.
    Đương nhiên trong chuyện này, còn có liên quan đến quan hệ ngoại giao của các quốc gia : Mỹ , Việt Nam, Bỉ. Tuy nhiên, việc không có hiệp định tương trợ tư pháp thì có nói mỏi mồm cũng bằng thừa ....

    P.S : Bác Minh thân mến.
    Iem xóa topic của bác và sửa lại tên topic này theo gần gần cái tên mà bác đặt ban đầu đấy ạh.
    Kính báo với bác, kẻo bác bóp mũi iem thì tiêu ...
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 15/05/2006
  3. redflowers

    redflowers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Ấy ơi,tớ nói chuyện về ông Mĩ cơ mà,chứ có nói gì tới ông Bỉ-nhiều-bi đấy đâuÝ tơ muốn hỏi "Trong trường hợp ông Huy,có fải do hành động của ổng gây thiệt hại chỉ cho bên Hoa Kì,nên họ fải đợi ông ra khỏi VN mới được lệnh bắt fải không?Tức là họ không được fép bắt ông Huy trên lãnh thổ VN,thậm chí cũng khôgn được quyền fối hợp với bên hữu qua của VN để bắt ông Huy?",ấy ạ.
    Mong ấy giải thích thêm cho tớ 1 chút này nhé:trong trường hợp này,ông Huy không làm gì động chạm tới quyền lợi nước Bỉ hay vi fạm luật Bỉ,vậy thì nếu Toà án Mĩ không yêu cầu không có sự góp mặt của Intẻpol thì liệu Bỉ có thể bắt ông Huy đựợc không?Trong trường hợp này,ông Huy bị bắt bởi Cảnh sát quốc tế theo lệnh bắt của Fòng chưởng lí thuộc Bộ tư fáp bang Florida mà!
    Tớ vốc tặng ấy 5 sao rồi,nếu ấy trả nhiời tiếp thì có nhẽ tớ sẽ lập cái nick mới mà vốc tiếp cho ấy vậy
  4. redflowers

