1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường hợp người Việt Nam bị câu lưu tại Bỉ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi redflowers, 13/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Thật là may mắn vì tôi được tiếp xúc với bác. Bác quả là thông thái vì biết được luật pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới quy định về vấn đề này (tiếc là trừ Việt Nam).
    Dù rằng còn có hiểu biết khác nhau về nội hàm các khái niệm nhưng tôi vẫn mong bác chứng tỏ sự thông thái của mình bằng cách dẫn chứng cho tôi khoảng vài chục ví dụ về việc áp dụng luật hình sự nước ngoài và thẩm quyền của toà án nước ngoài về hình sự của các nước khác nhau.
    Để tránh hiểu nhầm về nội hàm khái niệm "hình sự", tôi đề nghị trong ví dụ của bác là các vụ việc như giết người , cướp tài sản, hiếp dâm, và kết quả của các vụ việc đó phải là việc toà án phán xét việc bỏ tù người đó.
    Tiện đây, bác cho tôi hỏi thêm về luật pháp Hoa Kỳ trong trường hợp Toà án, cơ quan công tố..v.v.. của Hoa Kỳ nếu bắt, giam giữ oan sai, bồi thường như thế nào ?
    Cám ơn bác nhiều, mong được học hỏi nhiều thêm ở bác.
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Nếu Toà án Việt Nam xử, có thể thi hành án theo địa chỉ này:
    http://www.dow.com/facilities/asiapac/vietnam.htm
    http://www.monsanto.com/monsanto/layout/about_us/locations/vietnam_default.asp
    Chẳng có tí chính trị nào, chỉ có một số người không thiện cảm vì trước đây là tay sai của Mỹ, thế thôi.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 23/05/2006
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nimarxnijesus: em không có ý định bàn về dioxin trong chủ đề này, đơn giản chỉ dẫn chứng với các thành viên mới là vấn đề này đã được bàn rất nhiều trong 1 chủ đề khác, không nên nói lại. Lần sau bác nên đọc kỹ hơn.
    Littlesmiles: hôm qua em có vào thư viện tìm tài liệu về Luật hình sự quốc tế. Quả là bạn Talking_blue nói có những điểm đúng và có những điểm chưa thật đúng. Lúc nào trộm được giờ làm em sẽ post lên. Dạo này ngồi chỗ này nguy hiểm, người ra người vào.
  4. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    to bạn smile:
    thứ nhất là tôi chẳng tỏ ra thông thái hơn ai cả bạn ạ. tôi lên đây cũng là mục đích học hỏi tranh luận với tất cả mọi người cho vui. đã tranh luận thì cho ra đầu ra đũa thế thôi. nếu tôi thấy tôi sai thật thì tôi nhận điều đó một cách vui vẻ chứ chả việc gì phải hậm hực cả, đời nó thế mà
    thứ hai là bạn đề nghị tôi cho ví dụ: tôi học luật của pháp, những gì tôi nói là luật của pháp. tôi được biết là luật của nhiều nước phương tây cũng vậy.
    Tôi đã lấy cho bạn ví dụ Pinochet (hình sự đàng hoàng) có liên quan đến Anh, Tây ban nha và chile, bạn có thể tham khảo thêm về vụ này trên internet. tại sao tay ban nha lại cho rằng mình có thẩm quyền xét xử vụ này (đi xa hơn cả ba trường hợp thẩm quyền cổ điển)
    ví dụ về luật của Bỉ: thẩm quyền hình sự quốc tế (compétence universelle)
    ví dụ khác là vụ lockerbie liên quan đến dẫn độ và xét xử.
    vụ khadafi ở pháp, vụ một ca sĩ pháp giết một diễn viên pháp ở một nước khác : pháp muốn xét xử nhưng cuối cùng vụ này được xét xử tại nước nơi diễn ra vụ án (trong trường hợp xung đột về thẩm quyền thường các quốc gia dàn xếp với nhau)
    Tôi thấy luật hình sự quốc tế bây h người ta tranh cãi về thẩm quyền hình sự quốc tế (không hề liên quan đến cũng có thẩm quyền - tội ác nghiêm trọng) còn thẩm quyền lãnh thổ/ thẩm quyền cá nhân classique (nói thật là tôi không học luật việt nam nên không biết thuật ngữ chính xác, tiếng pháp là compétence territoriale và compétence personnelle active và passive - constancy nếu bạn biết thì giúp mình) thì chẳng còn ai tranh cãi về điều đấy làm gì nữa cả.
