1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trường phái nhạc Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi trungtrunganh, 14/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trungtrunganh

    trungtrunganh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Trường phái nhạc Trịnh Công Sơn

    Theo các bạn có cái này ko nhỉ?
    Một ai đó sáng tạo ra cái gì hay hay y như rằng thiên hạ đổ xô bắt chước. Cái thói đời xưa nay vẫn vậy. Có thể kể ra đây trường hợp của các nhà văn Conan Doyle, Kim Dung...Sau khi những tiểu thuyết trinh thám hay kiếm hiệp của họ gây đc tiếng vang, lập tức rất nhiều người bắt chước phong cách viết văn của họ. Trên cơ sở đó mà hình thành nên trường phái, mang tên người khởi xướng ra dòng văn học đấy.
    Đọc báo Hoa hay 1 số báo chuyên về văn nghệ khác, thấy người ta ca ngợi Quốc Bảo là TCS thứ 2 của Việt Nam. Tôi thì nghĩ khác. Tác giả của "Em về tinh khôi", "Tóc nâu môi trầm", "Còn ta với nồng nàn" ...hình như cố làm cho ca từ thật cầu kì, khó hiểu.
    Ca từ của Trịnh Công Sơn thì lại khác. Siêu thực, có tính chất gợi, nhạc sĩ ko nói lên tất cả, nhờ vậy mà người nghe đc tham gia 1 phần vào ca khúc. Tôi thì tôi nghĩ nếu TCS cắt nghĩa rõ ràng ngôn từ tất cả các ca khúc của mình thì sẽ mất đi cái thi vị của nhạc Trịnh. Hãy cứ để cho người nghe cảm nhận theo cảm xúc riêng của mình.
    Đúng như lời TCS trả lời phỏng vấn nhà văn Văn Cầm Hải( trên ANTG cuối tháng số báo tháng 3-2005) đại ý là: viết thì viết vậy những để giải thích rõ ràng thì rất khó. Gặp những người ít học hỏi họ có hiểu ko thì họ trả lời ko hiểu nhưng họ cảm nhận đc cái bên trong, khi hát lên như có cái gì đó chạm vào trái tim.Nghệ thuật là mở một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim người khác.
    Nhạc Trịnh là thơ siêu thực của Ngô Kha, Bùi Giáng.Là vẻ đẹp con chữ trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.Là tranh trừu tượng của Đinh Cường, Trịnh Cung. Những người bạn chí thân của Trịnh.
    Là phật học với triết lí trầm luân bể khổ: " Đời mãi đêm và ngày mãi buồn, em hãy ngủ đi" ( Em hãy ngủ đi )
    Là triết học Thiên chúa giáo với " Cát bụi". Thời gian tồn tại của 1 con người hay nói đúng hơn là của cả loài người chỉ là hạt cát bé nhỏ so với sự tồn tại của vũ trụ ( ko có điểm mở đầu cũng ko có điểm kết thúc)
    Mọi sướng vui buồn khổ rồi cuối cùng cũng trở về với cát bụi.
    Là chủ nghĩa hiện sinh châu Âu, với những tác phẩm của văn hào Camus.
    Hay nhạc sĩ trẻ Việt Anh( tác giả của "Dòng sông lơ đãng", " Ko còn mùa thu" ) cũng đc giới văn nghệ sĩ nhìn nhận như là 1 người kế thừa phong cách sáng tác của TCS.
    Theo tôi Quốc Bảo hay Việt Anh khả năng sáng tạo ngôn từ chưa đạt đến tầm để mà có thể nói là kế tục âm nhạc TCS. ( mặc dù ca từ có đẹp, thơ mộng và trau chuốt ).
    Thế nên hiện nay chưa có cái gọi là trường phái nhạc Trịnh.
    Một hình thức nghệ thuật để nâng lên thành trường phái điều kiện tiên quyết là phải có một cơ số đủ lớn các nghệ sĩ sáng tạo dựa trên cơ sở phong cách ấy.
    Chẳng hạn trường phái hội hoạ siêu thực ở châu Âu, văn thơ Tự lực văn đoàn ở VN ( Nhất Linh Khái Hưng hay một số nhà văn khác trong nhóm cũng vậy thôi, tiểu thuyết, truyện ngắn cứ na ná như nhau )
    TCS sáng tạo ca từ dễ dàng như lấy chữ trong túi ra. Và cái túi ấy ko bao giờ vơi.
    Quả thật ca khúc nào của TCS cũng rất hay.
    Nhạc Trịnh cũng có thể ví với văn của Nguyễn Tuân. Câu chữ đẹp nhưng ko tối nghĩa.
    Trích dẫn ca từ của Quốc Bảo, Việt Anh để các bạn tiện so sánh:
    "Đời vừa xinh cho những ân cần trôi qua tim đầm ấm .
    Cho xôn xao qua giấc mơ dấy lên đôi vầng thơ .
    Ngực trầm xinh cho tiếng trái tim vang vọng vào đời chói chang . Cho nắng tắt cho trăng rằm lên, cho vừa đôi chân em đến "
    ( Còn ta với nồng nàn )

