1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường ngữ nghĩa

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi honghoavi, 22/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Trường ngữ nghĩa

    Tôi không còn nhớ rõ lắm nhưng hình như trong tiếng Việt những từ ngữ có ý nghĩa gần giống nhau khi được tập họp lai sẽ tạo thành "Trường ngữ nghĩa"...
    VD: chết, hi sinh, đai, đứt bóng, cỡi hạc quy tiên, mất....

    Việc nắm rõ những trường ngữ nghĩa và giải thích chúng như thế này giúp chúng ta có thể dùng từ một cách chính xác trong những trường hợp cụ thể...

    Vậy bác nào có thể đưa ra định nghĩa chính xác về trường ngữ nghĩa được không? cũng như những ví dụ sinh đông để bà con tham khảo..


    honghoavi
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Theo hiểu biết của tớ thì trường ngữ nghĩa không phải chỉ là danh sách những từ đồng nghĩa, mà là tập hợp những từ, ngữ trong một đoạn văn cố định có tính chất gợi lên một khái niệm nhất định.
    Ví dụ: Nếu tớ muốn gợi lên cảm giác chết chóc trong tác phẩm của mình, tớ sẽ dùng trường ngữ nghĩa "CHẾT". Tức là dùng các từ: chết, ảm đạm, hôi thối, u ám.....
  3. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Bác esu nói như thế là đơn giản nhưng đầy đủ. Tôi không biết nhiều về trường ngữ nghĩa, nhưng cũng xin góp vài ý.
    (1) Thuật ngữ: trường ngữ nghĩa, trường nghĩa, nghĩa trường, semantic field, champs sémantique
    (2) Định nghĩa: Trường nghĩa là một vùng nghĩa có thể phân biệt với những vùng khác. Người ta thường nói về trường nghĩa của THỨC ĂN, hay QUẦN ÁO, hay CẢM GIÁC.... Trong một trường ngữ nghĩa, có nhiều từ, có quan hệ với nhau về nghĩa vị cơ bản.
    (3) Cấu trúc trường nghĩa: Trong một trường nghĩa có thể có các tiểu nhóm, gọi là các tập hợp từ vựng (lexical sets) hay, tiểu trường (sud-fields).
    (4) Tư cách của từ trong trường nghĩa: Một từ có thể thuộc một trường nghĩa, nhưng cũng có thể thuộc một trường nghĩa khác. các từ trong trường nghĩa còn được gọi là từ trong cùng một family.
    (5) Quan hệ giữa các trường nghĩa: Giữa các trường nghĩa có phần giao thoa, đó là phần chung về mặt khái niệm. Trong phần chung này thường chứa những từ đa nghĩa. Một trường nghĩa không có ranh giới rõ ràng, mà được mở rộng hay thu hẹp dựa trên tiêu chuẩn cận nghĩa (meaning closeness).
    (6) Nguồn gốc trường nghĩa: Trường nghĩa đặt cơ sở trên sự phân định hiện thực của tư duy, hay còn gọi là phân đoạn thực tại (reality defragmentation). Vì vậy, trường nghĩa được phân chia chẳng qua dựa trên việc phân chia khái niệm của tư duy.
    (7) Ứng dụng: Trường nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ngữ nghĩa, trong nghiên cứu về các hình thức phát triển ngôn ngữ như cải dung, mô phỏng, liên tưởng, tu từ. Trường nghĩa thường được chú ý đến trong việc học ngoại ngữ.
    Môt vài ý, chắc chắn còn thiếu, các bác bổ sung giúp.
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ tôi có tìm ra được một đoạn văn khá lí thú sau đây... tôi không biết là trích trong quyển nào cả....các bác xem nhé.
    Hoạt động đi lại chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là đi gần - từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương ?" và trong phạm vi khoảng cách đó họ dùng sức người mà vận chuyển mọi thứ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
    Chính vì vậy trên thế giới không một ngôn ngữ nào có số lượng từ chỉ hoạt động vận chuyển trong khoảng cách gần đa dạng và phong phú như tiếng Việt. Trong khi tiếng Pháp chỉ có một từ porter. Tiếng Nga chỉ có một từ Hectu và tiếng Anh chỉ có to carry và phần nào là to take, thì trong tiếng Việt ngoài từ mang với nghĩa khái quát còn có hàng loạt từ chỉ những cách thức vận chuyển rất riêng biệt.
    Mang trong tay là cầm.
    Mang gọn trong tay là nắm.
    Mang trong tay qa trung gian (sợi dây, cái túi?) là xách.
    Mang trong một hoặc hai bàn tay là bốc.
    Mang bằng hai bàn tay một vật nặng là bê.
    Mang bằng hai tay giơ lên là bưng.
    Mang gọn trong lòng bằng hai tay là ôm.
    Mang trong lòng bằng hai tay một cách nâng niu là bồng, bế, ẵm.
    Mang một người trên lưng là cõng.
    Mang một đứa bé trên lưng qua trung gian một mảnh vải là điệu.
    Mang một vật trên lưng là gùi.
    Mang trên vai là vác.
    Mang trên vai qua trung gian của một cái đòn với vật ở hai đầu đòn đều nhau là gánh.
    Mang trên vai qua trung gian của một cái đòn với vật ở hai đầu đòn không đều nhau là gồng.
    Mang trên đầu là đội.
    Hai hoặc nhiều người cùng mang một vật là khiêng?..
    Hay thật ấy nhỉ!
    honghoavi
  5. HCMPusan