    Ba là : Bạn hỏi tôi về luật của mỹ về oan sai, tôi chịu. Hơn nữa ở đây mọi người đang tranh luận về thẩm quyền toà án không về nội dung vụ án (ông huy bị oan hay không oan). Bạn không thấy ông luật sự gì trên báo cũng nói là việc dẫn độ ông huy và xét sử ở Mỹ là hợp pháp (còn ông ấy gian lận thật hay không tôi khôn gbiết)
    To constancy: Tớ thấy nhận định của bạn là khá hợp lí. riêng tớ hôm trước tớ kết luận hơi vội vàng về tư pháp quốc tế (hình sự và dân sự) thực ra droit pénal international thuộc cả về tư pháp lẫn công pháp quốc tế.
    tư pháp: quan hệ cá nhân và cá nhân
    công pháp: mấy cái tội ác chiến tranh, diệt chủng
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đang giờ nghỉ trưa, tranh thủ vắn tắt nhé.
    * Luật hình sự quốc tế gồm 2 bộ phận:
    - Luật quốc tế có yếu tố hình sự (droit international pénal): nguồn của Luật này là các điều ước quốc tế (traité) và các hiệp định (convention).
    - Luật hình sự có yếu tố quốc tế (droit pénal international): nguồn của Luật này là luật quốc gia.
    * Trường hợp chúng ta đang nói trong chủ đề này liên quan đến bộ phận thứ hai: Luật hình sự có yếu tố quốc tế.
    Để xác định thẩm quyền của Toà án trong Luật hình sự quốc tế, người ta dựa vào nguyên tắc "hợp tác về thẩm quyền lập pháp và tư pháp" (principe de solidarité de competénce législative et judiciaire"). Nội dung của nguyên tắc này gồm 2 thẩm quyền cơ bản:
    - thẩm quyền lãnh thổ (competénce territoriale) (có tính ưu tiên): mọi hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ (bao gồm cả trên tàu thuỷ, máy bay) của quốc gia nào thì Toà án quốc gia đó có thẩm quyền. thẩm quyền này áp dụng cả khi chỉ hậu quả xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia.
    - thẩm quyền ngoài (không phải là) lãnh thổ (competénce extraterritoriale):
    Thẩm quyền này chia làm các thẩm quyền nhỏ theo thứ tự ưu tiên như sau:
    + thẩm quyền thực tế (competénce réelle): áp dụng khi một quốc gia nhận thấy một hành vi phạm tội là ảnh hưởng đến lợi ích (valeur) của mình. Ví dụ như một người quốc tịch C thực hiện hành vi phạm tội ở nước B, nhưng nếu hành vi đó xâm phạm đến lợi ích của nước A thì Tòa án nước A có thẩm quyền xét xử.
    + thẩm quyền cá nhân (competénce personnelle): Toà án có thẩm quyền là toá án mà người phạm tội (auteur) hoặc nạn nhân (victime) mang quốc tịch.
    + thẩm quyền quốc tế (competénce universelle)
    + lệnh tống đạt từ tư pháp sang tư pháp (mandat de phase judiciaire à phase judiciaire): thẩm quyền này chỉ áp dụng trong Liên minh châu Âu.
    Chính vì sự tồn tại của các nguyên tắc này (vì không có tính ưu tiên tuyệt đối) mà trong luật hình sự quốc tế tồn tại khả năng người phạm tội "bị xét xử hai lần về cùng một tội". Khả năng này là vi phạm nguyên tắc của luật hình sự quốc gia nhưng lại tồn tại trong luật hình sự quốc tế.
    * Đọc đoạn trên, theo tớ, bạn TB đã không giải thích tường tận khi chỉ nêu 3 nội dung trên khiến nhiều người liên tưởng là bạn nhầm sang Tư pháp quốc tế.
    * Nói riêng về chuyện Luật hình sự thuộc luật tư hay luật công : hiện nay xu hướng ở Pháp không còn tranh luận về vấn đề này nữa (vẫn chỉ là lý luận), thực tế người ta chỉ quan tâm đến nội hàm của các quy định này được áp dụng thế nào. Do vậy Luật hình sự quốc tế cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.
    * Nếu em nhớ không nhầm thì trong Giáo trình Luật hình sự (phần chung) của Khoa Luật ĐHQGHN có một chương riêng nói về vấn đề này cũng như các tạp chí khoa học cũng có một số bài viết. Các bác ở nhà thử confirm lại giúp em xem.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 23/05/2006
  6. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Hị hị ấy ơi tớ hoàn toàn đồng ý với ấy trừ một điểm là cái khả năng "bị xử hai lần cùng một tội ý " bị hạn chế bởi nguyên tắc "non ibis in idem" có nghĩa là không bị xử hai lần cho một tội. nếu như người phạm tội đã bị xử ở một nước rồi thì không thể bị xét xử ở một nước thứ hai (l''autorité de chose jugée)
    tớ bổ sung thêm một nguyên tắc khá quan trọng trong luật hình sự quốc tế là "soit juger soit extrader", nếu không xét xử thì phải dẫn độ.