    " Ko còn mùa thu
    Trăng rơi bên thềm
    Ko còn lời ru mơ trên môi mềm
    Em nhớ những mùa xuân đầu
    Nối dài đêm thâu

    Còn thương nhớ nhau
    Về thắp sao trời
    Còn thương nhớ nhau
    Từng đêm bão tố
    Tóc ướt trăng thề
    Lời yêu chưa nói
    Trên môi vụng về"
    ( Ko còn mùa thu)
  2. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Theo các bạn có cái này ko nhỉ?
    Một ai đó sáng tạo ra cái gì hay hay y như rằng thiên hạ đổ xô bắt chước. Cái thói đời xưa nay vẫn vậy. Có thể kể ra đây trường hợp của các nhà văn Conan Doyle, Kim Dung...Sau khi những tiểu thuyết trinh thám hay kiếm hiệp của họ gây đc tiếng vang, lập tức rất nhiều người bắt chước phong cách viết văn của họ. Trên cơ sở đó mà hình thành nên trường phái, mang tên người khởi xướng ra dòng văn học đấy.

    Bố láo. Anh có lời với chú là trước khi lập 1 topic như thế này,chú nên nghiên cứu cho kĩ,không nên "bừa bãi" lên đây lại khổ cho chị Ca,chị Ly phải đi "dọn".Anh thương.
    Cái mà chú nói ở đây không phải là trường phái mà là thể loại(tìm hiểu thêm Tiếng Việt nhá).Anh hỏi chú có cái trường phái gì tên là trường phái Kim Dung mí cả trường phái Conan Doyle không?.Hay là chỉ có thể loại Kiếm Hiệp với thể loại Trinh Thám.Trong thể loại kiếm hiệp,không phải bọn tác giả khác nó bắt trước phong cách viết của lão già Kim Dung (có muốn cũng bắt trước thế x nào được phong cách hả chú?) mà là trình chúng nó ko bằng, nên sự ảnh hưởng của tác phẩm đến người đọc ko cao,do đó người ta dễ dàng nhầm tưởng là bắt trước phong cách.Khi đọc ta vẫn nhận ra Kim Dung khác với Cổ Long,Kim Dung khác với Ngoạ Long Sinh ..v..vv....Chú đừng có ngu si mà phát biểu là :bắt trước phong cách nữa nhá.
    Đọc báo Hoa hay 1 số báo chuyên về văn nghệ khác, thấy người ta ca ngợi Quốc Bảo là TCS thứ 2 của Việt Nam. Tôi thì nghĩ khác. Tác giả của "Em về tinh khôi", "Tóc nâu môi trầm", "Còn ta với nồng nàn" ...hình như cố làm cho ca từ thật cầu kì, khó hiểu.
    Chú đọc những bài của mấy thằng nhà báo rẻ rách viết cho mấy tờ báo lá cải ấy mà còn lăn tăn thì đừng lên đây bi bô nữa nhá.Anh cám ơn
    Chú nói:
    Ca từ của Trịnh Công Sơn thì lại khác. Siêu thực, có tính chất gợi, nhạc sĩ ko nói lên tất cả, nhờ vậy mà người nghe đc tham gia 1 phần vào ca khúc. Tôi thì tôi nghĩ nếu TCS cắt nghĩa rõ ràng ngôn từ tất cả các ca khúc của mình thì sẽ mất đi cái thi vị của nhạc Trịnh. Hãy cứ để cho người nghe cảm nhận theo cảm xúc riêng của mình.
    Chú hiểu thế nào Siêu Thực? Siêu thực mà dễ hiểu à?Nhiều từ của ông Trịnh cũng khó hiểu bỏ mẹ ra í chứ,chú tưởng dễ à.Chú nghe ca khúc của thằng Quốc Bảo,chú không hiểu ca từ của nó thì nên dũng cảm tự nhận là không hiểu chứ ,có gì là nhục đâu ,sao lại chụp mũ cho nó là : hình như cố làm cho ca từ thật cầu kì, khó hiểu..Hình như cái gì hả chú?
    Nhạc Trịnh là thơ siêu thực của Ngô Kha, Bùi Giáng.Là vẻ đẹp con chữ trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.Là tranh trừu tượng của Đinh Cường, Trịnh Cung. Những người bạn chí thân của Trịnh.
    Thế thì thành cái mớ hổ lốn à?Người sáng tác nghệ thuật kị nhất là bị đánh giá sản phẩm của mình giống của người này,ảnh hưởng của người khác(bạn thân lại càng tối kị).Bọn nghệ sĩ nó giãy ra còn không đuợc.Đoạn trên anh đoán chú cũng đọc từ báo Hoa.
    Là phật học với triết lí trầm luân bể khổ: " Đời mãi đêm và ngày mãi buồn, em hãy ngủ đi" ( Em hãy ngủ đi )
    Là triết học Thiên chúa giáo với " Cát bụi". Thời gian tồn tại của 1 con người hay nói đúng hơn là của cả loài người chỉ là hạt cát bé nhỏ so với sự tồn tại của vũ trụ ( ko có điểm mở đầu cũng ko có điểm kết thúc)
    Mọi sướng vui buồn khổ rồi cuối cùng cũng trở về với cát bụi.
    Là chủ nghĩa hiện sinh châu Âu, với những tác phẩm của văn hào Camus.