    HCMPusan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Trong tiểu trường ngữ nghĩa này, tiếng Việt và các NN có truyền thống nông nghiệp khá phong phú. Chính vì vậy mà người ta thường khảo sát bảng từ cơ bản để thấy một phần hoạt động sống của một ngôn ngữ. Tuy nhiên, đoạn trên hơi quá thổi phồng tiếng Việt, thí dụ nếu nói tiếng Pháp chỉ có động từ porter thôi hay tiếng Anh chỉ là take thì không đúng, thí dụ tiếng Pháp nhé:
    Mang trong tay là cầm.--> tenir
    Mang gọn trong tay là nắm. --> saisir
    Mang trong tay qua trung gian (sợi dây, cái túi?) là xách. --> porter
    Mang trong một hoặc hai bàn tay là bốc. --> empoigner
    Mang bằng hai bàn tay một vật nặng là bê. --> enlacer
    Mang bằng hai tay giơ lên là bưng.
    Mang gọn trong lòng bằng hai tay là ôm. --> embrasser
    Mang trong lòng bằng hai tay một cách nâng niu là bồng, bế, ẵm. --> prendre entre les bras
    Mang một người trên lưng là cõng. --> endosser
    Mang một đứa bé trên lưng qua trung gian một mảnh vải là điệu.
    Mang một vật trên lưng là gùi.
    Mang trên vai là vác. --> emporter
    Mang trên vai qua trung gian của một cái đòn với vật ở hai đầu đòn đều nhau là gánh.
    Mang trên vai qua trung gian của một cái đòn với vật ở hai đầu đòn không đều nhau là gồng.
    Mang trên đầu là đội.
    Tuy vậy, ở lĩnh vực khác chẳng hạn, thì TV lại không bằng. Thí dụ như mô tả mùi vị chua, chát của rượu nho
    Cãm ơn bạn Hoahongvi đã sưu tập một tiểu trường đồng nghĩa rất hay.
  6. culan

    culan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Tôi có lần đã hỏi về động từ tương đương ''cary'' trong tiếng Việt, và nhận được khá nhiều ví dụ thú vị.
    Gởi lại link cho những bạn chưa đọc. Chúc vui.
    http://ttvnol.com/tiengviet/175000/trang-1.ttvn
  7. Jewelry1860

    Jewelry1860 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác !
    Em đang thiếu 1 số tài liệu về LÝ THUYẾT TRƯỜNG NGHĨA để làm LVTN ! Bác nào có , có thể giúp đỡ em được ko ? Em đang cần gấp ! Cám ơn nhìu ! địa chỉ mail của em là hoanghuanhshbk04.yahoo.com

Chia sẻ trang này