    redflowers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    mà bác nào cho tớ hỏi thêm 1 chút là:fòng chưởng lí thì tương đương với cơ quan nào của mình nhỉ?tớ nghĩ là Viện kiểm sát,nhưng không rõ có fải vậy không?
  5. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    Nước Mỹ có luật pháp ?omông muội? như Tazania!
    Được biết ông Bửu Huy bị bắt vì theo Toà án Hoa Kỳ vì ông Bửu Huy có thể có tội. Việc này tôi thấy thật nực cười. Ông Bửu Huy không phải là công dân Hoa Kỳ. Hành vi của ông cũng không thực hiện trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không có điều ước quốc tế về tội phạm. Bởi vậy hiệu lực luật pháp hình sự Hoa Kỳ không thể áp dụng đối với ông Bửu Huy. Lẽ ra trong trường hợp này, Hoa Kỳ chỉ có thể xử lý đối với người nhập khẩu nước họ.
    Việc này nhớ lại chuyện bắt giữ tàu Tazania rất vô duyên. Xem ra thì nước Mỹ cũng không khác lắm. Tóm lại, người Mỹ cần phải giáo dục thêm về luật hình sự.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 19/05/2006
  6. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng ý với bạn fsai, cái rất là quan trọng chính là các hiệp định tương trợ tư pháp.
    - nếu như vn và mỹ có hiệp định tương trợ tư pháp liên quan đến dẫn độ, phía mỹ hoàn toàn có khả năng đề nghị vn dẫn độ một công dân của vn (trong trường hợp vn chấp nhận dẫn độ công dân của nước mình - đây là trường hợp rất hiếm trên thế giới, thường thì các nước phối hợp với nhau để có thể khởi tố công dân nước sở tại tại chính nước đó) tớ không rành lắm luật vn về vấn đề này (thủng kiến thức một cách nghiêm trọng)
    - tớ không đồng ý với bạn smile. Mỹ hoàn toàn có quyền hợp pháp đề nghị Bỉ tạm giữ và dẫn độ công dân việt nam sang mỹ khi mỹ và bỉ có hiệp định tương trợ pháp lí và tuỳ vào quan hệ ngoại giao chính trị. Điều này không hề hiếm trong luật hình sự quốc tế, đặc biệt phát triển trong liên minh châu âu (thậm chí cảnh sát một nước trong EU có thể vượt qua biên giới quốc gia để điều tra, để tạm giữ và hỏi cung tại lãnh thổ nước ngoài - nước cũng là thành viên- với điều kiện phối hợp và thông báo với nước sở tại, thủ tục dẫn độ khá đơn giản và nhanh gọn). Tớ cũng muốn nói là Bỉ là một nước đi đầu trong vấn đề "thẩm quyền quốc tế" đầu những năm 90 luật ở Bỉ cho phép toà án Bỉ có thẩm quyền quốc tế xét xử những vụ án không trên lãnh thổ của Bỉ, không có nạn nhân Bỉ, không có thủ phạm BỈ (sau đó toà án Bỉ nhận la liệt các đơn đòi đưa A. sharon, Phidel Castro, vài bác lãnh đạo chau Phi ra toà) với điều kiện tội ác nghiêm trọng. Các bạn nhớ vụ Pinochet khi toà án tay ban nha ra một mandat d''arrêt (warrant) đề nghị chính quyền anh bắt giữ Pinochet và dẫn độ sang tây ban nha vì những tội ác Pinochet phạm phải đối với thường dân chile, chả liên quan gì đến tây ban nha cả nhưng mà nạn nhân chilê đệ đơn ở toà tây ban nha. phía Anh không dẫn độ là vì vấn đề chính trị, không phải là pháp lí. Toà án quốc tế của liên hợp quốc không phủ nhận cũng như không chấp nhận cái gọi là "compétence universelle", thẩm quyền này được luật quốc tế công nhận chính thức đối với tội cướp biển và buôn bán nô lệ, cộng với tội ác thực hiện trên haute mer (tớ quên béng tiếng việt gọi là gì?) - BIển Cả?
    Bạn hoàn toàn nhầm khi nói Mỹ không học luật hình sự quốc tế Đối với mình việc này thể hiện một sự hợp tác quốc tế trong luật hình sự quốc tế - hiệu quả hơn. có điều ở vn luật hình sự quốc tế không phát triển vì vn ngại dính đến cái gọi là "chủ quyền"
  7. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Bạn Smile: bạn còn nhầm một điều nữa là : ông huy không phải là công dân hoa kì, hành vi không thực hiện trên lãnh thổ hoa kì nhưng nếu nạn nhân là người mỹ thì toà án mỹ hoàn toàn có thẩm quyền xét xử ông này (compétence personnelle passive) và luật mỹ có thể được áp dụng để xét xử ông Huy.
  8. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Vụ này xảy ra cùng thời điểm với việc VN đòi Thailand dẫn độ Lý Tống , 1 công dân HK, vi phạm pháp luật VN : Xâm phạm không phận .
    Chả biết có là trò qua lại để rồi giàn xếp bằng ngoại giao thay vì pháp lý không ?
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=138717&ChannelID=2
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ bàn về luật nội dung (ông Bửu Huy có thể là chủ thể của tội phạm hay không ?), không bàn về luật hình thức (bắt, tạm giữ, tạm giam, dẫn độ ...).
    Ý của bạn nói trên theo tôi hiểu là sự hợp tác trong lĩnh vực tố tụng hình sự quốc tế, chứ không phải là hợp tác về luật hình sự quốc tế.
  10. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Điều này theo tôi hiểu thì nó xuất phát từ bản chất thích xâm lược nước khác của Hoa Kỳ. Trong quá trình xâm lược, lãnh thổ bị xâm lược trở thành vô luật lệ, và nơi đó cũng mất chủ quyền quốc gia. Bởi vậy Hoa Kỳ muốn bảo vệ công dân của mình mới áp dụng luật pháp hình sự Hoa Kỳ lên lãnh thổ đó.
    Trong trường hợp này, Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền. Việt Nam thực thi quyền tài phán hình sự đối với công dân của mình, trên lãnh thổ của mình. Hoa Kỳ không thể áp đặt quyền tài phán hình sự trên lãnh thổ Việt Nam, đối với công dân Việt Nam. Ví dụ, A là công dân Việt Nam, thực hiện hành vi giết B là công dân Hoa Kỳ, hành vi thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Toà án Việt Nam sẽ xét xử theo luật pháp Việt Nam. Hoa Kỳ không có quyền can thiệp, dù Hoa Kỳ có thích đặt ra luật lệ tự cho mình quyền xét xử và áp dụng pháp luật Hoa Kỳ đi nữa.
    Phạm vi quyền tài phán hình sự đã được công pháp quốc tế xác lập và các quốc gia đều thừa nhận và áp dụng. Hoa Kỳ đi ngược lại điều này, do vậy, nó cũng chẳng khác gì xứ Tazania.
    Hành động của Việt Nam nên là (1) Bộ Ngoại giao phải lên tiếng vì chủ quyền Việt Nam, (2) Trả đũa, bằng việc bắt, tạm giữ (hoặc tạm giam) công dân Hoa Kỳ đang ở Việt Nam và có biểu hiện vi phạm pháp luật Việt Nam.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 11:10 ngày 20/05/2006

Chia sẻ trang này