    Tào lao hết sức.
    Theo tôi Quốc Bảo hay Việt Anh khả năng sáng tạo ngôn từ chưa đạt đến tầm để mà có thể nói là kế tục âm nhạc TCS. ( mặc dù ca từ có đẹp, thơ mộng và trau chuốt ).
    Ở trên chú vừa bảo là : hình như cố làm cho ca từ thật cầu kì, khó hiểu. Sao chú lại cứ tự tay bóp..d.. mình thế hả chú?
    TCS sáng tạo ca từ dễ dàng như lấy chữ trong túi ra. Và cái túi ấy ko bao giờ vơi.
    Ông Trịnh ông í bảo với chú như thế à?Sáng tạo mà lại dễ dàng à?Chú làm ơn lần sau đừng thốt ra những câu biểu hiện của sự thiếu iot thế này nhá.Nhớ nhá.Anh cám ơn
    Quả thật ca khúc nào của TCS cũng rất hay.
    Cái này chưa chắc.Nhiều bài cũng dở bỏ mẹ.Hơn nữa,điều này là do sự cảm nhận của mỗi người.Cho nên mọi lời nhận xét hay hoặc ko hay chỉ là tương đối.Chú không nên phán 1 câu mang tính khẳng định như thế.
    Tạm thế đã nhỉ.
    thân ái
    khongcanbiet
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 15/04/2005
  3. thienthannoiloan

    thienthannoiloan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0

    Hãy chấp nhận đi đừng báng bổ
    Cuộc đời này hơn một nửa chấm cơm
    Í lộn, Mỗi con người, hơn một nửa chấm cơm.
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Chị nhắc anh khongcanbiet lần sau ăn nói bớt quá khích đi nhá. Cái gì quá cũng không hay. Hơn nữa, nếu anh bất đồng ý kiến thì chỉ bàn về ý kiến, không bàn về con người người ta. Nhá. Với lại, anh nghĩ cho người post bài trên một cái. Họ post bài bằng thái độ rất chừng mực, hoà nhã, lại là lần đầu vào box Trịnh, là người mới tới. Chị không muốn người ta bị phủ đầu thô bạo như thế.
    Bạn trungtrunganh, ảnh hưởng của nhạc Trịnh Công Sơn lên nhiều các tác phẩm sau này thì chắc là có, ví dụ bạn đưa ra là rõ nhất: Quốc Bảo. Chính Quốc Bảo cũng có nói đến vấn đề này (tạm thời chưa tìm được dẫn chứng cụ thể). Nhưng tớ nghĩ nó chưa đủ rộng rãi để tạo thành hẳn một "trường phái".
    Nhạc của Việt Anh thì tớ không cảm thấy có màu sắc Trịnh, mà có riêng một vẻ đẹp khác. Nhạc Trịnh đẹp không có nghĩa là những cái đẹp đều thuộc "trường phái nhạc Trịnh".
    Còn về Bùi Giáng, Ngô Kha hay Hoàng Phủ Ngọc Tường, đâu đó có thể thấy Trịnh Công Sơn đem một vài hình ảnh vào trong bài hát (Lời mẹ ru, Còn hai con mắt...), nhưng nói nhạc Trịnh là tổng hoà những thứ đó thì e rằng khó chấp nhận lắm. Hy vọng chỉ là do cách diễn đạt chứ bạn không có ý này.
    Tớ có cảm tưởng bạn trungtrunganh mới bị đầu độc bằng nhiều bài viết về nhạc Trịnh quá thì phải, bài viết rất hồi hộp, khá lộn xộn và có nhiều ý tứ, khái niệm từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Chờ bạn bình tĩnh lại, trình bày vấn đề một cách mạch lạc hơn, sau khi đã tiêu hoá những bài viết về nhạc Trịnh, rồi ta bàn tiếp nhỉ?
  5. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Chị nhắc anh khongcanbiet lần sau ăn nói bớt quá khích đi nhá. Cái gì quá cũng không hay. Hơn nữa, nếu anh bất đồng ý kiến thì chỉ bàn về ý kiến, không bàn về con người người ta. Nhá. Với lại, anh nghĩ cho người post bài trên một cái. Họ post bài bằng thái độ rất chừng mực, hoà nhã, lại là lần đầu vào box Trịnh, là người mới tới. Chị không muốn người ta bị phủ đầu thô bạo như thế.
    Ở đây anh hoàn toàn bàn về ý kiến.Chứ ko có 1 chút động cơ cá nhân gì.Tại lời lẽ của anh "nông dân" nên nó thế.Chị Ly đừng để ý đến lời lẽ của anh làm gì.Tập trung vào chuyên môn đi nhá.
    À,thế chị đã bị mắc dịch chưa thế?
  6. aodaitimhue

