1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp người Việt Nam bị câu lưu tại Bỉ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi redflowers, 13/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này tôi hoàn toàn ủng hộ việc dẫn độ ông Huy. Nếu ông Huy không phạm tội thì ông ta hãy chứng minh trước tòa án Hoa Kỳ.
    Chuyện ông ta nghe lời dụ dỗ của Việt kiều để bán cá gian dối vào Mỹ thu lời là chuyện ông ta phải chịu trách nhiệm. Có trách là trách mấy tên Toni Nguyễn, David Lê gì đó.
    Việc dẫn độ ông ta là việc hoàn toàn đúng theo thông lệ Quốc tế. Ngay Việt nam chúng ta nếu cần cũng có thể đòi dẫn độ vài "tên quốc tịch" Hoa Kỳ có phạm tội về Việt nam xử án.
    Tôi nghĩ chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn cũng không lấy gì làm phiền lòng.
  2. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    To Smile: chắc chắn luật việt nam thì bạn rành hơn tôi, vì tôi không có học luật việt nam.
    TB chỉ nhắc lại là: Theo thông lệ quốc tế và luật của tất cả các quốc gia trên thế giới, toà án quốc gia có thẩm quyền xét xử một khi:
    1. nạn nhân là người nước sở tại
    2. thủ phạm là người nước sở tại
    3. tội thực hiện trên lãnh thổ nước sở tại
    đây là điểm chung cốt yếu của luật của các nước trên thế giới, không chỉ riêng Mỹ, nên bạn không thể lập luận là do bản chất xâm lược này kia. (theo tôi nước nào cũng có bản chất xâm lược, tuỳ khả năng có thực hiện được không thôi). thẩm quyền của toà án khi nạn nhân là người nước sở tại trong khi
    không có hai khả năng còn lại là nhằm đảm bảo công lí cho nạn nhân, sự hiệu quả của luật pháp.
    tớ kể nốt vụ kiện oxin : toà án hàn quốc cách đây chừng 3 tháng tuyên bố mấy công ty của mỹ mà sản xuất chất độc màu da cam sử dụng ở việt nam í phải trách nhiệm bồi thường cho bọn lính hàn tham chiến ở việt nam vì bọn này cũng bị ảnh hưởng. Theo bạn tại sao toà hàn quốc có thẩm quyền?
  3. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Em sửa lại câu nói trên là:
    1.Người bị thiệt hại là người nước sở tại
    2.Người gây thiệt hại là người nước sở tại
    3. Hành vi gây thiệt hại trên lãnh thổ nước sở tại
    Ở Việt Nam thì người bị thiệt hại có quyền lựa chọn, có thể kiện tỏa toà nước có hành vi gây ra thiệt hại hay kiện ở toà mà người gây thiệt hại là công dân. Nhưng đây là kiện bồi thường thiệt hại trong dân sự mà ? Bạn ví dụ về toà án Hàn Quốc cũng vậy, đây là một vụ kiện bồi thường thiệt hại trong dân sự, một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quan hệ này được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế hay còn gọi là luật xung đột.
    Ở đây bạn có tí lầm lẫn giữa tư pháp quốc tế và hình sự, tư pháp quốc tế điểu chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội, nó thuộc lĩnh vực công pháp, quốc gia có chủ quyền tài phán tuyệt đối trên lãnh thổ của mình.
  4. redflowers

    redflowers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    U à,nếu vậy thì trong vụ kiện Dioxin do mấy người Vn mình tiến hành,thì người khởi kiện có quyền khởi kiện tại toà án Việt Nam hả U?Bản chất của vụ khởi kiện này là dân sự,vậy thì bên khởi kiện không có quyền kiện ra Toà án quốc tế,vì toà này chỉ giải quyết tranh chấp hình sự thôi,có fải như vậy không nhỉ?
  5. redflowers

    redflowers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua,VTV có đăng fát biểu của ông Tổng thư kí VASEP,ông này nói rằng:nếu như đúng là ông Huy có hành vi gian lận giấy tờ thì,do ông ta không fải là người trực tiếp nộp thuế cho Mĩ(người trực tiếp nộp thuế cho Mĩ là công ty nhập khẩu của Mĩ) nên việc bắt ông ta có thể là không đúng người đúng tội.
    Theo các bạn thì lập luận của ông VASEP như vậy là có đúng không?Tớ thì hiểu rằng:ông Huy gian lận giấy tờ,vậy là đã đủ yếu tố cấu thành tội hình sự rồi,còn chuyện ông ta không trực tiếp nộp thuế cho Mĩ thì chỉ có thể được coi như yếu tố giảm nhẹ khi bị kết án thôi.Cách nghĩ này của tớ có gì sai không ạ?