    ừ thì tại ở đây tranh luận thôi mà, tớ lập luận các khả năng chung chung theo những cái gì tớ nhớ
  7. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bác nói là "luật của tất cả các quốc gia trên thế giới" nên theo logic, bác phải là người thông thái. Bác nói lại lại là bác biết luật của Pháp, và theo bác thì luật phương tây cũng như vậy. Bây giờ, tôi biết được giới hạn sự thông thái của bác.
    Về vụ Pinochet, tôi không có nhiều thông tin lắm nhưng nếu theo Wikipendia thì Spain cáo buộc ông ấy vào tội Torture để đòi dẫn độ ( http://en.wikipedia.org/wiki/Augusto_Pinochet ) và ở Anh phải viện dẫn đến Công ước quốc tế: ( http://en.wikipedia.org/wiki/International_Convention_against_Torture ). Ngoài ra, nhóm tội này có thuyết về universal jurisdiction. Thuyết này cũng còn đang tranh cãi, không thể nói là tất cả các nước được ( http://en.wikipedia.org/wiki/Universal_jurisdiction )
    Về vụ khadafi, kẻ thực hiện hành vi phạm tội và nạn nhân đều là người có quốc tịch Pháp, nơi thực hiện hành vi phạm tội là nước khác. Trường hợp này, Pháp đòi quyền xét xử căn cứ vào nhạn nhân là người Pháp hay kẻ phạm tội là người Pháp vậy bác ?.
    Trường hợp đã có điều ước tế hay kẻ phạm tội mang quốc tịch nước đó thì tất nhiên quốc gia đó có thẩm quyền xét xử. Tôi chỉ muốn bác cho ví dụ trường hợp quốc gia của nạn nhân được xét xử thôi. Mong bác cho ví dụ thuyết phục hơn.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 25/05/2006
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chuyện ông ta nghe lời dụ dỗ, chính phủ hoa kỳ không cần biết chuyện đó, chỉ cần biết cá nhân ông Huy đại diện cho tập thể của ông vi phạm pháp luật là có thể bất ông HUy được rồi.
    Tôi không am hiểu nhiều về Pháp luật hoa kỳ , và vụ án này tôi cũng chưa có thời gian tìm hiểu, nhưng xem ra cách câu lưu của Mỹ tôi thấy hình như có chút vấn đề về tố tụng.
    Vì theo tôi nếu chính phủ hoa kỳ phát hiện hành vi vi phạm của ông Huy, thì cơ quan chức năng hoa kỳ có trách nhiệm báo cho Lãnh sự quán, hoặc đại diện chính phủ Việt Nam về việc áp dụng bắt khẩn cấp tạm thời đối với ông Huy.
    Tiếp theo nữa là Hành vi vi phạm của ông Huy không đến nỗi phải áp dụng biện pháp câu lưu một cách khẩn cấp như vậy. vì hành vi vi phạm KInh tế của ông Huy không có tính nguy hiểm cần phải ngăn ngừa khẩn cấp như vậy.
    Thứ 3 nữa là Ông Huy là đại diện cho một tập thể, chứ không phải tư cách cá nhân.
    Ai giỏi về Luật Hình sự Hoa kỳ vui lòng kiểm chứng mấy vấn đề trên giúp nhé .
  9. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ đối với pháp luật Hoa Kỳ không có khái niệm trách nhiệm tập thể.
    Ông Huy ký hóa đơn, Invoice bán hàng - chữ ký còn lưu đó thì đừng đòi ai chịu chung trách nhiệm với ông ta. Cái trách nhiệm "tập thể" đó chỉ có ở tòa Việt nam thôi.
    Khi ông ta ký Invoice từ cá Basa thành cá Mú, cá Rô Phi thì bản thân ông ta cũng hiểu là mục đính làm gì. Đừng có nghĩ rằng ông ta bị lừa.
    Mà nếu ông ta bị mấy thằng Toni Nguyễn, David Lê lừa thì ông ta cứ khai thật đi. Còn nếu không thì hãy ngồi tù. Nước ta đang cần các thương gia giỏi - làm ăn chân chính chứ không cần các ông chụp giựt.
  10. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Ơ, trong luật Hình Việt Nam cũng làm gì có khái niệm trách nhiệm tập thể hở bác Cho dù 1 tập thể (được hiểu là 1 nhóm người) cùng nhau phạm tội, nhưng khi truy tố thì phần chú nào chú đấy chịu, có phải không ạ?
    Còn vụ bắt bớ mít-tơ Huy đúng/sai thế nào thì nhà em chả dzám bi bô, vì nhà em có biết quái gì về luật của Mẽo lẫn luật của Bỉ đâu

Chia sẻ trang này