    aodaitimhue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Cái anh khongcanbiet nói nghe sợ thật, em đang run cầm cập khi nghĩ tới mình mới là người bập bõm nghe nhạc TRỊNH CÔNG SƠN rồi liều mạng lên box viết bài mà bị anh í uốn nắn như thế này thì chỉ có là vãi tè ra vị sợ ... hic hic .
  7. kethuacuaxahoi

    kethuacuaxahoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Bác Khongcanbiet nói Trungtrunganh la` quá khích nhưng tôi thấy bác cũng quá khích không kém đấy, ngôn từ gì mà lộn xộn không thể tưởng nổi
  8. trungtrunganh

    trungtrunganh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Vầng, bác kocanbiet quan tâm mổ xẻ bài viết của em như thế này, em thật, vui mừng ko bút nào tả xiết. Lại phải ra post bài cho phải phép.
    Nhà em 3 đời bần cố nông, mù chữ từ nhỏ cũng biết trường phái là đơn vị nhỏ hơn thể loại.
    Có nhiều trường phái trong thể loại truyện trinh thám. Người ta có thể viết theo kiểu Conan Doyle, Simone, Agasta Christin.....
    Truyện trinh thám của Thế Lữ chịu ảnh hưởng của Conan Doyle cái đấy ko có gì là xấu. Tại vì Thế Lữ đâu có đạo văn. Ông ấy chỉ bắt chước phong cách sáng tạo tình tiết lì kì, kích thích trí tò mò độc giả. ( em bác dốt tiếng Việt, chưa bước chân quá cái giếng làng cũng biết cái "bắt trước" của bác nó dở Kinh dở Thượng, Tây nó đọc nó cười cho )
    Phong cách là cái có thể bắt chước. Chỉ có cách hành văn là đặc trưng riêng của nhà văn, ko ai giống ai mà thôi.
    Thêm một ví dụ trực quan sinh động khác: phong cách chửi rỗng tuếch, một chữ à quên nửa chữ bẻ đôi chống lưng cũng ko mà vẫn cứ chửi hiện rất phổ biến trên các Forum điện tử. Hết ví dụ.
    Bác giống em bác ở 1 điều : trước em bác cũng hay đem tí công phu bỉ nhân chưởng luyện đc ra mà ngạo với đời lắm.
    Chú đọc những bài của mấy thằng nhà báo rẻ rách viết cho mấy tờ báo lá cải ấy mà còn lăn tăn thì đừng lên đây bi bô nữa nhá.Anh cám ơn
    Thấy trình bác của em cao tới mức coi nhà báo là rẻ rách. Em mừng 3 giây. Đến giây thứ tư lại buồn ngay. Ko biết sau này Nguyễn Du có còn đc bác gọi là bạn nữa ko.
    Tranh luận làm cho đối phương nóng lên. Cái đó tốt. Nhưng dùng ngôn từ mất mỹ quan như bác ở 1 Box văn học nghệ thuật như thế này, em thật, thất vọng mất 3 giây.
    Thế thì thành cái mớ hổ lốn à?Người sáng tác nghệ thuật kị nhất là bị đánh giá sản phẩm của mình giống của người này,ảnh hưởng của người khác(bạn thân lại càng tối kị).Bọn nghệ sĩ nó giãy ra còn không đuợc.Đoạn trên anh đoán chú cũng đọc từ báo Hoa.
    Dù là nghệ sĩ hay nhà khoa học cũng vậy thôi. Sáng tạo đều dựa trên nền tảng tri thức của những người đi trước. Ca từ TCS, thơ Ngô Kha, Bùi Giáng chịu ảnh hưởng nhiều của văn chương hiện sinh, siêu thực châu Âu.
    Newton nói một câu rất nổi tiếng đại ý như thế này: Tôi vĩ đại vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ. Bác nghĩ câu nói này có đúng không?
    Ko thể vì Truyện Kiều cốt truyện dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của TQ mà nhân loại ko nhìn nhận Nguyễn Du như một danh nhân văn hoá thế giới. Nói như vậy cho bác dễ hiểu.
    Bác tìm đc số báo Hoa nào mà đoạn văn trên của em có vinh dự nằm trong đó lúc ấy hẵng phát biểu. Chứ " anh đoán", nghe ko hay.
    Tranh luận là để cho người ta thấy đc lập trường, chính kiến của mình. Chứ ko phải lấy kinh nghiệm buôn thúng bán mẹt chợ Đồng Xuân ra mà bỉ nhau.
    Có đc cái vinh dự ngồi nói chuyện với người khác khó lắm.
    Phải học nhiều, đừng để thiên hạ phạng cái chữ NGU to tổ bố vào mặt.
    Bắt tay bác khongcanbiet rất chặt. Dù sao thì em cũng kết phong cách nói chuyện của bác.
    P.S: Bác có muốn đọc "Hoa cô độc" của Ngô Kha ko ? Ới em một tiếng, em gửi cho.
  9. Pastorale