  6. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi ông Huy có thể cãi mình vô tội trước tòa Mỹ.
    Theo mấy người quen của tôi nói là ở tòa Mỹ nếu ông Huy vô tội thì tòa Mỹ có thể bồi thường cho ông Huy - mức bồi thường có thể lên tới 50.000 USD cho 1 ngày ở tù.
  7. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    vàng 1:cảm ơn bạn đã sửa cho mình
    vàng 2: luật xung đột: trong tư pháp quốc tế luật xung đột dùng để tìm ra luật nào có thể được áp dụng để giải quyết vụ kiện, tức là vấn đề nội dung (fond)( từ nội dung tớ học của một bạn trên này). thẩm quyền của toà án không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật xung đột. Tớ ví dụ nhé: tớ làm ăn buôn bán với một anh pháp chẳng hạn, anh ta lừa tớ chẳng hạn. Tớ có thể khởi kiện anh này tại pháp hoặc tại việt nam. toà pháp (hoặc việt nam) sẽ dùng luật xung đột để tìm ra luật nào áp dụng trong trường hợp này. tớ lại thấy bạn có chút xíu nhầm lẫn ở đây về luật xung đột.
    vàng 3: tớ không hiểu rõ lắm í của bạn . tớ hiểu là trong hình sự quốc tế các quốc gia có khuynh hướng bảo vệ quyền chủ quyền trong vấn đề này vì khá nhậy cảm.
    Tớ đơn giản chỉ nói về vấn đề thẩm quyền của toà án quốc gia. tớ nêu ra ba trường hợp toà quốc gia có thể có thẩm quyền xét xử (cả mặt hình sự và dân sự) trong các vụ án có yếu tố nước ngoài. điều này có nghĩa là nếu như một cô việt nam gây hại cho một anh mỹ tại đất trung hoa chẳng hạn( làm ăn buôn bán(dân sự) hoặc suýt giết chết anh này ( hình sự) chẳng hạn, có ba toà án có thể có thẩm quyền để xét xử: việt nam, mỹ và china. vấn đề đặt ra là người bị thiệt hại sẽ đệ đơn ở toà nào thôi. một trong ba toà này khi nhận khiếu kiện sẽ có thẩm quyền để xét xử.
    tớ lại thấy bạn nhầm lẫn giữa tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế.
    tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ có yếu tố nước ngoài giữa các cá nhân, các công ty ... tư pháp quốc tế vì thế điều chỉnh cả lĩnh vực dân sự và hình sự.
    công pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia (toà án quốc tế của liên hợp quốc, toà án hình sự quốc tế (toà này hơi đặc biệt một chút là xét xử các cá nhân, khác với toà án liên hợp quốc chỉ xét xử các quốc gia, tuy nhiên chỉ có các quốc gia mới có khả năng đệ đơn kiện, cá nhân không có khả năng này)
    vàng 4: việt nam không thể khởi kiện chính phủ mỹ về tội ác chiến tranh trước toà án hình sự quốc tế vì cả Việt Nam và Mỹ đề không là thành viên của hiệp ước về toà án hình sự quốc tế.
    tớ nghĩ là toà án việt nam có thẩm quyền để xét xử vụ kiện dioxin, bởi vì vụ kiện này nhằm vào các công ty sản xuất hoá chất, không phải là nhằm vào chính phủ mỹ giống y như toà án Mỹ có thẩm quyền xét xử vụ này. vấn đề là nếu vn xử thắng cho phe vn, quyết định này liệu có được thực hiện ở mỹ hay không và có hiệu lực ở mỹ hay không. trong trường hợp này cơ quan tư pháp mỹ sẽ phân tích đánh giá quyết định của toà án việt nam và có thể quyết định nó có hiệu lực hay không hiệu lực ở mỹ. không có hiệu lực thì tiền bồi thường đâu ra.
    Được talking_blue sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 22/05/2006
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    - Tớ không hiểu tại sao tư pháp quốc tế lại điều chỉnh cả vấn đề hình sự (?) vì hình sự là mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước (?). (Tớ nghe đồn rằng droit pénal của Pháp là mixte: à la fois droit privé et droit public. Bạn TB có thể xác nhận và giải thích giúp được không?)