    Pastorale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Chết cười các bác. Toàn là các tín đồ của nhạc Trịnh mà không có lòng bao dung, vẫn còn sân si thế thì thật phí công ngồi nghiền ngẫm phân tích cái nọ cái kia trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Theo cảm nhận của riêng em thì nhạc Trịnh Công Sơn được bó gọn vào hai chữ "hướng thiện", có nghĩa là mỗi khi nghe nhạc Trịnh ta thấy tâm hồn thanh thản và bao dung hơn, thế thôi. Chứ còn phân tích và so sánh nhạc Trịnh với các tác phẩm của các thể loại văn học nghệ thuật cổ điển tây tàu và ta kiểu như Goethe, Conan Doyle, Shakespeare, Hegel, Kim Zung hay Lục Tiểu Phụng, à quên, Vũ Trọng Phụng..... thì thật em chịu. Thế nên em xin các bác, có thích chẻ sợi tóc làm tư thì cũng chẻ cho nhẹ nhàng, sung sướng gì khi chửi người khác là ngu, phỏng ạ?
    Kính bác này phát, em xin góp ý nhẹ là Nguyễn Du mượn cốt truyện của Kim Dung Kiều Truyện của Tàu khựa để viết Truyện Kiều thôi, chứ không có liên quan gì đến việc bắt chước phong cách cả. Thế nên bác lấy cái ví dụ này để chứng minh cho lí lẽ của bác là hơi có vấn đề.
  10. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Chú Trunganh
    Việc chú post bài trả lời anh cho "phải phép",anh ghi nhận.Anh cám ơn.
    Mà thôi,anh cũng ứ tranh luận với chú nữa đâu.Cứ phải trích dẫn từng câu rồi trả lời,anh mệt.
    Anh thấy chú cũng chịu khó đọc.Anh chỉ muốn nói với chú là:khi đọc những thứ của bọn nổi tiếng viết ra(mang tính chất bình luận,đánh giá,phân tích về một vấn đề nào đấy) phải hết sức cẩn thận và tỉnh táo.Bọn đấy là hay ngoa ngôn lắm.
    Còn việc chú lăn tăn cái chuyện: Ko biết sau này Nguyễn Du có còn đc bác gọi là bạn nữa ko thì anh cũng xin trả lời trả lời luôn: anh vốn không thích bọn nhà thơ nhà thiếc(cá nhân anh) cho nên anh chẳng bạn biếc với thằng nhà thơ nào sất,vì vậy nên Nguyễn Du mí cả Nguyễn Diếc với anh cũng không ngoại lệ.Từ trước đến nay vẫn thế và sau này anh nghĩ chắc cũng không thay đổi.
    Vài lời thế thôi.
    Mọi người tiếp tục vào thảo luận cho vui đê.
    thân ái
    khongcanbiet

Chia sẻ trang này