    - Chủ đề này có liên quan: http://5nam.ttvnol.com/khpl/436676.ttvn
    - Về vụ kiện dioxin, bàn mãi rồi, mong các bạn không bàn luận ra ngoài vấn đề chính: http://5nam.ttvnol.com/khpl/379291/trang-1.ttvn
    Trong chủ đề này thành viên khanglawyer đã khẳng định rằng có thể khởi kiện tại Toà án Việt Nam và phân tích lý do cụ thể (trang 3 của chủ đề này):
    Tôi không biết như thế này có được không:
    - Đây là vụ án "Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"
    - Nguyên đơn nộp đơn kiện tại Toà án Việt Nam, Toà án Việt Nam sẽ căn cứ quy định pháp luật là bị đơn ở nước ngoài nên thẩm quyền thuộc về Toà án nơi cư trú của nguyên đơn.
    - Luật áp dụng là luật nơi có hành vi gây thiệt hại nên sẽ là luật Việt Nam.
    - Cách chứng minh và lập luận:
    Hành vi của bị đơn là sản xuất, cung cấp hoá chất, hành vi này kết hợp cùng với hành vi rải hoá chất gây thiệt hại cho bị đơn. Tuy nhiên đối tượng có hành vi rải hoá chất không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án, mặt khác nguyên đơn cũng không yêu cầu nên Toà không xem xét.
    Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: chứng minh không khó lắm, Toà án Việt Nam sẽ chấp nhận thôi.
    Sau khi có bản án tại Việt Nam, gửi cho toà án US xin công nhận và cho thi hành. Nếu bên đó không cho thi hành thì bị đơn cũng đừng hòng làm ăn trên đất Việt Nam.
    Bạn nào có thời gian nghiên cứu sâu hơn vấn đề này. Chẳng dại gì lại phải sang US mà kiện. Nước chúng ta, pháp luật chúng ta đủ thực thi công lý. Tại sao phải tin tưởng vào công lý của nước đã từng mang quân, rải chất độc hoá học làm hại đồng bào ta ?
    Nhờ mọi người vận động để vụ kiện được giải quyết tại Việt Nam.

    .
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 22/05/2006
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Sau một hồi tìm kiếm trên nét thì tớ lượm lặt được vài thông tin thế này:
    * Theo luật Pháp:
    - droit pénal thuộc về droi privé. Tuy nhiên có một số doctrine cho rằng một phần (? phần nào) thuộc về droit public.
    - giải thích về droit privé: là mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức. Nếu là mối quan hệ đối với administration (cơ quan hành chính) và Etat (nhà nước) thì thuộc droit public.
    * Theo một tài liệu của DH Laval (Canada):
    Droit pénal international thuộc về droit international public. Tuy nhiên tài liệu này khi đề cập đến việc xét xử tội phạm lại chỉ ra các tổ chức quốc tế (toà án quốc tế, ...), không đề cập đến việc xung đột Luật (conflits de droit) và xung đột về thẩm quyền (conflits de juridiction) (???)
    * Theo quan điểm của Khoa học pháp lý Việt Nam:
    Luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và cá nhân (tổ chức - personne morale không là chủ thể của Luật hình sự)
    Khi nói về công pháp quốc tế, Sinh Viên hiểu một cách đương nhiên là nó có điều chỉnh cả về hình sự quốc tế. Trong trường của chủ đề này, người ta sẽ nghĩ đến các hiệp định tư pháp (trong lĩnh vực hình sự) giữa mối quan hệ 3 bên VN - Bỉ - HK để tìm ra câu trả lời.
    Tiểu kết: Với tớ trong trường hợp này quả là bãi mìn lý luận và thực tiễn. Nêu lên một số "lượm lặt" để các bạn tham khảo. Cũng đã lâu rồi tớ không quan tâm đến Luật quốc tế nên chỉ dừng lại ở một vài nhận xét trên.
  10. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Hihi .
    Constancy lý tưởng quá mất thôi .
    Em ạ .
    Vụ kiện này nhìn bề ngoài thì có vẻ pháp lý thật nhưng bên trong chứa đựng nhiều pha " xì phé " của chính trị . Thường thì phe thắng trận mạnh lám, họ làm luật và đem kẻ bại trận ra xử, đàng này ngược lại, tiếng thì mình thắng, thực tế thì nó khác hẳn ( Cứ xem Mỹ đối xử với đại diện toàn quyền của Thủ tướng VN trong đàm phán WTO thì phải hiểu cái thế đứng của mình ) , Vụ án không đơn giản tí nào và cũng chưa chắc là VN thắng kiện thì việc bồi thường có thoả đáng không ? Bên nguyên tức là các nạn nhân đã đưa ra con số bồi thường bao nhiêu, Giả sử họ thua và phải bồi thường đến 2,3 tỉ, mỗi nạn nhân sẽ được bao nhiêu, có đáng không hay là tìm 1 giải pháp khác có lợi hơn ? Rakhơi và 1 số TV đã phân tích rồi .

Chia sẻ trang này